Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

Dưới đây là những phong tục đón trẻ sơ sinh mà ông bà ngày xưa truyền lại cho con cháu, bạn đọc để áp dụng cho bé yêu nhé!

1. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Tục cho trẻ mới sinh làm con của Phật hay Thánh

Trong quan niệm dân gian, giờ sinh, năm sinh của trẻ rất quan trọng. Có một vài bé sinh ra gặp giờ xấu, tuổi không hợp với bố mẹ; cơ thể yếu ớt thì bố mẹ thường phải làm theo phong tục cho bé làm con nuôi.

Con nuôi ở đây không phải là cho hẳn; mà là gửi bé ở cửa Phật, cửa Thánh. Ý nghĩa của phong tục này là nhờ vào uy danh, đức độ của thần thánh để tránh được những điềm xấu cho bé.

Ngoài ra, các Ngài sẽ che chở cho con luôn được an toàn và khỏe mạnh. Việc thực hiện tục đón trẻ sơ sinh về nhà làm con nuôi này chỉ được thực hiện tượng trưng; bởi bố mẹ ruột vẫn sẽ nuôi nấng trẻ như bình thường. Tới lúc khoảng 10 tuổi, bố mẹ phải tới nơi đã cho con làm con nuôi để chuộc về.

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

2. Tục nhờ người “mát tay” đón bé từ viện về nhà

Cách đây khoảng 20-30 năm, vẫn còn rất nhiều trường hợp tự sinh tại nhà. Ngày nay, hầu hết các mẹ đều sinh em bé ở bệnh viện rồi mới đưa về nhà. Theo một số quan niệm, việc chọn một người có uy tín; được cho là “mát tay” đưa bé về nhà sẽ tạo nhiều điều tốt.

Cụ thể, sau 72 giờ, những người có tiếng nói trong nhà sẽ nhờ các bà có uy tín, tính tình nhanh nhẹn, thạo việc bế bé về gia đình. Phong tục đón em bé từ viện về nhà này được hầu hết các mẹ áp dụng với mong muốn trẻ sau này lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, hay ăn và chóng lớn.

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về

3. Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà – Xua đuổi tà ma quanh trẻ sơ sinh

Theo dân gian, trẻ sơ sinh chính là đối tượng dễ bị tà ma quấy rối. Bởi vậy bố mẹ phải có những biện pháp để phòng ngừa việc này khi đón em bé từ viện về nhà.

Thông thường, cha mẹ cần chuẩn bị thật đầy đủ áo quần để che chắn cho bé (lưu ý không làm bé khó thở). Sau đó quệt một ít nhọ nồi hoặc vệt son lên trán bé (chỉ cần quẹt vừa phải, nhẹ nhàng). Cuối cùng là trang bị thêm dao, đũa bên cạnh mẹ và bé.

Để yên tâm hơn, bố mẹ cũng có thể chọn giờ ngày tốt rồi đưa trẻ về. Bởi nhiều quan niệm cho rằng có một số thời điểm trong ngày sẽ xuất hiện ma quỷ. Ngoài ra, lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà quan trọng đó là phải chuẩn bị một bài khấn để xin ông bà phù hộ trước ngày đưa trẻ về nhà.

Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà

  • Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà.
  • Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà.
  • Nhờ người thân đốt một đống lửa để bước qua ngay khi qua cửa vào nhà để tránh bé quấy khóc
  • Kiêng không gọi tên khai sinh của trẻ khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đốt vía cho trẻ sơ sinh
  • Kiêng khen ngợi trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía.
  • Khi đón bé về đến nhà nên để bé nằm chiếu riêng để dễ nuôi.
  • Không nên cho trẻ ra ngoài buổi tối hoặc giữa trưa khi trẻ còn nhỏ (dưới 1 tháng).
  • Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.
  • Xông phòng để xua đuổi âm khí lạnh lẽo khi đón trẻ sơ sinh về nhà.
  • Cúng bà mụ cho trẻ sau 7 ngày (bé trai) và 9 ngày (bé gái) từ khi sinh bé.

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

4. Phong tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà

Khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà cần làm gì? Lửa được cho là thứ có tác dụng thanh tẩy trong văn hóa Việt Nam. Do đó, bước qua đống lửa được cho là có thể giải thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ.


Điều kiêng kỵ nếu nhà đang có trẻ sơ sinh nhất định cha mẹ nào cũng phải biết - hãy lưu ý ngay.

Trong quan niệm dân gian ở nước ta, có rất nhiều điều vô cùng kì bí không thể lí giải được trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chúng thực sự có hiệu quả và có những điều đại kỵ với trẻ mà cha mẹ nên tránh để con luôn khỏe mạnh. Bài viết dưới đây không cổ súy, chỉ mang tính chất tham khảo.  

Lưu ý khi mang trẻ sơ sinh ra ngoài  

Theo quan niệm ngày xưa, khi cho bé ra ngoài, trong vòng 3 tháng 10 ngày đầu sau sinh nên chấm một ít nhọ nồi lên trán của đứa trẻ để tránh tà ma, vía dữ. Ở thời hiện đại, không có nhọ nồi thì mẹ chấm một ít son đỏ lên trán con thay cho nhọ nồi. Vì mới sinh vía của trẻ còn yếu nên khi gặp người lạ vía dữ, bé rất hay khóc. Ngay khi người lạ đi khỏi, cha mẹ có thể đốt vía để trẻ dừng khóc.     

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

Khi khách đến thăm trẻ sơ sinh  

Khách đến thăm trẻ, không được khen bé xinh đẹp, mập hay nặng cân. Theo quan niệm dân gian, khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ lười bú, suy sút, đau ốm. Nếu muốn khen điều gì phải kèm theo từ “trộm vía”.  

Mỗi khi con trẻ hắt hơi thì phải chúc “Sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con luôn khỏe mạnh và chóng lớn.  

Khi trẻ chậm lớn, còi cọc  

Nếu trẻ lớn chậm, yếu ớt hay ốm đau thì bế con chui qua áo quan của người già bậc thượng thọ lúc đưa đám. Bé sẽ khỏe mạnh và ăn tốt hơn.  

Nước rửa bát, dầu gội, sữa tắm, nước lau nhà, thuốc tây… đều là những loại hóa chất không được uống dù bất cứ dạng nào. Thế nhưng với những trẻ dưới 2 tuổi, chúng có xu hướng cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm tay. Kể cả chậu nước lau nhà đã pha loãng mà bạn chưa kịp đổ đi sau khi sử dụng cũng có thể trở thành trò chơi hấp dẫn với bé.  

Thế nên, tốt nhất những loại hóa chất nên được đổ đi ngay sau khi dùng, các chai, lọ cần bố trí trên cao hoặc cho vào tủ và khóa lại. Có thể nhiều người sẽ nhận thấy sự bất tiện nhưng để đảm bảo không có rắc rối nào xảy ra, bạn vẫn nên cẩn thận nhé.  

Ở Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen để sẵn phích nước nóng, thậm chí là bình nước nóng cắm điện. Trong bình luôn có nước nóng 100 độ để người lớn pha trà, cà phê theo sở thích. Thế nhưng, một khi gia đình bạn đang có trẻ nhỏ thì nên nghĩ lại. Trẻ bắt chước người lớn rất nhanh nên việc bấm nút để nước chảy ra là một hành động vô cùng đơn giản.  

Nguy hiểm chắc bạn cũng đoán được bởi làn da trẻ nhỏ rất mỏng manh nên nước nóng rơi vào rất dễ gây bỏng cho các bé.  

Do đó, bạn nên cân nhắc để chiếc bình này lên cao bạn nhé. Hoặc một chiếc ấm siêu tốc cũng là gợi ý tốt đáp ứng nhanh nhu cầu dùng nước nóng của bạn.  

Trong các khu chung cư, ổ cắm điện thường được đặt gần sát mặt đất nên bé không khó để sờ đến. Dù các ổ điện hiện nay đã được thiết kế chống giật nhưng cẩn thận không thừa nhé. Điện không thể đưa ra để thử được bởi nếu có sai lầm thì không có cơ hội để sửa sai đâu bạn nha. 

Cách để bạn xử lý các ổ cắm điện là dùng băng dán hay các miếng nhựa sẵn có ngoài cửa hàng. Đặc biệt, không để các thanh kim loại trong tầm tay để bé có thể chọc vào ổ điện gây nguy hiểm bạn nha.    

Theo An Nhiên/Khỏe và Đẹp

Nhà có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đòi hỏi người lớn phải chú ý quan sát và cẩn thận nhiều hơn rất nhiều để đảm bảo con luôn bình an và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết để tránh xa những điều cấm kỵ khiến bé gặp nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý mẹ nhất định phải nắm rõ khi chăm sóc bé sơ sinh để con luôn được an toàn và phát triển cách tốt nhất.

Khi mang trẻ sơ sinh ra ngoài

Thông thường khi mới sinh con, chính bản thân người mẹ và đứa bé đã phải hạn chế ra ngoài để đảm bảo được sức khỏe cũng như sự an toàn của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải mang em bé dưới 3 tháng 10 ngày tuổi ra ngoài.

Theo dân gian xưa, khi đưa con ra ngoài, mẹ hãy chấm một chút nhọ nồi hoặc son lên trán của bé để tránh được những vía dữ và tác động xấu khác. Sau khi gặp nhiều người lạ, bé có thể sẽ khóc dữ dội nên sau khi mọi người đã đi khỏi, mẹ có thể tiến hành đốt ít lá thơm có tính sát khuẩn để khử sạch không khí. Ngoài ra, vì sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên khi đưa bé ra ngoài, các mẹ nên lưu ý chuẩn bị trang phục thích hợp cho con. Song song đó, cần che kín các phần quan trọng như đầu, cổ, tay, chân và kiểm tra đồ đạc mang theo thật kỹ lưỡng cũng như tránh để bé tiếp xúc với quá nhiều người cùng một lúc.

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

Không để người khác tiếp xúc gần với mặt con

Các bác sĩ chuyên khoa không ngừng nhắc nhở các bà mẹ tuyệt đối đừng để cho người khác hôn hoặc tiếp xúc quá gần với mặt của con đều có lý do. Đây là một việc làm cực kỳ nguy hiểm và được coi như điều cấm kỵ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ.

Nụ hôn của người lớn có thể là tác nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm chết người và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là có thể cướp đi tính mạng của trẻ. Cụ thể đó chính là căn bệnh truyền nhiễm mang tên Herpes. Khi bị dính virus này, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như co giật, khó thở, bỏ bú, suy giảm chức năng gan, não, hệ thần kinh kém phát triển. Điều mẹ cần làm để bảo vệ con là hãy yêu cầu người khác vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi chơi với bé. Không hôn con và cũng không cho người khác hôn con mình hoặc có những cử chỉ tiếp xúc quá gần với mặt bé. Chính mẹ cũng hãy giữ khoảng cách với con nếu mặt vẫn còn trang điểm chưa được rửa sạch, bị cảm cúm, bị bệnh răng miệng hoặc có vấn đề về da.

Khi trẻ khóc liên miên không dứt

Trẻ sơ sinh khóc mãi không dứt là tình trạng khiến không ít bà mẹ trẻ phải đau đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó, dân gian hay giải thích là do bé khóc dạ đề (nếu khóc không dứt vào ban đêm). Một số mẹo sẽ giúp bé không khóc nữa mẹ có thể áp dụng như xông khói bồ kết, để một vài tép tỏi hoặc cành dâu ở đầu giường ngủ. Các lá này đều có tính sát khuẩn và làm sạch không khí trong phòng.

Với khóc dạ đề, mẹ hãy kiểm tra xem trong các món mình ăn vào có thành phần caffein, các chất gây dị ứng hoặc có thành phần lạ không. Một số món mẹ ăn vào có thể khiến con phản ứng dữ dội. Nếu bé bú sữa công thức, hay xem lại thành phần coi có chất nào trẻ dị ứng không. Một số bà mẹ chọn cách massage cho con vì điều này luôn giúp con cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi bé khóc, việc đầu tiên mẹ bắt buộc phải làm vẫn là kiểm tra xem con có đi vệ sinh hoặc có điều gì bất thường hay không. Xác định nguyên nhân rõ ràng, mẹ hãy tiến hành tiếp theo các biện pháp cần nhé!

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

Không để đồ lặt vặt gần nơi bé ngủ

Tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS xảy ra càng ngày càng nhiều và đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều bậc phụ huynh. Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhỏ đột tử bất thường phần lớn sẽ phải kể đến là do có quá nhiều đồ vật được bày biện xung quanh nơi bé ngủ.

Khi ngủ hoặc đơn giản chỉ là khi nằm, trẻ sơ sinh không có đủ ý thức và tiếng nói để thông báo khi bị ngạt. Mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và để càng ít đồ vật xung quanh chỗ bé nằm càng tốt. Những thứ vô cùng quen thuộc như chăn mền, gối, thú nhồi bông,… tưởng vô hại nhưng đôi lúc lại có thể chính là nguyên nhân khiến con trẻ bị ngạt thở thương tâm khi ngủ.

Không treo những bức tranh kỳ dị trong phòng trẻ

Căn phòng của trẻ sơ sinh nên được bố trí và bày biện ngăn nắp, gọn gàng, không nên để quá nhiều gương lớn cũng như những bức tranh kỳ dị, có màu sắc u ám trong phòng của trẻ. Điều này có thể khiến bé khóc hoài không dứt, khó ăn khó ngủ và đặc biệt là hình thành ấn tượng thị giác khiến tính cách của bé cũng trở nên kỳ dị, hung dữ như tính chất những bức tranh ấy.

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
Xem thêm

  • Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
  • Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
  • Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh
  • Kiêng kỵ khi nhà có trẻ sơ sinh

VD (we25/nld.com.vn)