Làm sao để học tốt môn Tin học

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, vị trí, vai trò của môn Tin học có nhiều thay đổi từ cấp tiểu học đến Trung học.

Ở cấp Trung học phổ thông, Tin học là môn học mang tính thiết thực, không còn hàn lâm, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Học sinh sẽ được phân hóa theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng” và “Khoa học máy tính”.

“Làm sao để học sinh yêu thích môn Tin học” là câu hỏi trăn trở của biết bao giáo viên dạy Tin học. Làm thế nào để học sinh và phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của môn học này. Cần giúp học sinh tiếp cận về ngành công nghệ thông tin một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất, không quá khắc nghiệt theo một chương trình giảng dạy mang tính máy móc. Cần giúp học sinh biết được những khả năng kì diệu của ngành công nghệ thông tin mang lại cho xã hội và cho cuộc sống mà chính bản thân các em có thể tự làm được.

Từ đó xây dựng ý chí phấn đấu học tập cho các em ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng tôi đã phải thường xuyên tự đổi mới mình để thích ứng kịp thời đáp ứng cho sự phát triển của xã hội ngày nay.

Làm sao để học tốt môn Tin học

Một số kinh nghiệm chúng tôi đã làm. Chúng tôi dạy học theo chủ đề, Khi đặt vấn đề dạy học, chúng tôi đưa ra câu hỏi gợi ý như một bài tập nhỏ. Ví dụ: ”Thiết kế nhân vật chuyển động và nói bằng văn bản những câu đơn giản”. Ở lớp 11. Dùng lập trình Pascal rất khó lập trình. Nên chúng tôi sử dụng Scratch, MBlock để mô tả giúp các em cảm thấy hứng thú. Các em tư duy và sáng tạo theo suy nghĩ của mình từ đó học sinh hào hứng và yêu thích hơn với môn tin học

Chỉ một bài tập mà rất nhiều ý tưởng và từ đây hình thành nhóm làm việc, có nhóm thích lập trình game, có nhóm thích lập trình các nhân vật phim hoạt hình, từ đó chúng tôi định hướng cho học sinh biết cách xây dựng kịch bản. Phân hóa được học sinh và các em sẽ biết định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình.

Hiện nay đa số các em đi học đều có sử dụng điện thoại, đây là vấn đề rất nan giải, chúng tôi đã tận dụng và tìm hiểu giúp các em tải các phần mềm phục vụ cho việc học tập, như lập trình Mblock, Python, Arduino C, C++,… Đánh giá khả năng làm việc nhóm, khơi gợi ý thức cá nhân của mỗi bản thân.

Từ đó hình thành nhân cách độc lập và có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, không để một học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Mong rằng với những trải nghiệm này việc tiếp thu kiến thức của học sinh diễn ra một cách tự nhiên nhất, dễ dàng tiếp cận nhất, không khô khan mà vẫn đảm bảo được kiến thức cần đạt của học sinh, phát huy tốt nhất tư duy học tập của học sinh.

Cẩm nang dạy học (Nguồn: tin học và đời sống)

Những ngày này dù đang phải tất bật với công việc ôn thi chuẩn bị cho cuộc thi học sinh giỏi quốc gia vòng 2 để chọn học sinh đi thi quốc tế, cậu học trò Lê Xuân Mạnh quê xứ Thanh vẫn dành thời gian để chia sẻ những bí quyết học giỏi môn Tin học.

  Với số điểm 37,9/40 đứng thứ 2 toàn quốc, em Lê Xuân Mạnh đã giành giải Nhất môn Tin học trong cuộc thi Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2012 -2013. Mạnh cũng là một trong 4 học sinh (HS) của Trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) vừa giành giải Nhất cuộc thi này. Sinh ra ở vùng quê nghèo xóm 1, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), gia đình làm nông nghiệp là chính, ngay từ nhỏ Mạnh đã ham học, cần cù chịu khó. Vốn là người ít nói nhưng khi được hỏi về kinh nghiệm và bí quyết để có thể học giỏi môn Tin học, Mạnh đã không ngần ngại chia sẻ. Nhiều năm liền Mạnh đều là học sinh giỏi ở các cấp học tại địa phương. Đến năm thi lên lớp 10, Mạnh chọn thi vào hai trường là trường THPT Chuyên Lam Sơn và THPT Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa). Kết quả thật bất ngờ khi em đỗ cả hai trường, được sự động viên của gia đình, Mạnh đã quyết định theo học Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Học tại Trường THPT Chuyên Lam Sơn, mỗi ngày Mạnh phải vượt quãng đường gần 20 km để đến trường. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi ngày 4 lần Mạnh đi đi về về bằng xe buýt. Bà Lê Thị Liên - mẹ em Mạnh chia sẻ: “Những ngày đầu thấy con đi học xa nhà, bố mẹ lo lắm. Ngày hai lần, cháu phải đi xe buýt đến trường. Sáng bố hoặc mẹ lai chở ra bến xe buýt để đón xe đi lên trường, buổi trưa đi xe buýt về nhà ăn cơm xong chưa kịp nghỉ ngơi lại chuẩn bị đi ra bắt xe lên trường học buổi chiều. Thấy con đi học xa nhà vất vả không biết sức khỏe có chịu nổi không nên vợ chồng thấy thương cháu lắm”. Lên lớp 10, Mạnh mới bắt đầu theo học môn Tin học. Kể lại kỉ niệm về việc theo học Tin của con trai mình, ông Lê Ngọc Chinh - bố em Mạnh chia sẻ: “Lúc cháu bắt đầu học Tin học, nhà không có máy tính nên cháu phải thường xuyên đi học nhờ nhà bạn. Thấy con nói đi học Tin nhờ nhà bạn vợ chồng tôi lại cứ lo lo. Không biết con có đi học Tin học thật hay là lại ham vui bạn bè chơi mấy trò chơi game online trên máy tính. Tới khi con giành giải cuộc thi Tin học, vợ chồng tôi mới hiểu rõ”. Theo học môn Tin học là vậy, nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, mãi đến cuối năm lớp 10, Mạnh mới được bố mẹ tích góp tiền đầu tư mua cho em một chiếc máy vi tính để bàn cũ để em tự học Tin ở nhà. Thời gian trước đó, Mạnh đều phải học nhờ máy tính nhà bạn. Thành tích khiến nhiều bạn bè trong lớp, trong trường vô cùng nể phục Lê Xuân Mạnh là cả 3 năm em đều giành các giải của cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc, các cuộc thi Tin học trên mạng và HS giỏi Quốc gia môn Tin học. Năm lớp 10, Mạnh đạt giải Nhất cuộc thi Tin học trẻ toàn tỉnh Thanh Hóa và tham gia cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc. Năm lớp 11, Mạnh đạt giải Ba môn Tin học cuộc thi HS giỏi Quốc gia và giải Nhì Tin học trẻ toàn tỉnh Thanh Hóa. Đến năm học lớp 12, Mạnh đã giành giải Nhất môn Tin học cuộc thi HS giỏi Quốc gia. Trong lớp Mạnh có 3 HS tham dự cuộc thi HS Giỏi Quốc gia môn Tin học, Mạnh là người duy nhất được vào đội tuyển dự thi vòng hai để chọn người đi thi quốc tế Ông Lê Ngọc Chinh không khỏi vui mừng khi chia sẻ với chúng tôi về cậu con trai của mình: “Cháu Mạnh là con út trong gia đình, từ nhỏ đã có tính ham học nhất nhà. Thấy con ham học nên gia đình cũng dành trọn thời gian để con theo học. Khi cháu được trường chọn đi thi HS giỏi Quốc gia, vợ chồng tôi cũng lo lắm. Đây cũng là điều kiện cho con cọ xát học hỏi bên ngoài nên vợ chồng tôi cũng khuyên con cố gắng. Đến khi cháu đạt giải Nhất thì vợ chồng tôi vô cùng vui mừng”. Chia sẻ với Dân trí, em Mạnh cho biết: “Tin học là một môn học mới mẻ đối với nhiều các bạn học sinh. Ngoài thời gian học trên lớp được thầy cô hướng dẫn, học thêm từ bạn bè ra thì em tự học là chính. Để học giỏi môn học này thì chủ yếu là tự học hỏi bên ngoài và các trang mạng”. “Thời gian học ở nhà em dành 2/3 để học các môn học khác, còn lại là dành để học Tin học. Em thường xuyên vào các trang mạng để làm bài tập. Ngoài việc được tiếp thu thêm kiến thức còn có thêm kinh nghiệm để làm bài khi đi thi”, Mạnh cho biết thêm. “Hôm nào cháu cũng học tới tận 2 giờ sáng. Vợ chồng tôi thấy vậy cũng lo cho con lắm. Ban ngày thì phải vất vả đi học xa nhà rồi, tối đến lại học khuya nữa không biết cháu có đủ sức khỏe không”, bà Liên tâm sự. Những ngày này, Mạnh đang tập trung cho việc ôn thi để chuẩn bị cho cuộc thi HS Giỏi quốc gia vòng hai sắp tới. Mạnh cho biết: “Mỗi ngày em lên trường một buổi, em đã mượn được phòng ôn thi đội tuyển năm ngoái của trường. Sáng em đến trường rồi vô phòng tự học một mình. Bài nào khó hay chưa hiểu thì em hỏi thêm ý kiến của thầy giáo để tìm phương án giải”. Điều làm cho Mạnh băn khoăn nhất lúc này là em đang gặp phải một số áp lực nho nhỏ. Thứ nhất, em là đại diện duy nhất của trường đi thi vòng 2 môn Tin học Quốc gia, nên áp lực trách nhiệm khá là nặng nề. Thứ hai là về vấn đề kinh tế, sang tuần Mạnh cùng thầy giáo chủ nhiệm ra Hà Nội để ôn thi chuẩn bị cho kì thi sắp tới nên gia đình phải chuẩn bị một khoản tiền không hề nhỏ cho em đi Hà Nội, điều này cũng làm em suy nghĩ. Trấn an tinh thần của con trai, ông Chinh khẳng định: “Dù có khó khăn đến mấy gia đình cũng sẽ cố gắng để cho con lên đường ra Hà Nội ôn thi. Vợ chồng tôi cố gắng để tạo mọi điều kiện cho con đạt được mơ ước của mình. Hi vọng con sẽ thành công để đạt được nguyện vọng sau này về góp sức xây dựng quê hương, đất nước bằng sức trẻ của mình”.

Thầy Đặng Văn Phú - giáo viên chủ nhiệm em Mạnh chia sẻ: “Em Lê Xuân Mạnh là học sinh có khả năng tự học rất tốt. Là học sinh hiền lành chăm chỉ, khi mới bước vào lớp 10 thì Mạnh học kém môn Tin hơn so với các bạn trong lớp do dưới cấp 2 không được học Tin học, nhưng lên đến lớp 11 Mạnh đã cố gắng phấn đấu và trở thành học sinh học giỏi nhất lớp môn Tin học. Không chỉ về Tin học mà em Mạnh còn học giỏi đồng đều các môn khác như Toán, Vật Lý, Hóa”.

Thanh Hương ( Theo dantri )

Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình, phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, vẽ hình, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc....

 Hiện nay môn Tin học được sinh viên quan tâm và đầu tư nhiều thời gian học tập hơn. Bởi lẽ môn học này giúp sinh viên vận dụng được ngay kiến thức đã học của mình vào thực tiễn

Làm sao để học tốt môn Tin học

Đối với người đã đi làm thì thường xuyên phải viết email, soạn thảo báo cáo, tính toán lưu trữ dữ liệu hay sử dụng các công cụ kỹ thuật văn phòng như Word, Excel, Outlook hay là PowerPoint. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng các công cụ đó một cách thành thạo được. Trung tâm gia sư Tâm Đức sẽ chia sẻ cho các bạn một số bí quyết giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả hơn :

1. Lặp lại lệnh trước đó với phím F4

“Hãy chọn cách dàn trang bạn muốn, bôi đen đoạn văn bản cần chỉnh … và nhấn F4 ” Đây là nút bấm giúp bạn đơn giản hóa hoàn toàn cuộc sống. Trong các phần mềm kỹ thuật văn phòng thông thường, phím F4 dùng để lặp lại một lệnh điều khiển.   Ví dụ, bạn muốn định dạng một tài liệu Word. Bạn muốn in đậm và gạch chân tất cả tiêu đề của các đoạn. Hãy đưa những lệnh điều khiển trên tiêu đề đầu tiên bằng cách sử dụng menu “Format” kế đến là “Font”. Sau đó đơn giản là bạn chỉ cần bôi đen tiêu đề thứ 2 và ấn F4. Nó sẽ được in đậm và gạch chân một cách tự động.

2. Tạo một “danh-sách-công-việc-cần-làm” điện tử

“Công cụ quản lý công việc (của Microsoft Office) là giải pháp tốt giúp bạn không bao giờ bỏ sót những việc cần làm”. Dựa vào cách thức của các tài liệu trước đó bằng cách sử dụng  tính  năng hỗ trợ “quản lý công việc” trong Outlook. Rất dễ sử dụng, nó cung cấp các chức năng cơ bản để giúp bạn quản lý dự án.   Trong “Go”, bấm “Tasks ». Thêm một dòng bằng cách ấn vào “New”. Bạn có thể chỉ ra đâu là kỳ hạn, tiến độ, cũng như mức ưu tiên của công việc… Bạn cũng có thể “Assign ” công việc này cho một trong các cộng tác viên. Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra  “to do list” này  dưới hình thức một bộ sưu tập các phần việc phải làm hay trên một bảng sắp xếp các việc dựa trên thời gian và nó rất có ích giúp bạn thấy được các tài liệu được trình bày theo trình tự thời gian sắp xảy ra.  

3. Chọn một biểu bảng bằng hai lần nhấp chuột

“Một cú nhấp chuột góc trên cùng bên trái, một cú nhấp vào góc dưới bên phải và bạn đã hoàn tất!”

Để lựa chọn một bảng nhỏ trên Excel, không có gì là dễ dàng hơn là sử dụng chuột. Tuy nhiên, khi bảng đó gồm 2000 dòng và 150 cột, việc dùng chuột nhanh chóng trở nên rất đáng sợ. Để thuận tiện hơn, bạn có thể nhấp vào ô đầu tiên của bảng, nhấn giữ phím Shift  rồi chọn ô cuối cùng. Như vậy, toàn bộ bảng đã được đánh dấu.

Chức năng này cũng chỉ được dùng để chọn một cột hoặc một hàng.  

4. Di chuyển giữa các “cửa sổ” một cách nhanh chóng

“Phím Tab dùng để di chuyển giữa các cửa sổ  hoặc từ thanh đánh dấu này sang thanh khác”   Để tiết kiệm thời gian bạn hãy từ bỏ con chuột của máy bạn. Bạn dùng nhiều chương trình cùng một lúc, bạn thích mở nhiều tab trong trình duyệt web của bạn? Phím Tab được thiết kế dành cho bạn. Nó là một nút bấm có để chữ “Tab” hay với 2 mũi tên ngược hướng nằm bên trái phía trên của  bàn phím.   Để chuyển đổi từ một ứng dụng này sang ứng dụng khác, ví dụ từ Word sang Excel, bạn chỉ cần giữ phím Alt và nhấn Tab. Mỗi lần nhấn, bạn sẽ di chuyển giữa các biểu tượng (icon) của mỗi ứng dụng. Khi đã chọn đúng ứng dụng cần mở thì chỉ cần nhả các phím ra. Để di chuyển giữa các tab của trình duyệt Internet, chỉ cần thay thế bằng tổ hợp phím Ctrl Alt.  

5. Cài đặt một báo động âm thanh khi bạn nhận được thư của sếp

“Hãy thiết lập để Outlook thông báo cho bạn khi có những tin nhắn quan trọng”   Công cụ ” Create Rule “ trong Outlook rất hữu ích cho nhiều việc. Nó cho phép bạn tự động phân loại các email và nhập vào các thư mục chứa tin nhắn. Bạn cũng có thể trực tiếp loại bỏ thư rác và các email không cần thiết. Nhưng công cụ này cũng cung cấp những cảnh báo khi có email được gửi đến. Bạn có thể chọn lựa trong một danh sách các thông báo dưới dạng một cửa sổ pop-up hoặc một tín hiệu âm thanh.   Nhấp vào biểu tượng hình bức thư đang xếp một thư mục trên thanh công cụ. Chọn các tiêu chí để nhận biết các email liên quan và tín hiệu cảnh bảo đi kèm cho những email này (“Navigate “). Sau đó xác nhận chúng.  

6. Đừng làm xáo trộn các hồ sơ làm việc

“Hãy lưu mỗi tài liệu làm việc dưới nhiều phiên bản khác nhau”   Bạn muốn theo dõi các tài liệu bạn đã chuẩn bị để viết báo cáo tổng kết? Thay vì tạo ra một chuỗi các tập tin có thể gây tắc nghẽn máy tính của bạn và là chúng cũng là nguồn gốc phát sinh lỗi, bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý các phiên bản của một tài liệu của Word. Trong danh mục ” File”, bấm vào ” Versions”. Chọn “Save now” để tạo ra một phiên bản mới. Ngày và thời gian hiện tại sẽ tự động cập nhật. Về phần bạn, chỉ còn việc điền tên tương ứng chương trình sẽ giúp bạn tìm ra tài liệu ngay lập tức.  

7. Để làm dịu đôi mắt

“Nhấn Ctrl + con lăn chuột nhằm tăng hoặc giảm kích thước hiển thị”   Bạn đã đủ đau đầu sau khi một buổi chiều làm việc với một khối lượng tập tin Excel khổng lồ? Bằng một động tác bạn phóng to và sau đó thu nhỏ các ký tự hiển thị và cả các hình ảnh trong tài liệu bằng cách sử dụng phím Ctrl trên bàn phím kết hợp với con lăn chuột. Cuộn lên, bạn đọc dễ dàng hơn. Cuộn xuống, bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể tốt hơn. Một ính năng tương tự có sẵn trên Word, Powerpoint và trình duyệt web.  

8. Tạo danh sách người nhận mail:

“Tạo một danh sách các địa chỉ email của các thành viên trong nhóm bạn”   Hỡi người quản lý, có phải bạn mất cả ngày để điền email các nhân viên? Với khó khăn đó thì đáng để bạn để thiết lập một danh sách các email trước. Sau đó, bạn chỉ cần đơn giản nhập các chữ cái đầu tiên trong tên của danh sách đó (ở đây là tên “Team”) và email của bạn sẽ được gửi đến tất cả thành viên.   Để làm được điều này trong Outlook, chọn ” Actions ” sau đó ” New Mail Message”. Sau đó, bạn có thể nhập địa chỉ bằng tay hoặc chọn những người liên quan từ danh sách các địa chỉ của bạn.  

9. Áp dụng một định dạng cho toàn bộ bài thuyết trình

“PowerPoint cho phép bạn  xác định một “định dạng” chung áp dụng cho toàn bộ bài thuyết trình”   Khi sử dụng PowerPoint, đừng lãng phí thời gian để điền từ slide này qua slide khác tên công ty, logo, ngày trình bày và bao nhiêu thông tin khác mà bạn cần lập lại trong tài liệu đã hiệu chỉnh.   Tính năng “Slide Master” trong danh mục “View” cho phép bạn tạo ra một mô hình mà sẽ được áp dụng cho toàn bộ các slide . Mở “Slide master” sau đó chèn văn bản bạn muốn trong các khối, thêm hình ảnh, chọn các định dạng của văn bản và đồ họa. Tiếp đến thoát khỏi chế độ này và thiết kế dần các slide.  

10. Viết tắt

“Gõ cụm từ viết tắt, Word sẽ chuyển nó thành cụm từ đầy đủ cho bạn ”   Vào thời đại của ngôn ngữ SMS, viết các từ nguyên vẹn là một phản xạ mà đôi khi ta đã quên mất. Và khi tìm thấy trong một tài liệu làm việc tràn ngập “pr”, “bpc” hay “tps”, người nhận có thể cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, Word cho phép xử lý điều này nhờ các công cụ chỉnh sửa tự động.  

Gõ từ viết tắt , ấn chuột phải và chọn ” AutoCorrect ” và sau đó “AutoCorrect Options”. Bạn chỉ cần gõ các từ hoàn chỉnh để thay thế cho các từ viết tắt. Trong ví dụ này, bất cứ khi nào bạn gõ “ent”, Word sẽ thay thế bằng “entreprise” (công ty).

Làm sao để học tốt môn Tin học

Ngoài ra việc sử dụng phím tắt trong word cũng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà lại rất hiệu quả :

1-CTRL + N: Mở tài liệu mới 2-CTRL + O: Mở tài liệu đã có 3-CTRL + S: Lưu tài liệu vào đĩa hiện thời 4-F12: Lưu tài liệu với tên khác (Tương tự Save As) 5-CTRL + x: Cắt tài liệu khi bôi đen 6-CTRL + Z: Phục hồi văn bản khi xoá nhầm (Undo) 7-CTRL + V: Dán văn bản vào vị trí con trỏ 8-CTRL + C: Copy tài liệu văn bản khi bôi đen 9-CTRL + L: Căn lề văn bản về phía trái 10-CTRL + R: Căn lề văn bản về phía phải 11-CTRL + E: Căn lề văn bản ở giữa (Center) 12-CTRL + J: Căn đều hai bên 13-CTRL + 1: tạo khoảng cách đơn giữa các dòng 14-CTRL + 5: tạo khoảng cách một dòng rưỡi giữa các dòng 15-CTRL + 2: tạo khoảng cách đôi giữa các dòng 16-CTRL + F2: Xem tài liệu trước khi in (Preview) 17-CTRL + D: Chọn font chữ 18-CTRL + A: Bôi đen toàn bộ văn bản 19-CTRL + G: Nhảy đến trang số hoặc ấn F5 20-SHIFT + F5: Nhảy đến trang cuối cùng 21-CTRL + B: Tắt/Mở chữ đậm 22-CTRL + I: Tắt/Mở chữ nghiêng (I) 23-CTRL + U: Tắt/Mở chữ gạch chân 24-CTRL + SHIFT + H: Tắt/Mở đánh không ra chữ 25-CTRL + SHIFT + =: Đánh chỉ số trên M3, Km2, X2 26-CTRL + =: Đánh chỉ số dưới H2SO4, X2 27-CTRL + SHIFT + W: Tắt/Mở chữ gạch chân đơn 28-CTRL + SHIFT + D: Tắt/Mở chữ gạch chân kép 29-CTRL + SHIFT + K: In hoa nhỏ 30-CTRL + SHIFT + A: In hoa cả 31-CTRL + SHIFT + Z: Trở về font chữ ban đầu hoặc CTRL + phím giãn cách 32-CTRL + SHIFT + F: Đổi font chữ 33-CTRL + SHIFT + P: đổi cỡ chữ 34-CTRL + SHIFT + >: Tăng lên một cỡ chữ 35-CTRL + SHIFT + <: Giảm xuống một cỡ chữ 36-CTRL + ]: Phóng to chữ khi được bôi đen 37-CTRL + [: Giảm cỡ chữ khi được bôi đen 38-CTRL + F4 hoặc CTRL + W hoặc CLOSE: Đóng tài liệu 39-ALT + F4: Thoát (Exit) 40-CTRL + Enter: Ngắt trang 41-SHIFT + Enter: Ngắt dòng 42-CTRL + ESC: Bật nút Start trong Windows 43-CTRL + F10: MỞ lớn cửa sổ tài liệu ra toàn màn hình 44-CTRL + Z: Khôi phục nhanh văn bản xoá nhầm 45-ALT + SHIFT + T: Chèn thời gian vào văn bản 46-ALT + SHIFT + D: Chèn ngày vào văn bản

47-CTRL + F: Xác định vị trí của những chữ cần tìm

Hy vọng với phương pháp học tin học mà trung tâm dạy kèm Tâm Đức chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người rất nhiều trong việc sử dụng máy tính .

Ngoài ra trung tâm dạy kèm Tâm Đức cũng có một đội ngũ gia sư tin học có kinh nghiệm và uy tín sẽ đáp ứng nhu cầu dạy kèm tại nhà cho các bạn trong toàn khu vực tphcm