Làm thế nào để khi ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được

Các chất dinh dưỡng đa lượng

Các chất dinh dưỡng đa lượng cấu thành phần lớn của chế độ ăn và cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất thiết yếu. Carbohydrate, Protein (bao gồm các axit amin thiết yếu), các chất béo (bao gồm các axit béo thiết yếu), các chất khoáng đa lượng và nước là các chất dinh dưỡng đa lượng. Carbohydrate, chất béo và protein có thể thay thế cho nhau thành nguồn năng lượng; chất béo cung cấp 9 kcal/g (37,8 kJ/g); protein và carbohydrate cung cấp 4 kcal/g (16,8 kJ/g).

Carbohydrate

Carbohydrate trong chế độ ăn được chuyển thành glucose và các monosaccharid khác. Carbohydrate làm tăng mức glucose trong máu, cung cấp năng lượng.

Carbohydrate đơn giản được tạo thành bởi các phân tử nhỏ, thường là các monosaccharid hoặc các disaccharid, làm tăng mức glucose trong máu nhanh.

Carbohydrate phức tạp được tạo thành bởi các phân tử lớn hơn, được chuyển thành các monosaccharid. Các carbohydrate phức tạp làm tăng mức đường trong máu chậm hơn nhưng trong một thời gian dài.

Glucose và sucrose là những carbohydrate đơn giản; tinh bột và chất xơ là các carbohydrate phức tạp.

Chỉ số đường huyết đo mức độ tăng đường trong huyết tương khi sử dụng carbohydrate. Giá trị dao động từ 1 (tăng chậm nhất) đến 100 (tăng nhanh nhất, tương đương với đường glucose nguyên chất - xem bảng Xxem Bảng: Chỉ số đường huyết của Một số Thực phẩm Chỉ số đường huyết của Một số Thực phẩm Dinh dưỡng là khoa học về thực phẩm và mối quan hệ của nó tới sức khoẻ. Các chất dinh dưỡng là các chất hóa học trong thực phẩm được cơ thể sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và hoạt động.... đọc thêm ). Tuy nhiên, tỷ lệ tăng thực tế cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm nào được tiêu thụ với carbohydrate.

Carbohydrate với chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng nhanh glucose huyết tương lên mức cao. Có giả thuyết cho răng hậu quả là mức insulin tăng, gây hạ đường huyết và đói, có xu hướng dẫn đến tiêu thụ calo vượt ngưỡng và tăng cân. Carbohydrate với chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng chậm nồng độ glucose huyết tương, dẫn đến mức insulin sau ăn thấp hơn và ít đói hơn, có thể làm cho ít bị tiêu thụ calo vượt ngưỡng hơn. Những ảnh hưởng này được cho là dẫn đến tình trạng lipid thuận lợi hơn và giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, và biến chứng của bệnh đái tháo đường nếu có.

Các Protein

Protein trong chế độ ăn được chuyển thành các peptide và amino acid. Protein cần phải có để duy trì, thay đổi, hoạt động và phát triển mô. Tuy nhiên, nếu cơ thể không nhận được đủ calo từ chế độ ăn hoặc kho dự trữ trong mô (đặc biệt là chất béo), protein có thể được sử dụng để lấy năng lượng.

Khi cơ thể sử dụng protein trong chế độ ăn cho sản xuất mô, có một sự tăng lên của protein (cân bằng nitơ tích cực). Trong các trạng thái dị hóa (ví dụ như đói, nhiễm trùng, bỏng), có thể sử dụng nhiều protein hơn (vì mô của cơ thể bị phân hủy) hơn là hấp thụ, dẫn đến giảm protein trên tổng thể (cân bằng nitơ âm). Cân bằng nitơ được xác định tốt nhất bằng cách lấy lượng nitơ tiêu thụ trừ lượng nitơ thải qua nước tiểu và qua phân.

Trong số 20 axit amin, 9 axit amin thiết yếu (EAAs); chúng không thể được tổng hợp và phải được lấy từ chế độ ăn. Tất cả mọi người có nhu cầu 8 axit amin thiết yếu (EAAs); Trẻ sơ sinh cần thêm histidine.

Điều chỉnh nhu cầu protein trong chế độ ăn dựa vào cân nặng có tương quan với tỷ lệ tăng trưởng, trong đó sẽ giảm từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Nhu cầu protein trong chế độ ăn hàng ngày giảm từ 2,2 g/kg ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi xuống 1,2 g/kg ở trẻ 5 tuổi và 0,8 g/kg ở người trưởng thành. Nhu cầu về protein tương ứng với các nhu cầu của EAA (xem Bảng: Những nhu cầu axit amin thiết yếu tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể Những nhu cầu axit amin thiết yếu tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể Dinh dưỡng là khoa học về thực phẩm và mối quan hệ của nó tới sức khoẻ. Các chất dinh dưỡng là các chất hóa học trong thực phẩm được cơ thể sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và hoạt động.... đọc thêm ). Người trưởng thành khi muốn tăng khối lượng cơ cần thêm rất ít protein so với yêu cầu khuyến nghị.

Thành phần acid amin của protein thay đổi rất nhiều. Giá trị sinh học (BV) phản ánh sự tương đồng trong thành phần acid amin của protein so với mô của động vật; do đó, BV chỉ ra tỷ lệ của EAA được cung cấp cho cơ thể từ protein trong chế độ ăn:

  • Một sự kết hợp hoàn hảo là protein trong trứng, với giá trị là 100.

  • Protein động vật trong sữa và thịt có một chỉ số BV cao (~ 90).

  • Protein trong ngũ cốc và rau có chỉ số BV thấp hơn (~ 40)

  • Một số protein được chiết xuất (ví dụ, gelatin) có chỉ số BV là 0.

Mức độ mà các loại protein trong chế độ ăn cung cấp mỗi axit amin còn thiếu khác (Bổ sung) xác định tổng thể chỉ số BV của chế độ ăn. Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) đối với protein giả định chế độ ăn kết hợp trung bình có chỉ số BV là 70.

Sinh lý bệnh

Tiêu hóa và hấp thu diễn ra bằng ba giai đoạn:

  • Sự thủy phân trong lòng mạch của chất béo, protein, và carbohydrate do enzyme - muối mật làm tăng sự hòa tan chất béo trong giai đoạn này

  • Tiêu hóa bởi các enzym ở vùng riềm bàn chải và tạo ra các sản phẩm cuối cùng

  • Vận chuyển dưỡng chất bằng đường bạch huyết

Thuật ngữ kém hấp thu thường được sử dụng khi bất kỳ giai đoạn nào bị suy giảm, nhưng, chính xác hơn, sự suy giảm pha 1 là rối loạn tiêu hóa chứ không phải là rối loạn hấp thu.

Tiêu hóa chất béo

Các enzyme tụy (lipase và colipase) phân hủy các triglyceride chuỗi dài thành các axit béo và monoglycerides, kết hợp với các axit mật và các phospholipid để hình thành các micelles đi qua các tế bào ruột ở hỗng tràng. Các axit béo đã hấp thu được tổng hợp lại và kết hợp với protein, cholesterol và phospholipid để hình thành các chylomicron, được vận chuyển bởi hệ thống bạch huyết. Các chuỗi triglyceride trung bình được hấp thu trực tiếp.

Các chất béo không được hấp thu chứa vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) và có thể một số khoáng chất khác, gây ra thiếu hụt. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn dẫn đến phân giải và dehydroxyl hóa muối mật, hạn chế sự hấp thu chất béo. Các muối mật không hấp thu sẽ kích thích tiết nước trong đại tràng, gây tiêu chảy.

Tiêu hóa carbohydrate

Enzyme amylase tụy và các enzym ở riềm chải trên các vi nhung mao phân giải các cacbohydrates và các disaccharides thành các monosaccharides thành phần. Vi khuẩn ở đại tràng lên men cacbonhydrat không hấp thụ thành cacbon dioxit, mêtan, hydro và axit béo chuỗi ngắn (butyrate, propionate, axetat và lactat). Những axit béo này gây tiêu chảy. Khí gây ra đầy bụng và chướng bụng.

Tiêu hóa protein

Chất pepsin dạ dày bắt đầu tiêu hóa các protein trong dạ dày (và cũng kích thích sự phóng thích của cholecystokinin, điều này rất quan trọng đối với việc tiết các enzym tụy). Enterokinase, một enzym vùng diềm bàn chải, kích hoạt trypsinogen thành trypsin, nó chuyển nhiều protease tụy thành các dạng hoạt tính của chúng. Các enzym tuyến tụy đã được hoạt hóa thủy phân protein thành oligopeptides, được hấp thụ trực tiếp hoặc thủy phân thành các axit amin.

Từ 5-7 giờ:

Buổi sáng là thời gian vàng để nuông chiều các bộ phận của hệ tiêu hóa. Trong đó, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm tá tràng và ruột già được kích hoạt và làm việc hiệu quả nhất để thanh lọc cơ thể. Do đó, ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống một ít nước lọc và đi bộ một đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể kích hoạt việc thải độc.

Để giảm nguy cơ táo bón, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong bữa sáng, thực hiện các động tác xoa bóp, massage ruột già và vùng bụng dưới nằm bên phía cánh tay phải để giúp cơ quan này thải độc hiệu quả.

Theo vòng năng lượng tuần hoàn, khi ruột già đạt mức năng lượng cao nhất thì thận sẽ có mức năng lượng yếu nhất. Chính vì thế, những người bị suy chức năng thận thường sẽ cảm thấy khó dậy sớm được, do nồng độ cortisol (có tác dụng thúc đẩy bạn thức dậy) được sản xuất từ tuyến thượng thận của họ không đạt đỉnh như những người bình thường.

4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể & sức khỏe

Cơ thể người khỏe mạnh thông thường luôn cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm: carbohydrate, protein, lipid và vitamin. Tuy nhiên tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.

Mỗi nhóm chất dinh dưỡng sẽ có vai trò riêng, hỗ trợ cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể. Để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chú ý theo dõi các loại thực phẩm mình ăn mỗi ngày và kiểm tra xem mình đã cung cấp đủ các loại thực phẩm của 4 nhóm chất dinh dưỡng chưa nhé.