Mật độ dân số trung bình của tphcm nằm 2106 năm 2024

Dân số 8.993.082 người, mật độ trung bình 4.292 người/km2.TPHCM tiếp tục là thành phố có dân số và mật độ dân cư cao nhất cả nước. Đây là kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn 24 quận huyện, giai đoạn 2009-2019, tính đến 0h ngày 01/04/2019. Thông tin thống kê dựa trên nhân khẩu học, tình trạng di cư, trình độ học vấn, kế hoạch hóa gia đình.

Trong 10 năm, dân số tăng 1,8 triệu người so với năm 2009. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 2,28%/năm, gấp đôi so với cả nước là 1,14%, tuy nhiên được đánh giá là có tốc độ tăng chậm hơn so với 10 năm trước.

Dân tộc Kinh chiếm khoảng 94% trong số 54 dân tộc sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố. Trong đó, dân tộc Hoa có xu hướng giảm dần theo các năm, ngược lại dân tộc Khơ me, dân tộc Chăm chiếm tỷ số rất ít nhưng lại có xu hướng tăng dần.

Vấn đề phân bố dân số không đồng đều, thành thị gần 80%, còn lại là nông thôn. Khác hẳn với những giai đoạn trước, tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn nông thôn. Tuy nhiên, kể từ năm 2009 đến nay, tốc độ tăng dân số bình quân tại nông thôn là 4,47%/năm so với thành thị là 1,7%/năm, cho thấy tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Thống kê còn chỉ ra quy mô hộ giảm, phổ biến từ 2-4 người/hộ, chiếm khoảng 66%. Đây là xu hướng tất yếu của đời sống hiện đại và là một trong những điều kiện thuận lợi để hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Theo đánh giá của ông Võ Văn Sang – Phó Cục trưởng Cục thống kê, mật độ dân số của thành phố tuy nằm trong mức độ an toàn theo khuyến nghị của quốc tế là trên 8.000/km2, song vẫn sẽ gây khó khăn cho công tác xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển chung của thành phố trong thời gian tới. Đặc biệt cao nhất là ở quận 4 lên đến gần 42.000 người/km2. Ông Võ Văn Sang nói:

“Theo kết quả sơ bộ mật độ dân số TPHCM hiện nay là 4.292 người/km2, tăng 874 người so với năm 2009. Cao hơn Hà Nội là 2.398 người. Do đó TPHCM là thành phố ngoài vấn đề đông dân nhất, cũng là thành phố có mật độ cao nhất nước, thì đây là chỉ tiêu các ngành, các cấp cần quan tâm”.

Về nhà ở, nhìn chung tỷ lệ hộ có nhà ở khoảng 99%. Trong tổng số 2,5 triệu hộ dân cư còn 39 hộ không có nhà ở, tức là cứ 100.000 hộ sẽ có 2 hộ không có nhà ở. Trong đó, có 99,3% hộ có nhà ở kiên cố hoặc kiên cố, 0,7% hộ có nhà thiếu kiên cố khoảng 3.900 hộ hoặc đơn sơ khoảng 14.000 hộ. Sau 10 năm, số hộ tăng hơn 734.000 hộ, tăng gần 1/2 cả vùng Đông Nam bộ và 1/6 của cả nước.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố là hơn 19m2/người. Tăng 1,1m2/người so với năm 2009 ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn khoảng hơn 188.000 hộ, tương đương 663.000 người sống trong những ngôi nhà có diện tích chật hẹp dưới 6m2/người.

Về trình độ dân trí, hơn 92% trong độ tuổi phổ thông đang được đi học và 99% dân số trên 15 tuổi biết đọc, biết viết. Quy mô dân số nữ là hơn 4.600.000 người, chiếm hơn 51% và cao hơn nam là hơn 4.300.000 người, chiếm khoảng 48%. Tỷ số giới tính luôn thấp hơn so với cả nước. Khoảng cách chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ kệ biết chữ được thu hẹp đáng kể sau 20 năm và gần như không còn sự bất bình đẳng về giới trong lĩnh vực giáo dục.

Tình trạng hôn nhân của dân số 15 tuổi trở lên, tỷ lệ chưa kết hôn khá còn cao khoảng 34%, đã từng kết hôn là hơn 65%. Đáng lưu ý, tỷ lệ ly hôn, ly thân, góa chiếm 6,4%, cho thấy xu hướng về đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc ngày càng rõ ở thành thị.

Ông Vũ Thanh Liêm – Phó Cục trưởng Tổng cục thống kê nhận định kết quả thành công này nhờ vào công tác tuyên truyền đầy sáng tạo và triển khai giải pháp hiệu quả của chính quyền thành phố, nhất là chỉ đạo đúng đắn của Bí thư Thành ủy thành phố.

“Với một địa bàn rộng dân cư đông và trình độ dân trí không đồng đều nên nhận thức về tầm quan trọng của cuộc điều tra trong nhân dân là rất khó khăn. Nếu không thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì kết quả cuộc điều tra sẽ rất hạn chế. Chúng tôi đánh giá cao việc Thành ủy TPHCM ra chỉ thị về công tác tổng điều tra, sau đó là công tác họp dân, các chi bộ để thực hiện chỉ thị của đồng chí Bì thư Thành ủy. Tôi đánh giá rất cao cách làm sáng tạo của TPHCM”.

Mật độ dân số trung bình của tphcm nằm 2106 năm 2024
Ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đánh giá cao công tác thống kê của 24 quận huyện, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đánh giá cao kết quả của công tác thông kê năm nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chính quyền thành phố chuẩn bị các văn kiện, kế hoạch cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp giai đoạn 2020-2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

“Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần. Nên số liệu của mình hết sức ý nghĩa. Đây là cuộc tổng điều tra quy mô lớn quan trọng liên quan đến các cấp các ngành, tổ chức và mọi người dân, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND thành phố trong thời gian tới”.