Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7 3 2022

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 18/7.

Tiếp tục mua tích lũy tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ mạnh

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Mặc dù vượt qua được vùng tranh chấp 1.182 điểm nhưng nhịp tăng của VN-Index không được giữ vững và nhà đầu tư đã tranh thủ chốt lời ngắn hạn.

Áp lực chốt lời tiếp tục có động thái gia tăng, thể hiện qua thanh khoản tăng và nến Shooting star.

Tuy nhiên, xét khung đồ thị tuần thì VN-Index ghi nhận tín hiệu nến hỗ trợ khá tốt từ vùng hỗ trợ 1.150 điểm. Do vậy, yếu tố suy yếu của thị trường chỉ mang tính chất tạm thời trong xu thế hồi phục chung.

Dự kiến, VN-Index sẽ tiếp tục được hỗ trợ khi lùi về vùng 1.175 điểm và hồi phục trở lại.

Nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng nhịp tăng của thị trường sau nhịp chỉnh hiện tại, đồng thời có thể tiếp tục mua tích lũy tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ mạnh và đang tín hiệu khởi sắc.

Tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng

CTCK SHS

Với quan điểm dài hạn, thị trường kỳ vọng sẽ có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần, hình thành vùng tích lũy.

Ở vùng giá hiện tại định giá thị trường vẫn đang ở mức thấp so với trung bình nhiều năm, P/E thị trường đang ở mức 12,8, P/B trung bình toàn thị trường trong khoảng 1,4 trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì (GDP quý II/2022 tăng 7,72%, cao nhất trong thập kỷ qua và quý III/2022 có thể tăng trên 9%).

Nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng khi giá đang giảm về vùng hấp dẫn.

Tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên điều chỉnh

CTCK Tân Việt (TVSI)

Chúng tôi cho rằng đợt điều chỉnh nhẹ này sẽ diễn ra trong một vài phiên để tạo động lực cho chỉ số Break out kháng cự.

Do đó, chúng tôi duy trì quan điểm tích cực và ủng hộ việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các phiên điều chỉnh tới.

Quan tâm đến cơ hội ở các nhóm cổ phiếu hơn là tham chiếu theo chỉ số

CTCK MB (MBS)

Thị trường điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng điểm, trong bối cảnh chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tháng 6 “sốc” hơn dự báo.

Điều đó cho thấy chứng khoán trong nước đang coi trọng yếu tố cơ bản khi các doanh nghiệp đang báo kết quả kinh doanh quý II và mạch thông tin trong nước không gặp yếu tố bất lợi.

Thanh khoản tuần này đã tăng so với mức bình quân tuần trước và cũng đạt mức cao nhất 3 tuần vừa qua khi VN-Index ngày càng củng cố vùng đáy.

Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt là điểm nhấn trong tuần, từ nhóm ngân hàng sang cổ phiếu chứng khoán và dòng tiền chốt tuần này ở nhóm thép.

Như vậy, thị trường đang có sự phân hóa tích cực, nhà đầu tư đang quan tâm đến cơ hội ở các nhóm cổ phiếu hơn là tham chiếu theo chỉ số.

Chỉ mở mua quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Vùng cản gần quanh 1.19x điểm cùng với áp lực bán cân tỷ trọng sau ba phiên hồi phục tích cực đang gây cản trở cho đà đi lên của chỉ số VN-Index.

Mặc dù VN-Index có thể còn phải trải qua các nhịp điều chỉnh rung lắc trong phiên kế tiếp, cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sau đó vẫn đang được đánh giá cao với vùng hỗ trợ gần 1.160 (+/-5) điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ mở mua trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu, nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.

Có thể kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Trong phiên cuối tuần trước, VN-Index điều chỉnh nhẹ, gần như không thay đổi so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 12/17 ngành giảm điểm, trong đó ngành bảo hiểm có mức giảm mạnh nhất, ở chiều ngược lại, ngành tài nguyên cơ bản có phiên giao dịch tích cực.

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới, thị trường dự kiến có thể sẽ kiểm tra ngưỡng 1.200 điểm.

Lạc Nhạn

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 7/3.

Tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu

CTCK Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi vẫn nhìn nhận triển vọng trung-dài hạn của thị trường là tích cực, trên cơ sở mức độ tăng trưởng kinh tế dần hồi phục theo lộ trình “mở cửa” của Chính phủ và các công tác phòng chống Covid-19 vẫn đang được thực hiện tốt.

Dù VN-Index đã chính thức vượt khỏi mốc 1.500 điểm, tuy nhiên chủ yếu nhờ lực kéo của các cổ phiếu vốn hóa lớn và đà tăng chưa có sự lan tỏa đồng đều trên toàn thị trường.

Theo đó, chúng tôi tiếp tục kỳ vọng VN Index sẽ dao động tích lũy trong vùng 1.480-1.510 điểm trong một vài tuần tới và có thể kèm theo đó là xu hướng tăng/giảm phân hóa rõ nét hơn trong nhóm vốn hóa lớn.

Do vậy, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội "lướt sóng" ở các cổ phiếu đang bước vào nhịp tăng nóng trong tuần vừa qua, thuộc các nhóm ngành được hưởng lợi từ căng thẳng Nga-Ukraine.

Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể tận dụng giai đoạn lình xình thời điểm hiện tại để tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu, nhưng nên hạn chế gia tăng margin và giữ lại một phần sức mua để sẵn sàng giải ngân theo chiều lên nếu thị trường xuất hiện tín hiệu bứt phá trong tuần tới.

Canh mua nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản

CTCK MB (MBS)

Về kỹ thuật, VN-Index đã tăng 4/5 phiên tuần vừa qua, ngược dòng so với các chỉ số trong khu vực cũng như trên thế giới.

Dù chỉ số đi ngang nhưng đã có nhiều nhóm cổ phiếu đã vượt đỉnh kể từ đầu năm. Với thanh khoản đã tăng như trong tuần này, nhiều khả năng thị trường sẽ có cơ hội kiểm định lại vùng đỉnh cũ ở 1.536 điểm trong tuần sau.

Nhà đầu tư có thể canh mua nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản, năng lượng, hoặc nhóm chứng khoán, bất động sản,… trong các nhịp điều chỉnh trong phiên.

Tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Vùng cản gần quanh 1.520 điểm cùng với áp lực bán cân tỷ trọng sau một phiên hồi phục tích cực đang gây cản trở cho đà đi lên của chỉ số.

Mặc dù VN-Index có thể còn phải trải qua các nhịp điều chỉnh rung lắc trong phiên kế tiếp cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sau đó vẫn đang được đánh giá cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể gia tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ với các cổ phiếu mục tiêu.

Biến động trong vùng 1.500-1.505 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Trong phiên cuối tuần trước, ngưỡng 1.505 điểm có lẽ tồn tại một lực cản vô hình khiến VN-Index cứ mãi loanh quanh ở khu vực này mà không thể bứt phá mạnh mẽ. Nhóm cổ phiếu chứng khoán, phân bón và một số mã mid-cap, penny ngành bất động sản, xây dựng có một phiên giao dịch tích cực.

Tuy nhiên, những cổ phiếu nhóm hàng hóa vừa đánh trống phất cờ trong phiên trước như thép, dầu khí, than lại gặp phải áp lực chốt lời khiến thị trường thiếu động lực bứt phá. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 14/19 ngành tăng điểm.

Trong những phiên tiếp theo, VN-Index có lẽ sẽ tiếp tục biến động trong vùng 1.500-1.505 điểm.

Tín hiệu tăng điểm chưa hoàn toàn rõ ràng

CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Trong phiên cuối tuần trước, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh dù đà tăng đã chững lại khá nhiều so với phiên trước đó. Nhưng đây vẫn là một kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường châu Á đều giảm khá sâu trong phiên hôm nay.

Dù VN-Index chinh phục thành công ngưỡng tâm lý 1.500 điểm, nhưng tín hiệu tăng điểm chưa hoàn toàn rõ ràng. Song chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực của thị trường với kỳ vọng chỉ số sẽ vượt mức đỉnh lịch sử và hướng đến ngưỡng kháng cự cao hơn 1.565-1.595 điểm.

Một số cổ phiếu bứt phá đáng chú ý theo quan điểm của chúng tôi trong phiên cuối tuần trước: C32, NHA, C4G…

Ưu tiên những cổ phiếu có tín hiệu tích cực và đang thu hút dòng tiền

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Nhìn chung, diễn biến phiên giao dịch cuối tuần khá trầm lắng khi không có chuyển biến nào quá nổi trội ở các nhóm ngành, bất chấp tín hiệu tương đối tích cực trong phiên trước.

Hiện tượng phân hóa tiếp tục là điểm nhấn và gây khó khăn cho diễn biến hồi phục của thị trường. Nếu bỏ qua giá trị giao dịch của VPB, thị trường giằng co ở vùng giá cao với khối lượng trung bình, cho thấy dòng tiền vẫn đang thận trọng trước vùng cản 1.510-1.515 điểm. Dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục chịu sức ép từ vùng cản này.

Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc các yếu tố rủi ro và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý. Đồng thời nên ưu tiên những cổ phiếu có tín hiệu tích cực từ vùng tích lũy và đang thu hút dòng tiền.

Lạc Nhạn

Thị trường chứng khoán 7/3/2022: VN-Index mất mốc 1.500 điểm

(VOH) - Phiên giao dịch chiều ngày 7/3, áp lực bán trong phiên đầu tuần đang khiến chỉ số tạm rời mốc 1.500 điểm.

Dòng tiền phân hóa cao và tập trung ở nhóm các nhóm ngành được hưởng lợi ngắn hạn từ bão tăng giá hàng hóa như phân đạm, hóa chất, thép, dầu khí, than,...

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7 3 2022
Biến động VN-Index trong phiên giao dịch chiều ngày 7/3/2022. (Ảnh chụp từ màn hình stockbiz)

Các cổ phiếu hàng hóa cơ bản vẫn là tâm điểm hút tiền trong phiên giao dịch chiều này. Trong khi nhiều cổ phiếu thép, dầu khí, phân bón tím ngắt với khối lượng dư mua lên đến vài triệu đơn vị.

Tuy nhiên, nỗ lực của các nhóm ngành trên không đủ để níu lại sắc xanh cho thị trường. Hai nhóm vốn hóa lớn nhất là ngân hàng và bất động sản đồng loạt chiều chỉnh, kéo VN-Index mất khá nhiều điểm.

Thanh khoản thị trường tăng nhẹ trong phiên chiều, kéo giá trị giao dịch trên HOSE lên 31.447 tỷ đồng, tăng 6,3% so với phiên trước. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 37.963 tỷ đồng.

Kết phiên 7/3, VN-Index giảm 6,28 điểm (0,42%) còn 1.499,05 điểm, HNX-Index tăng 2,27 điểm (0,5%) lên 452,86 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,06%) xuống 113,22 điểm.

----------

Phiên giao dịch sáng ngày 7/3, thị trường chao đảo ngay đầu phiên do các thông tin kém sắc từ thị trường chứng khoán thế giới.

Nhóm vốn hóa lớn đổ dốc, có thời điểm mất gần 20 điểm.

VHM và VIC tiếp tục là lực cản lớn nhất của thị trường.

Tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, HQC, HAG, HNG, ITA, GEX,... tiếp tục là những cái tên nằm trong Top khối lượng giao dịch lớn trên thị trường sáng nay.

Họ dầu khí cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho đà tăng của VN-Index. Tương tự, đối với nhóm thép, phân bón với sắc xanh tím phủ kín trên toàn thị trường.

Chiều ngược lại, cổ phiếu của các ngân hàng vẫn là lực cản chính trên thị trường. Các mã trụ như BID, VCB, CTG, TPB, ACB, MBB đua nhau giảm giá và gây áp lực lớn trên thị trường chung.

Trong khi đó, cổ phiếu phân bón vẫn tiếp tục bứt phá với loạt mã bứt phá như LAS, SFG, BFC, thậm chí DCM, DPM và VAF tăng kịch trần.

Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 728 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt gần 22.534 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt 18.353 tỷ đồng, hụt gần 500 tỷ đồng so với phiên thứ Sáu tuần trước.

Dừng phiên sáng 7/3, VN-Index giảm 1,33 điểm (0,09%) còn 1.504 điểm, HNX-Index tăng 2,35 điểm (0,52%) lên 452,94 điểm, UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (0,11%) lên 113,41 điểm.