Những phát minh mới nhất về y học

1. Ống nghe (phát minh năm 1815)

Trước khi phát minh ra ống nghe, các bác sĩ chỉ có thể đặt tai vào ngực bệnh nhân để nghe nhịp tim và phổi. Tuy nhiên, đây là phương pháp không mấy hiệu quả.

Trong một lần thăm khám theo phương pháp trên, bác sĩ người Pháp René Laënnec đã cố gắng nghe nhịp tim của một bệnh nhân có lớp mỡ khá dày và không thể nghe thấy nhịp tim của anh ấy. Điều này đã thôi thúc ông phát triển ra chiếc ống nghe đầu tiên, một ống gỗ hình chiếc kén, có tác dụng khuếch đại âm thanh của tim và phổi. Sáng kiến khuếch đại âm thanh này đã dẫn đến phiên bản ống nghe mà chúng ta biết ngày nay.

2. Thuốc mê (phát minh năm 1846)

Từ xa xưa đã có muôn vàn hình thức gây mê được thử nghiệm. Thế nhưng vào năm 1846, một nha sĩ tên William TG Morton là người đầu tiên chứng minh việc sử dụng Ether gây mê trong phẫu thuật. Sự kiện này đánh dấu cho phương pháp gây mê hiện đại, cho phép điều trị không gây đau đớn cho bệnh nhân, ngay cả khi bác sĩ phải thực hiện những ca phẫu thuật phức tạp.

3. Tia X (phát minh năm 1895)

Trước khi có máy chụp X-quang, việc chuẩn đoán và điều trị chấn thương là vô cùng khó khăn đối với các bác sĩ. Phải đến năm 1895, nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra tia X, mọi vấn đề phức tạp mới được giải quyết một cách đơn giản. Vào thời điểm đó, tia X kì diệu đến mức nhiều người không tin vào những báo cáo ban đầu của nhà khoa học. Ngày nay, X-quang là một kỹ thuật hình ảnh mạnh mẽ, được sử dụng trong việc thăm khám, điều trị và dùng trong các cuộc phẫu thuật. CT, xạ trị và soi huỳnh quang đều dựa trên tia X.

4. Thuốc kháng sinh (phát minh năm 1907)

Kỷ nguyên của thuốc kháng sinh bắt đầu với sự tổng hợp Salvarsan (nay được gọi là Arsphenamine) của Alfred Bertheim và Paul Ehrlich vào năm 1907. Thuốc được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên cho bệnh giang mai, đánh dấu sự khởi đầu của điều trị kháng khuẩn. Năm 1928, Alexander Fleming ghi nhận tác dụng kháng khuẩn mà nấm Penicillium gây ra (tiêu diệt vi khuẩn trong đĩa Petri), đánh dấu sự khởi đầu của Penicillin. Thuốc kháng sinh chỉ bắt đầu được sử dụng phổ biến sau năm 1945 khi các phương pháp sản xuất hàng loạt để sản xuất Penicillin trở nên phổ biến.

Thuốc kháng sinh đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học hiện đại, vì chúng cho phép điều trị và phục hồi các bệnh thường gây tử vong trước đây. Cùng với tiêm chủng, thuốc kháng sinh đã tạo điều kiện cho việc tiêu diệt gần như xóa sổ các bệnh dịch như bệnh lao. Thật khó để tưởng tượng thế giới của chúng ta mà không có kháng sinh trong đó. Ngày nay, cộng đồng y tế đang xem xét nghiên cứu các vi khuẩn kháng thuốc đã phát triển do lạm dụng thuốc kháng sinh.

5. Ống thông dùng 1 lần (phát minh năm 1944)

Hầu hết các đổi mới y học được tiên phong bởi những người có học vấn cao, nhưng trong trường hợp này, điều ngược lại đã xảy ra. Ống thông dùng một lần được phát minh bởi David S. Sheridan, người chỉ mới học lớp 8 và đang làm việc trong một doanh nghiệp sửa chữa sàn nhà vào thời điểm đó.

Sheridan đã tạo ra một ống nhựa rỗng được thiết kế để bỏ đi sau một lần sử dụng. Sau đó, ông đã nắm giữ hơn 50 bằng sáng chế trước khi qua đời vào năm 2004 ở tuổi 95.

6. Máy khử rung tim (phát minh năm 1947)

Máy khử rung tim là một trong những phát minh kỳ diệu nhất và khái niệm ý tưởng về khử rung tim đã được biết đến trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, phải đến khi Claude Beck, một bác sĩ phẫu thuật tim mạch ở Cleveland, khử rung tim thành công cho một bệnh nhân cận kề cái chết thì loại máy này mới được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Ngày nay, máy khử rung tim được sử dụng hàng ngày trên khắp thế giới và đã cứu hàng triệu người thoát khỏi tay “Thần chết”.

7. CT Scanner (phát minh vào năm 1971) và MRI (phát minh vào năm 1978)

Việc phát minh ra tia X đã tạo ra một cuộc cách mạng về chi tiết của một cuộc kiểm tra, các nhà y tế muốn tiếp cận với chi tiết hơn nữa - dẫn đến việc phát minh ra máy quét CT, hiển thị các lớp khác nhau trong nhiều hình ảnh X-quang.

Tiến sĩ Godfrey Hounsfield đã phát triển máy quét CT đầu tiên được thử nghiệm trên một bệnh nhân ở London. Sau đó, ông đã nhận được giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1979 cho sáng chế này.

Sau khi phát minh ra máy quét CT, Tiến sĩ Raymond V. Damadian đã cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật sử dụng cộng hưởng từ hạt nhân để phân biệt giữa mô bình thường và mô ung thư. Điều này sau đó đã phát triển thành MRI và cải thiện hoàn toàn việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới.

Có những thiết bị y tế mà mọi người đã quá quen thuộc đến mức thường xem nhẹ chúng. Hãy cùng điểm qua những bước tiến vĩ đại và đột phá đã cứu giúp sinh mạng hàng triệu con người trong suốt lịch sử.

Khoa học không ngừng phát triển, và có thể nói rằng y học là một trong những lĩnh vực tiến bộ nhất. Suốt nhiều năm qua, những bước đột phá trong y học đã đưa ra phương án thay thế cho một quy trình khô khan, buồn tẻ hoặc tìm ra giải pháp cho các vấn đề vốn tưởng như nan giải. Chúng ta hãy cùng điểm lại những phát minh y học đã cách mạng hóa lịch sử y học thế giới.

Nhiệt kế là một thiết bị y tế vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn chưa xác định được ai đã là người đã nảy ra ý tưởng tuyệt vời này. Mặc dù Galileo đã phát minh thiết bị đo nhiệt độ vào cuối những năm 1500 song chiếc nhiệt kế thủy ngân đầu tiên của Gabriel Fahrenheit vào năm 1714 mới là thành tựu được ứng dụng đến nay. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên nguyên tắc giãn nở vì nhiệt của các chất. Tuy nhiên, hiện nay nhiệt kế điện tử đang được ưu tiên hơn nhiệt kế thủy ngân vì tính an toàn và tiện lợi của loại sản phẩm này.

2. Ống nghe

Trước kia, khi chưa có ống nghe, bác sĩ thường phải áp tai vào lồng ngực để lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân. Đây rõ ràng là một biện pháp thô sơ và kém hiệu quả bởi nếu bệnh nhân có lớp mỡ dày thì kết quả sẽ có sai số rất đáng kể. Bác sĩ người Pháp René Laënnec đã gặp phải trường hợp oái ăm như vậy, khi ông gặp khó khăn cho việc đánh giá nhịp tim chính xác cho một bệnh nhân với thân hình quá khổ. Do đó, ông đã phát minh ra một chiếc ‘ống nghe’ có hình dạng như một chiếc kèn gỗ để khuếch đại âm thanh phát ra từ phổi và tim. Nguyên lí đó vẫn được duy trì đến ngày nay, với những thiết bị ống nghe tân tiến hơn.

3. Chụp X-quang

Thật khó để chẩn đoán và điều trị những chấn thương phổ biến như gãy xương, trật khớp một cách chính xác mà không có công nghệ hình ảnh X-quang. Tuy nhiên, phương pháp này lại là một phát hiện ngẫu nhiên của nhà vật lí người Đức tên Wilhelm Conrad Röntgen. Khi ông đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng. Phát kiến trên đã đạt được giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1901.

4. Thuốc kháng sinh

Khi nói đến thuốc kháng sinh, chúng ta thường nhắc đến Penicillin của Alexander Fleming vào năm 1928. Trên thực tế, Salvarsan là loại thuốc kháng khuẩn tổng hợp đầu tiên được chế tạo bởi Alfred Bertheim và Paul Ehrlich để điều trị giang mai và kháng khuẩn vào năm 1907. Salvarsan được ứng dụng để điều trị giang mai trong suốt nửa đầu thế kỉ 20 và đến nay, thuốc này được gọi là Arsphenamine. Trong thời đại ngày nay, kháng sinh cùng vắc xin đã giúp điều trị vô số bệnh như lao, dại hay viêm não Nhật Bản.

5. Kim tiêm

Trước khi chiếc kim tiêm nhỏ gọn ra đời, các bác sĩ đã sử dụng những dụng cụ rỗng thô sơ và thậm chí cả ống lông ngỗng để tiêm tĩnh mạch. Mãi đến những năm 1800, Alexander Wood và Charles Pravaz đã lần lượt đưa ra phát minh về kim tiêm dưới da và ống tiêm xi-lanh hiện đại. Những chiếc kim này giúp cung cấp liều lượng thuốc chính xác trong điều trị, ít mang lại cảm giác đau đớn cho bệnh nhân và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

6. Kính mắt

Hiện chưa có thông tin cụ thể nào về người đã phát minh ra sản phẩm nhỏ bé nhưng phủ sóng toàn cầu này. Chỉ biết rằng nhiều thế kỷ trước, các học giả và nhà sư thường sử dụng một dạng kính mắt với gọng kính được đặt trước mắt và cân bằng trước mũi (không có càng kính đặt ở hai bên tai) để nhìn. Đến năm 1800, khi ngành công nghiệp xuất bản phát triển và số người mắc tật cận thị cũng ngày một nhiều lên thì kính đeo mắt đã trở thành sản phẩm được bày bán đại trà.

7. Máy tạo nhịp tim

Phát minh quan trọng này là thành quả của hai nhà khoa học Úc, Mark C. Lidwill và nhà vật lý Edgar H. Booth vào năm 1926. Nguyên mẫu của họ là một thiết bị cầm tay bao gồm hai cực với một cực được nối với miếng da giả trong dung dịch muối ngâm và cực còn lại nối với một cây kim được đưa vào buồng tim bệnh nhân. Tuy rằng kết cấu có phần thô sơ nhưng phát minh của cả hai đã thành công vãn hồi sự sống cho một em bé suýt bị chết non. Cho đến ngày nay, chiếc máy tạo nhịp tim đã tinh vi hơn với tuổi thọ pin trung bình lên đến 20 năm.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Vắcxin (năm 1796)

Năm 1796, Edward Jenner (Anh) thử nghiệm phương pháp tiêm chủng để chế ngự virus đậu mùa. Kể từ đó, vắcxin được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả.Bệnh đậu mùa cướp đi nhiều sinh mạng trong suốt 2 thế kỷ 17-18, đã được loại bỏ hoàn toàn nhờ vắcxin.

Sau đó rất nhiều loại vắcxin khác được bào chế chống các bệnh nguy hiểm trên thế giới, trong đó có đậu mùa, dại, lao và tả. Ngày nay vắcxin được xem là phát minh quan trọng của loài người, giúp phòng ngừa rất nhiều bệnh lây nhiễm lẫn không lây nhiễm.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Thuốc gây mê (năm 1846)

Từ trước công nguyên, con người đã tiến hành nhiều thí nghiệm về thuốc gây mê. Năm 1846, bác sĩ William T. G. Morton (Mỹ) mới sử dụng thành công chất gây mê ether trong phẫu thuật, mở ra một trang mới cho lịch sử y học. Không lâu sau đó, chloroform, một chất có khả năng gây mê nhanh hơn được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên chloroform mang lại nhiều rủi ro cho bệnh nhân, một vài trường hợp tử vong nên bị cấm sử dụng.

Hơn 150 năm trôi qua, các loại thuốc gây mê an toàn hơn được phát triển, giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi phẫu thuật.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Lý thuyết mầm bệnh (năm 1861)

Trước khi lý thuyết mầm bệnh được đưa ra, nhiều người tin rằng nguồn gốc của bệnh tật là "sự tự phát". Nói cách khác, các bác sĩ thời xưa cho rằng bệnh tật có thể tự xuất hiện trong không khí, thay vì lan truyền trong không khí hoặc lây nhiễm qua tiếp xúc da trực tiếp.

Năm 1861, bằng một thí nghiệm đơn giản, nhà vi trùng học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm là do mầm bệnh tấn công con người. Phát hiện này đánh dấu mốc quan trọng lịch sử y học, làm thay đổi cách chữa trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh, ngăn ngừa các dịch bệnh cướp đi hàng nghìn sinh mạng mỗi năm như dịch hạch, bệnh lỵ và sốt thương hàn.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Ảnh y khoa (năm 1895)

Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa đầu tiên trong lịch sử. Năm 1895, nhà vật lý học người Đức Wilhelm Conrad Rӧntgen tình cờ phát hiện kỹ thuật này khi đang thí nghiệm cho dòng điện qua các ống tia âm cực. Chỉ qua một đêm, phát hiện của ông đã thay đổi hoàn toàn ngành y học. Năm 1896, bệnh viện Glasgow mở khoa X-quang đầu tiên trên thế giới.

Siêu âm được đưa vào khoa chẩn đoán hình ảnh từ năm 1955. Các bác sĩ dùng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh kỹ thuật, hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Năm 1967, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) được phát minh, sử dụng tia X và máy tính để chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau. Máy chụp CT trở thành công cụ chẩn đoán quan trọng trong y học hiện đại.

Công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) được Paul Lauterbur phát minh năm 1973. Dữ liệu cộng hưởng từ hạt nhân tạo ra hình ảnh chi tiết trong cơ thể, phát hiện khối u, u nang, tổn thương não, tủy sống và một số vấn đề về tim, gan.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Penicillin (năm 1928)

Penicillin là loại thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Khám phá này của nhà khoa học Alexander Fleming (Anh) năm 1928 đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc chiến với những con vi khuẩn chết người.

Hơn 10 năm sau, khám phá của Fleming mới được công nhận, các công ty dược phẩm Mỹ sản xuất penicillin hàng loạt để phục vụ Thế chiến thứ hai.

Sự xuất hiện của penicillin đã cứu hàng triệu người. Thật không may, một số vi khuẩn ngày càng kháng thuốc kháng sinh, ngày nay dẫn đến cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh toàn cầu, thúc đẩy ngành y dược nhanh chóng tìm ra cách điều trị tình trạng kháng vi khuẩn.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Cấy ghép tạng (năm 1954)

Tháng 12/1954, ca phẫu thuật ghép thận thành công đầu tiên được bác sĩ Joseph Murray và bác sĩ David Hume thực hiện tại Boston (Mỹ). Trước đó, đã có nhiều ca phẫu thuật cấy ghép khác nhưng đều thất bại.

Năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên được tiến hành. Năm năm sau, ghép tuyến tụy/thận được thực hiện thành công, tiếp đó là phẫu thuật ghép gan, tim năm 1967.

Các ca cấy ghép tạng ngày càng phức tạp hơn. Năm 1998, các bác sĩ đã thành công khi ghép bàn tay, năm 2010 phẫu thuật ghép hoàn toàn khuôn mặt.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Thuốc kháng virus (thập niên 1960)

Thuốc kháng virus xuất hiện vào những năm 1960, ngăn chặn sự lây lan các bệnh do virus và kích thích hệ miễn dịch tấn công mầm bệnh. Thuốc kháng virus có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và kiểm soát HIV/AIDS, Ebola và bệnh dại.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Liệu pháp tế bào gốc (thập niên 1970)

Tác dụng của tế bào gốc trong máu cuống rốn được phát hiện vào cuối những năm 1970. Tế bào gốc có hai điểm đặc trưng, là các tế bào không chuyên biệt có thể tự làm mới thông qua sự phân chia ngay cả khi không hoạt động. Trong một số điều kiện nhất định, chúng có thể được sử dụng để tạo ra bất kỳ loại tế bào con người nào.

Liệu pháp tế bào gốc hiện được sử dụng trong cấy ghép tủy xương, điều trị các rối loạn máu như bạch cầu, chấn thương tủy sống, bệnh thần kinh như Alzheimer, Parkinson, đột quỵ. Tuy nhiên, do vấn đề đạo đức, các nhà nghiên cứu có thể gặp nhiều trở ngại khi phát triển phương thức chữa bệnh dựa trên liệu pháp tế bào gốc.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Liệu pháp miễn dịch (thập niên 1970)

Liệu pháp miễn dịch, phương pháp kích thích hệ miễn dịch để chống lại bệnh, được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ trước. Năm 1890 nhà nghiên cứu William B. Coley (Mỹ) đã tiêm vi khuẩn không hoạt động vào các khối u ung thư và đạt được hiệu quả chữa trị một số bệnh nhân. Những năm 1950, liệu pháp miễn dịch mới có bước tiến quan trọng, đặc biệt trong điều trị ung thư.

Trong một thập kỷ qua, liệu pháp miễn dịch trở thành một trong những liệu pháp điều trị ung thư nổi bật.

Những phát minh mới nhất về y học

Những phát minh mới nhất về y học

Trí tuệ nhân tạo (thế kỷ 21)

Mười năm qua, việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi đáng kể chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Loài người đang tìm kiếm cách chẩn đoán, điều trị, ngăn ngừa bệnh tật nhanh và thông minh hơn. Những thành tựu bước đầu của trí tuệ nhân tạo hiện được ứng dụng trong y học như công cụ chẩn đoán phát hiện những khối u ác tính mà mắt thường không phát hiện được, hệ thống tự động hóa đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư...

Lê Hằng (TheoProclinical)