Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một an

Phương trình có dạng \(ax+b=0\), với \(a\) và \(b\) là các số cho trước và \(a\ne0\), được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ:

+) Phương trình \(2x+5=0\) là một phương trình bậc nhất một ẩn.

+) Phương trình \(3-5y=0\) là một phương trình bậc nhất một ẩn.

+) Phương trình \(4+2t=0\) là một phương trình bậc nhất một ẩn.

@58434@

Để giải các phương trình bậc nhất một ẩn, ta thường dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân (nêu ở phần sau)

2. Quy tắc chuyển vế

Quy tắc:

Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ: Với phương trình \(x+2=0\), ta có thể chuyển vế hạng tử \(+2\) và đổi dấu của nó thành \(-2\), ta được \(x=-2\).

Có thể viết thành: \(x+2=0\Leftrightarrow x=-2\)

Ví dụ: 

+) \(x-4=0\) \(\Leftrightarrow x=-4\)

+) \(\dfrac{3}{4}-x=0\) \(\Leftrightarrow\dfrac{3}{4}=x\) hay \(x=\dfrac{3}{4}\)

+) \(0,5+x=0\Leftrightarrow x=-0,5\)

3. Quy tắc nhân với một số

Quy tắc:

Trong cùng một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế của nó với cùng một số khác 0.

Ví dụ: Đối với phương trình \(2x=6\), ta có thể nhân cả 2 vế với cùng một số \(\dfrac{1}{2}\), ta được \(2x.\dfrac{1}{2}=6.\dfrac{1}{2}\) hay \(x=3\)

Ví dụ:

+) \(3x=5\) \(\Leftrightarrow3x.\dfrac{1}{3}=5.\dfrac{1}{3}\Leftrightarrow x=\dfrac{5}{3}\)

+) \(\dfrac{1}{3}x=4\Leftrightarrow\dfrac{1}{3}x.3=4.3\Leftrightarrow x=12\)

Chú ý rằng, trong ví dụ trên, khi nhân cả 2 vế với cùng một số \(\dfrac{1}{2}\) cũng có nghĩa là ta chia cả 2 vế cho cùng một số là 2.

Quy tắc nhân còn có thể phát biểu:

Trong một phương trình, ta có thể chia cả 2 vế của nó cho cùng một số khác 0.

Ví dụ:

+) \(4x=7\Leftrightarrow\dfrac{4x}{4}=\dfrac{7}{4}\Leftrightarrow x=\dfrac{7}{4}\)

+) \(-2,5x=10\Leftrightarrow\dfrac{-2,5x}{-2,5}=\dfrac{10}{-2,5}\Leftrightarrow x=-4\)

@58431@

Ta thừa nhận rằng: Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.

Ví dụ 1: Giải phương trình \(3x-9=0\).

Ta có: \(3x-9=0\)

      \(\Leftrightarrow3x=9\)  (thực hiện chuyển vế hạng tử +9 và đổi dấu thành -9)

      \(\Leftrightarrow x=3\)  (chia cả 2 vế cho 3)

Kết luận: Phương trình có nghiệm duy nhất là \(x=3\).

Ví dụ 2: Giải phương trình \(1-\dfrac{7}{3}x=0\).

Ta có: \(1-\dfrac{7}{3}x=0\) 

       \(\Leftrightarrow-\dfrac{7}{3}x=-1\)

       \(\Leftrightarrow x=\left(-1\right):\left(\dfrac{-7}{3}\right)\)

       \(\Leftrightarrow x=\dfrac{3}{7}\)

Kết luận: Tập nghiệm của phương trình là \(S=\left\{\dfrac{3}{7}\right\}\)

Tổng quát:

Phương trình \(ax+b=0\) (\(a\ne0\)) được giải như sau:

\(ax+b=0\) \(\Leftrightarrow ax=-b\Leftrightarrow x=\dfrac{-b}{a}\).

Ví dụ 1: Giải phương trình \(10-4x=2x-3\).

Ta có: \(10-4x=2x-3\)

     \(\Leftrightarrow-4x-2x=-3-10\)

     \(\Leftrightarrow-6x=-13\)

     \(\Leftrightarrow x=\dfrac{-13}{-6}\)

     \(\Leftrightarrow x=\dfrac{13}{6}\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S=\left\{\dfrac{13}{6}\right\}\)

Ví dụ 2: Giải phương trình \(\left(x+1\right)^2=x\left(x-2\right)+3\)

Ta có: \(\left(x+1\right)^2=x\left(x-2\right)+3\)

     \(\Leftrightarrow x^2+2x+1=x^2-2x+3\)

     \(\Leftrightarrow x^2+2x-x^2+2x=3-1\)

     \(\Leftrightarrow4x=2\)

     \(\Leftrightarrow x=\dfrac{1}{2}\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S=\left\{\dfrac{1}{2}\right\}\).

@58432@

Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một an

Lý thuyết, các dạng bài tập Toán 8Toán 8 Tập 1I. Lý thuyết & trắc nghiệm theo bàiII. Các dạng bài tậpI. Lý thuyết & trắc nghiệm theo bàiII. Các dạng bài tậpToán 8 Tập 1I. Lý thuyết & trắc nghiệm theo bài họcII. Các dạng bài tậpLý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải hay, chi tiết Trang trước

Trang sau

Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Bài giảng: Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải – Cô Phạm Thị Huệ Chi (Giáo viên lingocard.vn)

A. Lý thuyết

1.Định nghĩa về phương trình bậc nhất một ẩn

Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Đang xem: định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn ví dụ

Ví dụ:

Phương trình 2x – 3 = 0 là phương trình bậc nhất ẩn x.

Phương trình y – 4 = 2 là phương trình bậc nhất ẩn y.

2.Hai quy tắc biến đổi phương trình

a)Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ: Giải phương trình x + 3 = 0

Hướng dẫn:

Ta có x + 3 = 0 ⇔ x = – 3. (chuyển hạng tử + 3 từ vế trái sang vế phải và đổi thành – 3 ta được x = – 3 )

b)Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.

Ví dụ: Giải phương trình x/2 = – 2.

Hướng dẫn:

Ta có x/2 = – 2 ⇔ 2.x/2 = – 2.2 ⇔ x = – 4. (nhân cả hai vế với số 2 ta được x = – 4 )

3.Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn

Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Cách giải:

Bước 1: Chuyển vế ax = – b.

Bước 2: Chia hai vế cho a ta được: x = – b/a.

Bước 3: Kết luận nghiệm: S = { – b/a }.

Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:

ax + b = 0 ⇔ ax = – b ⇔ x = – b/a.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { – b/a }.

Ví dụ: Giải các phương trình sau

a) 2x – 3 = 3.

b) x – 7 = 4.

Xem thêm: Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Tốt Trong Cuộc Sống Hôm Nay, Tailieuxanh

Hướng dẫn:

a)Ta có: 2x – 3 = 3 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 6/2 = 3.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = { 3 }.

b)Ta có x – 7 = 4 ⇔ x = 4 + 7 ⇔ x = 11.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { 11 }

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Giải các phương trình sau:

Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một an

a) 7x – 35 = 0

b) 4x – x – 18 = 0

c) x – 6 = 8 – x

Hướng dẫn:

a)Ta có: 7x – 35 = 0 ⇔ 7x = 35 ⇔ x = 35/7 = 5.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 5.

b)Ta có: 4x – x – 18 = 0 ⇔ 3x – 18 = 0 ⇔ 3x = 18 ⇔ x = 18/3 = 6.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 6.

c)Ta có: x – 6 = 8 – x ⇔ 2x = 14 ⇔ x = 14/2 = 7.

Vậy phương trình có nghiệm là x = 7.

Bài 2:

a)Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau nhận x = – 5 làm nghiệm: 2x – 3m = x + 9.

b)Tìm giá trị của m, biết rằng phương trình: 5x + 2m = 23 nhận x = 2 làm nghiệm

Hướng dẫn:

a)Phương trình 2x – 3m = x + 9 có nghiệm là x = – 5

Khi đó ta có: 2.( – 5 ) – 3m = – 5 + 9 ⇔ – 10 – 3m = 4

⇔ – 3m = 14 ⇔ m = – 14/3.

Vậy m = – 14/3 là giá trị cần tìm.

b)Phương trình 5x + 2m = 23 có nghiệm là x = 2

Khi đó ta có: 5.2 + 2m = 23 ⇔ 2m = 23 – 10

⇔ 2m = 13 ⇔ m = 13/2.

Xem thêm: Cho Hàm Số Nghiệm Thực Của Phương Trình Là Gì, Nghiệm Thực Là Gì

Vậy m = 13/2 là giá trị cần tìm.

Bài giảng: Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải – Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên lingocard.vn)

GIẢM GIÁ 75% KHÓA HỌC lingocard.vn HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 8 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình