Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi

skkn tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo từ 5- 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.43 KB, 37 trang )

Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lí do chọ đề tài Trang 2-3
PHẦN NỘI DUNG
I-Lí luận và thực trạng
1- Lí luận Trang 3-4
2-Thực trạng Trang 5
2.1-Thuận lợi Trang 5
2.2- Khó khăn Trang 5
II-Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
1- Tổ chưc trò chơi dân gian phù hợp với đội tuổi Trang 5-6
2- Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề Trang 6-10
3- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi
cho trẻ chơi
Trang 10-18
4- Tổ chức trò chơi dân gian mọi lúc mọi nơi Trang 19-20
5-Phối hợp phụ huynh tổ chức trò chơi dân gian Trang 20
III-Kết quả Trang 20-21
IV- Điều kiện ứng dụng vào thực tế Trang 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I-Kết luận Trang 22
II-Kiến nghị Trang 23
Tài liệu tham khảo & phụ lục hình ảnh Trang 23-29
PHẦN MỞ ĐẦU
I-Lí do chọn đề tài:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 1
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi.Trẻ em không chỉ cần
được chăm sóc sức khỏe,được học tập mà quan trọng là được thỏa mản nhu cầu
vui chơi giải trí .Cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi , nhất là đối


với trẻ mẫu giáo thì hoạt động chủ yếu của trẻ là “ học mà chơi, chơi mà học”
qua việc chơi trẻ sẽ nhận thức rõ ràng về môi trường quanh mình .
Mỗi người chúng ta ai cũng từng là một đứa trẻ và từng chơi những trò
chơi của trẻ . Những động tác đưa đẩy của kéo cưa lừa xẻ hay những bước nhảy
lò cò của trò chơi nhảy lò cò , hay những cú ném vòng chơi ném vòng… tất cả
như một bức tranh cuộc sống sinh động . Những trò chơi dân gian bình dị ấy
chính là nhưng bài học thường thức dạy cho trẻ làm quen và quan sát những gì
gần gũi , đơn giản xung quanh trẻ
Trò chơi dân gian là di sản văn hóa của dân tộc được kết thành từ quá trình
lao động , sinh hoạt hàng ngày nó tích tụ cả trí tuệ ,niềm vui sống của bao thế
hệ , trò chơi dân gian mang lại cho trẻ nhiều điều bổ ích , thú vị làm cho thế giới
xung quanh trẻ tươi đẹp hơn, làm giàu vốn cảm xúc , tình cảm trí tuệ cho trẻ em.
Trên thế giới này không có một dân tộc nào không có trò chơi riêng của con em
mình , bởi vì tất cả trẻ em đều cần chơi để lớn lên do vậy chính các em đã tạo ra
các trò chơi và hướng dẫn cho nhau chuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác từ
vùng này dẫn sang vùng khác .Một đặc trưng quan trọng khiến cho các trò chơi
dân gian dễ dàng đi vào đời sống tâm hồn của mỗi đứa trẻ, đó là các trò chơi
dân gian thường rất đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi
mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ
trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể
nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi Mà cũng thật lạ
với bọn trẻ, có thể hôm nay chơi chán trò này, nhưng ngày mai chúng lại cảm
thấy thích thú, lại cảm thấy hào hứng với chính trò chơi đó, chúng lại chơi, lại
nhảy hết trò này đến trò khác. Có lẽ vì thế mà những trò chơi dân gian có một
sức sống lâu bền trong tâm trí mỗi người.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ em mà nó còn chứa
đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo giàu bản sắc .Đưa trò chơi dân
gian vào chương trình học là quay lại giáo dục truyền thống cho học sinh, nhờ
đó văn hóa truyền thống được lưu truyền cho thế hệ sau
Đúng như lời của PGS.TS Nguyễn Văn Huy phó giám đốc bảo tàng

VHVN: “Cuộc sống đối với trẻ không thể thiếu những trò chơi .Trò chơi dân
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 2
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa
của dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc .Trò chơi dân gian không chỉ
chắp cánh cho tâm hồn trẻ , giúp trẻ phát tiển tư duy ,sáng tạo , mà còn giúp các
em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước .Ngày nay các em ở
một xã hội công nghiệp , chỉ quen với máy móc không có khoảng thời gian chơi
cũng là một thiệt thòi .Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen với
những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và
quên lãng , không chỉ có ở các thành phố mà còn ở các vùng quê .Vì thế giúp
các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một điều cần thiết”
Trò chơi dân gian có vai trò lớn trong việc giáo dục nhân cách văn hóa cho
trẻ trong khi chơi trẻ sẽ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, rèn luyện những thói
quen cần thiếtcho cuộc sống hiện tại, sau này một cách tự nhiên và thoải mái
Trò chơi dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn góp
phần hình thành nhân cách cho trẻ.Trong trò chơi dân gian là một hoạt động có
tác động mạnh mẽ với trẻ em, trứớc hết giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mối
quan hệ chủ yếu của con người : con người- thiên nhiên và con người- xã hội
nói cách khác đó chính là thái độ với sinh thái thiên nhiên và thái độ đối với
sinh thái xã hội
Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại cùng với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và những trò chơi hiện đại thì trò chơi dân gian đang ngày càng
bị mai một và quên lãng không chỉ ở thành phố mà ở nông thôn đang bị đô thị
hóa mạnh mẽ. Trẻ em đang bị lôi cuốn vào những trò chơi trên máy vi tính, trên
mạng internet những tiện ích đó có mặt tốt nhưng nó cũng có mặt xấu như nó
gây hại đến sức khỏe của trẻ đó là chưa kể đến một số trò chơi và đồ chơi mang
tính bạo lực đã gây ra không ích tai nạn cho trẻ khiến cho tâm hồn trẻ thơ trở
nên hung hãn và tàn bạo.Đồ chơi hiện đại có sức hút với trẻ bởi màu sắc và sự
phong phú về chủng loại, màu sắc đẹp, bắt mắt hấp dẫn trẻ , không phủ nhận vai

trò của những đồ chơi đó nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu muốn được
làm những việc như người lớn nhưng chính những đồ chơi hiện đại đó làm nảy
sinh tính ích kỷ ở trẻ , trẻ chỉ muốn độc chiếm chơi một mình không thích chơi
với bạn , trẻ dễ thu mình vào thế giới cô độc của riêng mình mất khả năng hòa
đồng tập thể, đoàn kết,chia sẽ với bạn bè .Do đó việc đưa trò chơi dân gian vào
chương trình giảng dạy , vui chơi giải trí trong nhà trường là một cách để trẻ
rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 3
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thói quen và kỹ năng làm việc, giúp trẻ biết đoàn kết chia sẽ với nhau xây dựng
tinh thần tập thể, biết hoạt động phối hợp làm việctheo nhóm làm nền móng cho
trẻ khi lên học các bậc cao hơn sẽ dễ thích nghi hơn mà còn giúp học sinh rèn
khả năng ứng xử văn hoá trong các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh , bổ
ích , các hoạt động vui chơi giải trí tích cức phù hợp với lứa tuổi, không sa vào
những trò chơi bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội và nhằm hưởng
ứng phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo
Dục & Đào Tạo phát động việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang
nhiều ý nghĩa thiết thực
Để việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả tại các lớp mẫu giáo
5-6 tuổi thì nhà trường cũng như tất cả các giáo viên đều tổ chức các trò chơi
dân gian theo nhiều cách sao cho trẻ không nhàm chán như cho trẻ chơi ở hoạt
động ngoài trời, hoạt động chiều, trong các lễ hội của nhà trường .Nhưng việc tổ
chức trò chơi dân gian thời gian qua cho trẻ 5-6 tuổi chưa thực sự hiệu quả trẻ
vẫn bị cuốn hút bởi trò chơi hiện đại không ham thích trò chơi dân gian .Vì vậy
"biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ" nhằm chia sẽ những kinh nghiệm
về việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo đạt
chất lượng cao hơn.
PHẦN NỘI DUNG
I-Lý luận và thực trạng
1.Lí luận:

Đối với trẻ nhỏ,trẻ luôn có nhu cầu mong muốn được làm những việc giống
như người lớn,chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu
giáo, chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ, chi phối toàn bộ
đời sống tâm lý trẻ và các dạng hoạt động khác.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự
nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá
dân gian.Các trò chơi này găn liền vơi truyền thống văn hóa của dân tộc đã nảy
sinh và phát triển trong suốt quá trình giữ nước và dựng nước của nhân dân ta
Muốn chơi được trò chơi dân gian điều bắt buộc là phải thuộc lời đồng dao,
đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em.Đồng
dao thường là những câu mà không rõ lời , tảng mạn được ghép lại với nhau
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 4
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
không theo một logic nào cả nhưng chính vì thế mà lai trở nên hấp dẫn trẻ.Đồng
dao trước hết là trò chơi chung của trẻ và nó chỉ có giá trị trong một trò chơi cụ
thể chứ không tồn tại độc lập ngoài trò chơi như những bài dân ca khác.Đồng
dao thường mang tính chu kì lặp lại không bao giờ hết , ngôn ngữ của nó kì
quặc nhiều khi chắp vá vào nhau một cách ngẫu nhiên mà khi đọc lên nghe
thuận mồm vui tai gây nên hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi
Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri
thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là thẩm mỹ và giáo dục.
Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục ngữ, ca dao
được, ngôn ngữ đồng dao là một yếu tố hữu cơ của trò chơi dân gian nó đưa trẻ
vào trò chơi một cách nhẹ nhàng có nhịp điệu làm trò chơi của trẻ trở nên hấp
dẫn, nhiều bài đồng dao có lời dí dõm dân dã kích thích trí tưởng tượng của trẻ
qua đó trẻ tiếp thu ngôn ngữ dân gian một cách chân thực, trò chơi dân gian đã
tạo điều kiện kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và ngôn ngữ phát triển
chính là cơ sở phát huy tư duy cho trẻ.
Thông qua trò chơi dân gian có nội dung tốt giúp trẻ nắm những tiêu chuẩn,
hành vi chuẩn mực của con người. Qua trò chơi những phẩm chất của trẻ được

hình thành như lòng dũng cảm, tính trung thực, tính kỹ luật, ý chí quyết thắng
của trẻ.Trong trò chơi ai ai cũng tỏ ra cố gắng hết sức mình, khi tham gia vào
trò chơi dân gian mỗi thanh viên trong cuộc chơi chỉ tồn tại được trong mối
quan hệ mật thiết với tập thể bởi ai cũng sẵn sàng làm hết mình để mang lại
thành tích chung cho tập thể, một cử chỉ hành vi đúng mực , việc giúp đỡ bạn
trong quá trình chơi , cùng nhau tạo ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá
trình chơi cùng hát đọc đồng dao khi chơi đều có tác dụng tốt đối với việc bồi
dưỡng cho trẻ những cảm xúc thẫm mỹ. Khi tham gia vào trong trò chơi dân
gian trẻ được phát triển thể lực cũng cố sức khỏe chủ yếu ảnh hưởng đến các tác
động của tay, chân mình giúp cho cơ bắp phát triển, máu được lưu thông sự thở
và quá trình trao đổi chất đều tốt hơn.Ngoài ra thông qua trò chơi dân gian còn
hình thành ở trẻ một số kỹ năng chính xác và một số tố chất khác như nhanh
nhẹn, khéo léo bền bĩ dẻo dai
Trẻ học từ người lớn , bắt chước người lớn để tập cho mình những kỹ năng
nhất định.Do khả năng còn non yếu chưa thể làm những công việc đó một cách
thực sự nên trẻ em phải làm giả vờ - trò chơi xuất hiện để thoả mãn nguyện
vọng của chúng là muốn sống và làm việc như người lớn.Thông qua trò chơi mà
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 5
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trẻ em tập làm quen với các hoạt động sản xuất và cách ứng xử của người lớn
trong xã hội mà sau này các em sẽ hòa nhập
Trò chơi dân gian nằm trong hoạt động vui chơi của trẻ .Nó mang nhiều
chức năng và mục đích giáo dục .Nó nhằm thỏa mãn và phát triển nhu cầu, năng
lực sáng tạo của trẻ , thỏa mãn nhu cầu vận động , nhu cầu tìm hiểu thế giới
xung quanh , nhu cầu giao tiếp giữa cong người với cong người giữa con người
với thiên nhiên góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết công đồng , giáo dục các
chuẩn mực xã hội và các quy định trong mối quan hệ giữa các vai đóng trong
trò chơi , rèn luyện ý thưc kĩ luật thông qua cách chơi, luật chơi
Khi chơi trẻ có nhu cầu hợp tác và chịu sự phân công của nhóm bạn chơi.Từ
đó trò chơi bắt đầu mang tính cộng đồng. Những trò chơi đó tập cho trẻ em biết

tuân theo những quy ước của cuộc chơi. Các em buộc phải chấp nhận sự “được”
và “thua” và phải chịu phạt khi bị thua, đồng thời phải chịu phục tùng những
đứa trẻ cầm đầu. Trẻ nào vi phạm những quy ước đó thì bị coi là “ăn gian” và bị
cả nhóm chơi đuổi ra khỏi cuộc.
Trò chơi không những tập luyện cho trẻ em làm quen với sự khéo léo tay
chân để sau này có thói quen lao động, mà còn là cả một môi trường rèn luyện
nhân cách, rèn luyện thể lực, tập cho các em biết ứng xử và tham gia các hoạt
động của cộng đồng với tư cách là con người xã hội.
Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác dụng mạnh mẽ đối với trẻ em
trước hết là giáo dục thái độ văn hoá đối với hai mối quan hệ chủ yếu của con
người: con người - thiên nhiên và con người - xã hội, nói cách khác, đó là thái
độ đối với sinh thái thiên nhiên và đối với sinh thái xã hội. Vai trò giáo dục
nhân cách văn hoá cho trẻ em của trò chơi dân gian là rất có hiệu quả.
2.Thực trạng
2.1.Thuận lợi:
Giáo dục mầm non hiện nay đang từng bước được quan tâm của các bậc
phụ huynh và của các cấp.
Luôn được sự quan tâm tạo mọi điều kiện của nhà trường: hàng tháng luôn
tổ chức trò chơi dân gian giao lưu giữa các khối lớp với nhau.
-Trẻ 5-6 tuổi thì nhanh nhẹn, hoạt bát.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 6
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
-Bản thân giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ giảng dạy tốt luôn coi
trọng việc đưa trò chơi vào chăm sóc và giáo dục trẻ.
2.2.Khó khăn
-Bản thân khi ứng dụng chương trình giáo dục mầm non mới thì chưa biết
lựa chọn đưa trò chơi dân gian vào tích hợp theo từng độ tuổi, từng chủ điểm,
từng hoạt động.
-Thời gian tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn hẹp không kéo dài
suốt cả hoạt động.

-Trẻ vẫn bị những đồ chơi hiện đại , trò chơi điện tử cuốn hút nhanh chóng
chán khi chơi trò chơi dân gian.
-Trẻ chơi một mình chưa biết phối hợp cùng bạn khi chơi.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa trường mẫu giáo và gia đình trong công tác tổ
chức trò chơi cho trẻ còn hạn chế.
II-Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ:
1-Lực chọn tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi
-Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng không chỉ về số lượng
và thể loại như có loại trò chơi vận động, loại trò chơi mô phỏng, loại trò chơi
học tập , loại trò chơi sáng tạo nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với
trẻ nhỏ .Với mỗi độ tuổi thì khả năng nhận thức , tư duy của trẻ cũng khác nhau
vì vậy giáo viên nên lựa chọn những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi
-Với độ tuổi 3-4 tuổi : do vốn sống vốn kinh nghiệm của trẻ kém, khả năng
hoạt động nhóm kém, ngôn ngữ chưa tốt trẻ còn nói ngọng nói sai, trí nhớ trẻ là
loại trí nhớ không chủ định, tư duy của trẻ vẫn bị chi phối bởi ý muốn và chủ
quan do đó mà khi lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ nên lựa chọn những trò
chơi đơn giản
-Độ tuổi 4-5 tuổi: trẻ tri giác các sự vật tốt hơn , trí nhớ , ngôn ngữ của trẻ
cũng phát triển hơn mẫu giáo bé ,tư duy của trẻ phát triển hơn trước trẻ đã biết
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 7
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
làm theo những nhiệm cô giáo nhưng tư duy của trẻ vẫn mang tính chủ quan trẻ
chưa thể chơi những trò chơi đòi hỏi tính toán nên trẻ thích hợp chơi các trò
chơi
-Độ tuổi 5-6 tuổi:khả năng chú ý, nhận thức của trẻ cao hơn so với các
lứa tuổi trước,ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn, trẻ bắt đầu có các thao tác tư duy
với các con số , thời gian, không gian do đó trẻ có thể chơi những trò chơi đòi
hỏi sự tính toán
*Với nhận thức như vậy nên chú ý chọn những trò chơi phù hợp với lứa
tuổi .Do trò chơi dân gian trong chương trình còn hạn chế nên phải chọn lọc

trò chơi dân gian từ các nguồn khác nhau như qua internet , sách 101 trò chơi
dân gian dành cho thiếu nhi, sách hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian trong nhà
trường giúp việc tổ chức trò chơi dân gian và lồng nghép trò chơi dân gian vào
các hoạt động khác đạt hiệu quả hơn
Độ tuổi Trò chơi
3-4 tuổi Con vịt,con trâu, con thỏ, con mèo, con ngỗng ,con gà
trống, cuốc đất, ngủ,ru em, đọc sách , ăn cơm, nụ hoa hoa đẹp,
tập tầm vông, nu na nu nống, chi chi chành chành ,lộn cầu vồng,
cặp kè, cua bò, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, dệt vải, chồng
đống chồng đe, chặt cây dừa chừa cây đậu, con sên, cặp kè, tay
trắng tay đen,kéo co, chìm nổi, chim bay, giã chày một, chim bay
cò bay
4-5 tuổi Tum chát, chọi gà, cóc bắt muỗi;trồng đậu, trồng cà, mèo
đuổi chuột, các sấu lên bờ, chạy tiếp cờ ,câu ếch ,dệt vải, thìa là
thì lảy, xin lửa, xỉa cá mè, mèo bắt chuột,đi cầu đi váng, câu ếch,
bắt chặp lá tre, ăn quả nhả hột, ông tượng động đậy, oẳn tù tì, lăn
bong qua khe, nhong nhong ếp ếp,nhảy dây, kéo co, đua vịt, đỗi
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 8
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
chỗ, đõi khăn, đua ngựa,đẩy lưng, đánh cá
, chạy tiếp cờ, cá sấu lên bờ, bơm xe, bịt mắt bắt dê, bắt vịt con,
bánh xe quay, chồng đống cơm khê, úp lá khoai, mèo và chim sẽ,
ù à ù ập, bịt mắt đá bóng
5-6 tuổi Chuyền sỏi,chuyển trứng,chèo thuyền, cắp cua bỏ giỏ, bún bi,
bún thun, vuốt hột nổ, ô ăn quan, chuyền thẻ, ném còn, rồng rắn
lên mây, cướp cờ, rồng rắn lên mây, kỉm kìm kim, nhảy lò cò, hổ
xám bắt dê con , giã chày một, đếm sao, chơi chuyền, quăng dây
tiếp sức, vào rồi ra rồi,rải ranh,trốn tìm, truyền tin, thả diều, ô ăn
quan, lò cò, nhảy ô, nhảy dây quay, nhảy bao bố, ném bóng vào
xô, ném vòng cồ chai, ném còn, gà mái đẻ trứng, đội mũ đánh

trống, kéo co, đánh cầu, thắt đá,cờ gánh, đá gà, cờ lúa ngô,chuyền
nước, chọi cóc, chơi u, chồng nụ chông hoa, bịt mắt đá bóng, bắt
vịt trên cạn, lựa đậu, ác ào, đánh kim mộc thủy hỏa thổ, đánh ô
diêm, xì gà, đi tàu hỏa, thả đĩa ba ba, qua đò qua song, mèo và
chim sẽ , cam quýt mít dừa, xỉa ai móm, ném lon, đánh cầu, con
cóc là cậu ông trời, một hai ba, trốn tìm, cô dâu, chú rể, bán hàng,
cờ gánh, cờ ca rô, làm diều, làm con rít, làm đồng hồ, làm con
chim, làm chong chóng
2-Lựa chọn tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề
2.1. Lựa chọn_ phân loại trò chơi
-Trò chơi dân gian phong phú ,đa dạng vì vậy khi dạy luôn lựa chọn những
trò chơi phù hợp với chủ đề để giúp trẻ khám phá chủ đề một cách trọn vẹn
nhưng để làm được như thế từ khi có chương trình tôi bắt đầu chọn lọc và hệ
thống lại các trò chơi theo chủ đề
Chủ đề Trò chơi
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 9
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trường mầm non dung dăng dung dẻ, oẳn tù tì, lộn cầu vồng, úp lá khoai,
kéo co, bắt bóng, bịt mắt đá bóng, chìm, nổi, cờ lúa ngô,
ô ăn quan
Bản thân nu na, nu nống, bịt măt bắt dê, chi chi chành chành, kéo
co ,xỉa cá mè,cặp cè, tay trắng tay đen, úp lá khoai, thả
đĩa ba ba, chạy tiếp cờ, chơi u, đánh búng, đánh mảng,
đánh cầu, đẩy lưng, làm ca sĩ thi sĩ, oẳn tù tì, trốn tìm,
chơi chuyền, nhảy lò cò, xỉa cá mè, xin lửa, thả đỉa ba
ba, thìa là thìa lảy, bún chun, ăn cơm
Thế giới động vật bịt mắt bắt dê, đua ngựa, đánh cá, chọi cóc, chim bay, cá
sấu lên bờ, bắt vịt lên cạn, cua bò, cắp cua bỏ giỏ, rồng
rắn lên mây, xỉa cá mè, mèo bắt chuột, câu ếch, gà mái
đẻ trứng, đua vịt, xếp chuồng lợn, chim bay cò bay, con

cóc là cậu ông trời,mèo và chim sẽ, cá sấu lên bờ đá gà,
đánh cá, đau ngựa, đua vịt, gà mái đẻ trứng, nhong
nhong ép ép, câu ếch, con sên,hổ xám bắt dê con, cua
bò, cóc bắt muỗi, chọi gà, chuyển trứng, con cóc là cầu
ông trời
Thế giới thực vật chồng nụ chồng hoa, chặt cây dừa chừa cây đậu
Chi chi chành chành; trồng đậu, trồng cà; nụ hoa, hoa
nở, lựa đậu, cam quýnh mít dừa, mật mít mật gai, giã
chày 1, ăn quả nhả hột, bắt chặp lá tre, cặp kè
Tết và mùa xuân- các
hiện tượng thiên
nhiên
ném còn, cướp cờ, bịt mắtt đập niêu, múa lân, trời mưa,
chuyển nước, lăn bóng qua khe, đếm sao, vật tay, đánh
kim –mộc- thủy- hỏa thổ
Nghề nghiệp kéo cưa lừa xẻ, dệt vải, bắt chập lá tre, chùm nụm, dệt
vải, giã chày một, lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây, vuột
hột nổ, cuốc đất
Gia đình kim kỉm kìm kim, , chi chi chành chành, dung dăng
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 10
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
dung dẻ, lộn cầu vồng, đi cầu đi quán, chuyểnm sỏi
Phương tiện giao
thông
Bơm xe, ném bóng vào xô, truyền tin, vào rồi ra rồi,
quăng dây tiếp sức, chèo thuyền, đi tàu hỏa, qua đò qua
sông
Quê hương- thủ đô-
Bác Hồ
Kéo co, ném vòng cổ chai, nhảy bao bố, nhảy dây, nhảy

ô, lò cò, thả diều, rải ranh, bún bi
Ttrường tiểu học Cờ lúa ngô, cờ gánh, đáo lỗ, đổi khăn, đội mủ đánh
trống, đổi chỗ, cắp cua bỏ giỏ, một hai ba
-Trong đó có những trò chơi chơi được rất nhiều chủ đề tùy theo sự dẫn dắt
của giáo viên
Ví dụ: như trò chơi ‘bịt mắt bắt dê’ có thể chơi ở chủ đề thế giới động vật
hoặc có thể chơi ở chủ đề bản thân nếu cô dẫn dắt khi chơi xong trò chơi cô hỏi
trẻ ‘trong trò chơi có con vật nào?’ thì nó sẽ là chủ đề thế giới động vật nhưng
nếu cô hỏi là ‘để chơi được trò chơi này thì chúng ta phải làm gì?’ ‘Nếu bịt mắt
có thấy gì không, vậy chúng ta dựa vào đâu để tìm các bạn ?’ giúp trẻ biết được
tầm quan trọng của mắt, tai nói riêng và các bộ phận trên cơ thể nói chung.
Trò chơi ‘tập tầm vông’ có thể chơi ở chủ đề bản thân và chơi được ở tất
cả các chủ đề khác nếu như chơi xong cô hỏi trẻ muốn chơi được trò chơi này
phải cần đến gì ? giúp trẻ biết được chơi trò chơi này cần có đôi tay và nếu
muốn chuyển sang chủ đề khác chúng ta có thể bỏ vào tay một tờ giấy nhỏ về
hình ảnh của từng chủ đề sau đó cho trẻ đoán và dẫn dắt vào chủ đề.
2.2.Thay lời đồng dao trong trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống có ý nghĩa
tích cực do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu
truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi ấy hầu hết đều bắt
nguồn hay có gắn liền với những bài đồng dao, những câu vè, hay những câu
văn vần rất hay và độc đáo.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 11
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
-Trò chơi dân gian thường gắn liền với đồng dao nếu thay đổi lời đồng dao
có thể linh hoạt thực hiện ở tất cả các chủ đề
Ví dụ :như trò chơi nu na nu nống với lời đồng dao ta có thể thực hiện ở chủ
điểm bản thân:
Nu nu nu nống
Đánh trống phất cờ

Mở hội thi đua
Chân ai sạch sẽ
Không bẩn tí nào
Mời vào đánh trống
-Và dựa vào đó tôi thay đổi viết lời mới cho đồng giao để chuyển qua
nhiều chủ đề làm cho vốn trò chơi dân gian theo chủ đề phong phú hơn:
+ Chủ đề thế giới thực vật:
Nu na nu nống
Trồng đậu trồng cà
Hoa hồng hoa khế
Khế chua khế ngọt
Bồ ngót đầy vườn
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cây xoài cây nhãn
Cây có hoa cây có trái
+ Chủ đề trường mầm non:
Nu na nu nống
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 12
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bé mong đến trường
Mua cặp mua sách
Mua áo mua giày
Mua một cái nệm
Bé nằm ngũ trưa
Đến lớp gặp cô
Bé chào cô ạ
+ Chủ đề thế giới động vật:
Nu na nu nống
Gà trống gáy vang

Chó sủa mèo kêu
Lợn rên ủn ỉn
Bò nâu gặm cỏ
Dê nhỏ trong vườn
Be be tìm mẹ
+ Chủ đề tết và mùa xuân:
Nu na nu nống
Áo xống sẵn sàng
Chờ đón xuân sang
Muôn hoa đua nở
Mâm cao cỗ đầy
Người người vui vẻ
Đón chào năm mới
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 13
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Năm mới cái là năm mới
+ Chủ đề phương tiện giao thông:
Nu na nu nống
Lóng ngóng xuống đường
Bé đi trên đừờng
Đi về bên phải
Đi cùng người lớn
Chớ đi một mình
Bé giỏi bé ngoan
Đi đường nhớ nhé
+ Chủ đề nghề nghiệp:
Nu na nu nống
Nu nống nu na
Ba làm bác sĩ
Mẹ làm giáo viên

Ba thì hay tiêm
Giúp cho người bệnh
Mẹ thì dạy học
Giúp em học trò
Bé luôn tò mò
Ba mẹ giỏi thế
+ Chủ đề quê hương –đất nước:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 14
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua
Kéo co kéo kẹt
Hai bên cùng kéo
Bên thắng bên thua
Mọi người hùa vào
Cùng nhau xem hội
+ Chủ đề trường tiểu học :
Nu na nu nống
Trống đánh 3 hồi
Bé vào lớp 1
Bé học chữ o
Bé đếm đến 10
Bé vui bé học
Chữ cái con số
Vui là vui ghê
+ Chủ đề gia đình:
Nu na nu nống
Bé sống ở nhà
Gia đình của bé

Có ông có bà
Có ba có mẹ
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 15
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Có chị có anh
Có bé có em
Gia đình thân quen
Thân thương hạnh phúc
-Với trò chơi dung dăng dung dẻ với lời đồng dao có thể thực hiện ở chủ
điểm trường mầm non:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ cùng đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Xì xá xì xụp
Ngồi thụp xuống đây
- Và dựa vào đó tôi thay đổi viết lời mới cho đồng giao để chuyển qua
nhiều chủ đề làm cho vốn trò chơi dân gian theo chủ đề phong phú hơn:
+Chủ đề thế giới động vật:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đi khắp nơi nơi
Bao điều kì thú
Con chó đứng hú
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 16
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Con mèo meo meo

Chuột kêu chít chít
Gà con chi chít
Dưới chân mẹ mình
Vịt ta thình lình
Đẻ ra một trứng
+Chủ đề bản thân:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ khám tay
Bé học điều hay
Rửa tay sạch sẽ
Cắt móng tay đẹp
Không chơi bùn đất
Không để tay dơ
Bé nhớ hay chưa
Giữ tay sạch nhé
+Chủ đề gia đình:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ điểm danh
Một là mông nhé
Hai là bà đây
Ba là bá đấy
Bốn là mẹ yêu
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 17
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Chị đứng thứ 5
Còn anh thứ 6
Em là thứ 7
Cả đại gia đình
Cùng vui cùng hát
+Chủ đề giao thông:

Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ qua đường
Đèn đỏ dừng lại
Đèn vàng chậm thôi
Xanh thì đi nhé
Bé đi trên đường
Đi về bên phải
+Chủ đề nghề nghiệp:
Dung dăng dung dẻ
Khe khẽ nói thôi
Ai làm ca sĩ
Hát một bài nào
Nào cùng xây nào
Có chú xây dựng
Hay nựng m bé
Cô giáo mầm non
Bảo vệ biên cương
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 18
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Là chú bộ đội
Bé vui bé nói
Ước mơ của mình
+Chủ đề quê hương- đất nước:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Đi khắp nơi nơi
Mọi miền đất nước
Đến nơi hải đảo
Gặp chú hải quân
Bé hát chú nghe

Bài ca về biển
Biển vui biển hát
Bài chú hải quân
+Chủ đề thế giới thực vật:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ trông rau
Rau nào lá to
Cải bẹ xanh nhé
Rau nào lá nhỏ
Bồ ngót đấy mà
Rau nào ăn củ
Cà rốt khoai tây
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 19
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Rau nào ăn quả
Bí đỏ bí xanh
Cùng nói nhanh nhanh
Vườn rau của bé
+Chủ đề tết- mùa xuân:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đến lớp
Học mọi điều hay
Bé hay chăm chỉ
Chú ý nghe bài
Giơ tay phát biểu
Bé học hành chăm
Để vào lớp 1
-Với trò chơi xỉa cá mè với lời đồng dao có thể thực hiện ở chủ điểm bản thân:
Xỉa cá mè
Đè cá chép

Tay nào đẹp
Đi bẻ ngô
Tay nào dơ
Về bú tí mẹ
-Dựa vào đó tôi thay đổi viết lời mới cho đồng giao để chuyển qua nhiều
chủ đề làm cho vốn trò chơi dân gian theo chủ đề phong phú hơn:
+Chủ đề tết- mùa xuân:
Xỉa cá mè
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 20
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đè bánh tét
Tết đền rồi
Đi đong nếp
Gói bánh chưng
Mâm ngũ quả
Dĩa xôi gà
Tết đến mọi nhà
+Chủ đề trường mầm non:
Xỉa cá mè
Bè với bạn
Học cùng nhau
Cùng chơi nhé
Đoàn kết lại
Vui lắm nha
Bạn và tôi
Mình cùng chơi nhé
+Chủ đề gia đình:
Xỉa cá mè
Mẹ và con
Cùng đi chơi

Mua mớ thịt
Cùng mớ rau
Nấu ăn nào
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 21
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đợi bố về
Cả nhà dùng bữa
+Chủ đề thế giới động vật:
Xỉa cá mè
Đè con bướm
Ong mật bay
Đi đâu đó vò vỏ cười
Đi chơi thôi
Kẻo trời tối
+Chủ đề thế giời thực vật:
Xỉa cá mè
Đè quả mít
Quả sầu riêng
Gai chi chit
Quả măng cụt
Ngon thật ngon
Quả bồ hòn
Eo ôi đắng
+Chủ đề giao thông
Xỉa cá mè
Đè xe đạp
Ô tô mới
Chạy bon bon
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 22
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bé lon ton
Chạy lên xe mới
+Chủ đề ngành nghề:
Xỉa cá mè
Đè cái búa
Máy cắt lúa
Cát ào ào
May vá nào
Máy may nhé
Tiêm cho bé
Bác sĩ kìa
+Chủ đề quê hương:
Xỉa cà mè
Bé đi biển
Đánh cá nhé
Bé ngồi nghe
Đi sông nhé
Kia sông Hồng
Kia sông Đuống
Kìa Mê Công
Sao đẹp thế
+Chủ đề trường tiểu học:
Xỉa cá mè
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 23
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Đè cái cặp
Đựng nhiều thế
Nào tập sách
Nào bút lông
Có bảng đây

Đồ bôi nhé
Viên phấn nhỏ
Bé bỏ vào
Trong cái cặp
3-Làm đồ dùng đố chơi dân gian theo chủ đề, dạy trẻ thuộc lời ca, chuẩn bị
địa điểm cho trẻ chơi
3.1 Làm đồ dùng đồ chơi dân gian theo chủ đề:
Có thể nói, những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa
trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư
duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu
thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Nhưng khi
xã hội càng ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, sự mở mang và tiếp
nhận nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại mỗi ngày một tăng cao
thì những trò chơi dân gian dường như đã không còn chỗ đứng trong tâm hồn
những em bé, có thể nói đồ dùng ở trò chơi dân gian vô cùng đơn giản nhưng
nếu nói về màu sắc, độ bắt mắt thì đồ chơi hiện đại vẫn lấn lướt hơn , trẻ vẫn bị
thu hút bởi đồ chơi hiện đại do màu sắc, hình dáng phong phú đa dạng vì vậy để
trò chơi dân gian thu hút trẻ phải có đồ dùng , đồ chơi bắt mắt trẻ nên trang trí
những đồ dùng của trò chơi dân gian sao cho đẹp mắt, phong phú, đa dạng để
kích thích trẻ giúp trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 24
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
-Để giúp trẻ thêm yêu thích trò chơi dân gian thì trong giờ dạy đã chuẩn bị
một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ thêm yêu thích trò
chơi mặt khác khi ra ngoài trời không có những đồ dùng trực quan như trong
lớp trẻ vẫn có thể nhặt những hòn sỏi bình thường để chơi những trò chơi dân
gian mà trẻ thích
Ví dụ: Chơi trò chơi chuyền thì có 10 que và một quả bóng ta có thể trang
trí quả bóng và que có những màu sắc khác nhau để kích thích trẻ giúp trẻ thêm
yêu thích trò chơi dân gian( H.1)

Trò chơi ô ăn quan cũng vậy trang trí những hòn sỏi màu thật đẹp mắt để
giúp trẻ thích thú hơn ( H.2)
Trò chơi nhảy lò cò cũng vậy ta có thể trang trí hòn đá thành những quả
như quả cam, quả dưa hấu ngộ nghĩnh( H.3)
Trò chơi đi cà kheo ta trang trí cà kheo nhiều màu sắc giúp bắt mắt trẻ
( H4)
Trò chơi ném vòng trang trí những chiếc chai làm trụ nhiều màu sắc và
trang trí những chiếc vòng thật bắt mắt( H.5)
-Khác với những trò chơi khác thì trong trò chơi dân gian thì trò chơi nào
thì tương ứng với đồ chơi đó
Ví dụ :trò chơi ô ăn quan thì không thể thiếu 50 hòn sỏi nhỏ và 2 cục đá
lớn
-Trò chơi kéo mo cau thì không thể thiếu mo cau
-Trò chơi ném vòng vào cồ chai thì không thể thiếu vòng và chai
-Trò chơi đi cà kheo thì không thể thiếu những cặp cà kheo
Để giúp trẻ ngày càng yêu thích trò chơi dân gian hơn tôi đã làm một số đồ
chơi dân gian gắn với chủ đề :
Ví dụ:
+Chủ đề thế giới động vật:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng 25

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo3 4 tuổi lớp bé C Trường MN Hoa Mai – TP Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.48 KB, 18 trang )

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI
TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mẫu giáo3 - 4 tuổi lớp bé C Trường MN Hoa Mai – TP Lào Cai”
Họ tên: Vũ Thị Trà Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Hoa Mai
Năm học 2012 -2013
1
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Đặt vấn đề 3
2 Giải quyết vấn đề 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.2 Thực trạng vấn đề 5
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết 5 - 14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến 14
3 Kết luận 15
4 Tài liệu tham khảo 18
1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đều biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
mầm non từ tuổi hài nhi trẻ đã có nhu cầu giao lưu với mẹ và người thân qua cử
chỉ nét mặt. Đến tuổi âu nhi trẻ chủ yếu hoạt động với đồ vật, tuổi mẫu giáo thì
hoạt động vui chơi là hoạt động chỉ đạo bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi
2
về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề
cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “ Học mà chơi, chơi
mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều tṛò chơi học tập và một
bộ phận không thể không nhắc đến đó là các tṛò chơi dân gian đây là một loại


tṛò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích.
Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi
của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên
cho trẻ ở trường mầm non. Các tṛò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng
mà c̣òn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt
động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn
luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán
đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của
t́nh bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân
tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ c̣òn nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi
dân gian với những chức năng riêng của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền
được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới
xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ
cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ .
Trong nhịp sống công nghiệp hóa hiện nay thì việc các bậc phụ huynh
lựa chọn và hướng dẫn một trò chơi dân gian cho con mình còn nhiều hạn chế
mà thay vào đó là những trò chơi hiện đại trong công nghệ thông tin, hay
những trò chơi mang tính bạo lực mà đồ dùng đồ chơi còn nguy hiểm và độc
hại cho trẻ. Là một giáo viên mầm non hàng ngày hàng giờ tiếp xúc và chăm
sóc trẻ, tôi luôn trăn trở và muốn làm sao để đưa được các trò chơi dân gian đến
với trẻ, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội. Bằng các hình thức, các biện
pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy
tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu
giáo bé 3-4 tuổi ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao

động và các cuộc hội hè ,đình đám của nhân dân .Trò chơi vừa thể hiện tính
sáng tạo của người lao động vừa là giải trí thoải mái sau những ngày lao động
3
mệt nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên. Trò chơi đa
dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi
hòa nhập cởi mở trong cuộc sống.
Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều
thú vị bổ ích . Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy giám đốc Bảo tàng Dân
tộc Việt Nam đã nói “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò
chơi . Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó chứa
đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy,
sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương
đất nước. Ngày nay, các em được sống ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen
với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là thiệt thòi . Thiệt thòi
hơn khi các em không được làm quen với những trò chơi của thiếu nhi ngày
trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở các thành
phố mà còn ở cả các vùng quê . Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn
cội với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Hướng đến mục tiêu “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết không
những góp phần rèn luyện sức khỏe kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong
cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc còn kích thích học sinh học tập tốt
“chơi vui, học càng vui ”. Sau những giờ học căng thẳng với những bài toán
khó phải động não suy nghĩ, là những bài văn phải vận dụng tư duy. Trò chơi
dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho học sinh tạo không khí vui
tươi cởi mở, học sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính

hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi.Trò chơi dân gian được gắn liền
với môi trường sống. Nó thường đơn giản dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn
tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò
chơi có chung một mục đích rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo
khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi mầm
non.
Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực của bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết
quả tương đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường. Đối với trường
mầm non Hoa mai cũng như bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi
nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào “ Trường học thân thiện –
Học sinh tichd cực’’đó là giáo dục truyền thống yêu nước và giữ gìn bản sắc
dân tộc ở trong trường mầm non việc đưa những làn điệu dân ca và những trò
chơi dân gian đến với trẻ là rất quan trọng nhưng trong thực tế việc tổ chức các
trò chơi dân gian và dạy hát các làn điệu dân ca địa phương ở trường mầm non
còn nhiều hạn chế chưa có những hình thức hấp dẫn thu hút trẻ, chưa có các
chuyên đề đi sâu nghiên cứu việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
như thế nào. Với nhịp sống hiện đại ngày nay thì nhiều gia đình không nghĩ đến
4
việc hướng dẫn con chơi các trò chơi dân gian hay mua đồ chơi của trò chơi dân
gian cho con em mình. Với những suy nghĩ trên tôi đã quyết định nghiên cứu
và tìm ra một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi.
2.2 Thực trạng của vấn đề
*Thuận lợi
Được chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như đầu tư cơ sở vật chất của
Ban giám hiệu cho các lớp mẫu giáo 3 tuổi. Giáo viên được cung cấp đủ về tài
liệu tham khảo sách hướng dẫn tổ chức trò chơi, trang bị đầy đủ về đồ dùng đồ
chơi cho cô và trẻ. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi
dân gian ở từng khối lớp.
Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yên nghề mến

trẻ, nhiệt tình, hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do
Phòng, Sở giáo dục tổ chức .
Trẻ thích các trò chơi dân gian Việt Nam và giáo viên sưu tầm được rất
nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Học sinh được phân chia theo đúng độ tuổi, học sinh nhận thức tương đối
đông đều. các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em mình.
*Khó khăn
100% học sinh trong lớp mới đi học nên chưa có nề nếp trong học tập,
khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi còn nhiều hạn chế. Trẻ còn hạn chế
về ghi nhớ và chú ý, chưa có tính kỷ luật trong khi tham gia chơi.
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau, có những trò chơi
vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi
phải tư duy trong quá trình chơi.
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được nồng ghép và
tích hợp vào các hoạt động.
Số ít các bậc cha mẹ chưa thường xuyên quan tâm đến việc cho con mình
chơi những trò chơi gì, chơi như thế nào nên chưa thường xuyên phối hợp với
giáo viên trong việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà.
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch giáo dục
Để thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mình việc
đầu tiên khi thực hiện đề tài tôi đã dựa trên tình hình thực tế của nhóm lớp khả
năng nhận thức của học sinh trong lớp để lồng ghép các trò chơi dân gian khi
thực hiện xây dựng kế hoạch bao gồm kế hoạch chuyên đề, kế hoach chủ nhiêm
nhóm lớp, kế hoach giáo dục hàng ngày. Lựa chọn các nội dung phù hợp xây
dựng với từng loại kế hoạch trò chơi phù hợp với chủ đề chủ điểm từ đó giáo
viên trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục đồng thời tổ chức tốt các
trò chơi dân gian xuyên suốt chủ đề chủ điểm trong năm học. Lựa chọn những
trò chơi đơn giản những bài đồng dao ngắn gọn dễ thuộc dễ nhớ cho trẻ chơi

vào những chủ điểm đầu năm học những trò chơi khó bài đồng dao dài khó
thuộc vào những chủ điểm cuối năm.
Ví dụ: Chủ điểm Trường mầm non trò chơi: Oản tù tì, Tập tầm vông
Chủ điểm Bản thân trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng….
5
Chủ điểm Gia đình: Nu na nu nống, Chi chi chành chành, rồng rắn lên
mây……
Đối với kế hoạch tháng giáo viên cần xây dựng kế hoạch ngắn gọn xác
định nhiệm vụ cần trợ giúp để trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian, phát triển trò
chơi từ dễ đến khó, nội dung chơi kỹ năng chơi, khả năng phối hợp và phát
triển tính tự lực sáng tạo của trẻ khi chơi cùng cô và các bạn. Tuy nhiên trong
thời gian một chủ điểm lớn chỉ tập trung giới thiệu và hướng dẫn trẻ 1-2 trò
chơi phù hợp chủ đề trẻ chơi được thành thạo ở nhiều hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật trò chơi: Dải rế, dung dăng dung dẻ…
Đối với kế hoạch tuần thiết kế việc tổ chức chơi hàng ngày cho trẻ xen
kẽ vào các hoạt động trong ngày, các buổi chơi tự do chơi chuyển tiết, chơi ở
hoạt động ngoài trời, trong giờ đón trả trẻ. Trẻ có thể chơi cùng nhau bằng
những trò chơi đơn giản có thể là hai trẻ một hoặc một nhóm trẻ.Giáo viên cần
lên kế hoạch cụ thể về tên trò chơi cách chơi luật chơi, đồ dùng trong khi chơi
để dễ dàng thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi : Bịt mắt bắt dê.
Biện pháp 2 : Lựa chọn các trò chơi, đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm
phù hợp khi tổ chức cho trẻ chơi
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ 3 tuổi, vì thế giáo viên nên
có sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản
tác dụng giáo dục. Ngoài vốn hiểu biết sẵn có tôi tìm hiểu thêm trên mạng.
Trong sách báo, cẩm nang 100 trò chơi dân gian Việt Nam sau khi sưu tầm các
trò chơi tôi phân loại và giới hạn một số trò chơi cụ thể đưa vào kế hoach cụ
thể. Với trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi ): khả năng chú ý có chủ định và nhận thức

của trẻ còn hạn chế nhiều so với các anh chị lớp lớn. Vì thế, trẻ chỉ có thể chơi
được các trò chơi ngắn và đơn giản.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé, tôi thực hiện theo
các tiêu chí sau:
Trò chơi đơn giản không quá phức tạp.
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp củng cố ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu
giáo bé như sau: “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa sẻ”, “Nu na nu nống”,
“Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, Rồng rắn lên mây”,
“Chồng đống chồng đe”, “Ném còn”, “Bịt mắt bắt dê ”
6
Hình ảnh: Các bé chơi trò chơi Cướp cờ trong hội thi trò chơi dân gian
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Với trẻ 3-4 tuổi khả năng vận động, quan sát còn nhiều hạn chế cho nên
khi lựa chọn đồ dùng để tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn đặc biệt chú ý để trẻ chơi
có hứng thú tránh mệt mỏi quá sức.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và
phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi
của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ
chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ: Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ
chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trò
chơi kéo co cũng cần phải có dây kéo mới phân thắng bại cho đội chơi.
7
Hình ảnh: Cô và cháu trong hội thi trò chơi kéo co
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào

đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị
đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ):
Một đặc điểm đặc chung của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không
bao giờ chỉ chăm chú thực hiện các thao tác theo cách chơi mà chúng thường
vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho
không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào
cũng có ý nghĩa, xong bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành chành”, trẻ hát
“ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa
- Con ngựa đứt cương – Tam vương ngũ đế
- Bắt dế đi tìm – Con chim làm tổ
- Ù à ù ập – Đóng sập cửa vào,”
Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò
chơi không thể tiến hành.
Hay như chơi “Rải ranh” trẻ hát “Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn
đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo
léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ
viên cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt
động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất
hứng thú và tích cực tham gia chơi.
* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau, có những
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng

rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”…
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như
“ Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Ô ăn
quan”…
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của
từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.
8
Cô và bé lớp Bé C cùng chơi chi chi chành chành
Biện pháp 3 : Tổ chức các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và
phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động.
Với hoạt động chung và hoạt động chiều nên tổ chức cho trẻ các trò chơi
tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải
ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “Đọc câu”…
9

Hình ảnh : Các cháu lớp Bé C chơi Ô ăn quan
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Ví dụ : Với môn thể chất nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ
phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới
có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng

động.
Ví dụ : Trò chơi “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có
nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười từ một nụ, một
hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ trồng hoa) Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết
nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn
và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi
Như trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Cách chơi : Cô tổ chức cho khoảng 10 bạn chơi một bạn làm thầy thuốc
đứng một chỗ, các bạn còn lại nắm đuôi áo nhau làm con rồng bạn đứng đầu
làm đầu rồng. Các bạn làm rồng vừa đi vừa hát :
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà điểm minh
Thầy thuốc có nhà hay không
Sau khi hát xong trẻ đến trước mặt thầy thuốc
10
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đầu. Rồng trả lời : Cục sương cục sẩu
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc giữa, Rồng trả lời : Cục máu cục me
Thầy thuốc hỏi : Cho xin khúc đuôi, Rồng trả lời : Tha hồ thầy đuổi
Khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ
làm “đuôi” trẻ cuối cùng phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy
Luật chơi : Nếu rồng bị gẫy hoặc bạn cuối cùng bị thầy bắt có thể bị thay
người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.

Hình ảnh : Các cháu lớp Bé C chơi Rồng rắn lên mây
.
Vi dụ : Trò chơi “Chi chi chành chành” tôi thường áp dụng trong chơi
chuyển tiết, chơi đầu giờ học…đối với trò chơi này lại buộc trẻ phải rất nhanh
tay, nhanh miệng vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không
rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.

Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng
được các tiêu chí sau. Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.
Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử
dụng đồ dùng đồ chơi… Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ : Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh
có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng
của một số con vật và đồ vật quen thuộc.
Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng
động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:
“Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
11
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm…”
Ví dụ : Trò chơi: “Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán
cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo
trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt,
cái mai, cái trai, cái hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “đôi tôi,
đôi chị…”, “ba lá đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có
thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10.
Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: “Tập tầm vông” , “Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”…
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ
điểm của bài dạy.
Ví dụ : Chủ điểm “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “Đồng
dao hỏi tuổi xứ Quảng”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “Bịt mắt bắt dê”,
“Phụ đồng ếch”, “Thi tìm những con vật có từ láy”…

Chủ điểm “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Mít mật mít
gai”, “Làm nón mão bằng lá”…
Chủ điểm “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như
“Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Bịt mắt bắt dê”, “Chơi đu”,“Múa
lân”…
Với hoạt động ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên
nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể
lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò
cò”, “Thả đỉa ba ba”…

12
Hình ảnh: Cô và trò lớp bé C cùng chơi mèo đuổi chuột
Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm
nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”,
“Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
Biện pháp 4 . Tham mưu tuyên truyền với các tổ chức trong nhà trường
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt đề tài của mình tôi đã
mạnh dạn tham mưu với các tổ chức trong nhà trường . Tiếp tục thực hiện 5 nội
dung trọng tâm trong kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực, trong đó có phát huy truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt
là việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở các độ tuổi. Đưa nội dung lồng
ghép tổ chức các trò chơi dân gian vào kế hoạch giáo dục của nhà trường của tổ
chuyên môn.Tổ chức kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện tổ chức trò chơi
dân gian lồng ghép với việc thanh tra kiểm tra thường xuyên của nhà trường.
Cung cấp tái liệu phương tiện đồ dùng đồ chơi, tổ chức các buối giao lưu về
truyền thống văn hóa trong đó có việc nồng ghép các trò chơi dân gian cho trẻ.
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và hội cha mẹ học sinh để tổ chức và
thực hiện tốt việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ trong và ngoài nhà
trường nhằm giữ gìn văn hoá dân tộc.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường tôi chủ động xây dựng kế hoạch hoạt
động và tham mưu với nhà trường như cung cấp cho giáo viên những tài liệu,
tư liệu băng đĩa hình về các hoạt động trò chơi dân gian phù hợp với trẻ mầm
non, các hình thức tổ chức có hiệu quả để giáo viên chủ động nghiên cứu học
hỏi và vận dụng.Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhà trường cần
đưa ra kế hoạch tổ chức các buổi thăm quan của học sinh trong đó có đi thăm
quan các lễ hội truuyền thống ở địa phương ở đó học sinh có cơ hội để thưởng
thức và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống tạo nên tượng cho trẻ đối
với trò chơi dân gian như lễ hội đền thượng ở Lào Cai. Lễ hội Gầu tào, hội
xuống đồng ở xã Tả Phời Ngoài ra tôi cũng mạnh dạn tham mưu cho Ban
giám hiệu nhà trường hàng năm tổ chức hội thi về trò chơi dân gian và hát dân
ca cho học sinh các lớp trong trường.
Đối với hội phụ huynh tôi cũng mạnh dạn đưa kế hoach thực hiện của
mình ra để cùng trao đổi bạn bạc và tham mưu cho hội phụ huynh về việc đầu
tư đồ dùng đố chơi phục vụ hoạt động chơi cho trẻ. Tổ chức các buổi tuyên
truyền vế vai trò và ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với trẻ.
Công tác tuyên truyền thông qua các hoạt động hàng ngày, qua giờ đón
trả trẻ giáo viên hướng dẫn và định hướng cho phu huynh học sinh ở nhà cùng
chơi với con.Thông qua các buổi lễ hội tổ chức trò chơi dân gian giáo viên
tuyên truyền về ý nghĩa vai trò truyền thống văn hóa của trò chơi dân gian đối
với trẻ.
Biện pháp 5 : Tạo hứng thú trước khi chơi
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất
cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người
chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia
chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào
13
thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi
“Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả
mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba

ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như
vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi
không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ
bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được
nâng lên rất nhiều.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng thực hiện nghiên cứu sáng kiến tại lớp Bé C trường mầm
non Hoa Mai, tôi đã thấy được sự thay đỏi rõ rệt ở trẻ thể hiện qua các hoạt
động giáo dục trẻ được phát triển thêm về vốn từ, khả năng khéo léo của đôi
bàn tay, trẻ có tư duy nhanh hơn, biêt chơi cùng nhóm bạn có khả năng phối
hợp theo nhóm. Đối chiếu với kết quả trước khi thực hiện đề tài trẻ đã tiến bộ

Tỷ lệ % đầu năm Tỷ lệ % sau thử nghiệm
Xếp loại
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ % Xếp loại
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ %
Giỏi 0 0 Giỏi 07 28
Khá 03 11 Khá 10 38
Trung bình 10 38 Trung bình 09 34
Yếu 13 50 Yếu 0 0

14
3. Kết luận
3.1 Ý nghĩa
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong
quá tŕnh lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng

đồng.
Những tṛò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu
“vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần và đồng dao đã
làm tốt chức năng biểu đạt như, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng t́ình cảm cho trẻ.
Qua các tṛò chơi cổ truyền của trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là
những trò chơi thích hợp với nhu cầu nguyện vọng và tâm lí của trẻ em, xét ở
nhiều phạm vi như: lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định
chơi, các luật chơi.
Các tṛò chơi dân gian Việt Nam thường giảm tiện, không cầu kỳ, tốn kém
nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy
từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt
trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.
Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó
là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. Trò chơi dân
gian cung cấp cho các em những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của
trẻ: Tập mua bán, tập lao động, làm quen với các nghề nghiệp trong xã hội…
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn
trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên
nhiên.
Trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương
tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy
múa, đối đáp… Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có
hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản
của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát
trong hoạt động.
Trò chơi dân gian c̣òn có ý nghĩa trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho
trẻ. Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian còn góp phần h́ình
thành nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
3.2 Nhận định chung

Trong công tŕnh nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới đã
chỉ ra rằng, quá trình tổ chức sư phạm trong đó có việc tổ chức trò chơi cho trẻ
mẫu có ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển tâm lí của trẻ, nhờ quá trình sư
phạm ấy đã tạo nên nền tảng hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết
chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. Việc dạy trẻ các thao tác trí tuệ sẽ giúp
trẻ lĩnh hội những tri thức mới, thông tin về mỗi trường xung quanh. Hiệu quả
quá trình lĩnh hội tri thức phụ thuộc vào óc quan sát, khả năng phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, tính tự lập, đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của hoạt động trí
tuệ.
15
Muốn đứa trẻ bộc lộ được những phẩm chất trên, giáo viên phải luôn tạo
điều kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi, trẻ được tích cực, chủ động khám
phá đối tượng dưới sự hướng dẫn của giáo viện, có như vậy trò chơi mới phát
huy được vai trò giáo dục của mình.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian, nhờ sự giúp đỡ của người lớn, trong
đó việc tổ chức không đi sau sự phát triển, phụ họa cho sự phát triển, mà việc tổ
chức phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển. Tuy nhiên vai trò của
người lớn phải thể hiện để không lấn át vai trò chủ thể của trẻ khi tham gia chơi
cùng trẻ.
Các nhà sư phạm đã khái quát vai trò của giáo viên bằng hình tượng
“điểm tựa”, “thang đỡ” trong trò chơi của trẻ. Giáo viên là người lên kế hoạch
chơi, đảm bảo môi trường chơi và sự an toàn cho trẻ trong khi chơi, là người
làm mẫu, là người cộng tác dàn xếp, điều phối cổ vũ khuyển khích, tạo điều
kiện giúp đỡ trẻ thực sự trong khi chơi, kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa trẻ…
Như vậy, người lớn là người tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ và dẫn dắt trẻ trong
khi chơi.
Trong trò chơi dân gian trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi luôn là chủ thể, thích khám
phá và tìm hiểu môi trường xung quanh, trẻ được tự lựa chọn tìm kiếm các
phương thức tối ưu để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra đánh giá kết
quả chơi của mình. Mặc dù trong trò chơi không có những yêu cầu khắt khe của

người lớn, nhưng vẫn cần dạy trẻ chơi, bởi vì nếu không có tác động sư phạm
của người lớn thì trò chơi sẽ không phát huy hết vai trò của mình trong giáo
dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.
Giáo viên mầm non có vai trò là người bạn chơi của trẻ có thể sử dụng
các biện pháp tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm
giúp trẻ nắm được những tri thức, kỹ năng mới trên cơ sở đó hình thành cho trẻ
thế giới quan và nhân sinh quan.
3. 3 Bài học kinh nghiệm
Muốn nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ ở trường
mầm non, trước hết:
Giáo viên phải tìm hiểu kỹ và nắm vững cách chơi, luật chơi các trò chơi
dân gian.
Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành chơi.
Giáo viên phải là người linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ.
Tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách phù hợp và có
hiệu quả.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu
của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập,
sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
3.4 Kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong giai đoạn hiện nay thông
qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như
đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau :
16
* Đối với Phòng Giáo dục
Cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về cách tổ chức
các trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả cao.
Cung cấp tài liệu, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động vui chơi

của trẻ.
* Đối với trường
Cần có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ và đồng thời xây dựng chuyên đề tổ
chức trò chơi dân gian cho học sinh.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi


XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Lào Cai, ngày 25 tháng 5 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
Vũ Thị Trà Giang
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo – Nhà xuất
bản giáo dục
2. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi của bộ Gíao dục Mầm
non.
3. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
trong trường Mầm non – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Điều lệ trường Mầm non
5. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 - Trường Mầm non Hoa
Mai.
6. Tạp chí Gíao dục mầm non
7. Kênh Khoa học giáo dục VTV2 Đài truyền hình Việt Nam
18

I. Đặt vấn đề:

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.

Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa.

Đặc biệt đối với trẻ em mẫu giáo lớn, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng.

Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.

Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: ” Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo.Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơinói chung và trò chơi dân gian nói riêng.

Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: ” Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ).

Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: ” Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn“.

Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 47 trẻ lớp mẫu giáo lớn số 10.

“ Một số biện pháp tổ trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà”

* Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Duyên Hà.
Xây dựng tổ chức sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà.
* Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà”.
* Phạm vi áp dụng:
Lớp mẫu giáo lớn A1 trường Mầm Non Duyên Hà – Thanh Trì – Hà Nội năm học 2013 – 2014.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toán… Trò chơi dân gian là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản, gieo vần một cách thoải mãi, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: Cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là các bài hát của trẻ em. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò chơi lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính học tập mà còn mang tính vận động. Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi, chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, có sáng kiến, biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra … kết quả trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết và hoàn nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của chúng.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Mối quan hệ cô giáo và trẻ 5 tuổi trong trò chơi dân gian ngày càng gần gũi. Cô giáo vừa như người bạn cùng chơi với trẻ vừa như người hướng dẫn trẻ chơi, chính nhờ sự giúp đỡ của cô giáo mà trẻ có tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non, tự chọn trò chơi và có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian mà mình yêu thích.
Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...Phạm trù thể lực bao gồm các mặt sau:
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm chung:
Trường mầm non Duyên Hà nằm ven sông Hồng ngoài bãi. Trường được phân bổ ở 3 khu theo địa bàn dân cư 3 thôn trong xã.
Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A1. Lớp có 3 cô , 2/3 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 54 cháu, 26 nam ,28 nữ trong đó có 1 cháu khuyết tật.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi:
- Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường.
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.
- Sân trường rộng rãi, thoáng mát có thể tổ chức nhiều trò chơi dân gian.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết biết tìm tòi, sáng tạo và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ.
- Bản thân tôi có nhiều năm dạy lớp 5 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
- Học sinh của lớp đều được học qua các khối từ nhà trẻ, mẫu giáo bé, nhỡ. 100% học sinh đều học đúng độ tuổi nên việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ rất dễ dàng, trẻ dễ nhớ cách chơi các trò chơi.
- Trẻ có kiến thức của các lứa tuổi.
- 100% trẻ học bán trú tại trường.
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
3. Khó khăn:
- Sè l­îng c¸c trß ch¬i d©n gian ®­a vµo ch­¬ng tr×nh ®Ó thùc hiÖn cßn rÊt Ýt.
- Khả năng tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian của 02 giáo viên cùng lớp còn hạn chế.
- Lớp có nhiều trẻ hiếu động, cha mẹ chưa quan tâm đến con, rất ít cho con nghe và chơi trò chơi dân gian.
- Trong lớp có rất nhiều trẻ bị suy dinh đưỡng, thấp còi, đặc biệt có 1 cháu bị suy tuyến giáp bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ nên gây rất nhiều khó khăn cho việc tham gia vào các hoạt động, nhất là những trò chơi cần vận động nhiều..
- Nhiều trẻ chưa thực sự thích các trò chơi dân gian chỉ thích siêu nhân, hoạt hình.
- Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ như sau:

III. BIỆN PHÁP.
1. Lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với các chủ đề, phù hợp với trẻ:
Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn ngọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi.
Đồng dao là để chỉ các bài hát của trẻ em khi vui chơi tập thể, có thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không theo một logic nào cả, nhưng chình vì thế mà lại trở nên hấp dẫn đối với trẻ em. Đồng dao trước hết là một trò chơi tập thể của trẻ em và nó chỉ có giá trị trong một trò chơi cụ thể chứ không tồn tại độ lập ngoài trò chơi như bài dân ca khác. Nó là ngôn ngữ bổ sung cho trò chơi. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ của nó nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu vui tai, gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.

Các trò chơi dân gian vô cùng phong phú về thể loại, nội dung, hình thức thể hiện... Vì vậy muốn đưa vào dạy trẻ, người giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn, sưu tầm cho phù hợp với nội dung, hình thức giáo dục trẻ lớp mình để trẻ yêu thích và tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò, vè, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.
Nhiệm vụ của trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất đa dạng, để giải quyết được nhiệm vụ của trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết lien hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ đi đường” … đây là cơ sở để phát triển tư duy logic cho trẻ.
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi nắm được ngôn ngữ cảnh và ngôn ngữ mạch lạc, do vậy trẻ rất thích những trò chơi kết hợp với những bài đồng dao. Trong trò chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà chúng yêu thích và thưc hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó, do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với những nguyên vật liệu chơi, thích tìm kiếm và dùng các vật liệu khác nhau để làm Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non phục vụ trò chơi của mình.
Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực hiện các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dân gian.
gian.

TT
Chủ đề
Trò chơi dân gian
Mục tiêu cần đạt (của phát triển thể chất)
Biện pháp
Kết quả
1
Trường mầm non
Nhảy bao, thả đỉa ba ba, kéo co, bắn bi
Có kỹ năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể.
Hướng dẫn trẻ chơi.
Trẻ có kỹ năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể.
2
Bé và gia đình
Nu na nu nống, chi chi chành chành, hội đồng tổng cốc, chốn tìm, ô ăn quan…
Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay.
Sưu tầm nguyên vật liệu.
Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay.
3
Nghề nghiệp
Đi cà kheo, ném còn, kéo cưa lừa xẻ
Phát triển các cơ lớn khi tham gia hoạt động.
Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Các cơ lớn của trẻ được phát triển thông qua các hoạt động.
4
Thế giới động vật
Nặn tò he, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, cắp cua bỏ giỏ, câu ếch
Phát triển các cơ nhỏ và sự khéo léo, phối hợp các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt nhịp nhàng.
Chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tổ chức các trò chơi.
Trẻ khéo léo hơn trong các hoạt động.
5
Tết và mùa xuân
Ném còn, cướp cờ, đập niêu, chơi đu
Phối hợp các vận động của cơ thể.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm nhiều nguyên vật liệu.
Cơ thể được phối hợp nhịp nhàng thông qua các hoạt động.
6
Thế giới thực vật
Ô ăn quan, tập tầm vông, trồng nụ trồng hoa
Phối hợp với các bạn trong nhóm chơi.
Chuẩn bị địa điểm chơi khác nhau.
Trẻ biết đoàn kết, chơi cùng nhau trong nhóm chơi.
7
Phương tiện và một số quy định giao thông
Rải rồng rải rết, trồng đống trồng kê, đua thuyền, đua xe bò
Thực hiện các cử động nhịp nhàng.
Tổ chức cho trẻ chơi với nhiều hình thức khác nhau.
Các cử động được thực hiện nhịp nhàng hơn.
8
Nước mùa hè
Kéo co
Tham gia hoạt động liên tục không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
Trẻ chơi cùng nhau trong các hoạt động.
Trẻ bền bỉ hơn trong các hoạt động.
9
Quê hương – đất nước – Bác Hồ
Kéo cưa lừa xẻ, nhảy dây, cướp cờ, đồ, chơi u
Thực hiện các động tác nhịp nhàng.
Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ chơi.
Các động tác thực hiện nhịp nhàng.

Kết quả đạt được:
- Tôi đã lựa chọn, sưu tầm được 35 trò chơi dân gian.
- Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển thể chất và nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ.
- Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian mà tôi tổ chức.
- Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi.
2. Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian:
Để có thể truyền tải hết nội dung cho trẻ chơi trò chơi dân gian tôi đã xây dựng một kế hoạch, xác định mục tiêu cần đạt khi cho trẻ tham gia chơi. Cụ thể như sau:
* Chuẩn bị trước khi chơi:
- Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
+ Xác định mục đích yêu cầu.
+ Phát triển khả năng suy đoán, suy luận.
+ Rèn luyện ngôn ngữ.
+ Rèn luyện kỹ năng lắp ghép, phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng.
+ Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính kiên trì.
+ Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ.
+ Dạy trẻ biết trao đổi, bàn bạc với nhau, lựa chọn con đường, cách thức để thực hiện nhiệm vụ.
+ Giáo dục tính nhanh nhạy, biết phối hợp cùng nhau hoạt động.
+ Giáo dục trẻ có thái độ thân thiện với các bạn, biết thương lượng khi có mâu thuẫn sảy ra trong khi chơi.
- Lựa chọn các trò chơi dân gian: Đố lá, kéo co,….
- Xác định hình thức chơi: Chơi theo nhóm nhỏ hoặc chơi tập thể.
- Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi.
Tạo các góc chơi và bầu không khí thuận lợi thúc đẩy trẻ tích cực chơi.
Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, nhận xét và bổ sung câu trả lwoif của trẻ trong khi chơi cùng nhau.
Tạo cơ hội cho tất cả trẻ thực hành, trải nghiệm cùng nhau trong khi chơi.
Tạo cơ hội cho trẻ được tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc.
- Chuẩn bị phương tiện chơi:
+ Xây dựng môi trường chơi cho trẻ như chọn địa điểm chơi: sử dụng các góc chơi của trẻ, chơi trong lớp học và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi cho đủ nhóm trẻ tham gia chơi.
+ Sỏi, hạt ngô, đầu đen và một số loại hạt khác.

+ Một số loại lá cây: lá rau muống, lá mít.
* Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ( quá trình chơi):
cho trẻ hứng thú đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, những câu hỏi ngắn gọn, câu đố, bài đồng dao, các tình huống chơi, cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm cho trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu với trẻ về trò chơi sắp sửa chơi dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi.

>>>> Hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non

Sau đó, cô cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của các nhóm và cho trẻ từng nhóm tự tìm kiếm đồ chơi, vật liệu chơi của mình trên các giá đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn.
Đố Lá:
Đàm thoại với trẻ về các các loại lá và giới thiệu tên của trò chơi và cách chơi. Cho trẻ tự chọn nhóm lấy các loại lá cô đã chuẩn bị và cùng nhau chơi.
Trẻ oẳn tù tì để tìm nhóm chơi trước. Trẻ đố nhau và hỏi xem bạn của mình có biết đó là lá gì không. Có thể hỏi bạn về công dụng của lá. Sau nhiều 3 đến 4 lượt chơi sẽ tìm ra người thắng cuộc. Người thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò vòng quanh cho chơi.
Chơi chuyền:
Cô cho trẻ xem cách chơi của cô và sau đó đàm thoại với trẻ. Cho trẻ tìm nhóm chơi từ 3-5 người. Đồ chơi (cỗ chuyền ) của trẻ gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn hoặc là các que tính có sẵn trong lớp.
Đối với trẻ 5-6 tuổi không thể vừa nhặt que và đỡ bóng được nên trò chơi sẽ được linh hoạt để trẻ đỡ tay không, nhặt que, và đọc bài chuyền.
Trẻ có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau
Cho trẻ ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa vờ như tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi.
Lời ca như sau:
Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que)
Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que)
Bàn ba: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn tư: Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5que)
Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que)
Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám. (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que)
Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín. (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que)
Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười(1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que)
Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần).
Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván.
Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi 1 vòng quanh sân.
Lựa đậu:
Cô chuẩn bị cho trẻ rá đậu đen, đậu đỏ và đậu xanh trộn với nhau.
Chia trẻ thành nhiều đội, mỗi đội 3 người. Ba loại hạt sẽ được trộn chung vào cùng 1 cái rá, mỗi đội 1 rá. Sau khi nghe tiếng còi báo hiệu bắt đầu thì các đội sẽ phân loại hạt nào ra hạt đó bỏ vào chén.
Các đội thực hiện trong vòng 3 phút, đội nào phân loại xong trước thì đội đó thắng.
Gảy que:
Chuẩn bị cho trẻ các thích cách chơi. Hai hoặc ba trẻ ngồi thành từng nhóm.
Cho nhóm trẻ tự tổ chức và cô đi quan sát, trợ giúp nhóm trẻ chưa hiểu luật chơi. Mỗi nhóm chơi có một nắm que tính. Trẻ nào chơi trước cầm nắm que tính xoay và rải ra sàn, sau đó khéo léo nhặt que tính sao cho các que ở dưới không động . Nếu làm các que ở dưới động thì bị mất lượt, bạn khác được cầm que tính và đổ để nhặt. Khi nhặt hết que tính dưới sàn thì từng trẻ đếm số lượng que tính mình đã nhặt được.
Bắt dây chun:
Cô cùng chuẩn bị dây chun nối . Trẻ ngồi và cầm một sợ dây.
Dạy cách chơi cho trẻ và có thể thao tác trên chính tay một bạn nhỏ trong nhóm chơi. Cho trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái và ngón trỏ choãi ra, các ngón khác nắm lại. Trẻ móc sợi dây vào ngón ú, rồi lại móc dây chun ở ngón trỏ và luồn xuống dưới bắt chun ở ngón cái. Lấy ngón giữa của bàn tay kia móc sợi dây từ ngón giữa và ngón cái của bàn tay đang cầm chun và kéo ra để tạo thành ngôi sao 5 cánh.
Cô có thể để các trẻ biết cách chơi hướng dẫn cho các trẻ chưa biết.
Sau khi các trẻ biết cách chơi cô có thể gợi ý cho trẻ về việc thi đua xem ai làm ngôi sao 5 cánh bằng dây chun nhanh hơn và có nhiều cách hơn.
Oẳn tù tì:
Cô giáo đàm thoại với trẻ về cách chơi và các vật dụng thể hiện qua bàn tay là:
- Cái búa: Các ngón tay nắm lại như quả đấm.
- Cái kéo: Nắm 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón áp út và ngón út lại, xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa).
- Cái bao (có nơi gọi là tờ giấy): xòe cả 5 ngón tay ra.
Cho trẻ tụ kết nhóm chơi. Có thể là hai bạn một nhóm hoặc nhiều hơn. Cô nhắc nhở trẻ về luật chơi và nhắc trẻ đọc “Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”, thì mới ra dụng cụ, không được ra trước hoặc ra sau vì như vậy coi như phạm luật.
Gảy vòng chun: (Vòng nịt).
Cô cùng trẻ chuẩn bị chun, không nên quy định số trẻ chơi nhưng cần gợi ý cho trẻ biết ban đầu khi chưa biết chơi thì hãy kết 2 bạn một nhóm sẽ dễ chơi hơn.
Vòng nịt có thể có hình trong nhỏ, có nhiều màu sắc, thường là màu vàng, màu gạch, màu xanh.
Địa điểm là nơi bằng phẳng để bắn vòng cho dễ dàng.
Cô hướng dẫn cách cách chơi:
Hai người chơi không cần phải bắt thăm như các trò chơi khác. Hai người cùng ngồi xổm xuống nền đất hoặc nền gạch (tùy chọn) và lấy vòng của mình ra để chuẩn bị chơi. Hai cái vòng được đặt trước mặt hai người, với một khoảng cách không xa lắm, tùy vào chỗ ngồi của hai người chơi. Khi gẩy cần phải nhằm trúng vào chiếc vòng của đối phương.
Chơi còn
Giới thiệu các cách chơi còn cho trẻ. Cô và trẻ cùng chuẩn bị còn từ những miếng vải vụn.
Chuẩn bị cột vòng, với trẻ ở độ tuổi này thì cô nên chuẩn bị cột vòng bằng tre hoặc inox có sẵn trong giờ thể dục. Cột vòng chỉ cách mặt đất 1.5m, có đường kính 30 - 40 cm. Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
Sau khi trẻ hiểu các cách chơi còn như còn vòng, còn xổm, còn xai thì cho trẻ tự tổ chức

Đánh đáo
Cô kẻ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 2m
Cho trẻ tự chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. ( cách chọn hòn đáo: hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.)
Giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi thử theo lời hướng dẫn của cô
Trẻ đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, hòn đáo nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho trẻ đi sau. Sau đó, trẻ nhắm vào những hòn đáo trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những hòn đáo đó. Nhắc nhở trẻ: nếu trẻ chơi chọi trúng thì được “ăn” những hòn đáo đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho bạn kế tiếp. Lưu ý khi chơi là không ném vào bạn, chọi nhẹ nhàng và nhằm vào hòn đáo, chỉ cần chọi đúng là ăn, nếu ai ném mạnh tay, không trúng hòn đáo sẽ bị thua cuộc.
Ô ăn quan
Cho trẻ tìm 10 hòn sỏi nhỏ và 2 hòn sỏi to.
Cho trẻ tự vẽ xuống đất hình ô quan, mỗi bên 1 ô ( đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt mỗi đẫu quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi.
Bắt đầu chơi “ oẳn tù tì ”. Ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ô nào rồi rải mỗi ô 1 quân ( chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô bên cạnh đi tiếp, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai “ ăn ” được nhiều quân là thắng.
Nhắc nhở trẻ đi đúng vòng, nếu đến điểm “chững” thì phải nhường bạn quyền đi tiếp
Mũ lá mít:
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 - 9 ngọn lá mít, một nắm tăm tre ( không sử dụng tăm nhọn). Sân chơi: rộng rãi. Số người chơi: một nhóm 2 - 3 người.
Cô cùng trẻ làm mũ lá mít, những ngọn lá mít kết dính lại với nhau theo hình vũng cung bằng những que tăm, tùy theo kích cỡ vòng đầu của mỗi người, tùy vào độ lớn bé của những ngọn lá mít mà tính toán số lượng lá làm mũ.
Trẻ có thể tự trang trí thành nhiều kiểu mũ khác nhau.
Có thể gợi ý cho trẻ thi đua xem ai là người làm được nhiều mũ hơn, đẹp hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi

Châu chấu dừa, nhẫn dừa:
Cô chuẩn bị lá dừa sạch, tươi, đẹp và một góc nhỏ là sân chơi. Cho trẻ chơi theo nhóm. Cô hướng dẫn cách làm, cách uốn lá để thành hình con châu chấu, làm những chiếc nhẫn đeo, vòng đeo tay.
Có thể tổ chức thi đua giữa các trẻ, bạn nào có số lượng con châu chấu hay nhẫn làm được, ai nhiều hơn là thắng.
Nặn ( bột, đất sét)
Cô có thể cho trẻ nặn bằng đất sét. Có một ít vật dụng: que tăm, hạt dưa, hạt đậu tùy vào nhu cầu hình dáng mà trẻ muốn làm. Chuẩn bị sân chơi: rộng rãi. Dạy trẻ cách nhào đất sét với nước lã sao cho thật nhuyễn và từ nắm đất sét ấy sẽ nặn ra đủ thứ hình dáng: con chim, cành cây, bông hoa, hình con cá mà trẻ thích. Bạn nào làm được nhiều con vật đẹp là người thắng.
Chơi kiệu:
Hỏi, đàm thoại với trẻ là ngày xưa mọi người thường đi lại bằng phương tiện gì, ai là người hay được ngồi kiệu . Cho trẻ tự kết nhóm, phân rõ thành hai đội, mỗi đội có từ hai người trở lên.
Giải thích cách làm kiệu cho trẻ. Hai đội oẳn xem đội nào được chơi trước hoặc rút thăm bằng que tre.

Đội nào chơi sau sẽ phải làm kiệu cho đội chơi trước. Làm kiệu bằng cách hai người ngồi đối diện với nhau, lồng tay của hai người vào nhau tạo thành hai chỗ hổng .Thành viên của đội chơi trước sẽ dùng hai chân của mình lồng vào hai lỗ hổng rồi ngồi xuống. Lúc này hai người của đội chơi phải nhấc được người kia lên. Nếu không nhấc được đội chơi sau thua. Còn nếu nhấc được thì đội chơi trước phải làm kiệu cho đội chơi sau.
Nhắc nhở trẻ chỉ nhắc bổng bạn lên chứ không được chạy, bạn được ngồi kiệu phải bán hai tay vào hai vai bạn để tránh bị nguy hiểm.
* Nhận xét đánh giá
- Cho trẻ đánh giá kết quả chơi của bạn, của mình.
- Tạo điều kiện cho trẻ chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân. Tạo cơ hội, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.
- Cho trẻ tự tổ chức chơi những trò chơi dân gian quen thuộc vào các thời điểm khác nhau.
* Kết quả: Tôi đã xây dựng được kế hoạch trong các buổi hoạt động, tổ chức các trò chơi khác nhau. Các trò chơi diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
3. Trò chơi dân gian tích hợp trong các hoạt động nhằm phát triển thể chất cho trẻ
Thời điểm để trẻ chơi trò chơi dân gian thì ít và chỉ những khi có hoạt động, sự kiện có liên quan như : Hội khỏe, hội thi, các ngày lễ tết… thì trẻ mới được chơi với thời gian và số lượng các trò chơi tương đối. Những thời điểm còn lại phần lớn là trẻ tự chơi ít sự chỉ dẫn chu đáo của giáo viên khiến các trò chơi ít nhiều sai lệch, kém hứng thú.
Phần lớn giáo viên đều thấy được sự cần thiết của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Theo họ trò chơi dân gian tác động mạnh mẽ đến trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ mầm non. Họ thấy rằng trò chơi dân gian có thể được vận dụng linh hoạt vào trong các hoạt động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Giáo viên sử dụng những biện pháp như lập kế hoạch, sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan... để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ thông qua thể dục sáng, thể dục giờ học mà các trò chơi dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển thể lực cho trẻ.
Trò chơi vui – khỏe – khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Trẻ trở nên nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo trong các hoạt động và phản xạ nhạy bén hơn khi tự mình nhập cuộc vào các trò chơi vận động dân gian. Trò chơi nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của trẻ giúp trẻ mở rộng mối quan hệ như “ Cướp cờ”, “ Kéo co”, “ Hái quả”…..
Trò chơi dân gian không chỉ là những trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như: Nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,….mà còn có nhiều trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn khéo léo như: ô ăn quan, đánh chuyền,….Vì vậy cần lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động:
* Thể dục sáng:
Mỗi khi trẻ tập thể dục buổi sáng song chúng tôi thường tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng. Ngoài những trò chơi theo các chủ đề tôi còn cho trẻ chơi những trò chơi dân gian nhẹ nhàng như: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ…
Ảnh: Trò chơi lộn cầu vồng


* Hoạt động ngoài trời:
Đối với các trò chơi dân gian mang tính tập thể và đòi hỏi phải có không gian rộng thoáng tôi đã tổ chức cho trẻ chơi vào các buổi hoạt động ngoài trời như: Bịt mắt bắt dê, kéo co, mèo đuổi chuột,…. Những trò chơi này không những phát triển ở trẻ phản xạ nhanh nhẹn khéo léo mà còn phát triển ở trẻ tố chất thể lực rất tốt.

Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi

Ảnh: Trò chơi kéo coSáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

* Hoạt động góc:
Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển những nhóm cơ lớn mà còn giúp trẻ phát triển những nhóm cơ nhỏ như ngón tay điều này làm cho những cơ nhỏ của trẻ phát triển tốt, trẻ khéo léo hơn. Với hoạt động góc nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi theo nhóm nhỏ trong không gian hẹp như: Chơi chuyền, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ.
* Hoạt động học, hoạt động chiều:
Với hoạt động học và hoạt động chiều có thể chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng để phát triển nhận thức cho trẻ và để lồng ghép chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ: Nu na nu nống, chi chi chành chành,….Không những giúp phát triển nhận thức mà những trò chơi này còn giúp trẻ vận động và phát triển những nhóm cơ nhỏ: ngón tay, bàn tay.

Ảnh: Trò chơi nu na nu nống
Đặc biệt với hoạt động học khi tích hợp trò chơi dân gian cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Đối với môn thể dục nên lựa chọn các trò chơi dân gian nhằm phát triển ở trẻ sự khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo.Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe mới tham gia vào trò chơi được và ngược lại trò chơi giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
Ví dụ: Trò chơi” Rồng rắn lên mây”. Khi thầy đuổi thì trẻ đứng sau cùng phải chạy thật nhanh nếu không sẽ bị thầy bắt được, sau đó có thể bị thay trẻ khác hoặc phải làm thầy để đi đuổi các bạn.

Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi

Ảnh: Trò chơi rồng rắn lên mâySáng kiến kinh nghiệm trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
>>>> Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Trò chơi “kéo co”. Khi có hiệu lệnh thì hai bên phải dùng lực của tay để kéo dây thật mạnh về phía mình nếu không sẽ bị thua đội bạn.
Với môn học làm quen với toán, khám phá, làm quen văn học trò chơi dân gian phải đáp ứng tiêu chí:
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
+ Phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi mầm non tự làm.
+ Phát triển vận động cho trẻ.
Trò chơi dân gian mang tính đặc thù của những đồ dung, vật dụng phục vụ cho trò chơi được lấy từ thiên nhiên, từ môi trường xung quanh trẻ. Do vậy trong quá trình dạy giáo viên có thẻ đi sâu hơn giới thiệu cho trẻ hiểu thông qua tranh ảnh, mô hình, vật thật về các đối tượng sẽ cho trẻ làm quen trong trò chơi nhằm gây được hứng thú đối với sự tập trung của trẻ.
Ví dụ: Trong trò chơi “Ô ăn quan” giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh ảnh hay vật thật là những hòn sỏi dùng để chơi.
Với môn âm nhạc, tôi lựa chọn các trò chơi có giai điệu, lời hát như: tập tầm vông, hát chuyền sỏi.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian vào hoạt động chung tôi lựa chọn những trò chơi phù hợp với đề tài, chủ đề.
Kết quả:
Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động có lồng ghép trò chơi dân gian.
Nhờ việc tổ chức các hoạt động trẻ không những biết chơi các trò chơi dân gian mà còn nâng cao thể lực cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động khác.
4. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh ngày nay đã quên mất tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè. Khi đón trẻ về nhà, nhiều phụ huynh thường cho trẻ xem các băng đĩa hoạt hình, siêu nhân, các trò chơi điện tử, đã lãng quên bản sắc dân gian của dân tộc.
Gia đỡnh và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hỡnh thành nhõn cỏch cho trẻ. Vỡ vậy việc giỏo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đỡnh và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chớnh vỡ vậy tụi đó tuyờn truyền và kết hợp với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau:
Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc trẻ thỡ tôi tỡm nhiều hỡnh thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đồng dao và những trũ chơi dân gian để gửi về nhà cho phụ huynh đọc và dạy trẻ chơi.
Với những phụ huynh quan tâm đến trẻ, tôi đã thường xuyên trao đổi cùng các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của các trò chơi dân gian trong phát triển thể chất và trao đổi về các bài mà tôi đã cải biên để phù hợp với các nội dung giáo dục, kết hợp dạy trẻ tại gia đình.
Cô giáo trao đổi gửi các bài đồng dao mục đích tham gia trò chơi trong ngày của trẻ để phụ huynh về nhà dạy trẻ chơi.
Sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian.
Tôi đã đưa các bài đồng dao, lời ca của những trò chơi dân dan mà tôi đã cải biên vào góc tuyên truyền ngoài cửa lớp để mỗi khi phụ huynh đến đón con có thể học thuộc về nhà sẽ dạy con của mình.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian đọc sách, tìm những trò chơi dân gian hay dạy trẻ.
Ngoài ra, tôi đã phối hợp cùng phụ huynh để sưu tầm, thu gom các nguyên vật liệu để tạo ra những đồ chơi cho những trò chơi dân gian cho trẻ.

Ảnh: Tuyên truyền với phụ huynh
Kết quả:
- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng d¹y nh÷ng trß ch¬i d©n gian hay cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
- Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp.
Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục trÎ

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau một thời gian sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tôi đã đạt kết quả. Đó là sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi. Bên cạnh đó tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, động viên cô và trò sớm hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã thu được kết quả như sau:
1. Về phía trẻ:
Những hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian đã mang lại hiệu quả rất cao. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ.
Trẻ được củng cố, rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản, vận động tinh.
Có khả năng phản ứng nhanh, đúng theo tín hiệu. Đồng thời giáo dục trẻ lòng dũng cảm, tính độc lập, ý thức tổ chức kỷ luật, biết hợp tác cùng bạn khi tham gia các hoạt động. Đặc biệt cháu khuyết tật ở lớp nhanh nhẹn hơn, cháu tích cực tham gia các hoạt động và khỏe mạnh hơn đầu năm.
Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng đẹp có màu sắc tươi sáng sẽ hình thành ở trẻ những bài học đầu tiên về cái đẹp.
Trẻ hứng thú được tập luyện, bố mẹ an tâm, tin tưởng khi thấy các con khỏe mạnh cơ thể cân đối, hài hòa.

2. Về phía giáo viên:
Bản thân tôi đã hiểu biết được nhiều hơn, rõ hơn về các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca Việt Nam. Không những chỉ là trò chơi mà thông qua đó còn giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
Những trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, các điệu hò, bài vè do tôi sáng tác đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, được các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường hửng ứng và đưa vào dạy trẻ

3. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ chơi dân gian; phụ huynh đã quan tâm đến việc cho trẻ chơi các trò chơi dân gian do tôi cải biên để lồng các nội dung giáo dục trẻ ở nhà; cho trẻ hát và nghe những làn điệu dân ca, hò, vè.
Phụ huynh cảm thấy tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại luôn thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT LUẬN
Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Qua mét n¨m thùc hiÖn biÖn ph¸p: “ Tổ chức một số trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà” t«i nhËn thÊy:
Việc đưa các các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca, hò, vè phù hợp với nội dung các hoạt động giáo dục đã thực sự có hiệu quả. Trẻ hứng thú tham gia, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Và đã đưa trẻ về được với những bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nhờ việc: “Tổ chức một số trũ chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà” mà tôi đã có những hiểu biết sâu rộng hơn về nét bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông qua đó đã phát huy được năng khiếu, sở trường của mình; được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường nhìn nhận, đánh giá cao.
Đạt được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì, Trường mầm non Duyên Hà đã chỉ đạo việc: “Đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, hò, vè” vào dạy trẻ.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để có được những kết quả trên, sau quá trình thực hiện, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Việc nghiên cứu “Tổ chức một số trũ chơi dân gian cho trẻ” phù hợp với những nội dung giáo dục đã mang lại hiệu quả hoạt động rất cao. Không những vậy mà trẻ còn nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt hơn trong các hoạt động.
- Việc phối hợp với các bậc phụ huynh sẽ nhận được sự quan tâm ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và triển khai các đề tài sáng kiến.
- Cần lập kế hoạch tổ chức trò chơi cụ thể, hợp lý
- Cần lồng ghép tích hợp các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động trong ngày.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian
- Luôn sưu tầm, đổi mới cách chơi để tạo hứng thú cho trẻ chơi.

III. KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Kớnh mong Phũng giỏo dục huyện , ban giỏm hiệu nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, kiến tập về việc lồng ghép các trũ chơi dân gian vào các tiết học cho trẻ mầm non để chúng tôi được học tập, trao đổi kinh nghiệm
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc Tổ chức một số trũ chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm Non Duyên Hà. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp quan tâm đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài khám phá khoa học

Skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5 6 tuổi vùng dân tộc thiểu số trường mầm non hoa pơ lang

  • pdf
  • 15 trang
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
vùng dân tộc thiểu số trường mầm non Hoa Pơ Lang
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi
dân tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ
khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào
có thể tỏa bóng yêu thương mà lại không bắt rễ từ một hạt giống đã ươm sâu
lòng nhân ái''.
Trong tất cả các hoạt động của trẻ, hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo,
thông qua các trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi của mình. Hiểu được tầm
quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian là một điều cần thiết và rất có ý
nghĩa. Trò chơi dân gian được tổ chức từ đời này sang đời khác và nó cũng là
một nguồn di sản quý báu của dân tộc việt nam, được hình thành qua những quá
trình lao động và sinh hoạt của con người việt xưa.
Qua những trò chơi dân gian nó giúp trẻ mở ra thế giới tuổi thơ của mình
sinh động và đẹp hơn. Ở trò chơi ngoài giúp trẻ vui chơi, giải trí mà nó còn giúp
trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Đó chính là bản sắc văn hóa của
con người việt nam.
Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang một ý nghĩa thiết thực,
nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe mà còn giúp trẻ phát triển kĩ năng
sinh hoạt, làm việc theo nhóm. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, tôi thấy giáo
viên hiện nay chưa thật sự chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các biện pháp tổ chức
trò chơi nhân gian phong phú, đa dạng và phù hợp.
Việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động chưa được chú trọng.
Mặt khác khi tổ chức trò chơi thì giáo viên chưa trang bị cho mình một số thủ
thuật để hướng dẫn, tổ chức nên chưa hấp dẫn trẻ tham gia chơi, trẻ chơi nhanh
chán, một số trò chơi trẻ chưa hiểu nội dung và ý nghĩa nên việc tổ chức các trò
chơi dân gian đạt hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi đã trăn trở và mạnh dạn chọn đề tài
“ Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân
tộc thiểu số trường mầm non Hoa Pơ Lang” để nghiên cứu. Từ đó đúc kết một số
biện phát tổ chức cho trẻ có cơ hội tham gia trò chơi dân gian một cách lôi cuốn,
hấp dẫn và hiệu quả nhất.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
1

Mục tiêu: Nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
mầm non 5-6 tuổi.
Nhiệm vụ: Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tham gia trò chơi dân
gian một cách hấp dẫn, lôi cuốn, có ý nghĩa và hiệu quả nhất.
- Giúp trẻ mầm non phát triển nhân cách một cách toàn diện
- Phối hợp với phụ huynh cùng sưu tầm, sáng tác các trò chơi dân gian và
lời mới cho các bài ca dao, đồng dao.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 5-6 tuổi vùng dân
tộc thiểu số
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp tô chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vùng dân tộc
thiểu số tại lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang. Năm học 2015- 2016
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp lí luận
+ Phương pháp thực tiễn
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lý luận
- Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, thông qua hoạt động vui
chơi trẻ được phát triển nhân cách một cách toàn diện, vì vậy, tổ chức trò chơi
cho trẻ là một việc cần thiết, đặc biệt là trò chơi dân gian.
- Trong những năm gần đây xã hội rất quan tâm tới bậc mầm non, đã có
nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhân
cách và nhận thức.
- Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều trò chơi cho trẻ em. Không thể phủ
nhận những trò chơi hiện đại cũng giúp trẻ phát triển nhưng mặt trái lại của nó
chưa dược kiểm soát chặt chẽ. Những trò chơi dân gian đơn giảm mà sinh động,
thiết thực, gần gũi, có thể chơi ở mọi lúc, mọi nơi lại không tốn kém sẽ tạo cơ
hội cho trẻ được vui chơi và phát triển về nhiều mặt.
II.2.Thực trạng
Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 1 phân hiệu
Buôn Dur I: Tổng số học sinh 29, dân tộc 20, nữ: 13, nữ dân tộc: 8. từ những
điều trên có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi- khó khăn
2

- Thuận lợi
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chuyên
môn.
+Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác.
- Khó khăn
+ Đa số cá cháu là dân tộc thiểu số.
+ Nhiều trẻ còn rất nhút nhát, chưa biết thể hiện suy nghĩ bằng lời nói.
+ Giáo viên ít sưu tầm những trò chơi dân gian, ngại tổ chức cho trẻ chơi
vì phải chuẩn bị đồ dùng. Hơn nữa việc tổ chức trò chơi tập thể với số
lượng lớn trẻ tham gia dẫn đến khó quản lí trẻ trong qua trình chơi.
+ Trang thiết bị và sân chơi cho trẻ chưa đảm bảo yêu cầu.
+ Nhiều giáo viên chưa thấy được việc lồng ghép trò chơi dân gian vào
các hoạt động sẽ tạo hứng thú hơn trong các hoạt động như: làm quen với
toán, khám phá khoa học…..
+ Phụ huynh ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ thiếu thông tin về tác
dụng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều phụ huynh nghĩ trò
chơi dân gian không còn phù hợp với con em mình, nên hướng tới các trò
chơi hiện đại.
b. Thành công- hạn chế
Thành công
+ Trẻ đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, lễ phép.
+Trẻ ăn bán trú tại trường nên có thiều thời gian học tập hơn
+ Dạy trẻ theo chương trình mầm non mới.
Hạn chế
Bên cạnh những thành công, tôi vẫn còn gặp một số hạn chế như: Nhiều
trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng nói và hiểu Tiếng Việt của trẻ
còn chưa rõ ràng, nhận thức của trẻ còn hạn chế.
c.

Mặt mạnh- mặt yếu.

* Mặt mạnh
- Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, nhân viên và đặc biệt là
sự giúp đỡ của các đồng nghiệp
- Trẻ có ăn bán trú học tạo điều kiện cho trẻ học 2 buổi trên ngày.
- Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, khắc phục mọi khó khăn trong
công tác.
3

* Mặt yếu
- Lớp nằm trong địa bàn khó khăn thuộc vùng nông thôn, nhận thức của
phụ huynh về giáo dục mầm non chưa cao và khả năng nhận thức, ngôn ngữ
tiếng việt, sự linh hoạt của học sinh có một số hạn chế.
- Phòng học được xây dựng nhiều năm về trước đã xuống cấp và chưa
đúng với yêu cầu của phòng giáo dục. Sân chơi còn chưa đảm bảo cho trẻ khi tổ
chức các trò chơi mang tính chất tĩnh…
- Đồ dùng đồ chơi chưa đủ số lượng với số lượng trẻ than gia chơi, chưa
đẹp, chưa bền, chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nhận rõ được tầm quan trọng chính vì vậy:
-Bản thân tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và các tầng
lớp trong xã hội. Sưu tần những trò chơi dân gian mang bản sắc văn hóa việt.
- Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch năm, kế hoach tháng, kế hoạch chủ
đề, kế hoạch tuần, kế hoạch của một ngày tích hợp.
- Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Luôn nâng cao trình độ chuyên môn – nhận thức chính trị.
- Luôn có tinh thần đoàn kết, chấp hành mọi chủ trương, chỉ thị, sự điều
hành của lãnh đạo, luôn có sự giao lưu, trao đổi giữa các đồng nghiệp với nhau,
nhân viên trong trường.
e.

Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.

- Xã hội ngày càng đi lên, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm
nhiều hơn. Không chỉ một đơn vị nào đó mà toàn cả xã hội cùng chung tay góp
sức vì tương lại của những con người mới. Vì vậy việc tạo môi trường cho trẻ
học tập là việc rất quan trọng.
- Đã có nhiều chương trình dành cho trẻ 5 tuổi chẳng hạn như: “ Trường
học thân thiện – học sinh tích cực”, hay “ Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” dành
cho trẻ. Chính vì thế, bản thân tôi phải thường xuyên tham mưu với nhà trường
và tuyên truyền với với phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

* Về phía giáo viên Mầm non
- Từ trước đến nay giáo viên chỉ cho trẻ chơi các trò chơi tự do là chủ
yếu, hoặc chơi các trò chơi thường khô khan, gò ép, lặp đi lặp lại nhiều lần,
không theo chủ đề,… nên dễ gây nhàm chán.
- Đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú
vui chơi.
4

- Bản thân tôi khi thực hiện đề tài này con ít kinh nghiệm, ngoài ra lớp
nằm ở vùng nông thôn thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.

* Về phía trẻ:
- Trẻ mầm non ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, lớp mầm, lớp chồi, lớp lá
đã được làm quen với nhiều môn học khác nhau nhưng trò chơi dân gian
với trẻ thì quả là còn mới mẻ. Trẻ còn ngỡ ngàng chưa hiểu biết về trò chơi
dân gian.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế: trẻ dễ dàng tham
gia chơi, nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc.
- Qua cuộc khảo sát đầu năm kết quả đạt được như sau:
+ Tổng số trẻ được khảo sát : 29
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian
Hiểu biết về trò chơi dân gian
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian
Phát triển thể lực
Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể

10/29 – 34,4%
8/ 29 – 27,5%
5/29 – 17,2%
15/29 – 51,7%
11/29 – 37,9

II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm- kĩ năng xã hội, thẩm mỹ để hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách
, kĩ năng sống .
- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
- Lưu giữ bản sắc văn hóa người việt.
- Sử dụng trong các môn học một cách hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả nhất.
- Giúp giáo viên lên tiết dạy nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn .
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm các trò chơi dân gian để các trò chơi
ngày càng phong phú hơn.
b. Nội dung và cách thực hiện.
Hiểu được tầm quan trọng của đề tài và trong điều kiện hiện tại của đơn vị
tôi cần phải suy nghĩ để giúp trẻ hứng thú hơn, để giúp giáo viên lên lớp nhẹ
nhàng và có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp
như sau:
- Giải pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện trước khi tổ chức cho trẻ tham gia
vào các trò chơi dân gian.
*Nghiên cứu tài liệu
5

- Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã nghiên cứu kĩ các văn
bản chỉ đạo của ngành, tìm hiểu trên mạng internet và ghi chép đầy đủ vào sổ
nhật kí để làm tư liệu vận dụng vào từng bài dạy cụ thể.
* Người chơi
- Bất kì một trò chơi nào muốn tiến hành thì phải có người chơi, và điều
đặc biệt trò chơi dân gian là trò chơi tập thể, vui nhộn đòi hỏi các người chơi
phải tích cực trong suốt quá trình chơi.
- Trẻ mầm non có đặc điểm chơi nhanh chán nên tôi làm công tác tư tưởng
động viên trẻ trước khi chơi, gợi ý để trẻ khám phá ý nghĩa của trò chơi.
* Phổ biến luật chơi, cách chơi
- Trò chơi dân gian có từ rất xa xưa, việc hướng dẫn cho trẻ biết cách chơi,
luật chơi là điều rất quan trọng. Khi phổ biến luật chơi, cách chơi một cách ngắn
ngọn, rõ ràng, dễ hiểu. Để trẻ dẽ tiếp thu và nắm bắt.
* Chuẩn bị đồ chơi
- Đồ chơi chủ yếu là đồ chơi tự tạo, chẳng hạn như trò chơi “Bịt mắt bắt
dê” thì cần một cái khăn, trò chơi “Ném còn” thì càn có một quả còn……
- Trò chơi dân gian thường có dị bản về cách chơi và luật chơi. Từ đó đồ
chơi sử dụng trong các trò chơi cũng phải linh hoạt thay đổi theo từng địa
phương, hoàn cảnh cụ thể. Do vậy giáo viên cũng cần linh hoạt và sáng tạo trong
các trò chơi để phù hợp với từng lớp học, lứa tuổi của trẻ mà vẫn đảm bảo luật
chơi không ảnh hưởng đến ý nghĩa của trò chơi. Ví dụ như trò chơi‘ chơi
chuyền” que có thể bằng tre, bằng gỗ hay bất cứ que gì thẳng, tròn, nhẵn dài
khoảng 20 cm. Hòn chuyền có thể là quả bóng nhỏ hay hòn sỏi, hay một quả gì
đó to vừa gọn trong lòng bàn tay trẻ…….
* Địa điểm
- Việc chuẩn bị địa điểm rất quan trọng có trò chơi chỉ cần không gian nhỏ
vì trò chơi ít người và mang tính chất tĩnh.
- ví dụ:
+Trò chơi ‘ Kéo cưa lừa xẻ” chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi
đối diện nhau đưa hai tay ra và cầm vào tay nhau đọc bài đồng dao “ Kéo cưa lừa
xẻ”để kéo qua kéo lại.
+ Trò chơi “ Vuốt hột nổ’ chơi ngoài trời hoặc trong nhà, hai trẻ ngồi đối
diện nhau, đưa hai tay ra vuốt, rồi tay phải bạn này đập vào tay trái bạn kia và
ngược lại
- Trò chơi nhiều người tham gia và mang tính chất động, cần khoảng
không gian rộng.
- ví dụ:
6

+ Trò chơi “ Mèo bắt chuột” chọn 2 trẻ, một trẻ làm mèo và một trẻ làm
chuột, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn và cầm tay nhau khi có hiệu lệnh thì
trẻ thực hiện chơi.
+ Trò chơi “ Ném còn” có một cột mốc cao 3 m, trên đỉnh cắm một vòng
tròn( đường kính khoảng 30- 40 cm) . từ chân cột 2- 4m thì kẻ vạch mốc. Chia
người chơi thành 2 đội đứng ở 2 phía cột mốc, sau đó lần lượt từng người chơi
ném còn qua cột mốc dau đó người chơi phía bên kia ném còn trở lại. Cứ tiếp tục
như vậy cho đến hết. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi như: “ Kéo co”, “ Rồng

rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”…
* Thuộc lời ca
- Hầu hết các trò chơi giân gian đều có lời ca đặc trưng của trò chơi,
những lời ca ngộ nghĩnh, dễ thuộc…
Nu na nu nống
Cái tróng nằm trong

Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ

Con ong nằm ngoài

Bà mụ thổi xôi

Củ khoai chấm mật

Ông tôi nấu chè

Phật ngồi phật khóc

Tay xòe chân rụt

- Hay “Chi chi chành chành” trẻ hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh

thổi lửa – Con ngựa chết trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường
như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể
tiến hành
- Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động
chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia chơi.
- Giải pháp 2: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm
non
- Tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép, tích hợp nhằm giúp trẻ củng cố kĩ
năng, ngôn ngữ, vận động, tư duy. Đối với trẻ ở mỗi thời kì thì có những đặc
điểm tâm sinh lí khác nhau, vì vậy khi chon các trò chơi dân gian phải phù hợp
vớ từng độ tuổi.
+ Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): Khả năng chú
ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được
các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu vồng”,Chi chi chành chành”, “ Tập tầm
vông”, “ Nu na nu nống”,…
7

+ Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): Khả năng chú ý có chủ
định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ
có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi thực hiện theo
các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
-Trò chơi mang tính lồng ghép ôn lại bài cũ và làm quen kiến thức mới.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
+Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu
giáo lá :“Ô ăn quan”, “Trốn tìm”, “Ném còn”,“ Chơi chuyền” …
- Ngoài ra có thể tổ chức trò chơi cho nhiều lứa tuổi tùy vào mức độ tổ
chức.ví dụ trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
+ Trẻ 2-3 tuổi cho trẻ đọc thuộc lời ca kết hợp với vận động tay chân nhẹ
nhàng:
“Dung dăng dung dẻ
Cho dê đi học
Dắt trẻ đi chơi
Cho cóc ở nhà
Đến ngõ nhà trời
Cho gà bới bếp
Lạy cậu lạy mợ
Xì xà xì xụp
Cho cháu về quê
Ngồi thụp xuống đây”
+ Với trẻ 3-4 tuổi, cho trẻ 5-6 tuổi trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa
đi vừa đọc lời ca. Chân bước nhẹ nhàng, tay vung theo nhịp lời ca. Khi hát đến
tiếng “ dung” thì tay vung về phía trước và ngược lại .Cứ như thế cho đến cuối
bài hát tất cả mọi người ngồi xuống và bắt đầu chơi lại từ đầu.
-Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi
+ Trò chơi dân gian mang tính vui nhộn, tập thể, trò chơi có luật nhưng
thoải mái với người chơi và phù hợp với từng lưa tuổi. Vì vậy đây là môi trường
giáo dục cho trẻ tốt về đức tính tích cực, hòa đồng và cách làm việc theo nhóm.
Để tạo hứng thú cho trẻ tôi phải chuẩn bị đầy đủ như: Người chơi, phổ biến luật
chơi, cách chơi, đồ chơi, địa điểm, lời ca….sau đó nhấn mạnh ý nghĩa của trò
chơi nhằm thu hút trẻ vào trò chơi. Có thể sử dụng một số biện pháp thu hút như
sau:
+Giới thiệu đồ dùng đồ chơi của trò chơi phải thật đẹp, bắt mắt để trẻ tò
mò.
+ Giáo viên hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, gây được sự chú ý của trẻ.
+Trong qua trình chơi giáo viên thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ để
kích thích sự hứng thú của trẻ
8

+ Khi trẻ chơi thuần thục cần tăng độ khó của trò chơi để trẻ không nhàm
chám và kích thích ý chí vượt khó của trẻ.
+ Giáo viên nên biết cách tổ chức thi đua giữa các đội để tạo sự hứng thú
khi chơi.
-Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động.
- Tùy theo tính chất động hay tĩnh mà giáo viên lựa chọn xen kẽ các trò
chơi dân gian cho phù hợp.
+ Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát
triển thể chất, hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động, từng chủ đề.
-Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên
nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể
lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò
cò”, “ Thả đỉa ba ba”…
-Với hoạt động góc: Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo
nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “ Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải
ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…
-Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng
nhóm ): Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ
như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn
đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”…
- Với hoạt động chơi tự do: Là khi trẻ chơi tự do theo ý thích, lúc này giáo
viên thường đóng vai là người hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Với hoạt động khác: Trong các ngày hội giảng, tết trung thu, tổng kết, tết
thiếu nhi xen kẽ các tiết mục múa hát với những trò chơi dân gian như : Kéo co,
rồng rắn lên mây.
- Giải pháp 5: Tạo cơ hộ giúp trẻ phát triển các lĩnh vực.
- Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
Ví dụ:
- Phát triển thể chất: Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện
thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh
mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui
chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Chẳng hạn:
9

+Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc
đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại
phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
+Trò “ Trồng nụ trồng hoa”, có nhiều nấc chơi nho nhỏ: Từ bàn một, bàn
hai…đến bàn mười từ một nụ, một hoa…đến tám hoa.Trẻ phải vượt qua dần
từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
+Trò “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng
vì nếu câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra,
ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
- Lĩnh vực phát tiển nhận thức khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được
các tiêu chí sau:
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.
+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ
năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi…
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ:
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh có
mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của
một số con vật và đồ vật quen thuộc. hay trò chơi “ Đi chợ” cho trẻ nhận biết
một số nhóm thực phẩm quen thuộc.
+ Những câu thơ ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự
năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược
lại:
Cô đọc lời bài thơ sai
Trẻ sửa và đọc đúng lời bài thơ\
“Non cao đầy nước
“ Non cao đầy mây
Đáy biển đầy mây
Đáy biển đầy nước
Dưới đất lắm mây
Dưới đất lắm cỏ
Trên trời lắm cỏ
Trên trời lắm mây
Người thì có mỏ
Người thì có miệng
Chim thì có mồm…”
Chim thì có mỏ…”
+“ Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó
là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và
cộng lại trong phạm vi 10: Bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái
hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “ đôi tôi, đôi chị…”, “ba lá đa,
ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành
thạo trong phạm vi 10.
- Phát triển thẩm mĩ: Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ
Quảng”…
10

- Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một
điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề
của bài dạy.
Chẳng hạn như:
- Chủ đề “ Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “ Đồng dao hỏi
tuổi xứ Quảng”, “ Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “ Bịt mắt bắt dê”, “ Phụ đồng
ếch”, “ Thi tìm những con vật có từ láy”…
- Chủ đề “ Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi:
“ Trồng nụ trồng hoa”, “ Mít mật mít gai”, “ Làm nón mão bằng lá”…
- Chủ đề “ Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ
các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như :“ Ném còn”, “ Cướp
cờ”, “ Bịt mắt đánh trống”, “ Đẩy gậy”, “ Chơi đu”,“ Múa lân”…
- Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội
+ Có thể sử dụng các trò chơi như: Lêu mặt hay trò chơi “ Khuyên dạy”,
những trò chơi dân gian đồi hỏi sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong
nhóm. Điều đó có tác dụng giáo dục tình cảm- kĩ năng xã hội, chẳng hạn như
bài “ Khuyên dạy”
“Đòi ăn là một

Đánh lộn là năm

Sợ tắm là chín

Nói tục là hai

Đái dầm là sáu

Xu nịch là mười

Khóc dai là ba

Nói láo là bảy

Dạy thì phải nhớ

Chơi xa là bốn

Mũi dài là tám

Cố nhớ cho chừa”

- Phát triển ngôn ngữ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, rèn
luyện phản xạ nhanh khi giáo tiếp, phát huy được tính dáng tạo, nhanh nhẹn của
trẻ.
Ví dụ: trò chơi “ Hỏi đáp”
“ Hột gì? Hột đậu

Môi gì? Môi son

Đậu gì? Đậu ma

Son gì? Son tàu

Ma gì? Ma da

Tàu gì? Tàu chuối

Da gì? Da chồn

Chuối gì? Chuối hột

Chồn gì? Chồn đèn

Hột gì? Hột đậu…

Đèn gì? Đèn sáp
Sáp gì? Sáp môi
- Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh cùng hoạt động cho trẻ chơi trò
chơi dân gian ở nhà.
11

+ Giữa nhà trường và phụ huynh phải phối kết hợp với nhau. Vì vậy tôi đã
nâng cao công tác tuyên truyền về: Ích lợi của trò chơi trong cuộc họp đầu
năm, trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ, vận động phụ huynh đóng
góp nguyên vật liệu, đồ dùng, sưu tầm những trò chơi bài đồng dao, ca dao.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Xây dựng kế hoạch, cụ thể rõ ràng.
- Giáo viên có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham mưu với
nhà trường
- Phối hợp với phụ huynh cho trẻ đi học đều, chuyên cần ngày 2 buổi, nắm
bắt được những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để có hướng khắc phục và lựa chọn
cho phù hợp.
- Biết phối hợp với đồng nhiệp có sự giúp đỡ trong khi thực hiện đề tài.
- Có đồ dùng đồ chơi phù hợp và đầy đủ.
- Phải biết sắp xếp khoa học và hợp lí.
- Không gian lớp học rỗng rãi, thoáng mát.
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp nầy hỗ trợ cho biện pháp
kia.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua thực tế ở lớp lá 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang thuộc xã Dur kmăl
tôi đã áp dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đã thu được kết quả như sau:
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian
Hiểu biết về trò chơi dân gian
Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian
Phát triển thể lực
Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể

29/29– 100%
24/29 – 83 %
24/29 – 83 %
29/29 – 100 %
29/29– 100 %

Trẻ đã yêu thích những trò chơi dân gian, hứng thú tham gia. Sự hiểu biết
của trẻ về các trò chơi nâng lên rõ rệt, những trò chơi dễ và quen thuộc trẻ có khả
năng tự tổ chức chơi. Và một điều là khi tham gia vào các trò chơi thể lực của trẻ
phát triển như: Trẻ khỏe mạnh, linh hoạt hơn….. Khi trẻ tham gia vào hoạt động
tập thể sẽ làm cho trẻ có ý thức hơn, trẻ hoạt động nhóm tốt hơn, cá nhân trẻ phát
triển mạnh.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu

12

-Tất cả trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. Trẻ thuộc

nhiều lời ca, đa số trẻ mạnh dạn, tự tin và rất linh hoạt.
-Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò
chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
-Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong
lớp.
-Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian,
nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ
nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
-Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với
nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
- Giáo viên linh động, sáng tạo, tiết dạy nhẹ nhàng, thoải mái, biết
vận dụng nhiều lời ca khi tổ chức các hoạt động hằng ngày cho trẻ.
- Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình,
tích cực góp các nguyên vật liệu sẵn có, thường xuyên trao đổi phối hợp
với giáo viên để giáo dục trẻ.
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận:

Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể
lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai,
nhất là những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi
thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức
trong cuộc sống
Từ những việc làm trên bản thân tôi rút ra được những biên pháp cho thực
hiện đề tài như sau.
- Những hoạt động của trẻ không còn nặng nề, luôn hấp dẫn trẻ tạo sự hài
hòa cân đối.
- Giáo viên nhiệt tình tìm tòi có nhiều hình thức tổ chức linh động.
- Phụ huynh thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình trẻ ở
nhà.
III.2. Kiến nghị:
- Nhà trường thường xuyên duy trì tổ chức các hội thi “Bé với trò chơi dân
gian” để cho trẻ có sự giao lưu với nhau.
- Có sân chơi thoán mát, rộng rãi, an toàn cho trẻ.
13

Dur kmăl, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Người viết

Dương Thị Thảo
VI. Nhận xét của hội đồng đồng kiến.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng sáng kiến

Tài liệu tham khảo

Stt
1

Tên sách

Tên tác giả

Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo Tiến sĩ: Trần Thị Ngọc Trâm
dục mầm non
Tiến sĩ: Lê Thu Hương
Phó giáo sư tiến sĩ: Lê Thị Ánh
Tuyết

2

Hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân
gian cho trẻ mầm non

Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và phát triển chương trình giáo
dục mầm non.

14

Mục lục
Sáng kiến kinh nghiệm ........................................................................................ 1
I. Phần mở đầu: ................................................................................................. 1
I.1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ...................................................................... 1
I.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
I.5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 2
II. Phần nội dung ............................................................................................... 2
II.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 2
II.2.Thực trạng .................................................................................................... 2
a. Thuận lợi- khó khăn...................................................................................... 2
b. Thành công- hạn chế..................................................................................... 3
c. Mặt mạnh- mặt yếu. ...................................................................................... 3
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động .......................................................... 4
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. .................. 4
II.3. Giải pháp, biện pháp: ................................................................................... 5
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ................................................................ 5
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
.......................................................................................................................... 12
III. Phần kết luận, kiến nghị ........................................................................... 13
III.1. Kết luận: ................................................................................................... 13
III.2.Kiến nghị: .................................................................................................. 13

15

Tải về bản full