Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Quy mô thị trường là gì? Có tầm quan trọng như thế nào và các bước xác định là gì? Cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Quy mô thị trường là gì?

Quy mô thị trường (Market Size) hay còn gọi là dung lượng thị trường, là tổng số doanh số bán hàng, tổng lượng hàng hóa bán ra hoặc tổng lượng khách mua hàng tối đa trong một lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đo lường hàng năm hoặc trong khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh quy mô thị trường còn có một khái niệm cũng quen thuộc với giới kinh doanh, đó là Giá trị thị trường. Giá trị thị trường nghĩa là tổng doanh thu bán hàng ở một thị trường. Đây tuy là 2 khái niệm khác nhau, song lại có sự liên quan mật thiết với nhau.

Bởi khi xác định được Quy mô thị trường, nghĩa là có thể dự đoán được tổng lượng hàng hóa bán ra hay tổng lượng khách hàng mua hàng, nhà kinh doanh có thể xác định doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp của mình có thể đạt được. Từ đó, doanh nghiệp có thể dự đoán được số lượng hay sản lượng sản phẩm, dịch vụ mình có thể tạo ra để phục vụ kinh doanh.

Tầm quan trọng của quy mô thị trường

Việc có được hiểu biết về Quy mô thị trường là gì sẽ là lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của thương hiệu, sản phẩm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hoặc ngành nghề mới.

Quy mô thị trường có thể được coi là cơ sở giúp nhà đầu tư trả lời các câu hỏi về việc đầu tư.

Điển hình là các điều sau:

-       Thị trường này có đủ lớn, đủ tiềm năng và hấp dẫn để đầu tư?

-       Có nên phát triển thêm sản phẩm mới ở thị trường này?

-       Nên mở rộng đầu tư vốn hay thu hẹp nguồn vốn ở thị trường này?

-       Cần nguồn vốn ban đầu là bao nhiêu để khai phá thị trường này?

Khi đã có thể đưa ra các câu hỏi về quy mô thị trường và trả lời chúng, bạn có thể phân tích được rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Dưới đây là một số yếu tố thường được chú trọng phân tích kỹ khi nghiên cứu thị trường để biết được liệu đây có phải là một khoản đầu tư hiệu quả hay không:

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô thị trường chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu về quy mô thị trường, bạn có thể lên được chiến lược kinh doanh phù hợp, xác định chiến lược giá cả, chiến lược tiếp cận, hình thức quảng cáo, tiếp thị phù hợp nhất với khách hàng tại thị trường này. Đây là những thông tin cần thiết trước khi bạn chính thức đưa sản phẩm của mình vào một thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, việc phân tích quy mô thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ xác định được từng bước đi/từng giai đoạn kinh doanh phù hợp có thể giúp hoạt động bán hàng phát triển tốt hơn. Hoặc khi cần thiết, bạn có thể thử nghiệm thay đổi kế hoạch kinh doanh theo hướng khác sau thời gian thử nghiệm ban đầu. Tóm lại, quy mô thị trường sẽ là bước đầu giúp tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp và có thể đột phá theo giai đoạn cụ thể.

Khả năng sinh lợi nhuận

Doanh thu, lợi nhuận là điều nhà đầu tư nào cũng quan tâm và đặt lên hàng đầu trong kinh doanh. Việc phân tích quy mô thị trường sẽ giúp người kinh doanh biết được nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng trong khu vực, từ đó xác định lượng người tiêu dùng sẽ mua hàng của bạn và dự đoán được nguồn thu. Thông thường, một quy mô thị trường lớn sẽ mang đến nhiều cơ hội và khả năng sinh lời cao hơn mặc dù thị trường đó có thể gặp sự cạnh tranh nhiều hơn so với thị trường nhỏ.

Lợi thế cạnh tranh

Hiểu rõ quy mô thị trường là gì, nắm được sự vận hành của thị trường, thói quen, hành vi của người tiêu dùng tại thị trường đó chính là một bước quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi chính khách hàng và thị trường sẽ quyết định đâu là vũ khí cạnh tranh giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả nhất. Khi đã hiểu sự liên quan giữa quy mô thị trường và lợi thế cạnh tranh, bạn có thể tự tạo ra lợi thế cho mình để chinh phục khách hàng và phát huy hiệu quả chiến lược kinh doanh đã đề ra.

Xu hướng hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu quy mô thị trường định kỳ là cơ sở để đánh giá sự tăng trưởng của ngành nghề bạn đang kinh doanh, đồng thời nắm được xu hướng hành vi người tiêu dùng thay đổi theo từng giai đoạn hoặc theo biến động xã hội như thế nào. Nghiên cứu và đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh chiếc lược sản phẩm hoặc tiếp thị phù hợp, đảm bảo nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Xác định thị trường tiềm năng

Điều này là cần thiết khi bạn muốn triển khai một dịch vụ hoặc sản phẩm mới khác biệt. Quy mô thị trường giúp bạn xác định thị trường này có tiềm năng để đầu tư hay không, liệu có thể mang lại lợi nhuận lớn bao nhiêu, hiện có những đối thủ nào đang hoạt động tại thị trường này và quy mô thị trường có đủ lớn để bạn đầu tư...  

Các bước xác định quy mô thị trường

Bạn đã hiểu quy mô thị trường là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Giờ là lúc để tìm hiểu về cách xác định quy mô thị trường. Để tìm Market Size một cách đơn giản và chính xác nhất, bạn hãy áp dụng 3 bước dưới đây:

Tiếp cận từ trên xuống

Đây là phương pháp được doanh nghiệp áp dụng rộng rãi để bắt đầu xác định quy mô thị trường. Với cách này, điểm bắt đầu là một ước tính sẵn có (hoặc dễ dàng phát triển) về tổng nhu cầu cho một sản phẩm nhất định, nghĩa là bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng bức tranh vĩ mô của thị trường, trong phạm vi rộng, phạm vi ngành, sau đó mới đi sâu xuống là đối thủ cạnh tranh, giá cả... cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, báo cáo về nghiên cứu thị trường trong mọi lĩnh vực bạn có thể tham khảo như Nielsen, Ibisworld..., hoặc các báo cáo của Tổng Cục thống kê nhà nước... Đây là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời có thêm nhiều dữ liệu một cách chính xác nhất.

Phân tích từ dưới lên

Trái với tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này gần như bỏ qua các điều kiện kinh tế vĩ mô và ngành. Thay vào đó, nhà phân tích sẽ chú trọng phát triển một ước tính hợp lý về tiềm năng tăng trưởng doanh số, mức tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề cần quan tâm trong phương pháp này là:

-       Các kênh bán hàng sẽ sử dụng (bán lẻ, bán trực tuyến, bán sỉ...);

-       Số lượng sản phẩm sẽ bán ra dựa trên mỗi kênh (đại lý, cửa hàng chuyên doanh...);

-       Số liệu thống kê doanh thu từ đối thủ cạnh tranh;

-       Phương pháp tiếp cận khách hàng (tờ rơi, quảng cáo trực tuyến, tin nhắn...);

Cách tiếp cận này có thể tốn nhiều thời gian hơn so với phương pháp tiếp cận từ trên xuống, song với các con số chi tiết thu được sẽ giúp ích doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình kinh doanh.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường là rất quan trọng khi xác định quy mô thị trường. Bởi việc biết về cách thức vận hành kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm của đối thủ, cách tiếp thị, hậu mãi... bạn có thể dự đoán được quy mô thị trường mà đối thủ đang nắm, đồng thời đưa ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Chẳng hạn, nếu đối thủ của bạn đã kinh doanh lâu năm tại thị trường này, nhưng sản phẩm không cải tiến để phù hợp với nhu cầu thay đổi của khách hàng, dịch vụ hậu mãi kém, giá cao thì bạn hoàn toàn có thể dựa vào những điểm yếu đó nâng cao giá trị sản phẩm để thu hút khách hàng. Mặt khác, nếu đối thủ đang rất mạnh, thị trường khó xâm nhập thì bạn cần đào sâu hơn nữa vào thị hiếu của khách hàng và tìm quy mô thị trường cho sản phẩm của mình. Từ đó, định vị sản phẩm của mình và xác định quy mô thị trường một cách chính xác.

Hiểu về khái niệm quy mô thị trường là gì sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được hành vi khách hàng, có được ưu thế cạnh tranh, từ đó nâng cao lợi nhuận cũng như khả năng kinh doanh. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu về quy mô thị trường cũng như nắm được các bước xác định quy mô thị trường chính xác.

Huyền Nguyễn

Thuật ngữ thị trường chắc có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người và đa số chúng ta đều nghe thấy nó mỗi ngày. Hôm nay Infina sẽ cung cấp cho các bạn biết khái niệm sâu hơn về thị trường là gì, những đặc điểm và hình thái của thị trường. Cùng xem trong bài viết này nhé!

Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư cơ bản tại đây:

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Thị trường là gì?

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Trong kinh tế học, thị trường là nơi mà tổng thể các quan hệ về kinh tế giữa người mua và người bán. Tại đây bao gồm các hoạt động, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu về hàng hóa dịch vụ mà từ đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên của xã hội.

Xem thêm: Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần chính xác nhất hiện nay

Đặc điểm của thị trường

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền được định nghĩa là một thị trường gồm nhiều hãng sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhưng các hãng/công ty này chỉ có khả năng kiểm soát độc lập giá cả của họ.

Thị trường cạnh tranh độc quyền có 2 đặc trưng then chốt:

  • Có sự gia nhập và rút khỏi thị trường: Doanh nghiệp mới vào thị trường thường dễ dàng gia nhập và doanh nghiệp khi rời khỏi thị trường cũng dễ dàng khi sản phẩm của họ không có lãi.
  • Các doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách bán các sản phẩm phân biệt (ví dụ: cùng là viết mực nhưng có các hãng viết mực khác nhau). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao.

Độc quyền tập đoàn

Đây là thị trường mà trong đó chỉ 1 vài hãng/công ty, nhưng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm/dịch vụ.

Đặc điểm:

  • Việc gia nhập và rút khỏi thị trường có rào cản tương đối lớn.
  • Sự phụ thuộc giữa các hãng lẫn nhau là đặc điểm nổi bật nhất. Các hãng xây dựng chính sách, quy trình, giá cả đều chú ý đến đối thủ của mình. Chỉ cần một hãng thay đổi về 1 đặc điểm như giá cả/khuyến mãi, điều này tức khắc sẽ dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.

Thị trường độc quyền thuần túy

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

  • Bằng sáng chế: Có thể giúp một hãng có được vị trí độc quyền với sản phẩm hoặc một quy trình công nghệ nhất định.
  • Các yếu tố đầu vào: Khi kiểm soát hết toàn bộ nguồn cung cấp nguyên liệu để chế tạo một sản phẩm nào đó, một hãng/công ty có thể thu được vị trí độc quyền.
  • Quy định của chính phủ.
  • Độc quyền tự nhiên do tính kinh tế quy mô (sự lợi thế của một hãng lớn so với hãng nhỏ).

Đặc điểm:

  • Vì là độc quyền nên đường cầu cho doanh nghiệp cũng là đường cầu thị trường.
  • Thị trường lớn.
  • Có thể áp dụng chiến lược phân biệt đối xử về giá khi người tiêu dùng có sự chuyển nhượng hàng hóa cho nhau.
  • Để bán được hàng hóa nhiều hơn, chỉ có biện pháp giảm giá xuống theo quy luật cầu.

Thị trường canh tranh hoàn hảo

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Các điều kiện phải thỏa mãn khi là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

  • Có nhiều người bán và mua độc lập với nhau.
  • Toàn bộ sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế một cách hoàn hảo cho nhau.
  • Người mua lẫn người bán đều có đầy đủ thông tin về thị trường.
  • Không có rào cản cho Doanh nghiệp khi tham gia hoặc rời bỏ thị trường.

Hình thái của thị trường

Thị trường tự do

Là thị trường không bị chính phủ can thiệp, được hoạt động tự do. Do sự thoải mái hoạt động nên dễ xảy ra tình trạng độc quyền. Thường chính phủ sẽ can thiệp để điều tiết, nếu có sự ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh.

Thị trường hàng hóa

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Đây là thị trường mà đa số chúng ta đều đang tham gia trong thời điểm hiện tại. Đây là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa, phục vụ mục đích sống mỗi ngày. Các sản phẩm trong thị trường này rất đa dạng từ hữu hình đến vô hình.

Thị trường tiền tệ

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Đây là hình thái thị trường có thể nói là lớn nhất trên thế giới và hoạt động liên tục 24/7. Hoạt động giao dịch có tính phức tạp cao và khó kiểm soát. Các đối tượng tham gia đa dạng ví dụ như: chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các đối tượng khác.

Thị trường tài chính

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai
Thị trường tài chính là gì? Tài chính và tiền tệ khác nhau sao?

Để nắm rõ thị trường tài chính, bạn cần phải nắm rõ thị trường là gì ở phía trên, vì đó là kiến thức cơ bản. Thị trường tài chính là nơi mà diễn ra các hoạt động thương mại về quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và công cụ tài chính. Hiểu khái quát hơn, đây là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán các công cụ tài chính và công cụ thanh toán.

Bản chất của thị trường này là sự luân chuyển và giao lưu vốn trong xã hội.

Thị trường chứng khoán

Đây là một thị trường ngày càng trở nên sôi nổi kể từ khi được thành lập. Đây là nơi diễn ra các giao dịch về chứng khoán, cổ phiếu. Cách thức giao dịch có tính phức tạp cao và khó kiểm soát được. Chủ yếu các hoạt động giao dịch trong thị trường này phần lớn diễn ra trên internet.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

Đặc biệt hiện nay khi bạn mua cổ phiếu lô lẻ với tổng giá trị khớp lệnh là 300.000đ, bạn sẽ được nhận ngay 1 lượt mở cổ phiếu miễn phí có giá trị lên đến 1 triệu đồng.

TẢI APP NGAY!!!

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Sau khi đã hiểu thị trường là gì. Tiếp theo Infina sẽ giới thiệu đến các bạn tổng quát để có một cái nhìn toàn cảnh về thị trường chứng khoán.

Lịch sử thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán thế giới

Có thể nói bắt đầu từ thế kỷ 15, tại Bỉ, từ một vài người và số lượng càng tăng lên, từ 1 điểm giao dịch nhỏ như các quán cà phê và sau đó quy mô tăng thành chợ trao đổi hàng hóa.

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Phiên chợ riêng được diễn ra lần đầu vào năm 1453, có bảng hiệu là 3 túi da với 1 chữ “Bourse” có nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “sở giao dịch”.

Việc này càng mở rộng hơn vì nhu cầu giao dịch ngày càng tăng. Đến thế kỉ 16, một quan đại thần của Anh đã đến đây và trở về thiết lập một “mậu dịch thị trường” tại London, Anh – nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch Chứng khoán London.

Các quá trình tự phát như vậy cũng diễn ra tại các Quốc gia khác Pháp, Hà Lan, Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ.

Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán thế giới cũng trải qua các khoảng thời gian lúc thăng, lúc trầm. Như sự kiện ngày thứ 5 đen tối (29/10/1989) và ngày thứ 2 đen tối đã tạo nên sự khủng hoảng thị trường chứng khoán toàn cầu, gây mất niềm tin và sụt giá chứng khoán ghê gớm nhất.

4 sở giao dịch được đánh giá là hàng đầu thế giới là: Sở GDCK London, Sở GDCK Mỹ, Sở GDCK NASDAQ, Sở GDCK Amsterdam.

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán thế giới quan trọng đặc biệt cần biết (phần 1)

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2000, ngày 28/7, phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên được tổ chức giao dịch tại Hồ Chí Minh với 2 công ty niêm yết.

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai

Đến năm 2006, Vinamilk chào sàn giúp vốn hóa HoSE tăng gấp đôi trong một ngày.

Ngoài Vinamilk còn có 76 Doanh nghiệp niêm yết mới trong năm giá trị vốn hóa tăng lên 149 nghìn tỷ, tăng 144% sau 1 năm. Đến 2007, làn sóng IPO của các doanh nghiệp nhà nước làm VN-Index lập đỉnh kỷ lục. Năm 2008, ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới, giá trị vốn hóa tụt 66%, bốc hơi 195 nghìn tỷ.

Sau 10 năm, năm 2018, Vn-index tạo đỉnh mới từ năm 2007, được Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19.

Xem thêm: Nếu đầu tư vào mã cổ phiếu VNM 10 triệu từ năm 2021 thì bạn có lời không?

Tổng kết

Đây là thời điểm thị trường trên đà hồi phục sau đại dịch, là thời điểm tốt nhất để vào thị trường, đón đầu những làn sóng mới. Nên bạn cần phải hiểu thị trường là gì cũng như các đặc điểm của thị trường để có hướng đi đầu tư đúng cách.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai
Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những ai