Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Thomas Edison (11/2/1847 - 18/10/1931) là một nhà phát minh đã cho ra đời rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống nhân loại trong thế kỷ 20.

Trong đó, thành tựu nổi tiếng nhất có lẽ chính là việc chế tạo ra bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên, điều đã giúp Edison được ca ngợi như nhà phát minh lỗi lạc bậc nhất mọi thời đại.

Dẫu vậy, ông không phải là người duy nhất có công đóng góp cho sự phát triển của công nghệ mang tính cách mạng này.

Nhìn lại lịch sử, cũng dễ thấy rằng Edison không phải người đầu tiên đưa ra ý tưởng này, mà ông chỉ giúp nó đến gần hơn với cuộc sống con người.

Không phải người duy nhất "thắp sáng" văn minh nhân loại

Câu chuyện bóng đèn điện bắt đầu từ lâu trước khi Edison đăng kí sáng chế bóng đèn thương mại thành công đầu tiên vào năm 1879.

Ngược dòng thời gian vào năm 1800, nhà phát minh người Italia Alessandro Volta đã phát triển phương pháp thực tiễn đầu tiên làm phát ra điện, đó là cột volta.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Alessandro Volta được coi là người phát minh ra pin điện và là người phát hiện ra khí methan (CH4). Tên của ông được đặt cho đơn vị điện thế volt.

Phương pháp này gồm các đĩa kẽm và đồng xếp xen kẽ. Chèn ở giữa là những lớp giấy bìa cứng tẩm nước muối, gọi là cột volta dẫn điện khi nối một sợi dây đồng với mỗi đầu điện cực.

Trong khi thật sự là tiền thân của pin và ắc quy hiện đại, nhưng dây đồng phát sáng của Volta cũng được xem là một trong những minh chứng sớm nhất của bóng đèn.

Năm 1802, một nhà phát minh người Anh tên là Humphrey Davy cũng đã chế tạo bóng đèn điện đầu tiên trên thế giới bằng cách nối các cột volta với các điện cực bằng than. Phát minh này được gọi là đèn hồ quang điện, đặt tên theo cung sáng rực rỡ phát ra giữa hai que carbon.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Hình minh họa về thí nghiệm hồ quang điện của Humphry Davy.

Dẫu vậy, đây chưa phải là một nguồn sáng thực tiễn, vì nó cháy hết rất nhanh và quá sáng để sử dụng trong điều kiện sinh hoạt gia đình hoặc nơi làm việc.

Năm 1840, nhà khoa học người Anh Warren de la Rue đã phát triển một bóng đèn được thiết kế hiệu quả sử dụng một dây tóc platinum cuộn lại thay cho dây đồng, nhưng chi phí cao của platinum khiến loại bóng đèn này không thành công trên thị trường thương mại.

Mặc dù vậy, ý tưởng về một loại bóng đèn với dây tóc là bộ phận chính khi chúng phát sáng bị đốt nóng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt đã được hình thành ngay từ những năm 30 - 40 của thập niên 1800.

Ai mới là cha đẻ thực sự của bóng đèn sợi đốt?

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Bóng đèn sợi đốt qua các thời kỳ phát triển.

Theo ghi chép, năm 1835, James Bowman Lindsay mới thực sự là nhà phát minh ra bóng đèn sợi đốt dùng điện đầu tiên trên thế giới và gần nhất với thực tế. Thật không may, ông ta đã không có được một bằng sáng chế để bảo vệ phát minh của mình, và chưa bao giờ hoàn thiện được nguyên mẫu ban đầu.

Năm 1860, nhà phát minh Joseph Swan nảy ra ý tưởng tạo ra một khoảng trống để kéo dài sự cháy sáng của dây tóc bên trong bóng đèn. "Dây tóc" của ông khi đó làm bằng than chì đặt trong một bình thủy tinh hút chân không. Tuy nhiên thiết bị để tạo chân không của Swan chưa được ưu việt.

Mãi tới năm 1879, Thomas Edison cùng các nhà nghiên cứu của mình tại Menlo Park mới theo đuổi ý tưởng cải thiện sợi đốt của bóng đèn. Ông thành công chế tạo ra dây tóc bóng đèn được làm bằng sợi cotton đã hóa than, có thể chiếu sáng 14 giờ và ứng dụng tốt trong điều kiện thực tế.

Dễ thấy, Edison rõ ràng không phải người đầu tiên đưa ra ý tưởng này, mà ông chỉ giúp nó đến gần hơn với cuộc sống con người. Ngoài ra, nhà phát minh người Mỹ cũng đi vào lịch sử nhờ... nhanh tay đăng ký bản quyền sở hữu bóng đèn.

Điều này đã từng khiến ông bị buộc phải đối mặt với Joseph Swan trước tòa để xác định quyền sở hữu phát minh bóng đèn. Bởi công việc của Edison không khác gì một sự cải tiến đối với phát minh của Swan, nên ông nhanh chóng thua kiện.

Cuối cùng, cả hai nhà sáng chế đều đã được ủy quyền để cùng nhau sản xuất bóng đèn. Công ty đèn điện Edison & Swan United, được biết đến với tên là "Ediswan" cũng đã ra đời.

Bóng đèn từng bị chê thậm tệ, tưởng như "đồ bỏ"

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh

Có thể nói rằng phát minh của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh ra ngành công nghiệp điện của thế giới. Tuy nhiên vào những ngày đầu, đề tài của ông lại không được mấy ai quan tâm.

Người Mỹ cho rằng ánh sáng từ bóng đèn trái với tự nhiên. Nhiều người còn ví đèn dây tóc giống như những đốm sáng ma trơi, mang lại điềm xấu, hay chỉ có thể sử dụng trong truyện cổ tích.

Một ủy viên của Nghị viện Mỹ từng phát biểu: "Bóng đèn của Edison chỉ hữu dụng ở phía bên kia Đại Tây Dương, không phải nước Mỹ".

May mắn là theo thời gian, người ta cũng dần thừa nhận những giá trị mà bóng đèn mang lại. Để rồi từ đó tới nay, bóng đèn điện đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Minh Khôi

Edison có rất nhiều phát minh được cấp bằng sáng chế (những 1907 phát minh-một con số khổng lồ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là 3 phát minh:

  1. Máy hát (năm 1877)
  2. Máy chiếu bóng (năm 1887)
  3. Bóng đèn Edison (năm 1879)

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Thomas Edison có tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên thế giới, trong đó gồm có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ và các bằng sáng chế khác tại Anh, Pháp, Đức. Những phát minh của ông đã mang đến lợi ích khổng lồ cho con người. Đến nay những công nghệ hiện đại mà chúng ta tận hưởng hầu hết đều có tiền đề từ phát kiến của Edison. Dưới đây là một số phát minh nổi bật của ông mà chúng ta bắt gặp hằng ngày. 

Đèn sợi đốt

Tháng 1 năm 1879, Thomas Edison bắt đầu chế tạo bóng đèn điện, chiếc đèn này sẽ phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống oxy hóa, tuy nhiên nó chỉ cháy được vài giờ. Edison tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời chiếc bóng đèn cháy lâu hơn bằng cách dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Đến trưa ngày 21/10/1879, chiếc bóng đèn đã cháy được 45 giờ.

Sau đó Edison tiếp tục thực hiện nhiều thí nghiệm khác và cuối cùng vào ngày 31/12/1879 ông công bố phát minh bóng đèn điện sợi đốt của mình, một chiếc bóng đèn có sức chịu đựng cao trong môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Sự kiện này đã làm nên sự thay đổi lớn của thế giới sau đó.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Bóng đèn sợi đốt một phát minh làm thay đổi cuộc sống nhân loại của Thomas Edison

Tuy nhiên Thomas Edison không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn điện, trước đây từng có ít nhất 22 nhà phát minh nghiên cứu về loại đèn này nhưng đèn sợi đốt của Edison là hoàn chỉnh và mang lại nhiều tiện ích nhất cho cuộc sống con người.

Bằng cách sử dụng âm thanh để rung màng loa và đẩy một cây bút tạo ra vết lõm trên một hình trụ phủ bằng giấy sáp được quay bằng tay quay, Edison nghĩ rằng ông có thể ghi âm giọng nói, âm nhạc và bất kỳ âm thanh nào và ông đã tiến hành nghiên cứu. Và tại phòng thí nghiệm ở New Jersey thiết bị có thể ghi và phát lại âm thanh đầu tiên đã ra đời.

Đến ngày 19/2/1878 Edison chính thức nhận bằng sáng chế máy ghi âm cho phương pháp dập nổi để thu âm trên các máy vi tính xi lanh. Thiết bị này đã mở ra một nền âm nhạc phát triển rực rỡ về sau. 

Máy hát đĩa quay tay

Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của Edison được ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc, chất lượng âm thanh khá thấp và chỉ nghe được một lần. Sau đó bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ, và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau trên các thiếc Edison đã ghi lại được bài hát “Mary had a little lamb”. Và bằng cách sử dụng một cây kim và màng rung (diaphragm), Edison đã tái hiện được bản thu âm.

Tiếp đó Edison tiếp tục phát triển phát minh này, bằng cách tạo ra một khuôn đúc hình trụ nguyên khối của hình trụ gốc thông qua phương pháp mạ điện ông mới tạo ra ống hình trụ hàng loạt. Edison tiếp tục sản xuất hàng loạt các máy hát ống quay hình trụ. Mãi đến năm 1890 Edison sử dụng một loại sáp mà khi cho vào khuôn có thể co lại lúc nguội, giúp lấy ra dễ dàng. Lúc này chiếc máy hát đĩa quay tay có thể ghi/phát được từ 2 đến 4 phút, như vậy chỉ có thể ghi lại và phát một bản nhạc.

Chiếc máy hát đĩa quay tay hoàn chỉnh được thực hiện hoàn toàn bằng cơ học và có hình dáng một chiếc kèn kim loại to tướng. Chiếc kèn này có nhiệm vụ “gom” âm thanh lại để tạo nên áp suất lớn cho kim ghi có thể ghi được. Ngược lại, khi phát âm, người ta lại phải dùng chiếc kèn theo hướng ngược lại để khuếch đại âm thanh lên mức có thể nghe được.    

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Máy hát đĩa quay tay có chiếc kèn lớn để thu và phát âm thanh

Máy chiếu phim

Một buổi chiều năm 1887, Thomas Armat đến thăm và cho Edison xem một máy chiếu hình, Edison cảm thấy vô cùng thích thú và ông liền nảy ra ý tưởng làm một chiếc máy chiếu phim. Và sau đó Edison đã bỏ ra 4 năm để lao vào nghiên cứu chế tạo.

Sau cùng Edison chế tạo thành công Kinetoscope, một chiếc máy chiếu phim khá đồ sộ và chỉ chiếu được cho một người xem. Chiếc máy này hoạt động rất đơn giản, nó gồm một chuỗi hình ảnh chạy qua một nguồn sáng để tạo thành ảnh động. Thế nhưng Kinetoscope là một phát minh quan trọng, là nguyên lý hoạt động của các thiết bị chiếu phim hiện nay, mở đầu cho một ngành công nghiệp phim ảnh phát triển rực rỡ mà bây giờ chúng ta tận hưởng. 

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Máy chiếu phim của Thomas Edison lúc bấy giờ khá đồ sộ và chỉ có thể chiếu cho một người xem

Bộ phim đầu tiên trong lịch sử được đăng ký bản quyền ở Mỹ có độ dài chỉ 5 giây là cảnh Fred Ott, một nhân viên của Edison, hít một nhúm thuốc lá bột vào mũi rồi sau đó hắt xì hơi và được chiếu bằng Kinetoscope.

Xem thêm: 14 câu nói cổ vũ của nhà phát minh đại tài Thomas Edison

Công tơ điện

Ngày nay mỗi hộ gia đình đều có một thiết bị đo số điện tiêu thụ gọi là đồng hồ điện, điện năng kế hay công tơ điện và Edison chính là cha đẻ của thiết bị này. Thay vì đo tổng số lượng điện tiêu thụ bằng thời gian cấp điện Edison đã phát minh công tơ điện phân sử dụng hiệu ứng điện phân của dòng điện để đo tổng lượng điện năng.

Công tơ điện kiểu này thực chất là một cơ cấu điện phân, được đấu vào tải thông qua shunt, trong công tơ có các zắc cài được lắp đặt trong dung môi lỏng là hóa chất điện phân và các tấm kẽm dùng để đo điện năng sẽ được làm sạch trước khi sử dụng. Một tấm dùng để lấy số liệu đo chính còn tấm kia để kiểm chứng so với hiện trạng ban đầu.

Trước khi đo tổng lượng điện năng tiêu thụ các tấm kẽm sẽ được làm sạch và cân cẩn thận, khi có dòng điện chạy qua chất điện phân sẽ tạo ra một lượng kẽm phủ đọng lại trên tấm kia, đến cuối kỳ thì đem tấm kẽm đó đi cân. Sự chênh lệch trọng lượng tấm kẽm sẽ biểu thị cho số lượng điện năng đã tiêu thụ.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Công tơ điện thiết bị không thể thiếu của mỗi gia đình là phát minh của Thomas Edison

Về sau Edison bổ sung thêm bộ đếm cơ khí để giúp cho việc đọc chỉ số và được sử dụng đến cuối thế kỷ 19. Giờ đây công tơ điện chúng ta sử dụng đã có nhiều cải tiến để tiện lợi hơn nhưng về cơ bản vẫn dựa trên nguyên lý công tơ điện của Edison.

Cầu chì

Cầu chì là một thiết bị rất quan trọng trong các hệ thống dẫn điện, vai trò của nó là đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng chống cháy nổ.

Cầu chì được làm bằng chất liệu có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp sao cho khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến cầu chì tự uốn cong hoặc tan chảy khỏi mạch điện giúp ngắt kết nối dòng điện.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Phát minh ra nhiều thiết bị sử dụng điện, Thomas Edison không quên chế tạo ra cầu chì để đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Người đầu tiên có ý tưởng dùng vật liệu dễ nóng chảy để dẫn điện nhằm tránh các sự việc ngoài ý muốn như dòng điện tăng đột biến, sét đánh,… là Breguet. Trước đó cũng đã có nhiều dây dẫn cũng như tấm che làm từ vật liệu dễ nóng chảy đã được sử dụng để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Nhưng Thomas Edison mới là người đã phát minh ra chiếc cầu chì nhỏ gọn và ứng dụng nó vào hệ thống dây điện như ngày nay chúng ta sử dụng. Thomas Edison được cấp bằng sáng chế cầu chì vào năm 1890.

Bút nén khí stencil

Để giúp việc sao chép tài liệu được nhanh chóng và tiện lợi hơn Thomas Edison đã phát minh ra một thiết bị có động cơ điện nhỏ giúp ích trong việc tạo bảng mẫu in ấn, đó là bút nén khí stencil, ông đã được cấp bằng sáng chế cho chiếc bút này vào năm 1876. Bút nén khí stencil dùng một cây kim thép để xuyên thủng giấy cho việc in ấn, đây là thiết bị đầu tiên mang lại hiệu quả cho việc sao chép tài liệu.

Lúc này một công ty đã mua lại phát minh của Edison và sản xuất hàng loạt để kinh doanh nhưng sản phẩm lại gặp nhiều vấn đề khi đưa vào sử dụng. Cụ thể bút nén khí stencil khá nặng nề, gây tiếng ồn lớn khi sử dụng và chi phí thay pin lại tốn kém. Dần dà sản phẩm bút nén khí stencil không còn là sự lựa chọn để sao chép tài liệu, Edison nhiều lần cải tiến nhưng không mấy tiến triển ông đành dẹp bỏ phát minh này sang một bên.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Mặc dù có hiệu quả nhưng bút nén khí stencil vẫn còn nhiều bất cập

Vậy nhưng đến năm 1891, nghệ sĩ xăm Samuel O'Reilly tạo ra chiếc máy xăm đầu tiên lấy tiền đề từ chiếc bút nén khí stencil của Edison, ông đã nhận được bằng sáng chế cho sản phẩm này. Máy xăm nhanh hơn và được cho là hợp vệ sinh hơn xăm tay. Sau khi Samuel O'Reilly chết vào năm 1908, một sinh viên đã chế tạo máy xăm và bán nó, từ đó máy xăm phổ biến hơn.

Xem thêm: Những câu nói bất hủ của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein

Ô tô điện

Vào năm 1899, Edison từng phát triển một loại pin trữ điện dành cho ô tô giúp những chiếc xe này được vận hành bằng điện. Và vào năm 1900 đã có rất nhiều ô tô tại Mỹ sử dụng loại pin này để chạy. Sau đó Edison tiếp tục nghiên cứu sao cho pin có thể chạy xa 100 dặm mới phải sạc một lần. Nhưng 10 năm sau đó, xăng dầu xuất hiện Edison không còn phát triển phát minh này nữa.

Thomas Edison có bảo nhiều phát minh
Ô tô điện của Edison từng được sử dụng tại Mỹ

Tuy nhiên pin sạc của Edison vẫn được ứng dụng trong đèn pha của thợ mỏ, tín hiệu đèn đường sắt, hải phao. Tuy nhiên giờ đây dòng xe ô tô chạy bằng điện cũng đang dần trở lại, hãng Henry Ford cũng sử dụng pin của Edison trong mẫu xe TS của mình.

Phương pháp bảo quản thực phẩm

Để các loại thực phẩm và trái cây được bảo quản lâu hơn, Edison đã nghĩ ra việc hút chân không và ông đã nộp bằng sáng chế cho phương pháp hút chân không của mình vào năm 1881.

Thực phẩm, trái cây hoặc các chất hữu cơ,... sẽ được xếp gọn vào các thùng kín, không khí sẽ được hút ra bằng một máy bơm và bằng cách này thực phẩm đã được bảo quản lâu hơn, tốt hơn. Giờ đây bảo quản thực phẩm bằng cách hút chân không vẫn là cách phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất.

Những phát minh của Edison chính là tiền đề cho cuộc cách mạng 4.0 vô cùng mạnh mẽ sau này, và những thiết bị thông minh ngày nay chúng ta sử dụng đa phần đều được phát triển dựa trên những phát minh của nhà khoa học vĩ đại của nhân loại Thomas Edison.

Nguồn ảnh: Internet