Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi nào năm 2024

Nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như đặc điểm giấc ngủ theo độ tuổi, phụ huynh dễ dàng theo dõi, quan sát và an tâm về sức khỏe của bé. Giai đoạn đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần. Như vậy, trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Làm thế nào để trẻ ngủ ngon suốt đêm, không giật mình quấy khóc? Bố mẹ hãy cùng với Friso tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

Con yêu phát triển toàn diện, mẹ bớt vất vả là điều mà bất kì phụ huynh nào cũng mong muốn. Vì thế mà có nhiều cách chăm sóc trẻ khoa học được nghiên cứu, giúp bé có thói quen sinh hoạt đều đặn và mẹ có thời gian cho bản thân. Trong đó, nổi bật là phương pháp nuôi con Easy. Vậy nuôi con theo phương pháp Easy là gì? Cùng Friso tìm hiểu nhé.

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi chỉ có thể thức tối đa 1,5 - 2 tiếng đồng hồ. Giai đoạn này trẻ cũng không nên thức quá 3 giờ. Điều đó có nghĩa trong những tuần đầu tiên, chỉ cần thức khoảng 5 tiếng là bé đã có thể quá mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng? Trẻ thức liền 5 tiếng thường xuyên có sao không? Cách để trẻ ngủ ngon thế nào?

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Ở những ngày mới chào đời, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Ngoài thời gian dành cho việc ngủ, khoảng thời gian còn lại của trẻ sơ sinh chủ yếu dành cho việc ăn uống, vệ sinh. Thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh trong những tuần đầu ngủ quá ít và thức quá nhiều khiến các bậc cha mẹ lo lắng.

Để biết con mình có thời gian sinh hoạt hợp lý hay chưa, cha mẹ có thể căn cứ vào bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh phù hợp với từng giai đoạn như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có thể ngủ mỗi ngày 18 tiếng, thời gian ngủ ngày và đêm có thể được chia đều.
  • Trẻ sơ sinh trong khoảng từ 3 - 5 tháng tuổi có thể ngủ 14 - 16 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ trong độ tuổi 6 – 8 tháng tuổi ngủ trung bình mỗi ngày khoảng 14 tiếng và chia ra thành 2 - 3 giấc. Có những trẻ sơ sinh 6 tháng đã ngủ một giấc đêm kéo dài 8 tiếng nên thời gian ngủ ban ngày sẽ chỉ còn khoảng 3 - 4 tiếng.
  • Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 9 – 12 tháng tuổi có thể ngủ giấc đêm kéo dài 9 - 12 tiếng. Thời gian dành cho giấc ngủ ban ngày chỉ còn khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ.
    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi nào năm 2024
    Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn và tùy từng trẻ

Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không?

Theo bảng thời gian ngủ trên đây, việc trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Độ tuổi của trẻ

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi với nhu cầu ngủ nhiều vào cả ban ngày và ban đêm, việc thức liền 5 tiếng chắc chắn là tình trạng bất thường. Cha mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân vì nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi và có thể ngủ liền mạch những giấc dài ban đêm, thời gian ngủ ban ngày của trẻ rút ngắn và thời gian thức ban ngày tăng lên là bình thường.

Thời điểm trẻ thức liền 5 tiếng là ban ngày hay ban đêm

Ngay cả khi trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể thức liền 5 tiếng, thì việc trẻ thức ban đêm vẫn là bất thường. Nếu trong độ tuổi này, trẻ thức liền 5 tiếng vào ban ngày không quá đáng ngại.

Tình trạng sức khỏe của trẻ

Trẻ bị ốm mệt trong người khó chịu thường khó ngủ. Vì vậy, sẽ có thể thức liền nhiều tiếng đồng hồ vào cả thời điểm ban đêm hay ban ngày. Lúc này, cha mẹ có lẽ cũng có thể phán đoán được nguyên nhân và chỉ cần trẻ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại tình trạng thức quá lâu sẽ được cải thiện.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi nào năm 2024
Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không còn tùy từng trường hợp

Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng do đâu?

Trẻ sơ sinh ít ngủ hay thức liền nhiều tiếng đồng hồ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định được đúng nguyên nhân sẽ giúp các bậc cha mẹ có cách khắc phục hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có thể do:

  • Trẻ sơ sinh đang trong tuần khủng hoảng nên trong người bứt rứt ăn không ngon ngủ không yên.
  • Một số bé vì quá hưng phấn với những kỹ năng và nhận thức mới nên tự thấy việc ngủ chẳng hề quan trọng chút nào. Bé hào hứng với việc thức để khám phá thế giới xung quanh hơn.
  • Môi trường sống xung quanh quá ồn ào hoặc phòng ngủ quá sáng khiến bé không thể ngủ. Một số phòng ngủ bí bách, ngột ngạt, không khí không lưu thông khiến bé khó thở và khó ngủ.
  • Nếp sinh hoạt của bé không được sắp xếp khoa học nên đồng hồ sinh học không hình thành thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ.
  • Trẻ hoạt động quá ít hoặc quá nhiều trước giờ ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ thức quá lâu. Nếu vận động ít, cơ thể trẻ tiêu hao ít năng lượng nên bé không mệt, không muốn ngủ hoặc ngủ không ngon. Nếu vận động quá nhiều, bé cũng dễ bị rơi vào trạng thái phấn khích, không muốn ngủ hoặc khó ngủ.
  • Một số trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ bẩm sinh nên có những khi trẻ thức quá lâu và cũng có những bé ngủ quá nhiều.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, canxi cũng thường bứt rứt, khó chịu, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ.
  • Đôi khi ba mẹ cần thực sự lưu tâm đến các dấu hiệu đi kèm tình trạng ít ngủ như: Trẻ kém ăn, khó thở, mệt mỏi, lờ đờ, khó thở,… Lúc này, trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó.
    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi nào năm 2024
    Không phải trong mọi trường hợp trẻ thức liền 5 tiếng cũng là bất thường

Điều gì xảy ra nếu trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng thường xuyên?

Trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân bé mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu sẽ hạn chế phát triển về chiều cao nói riêng và thể chất nói chung. Khi trẻ ngủ sâu, tuyến yên sản sinh ra hormone tăng trưởng. Lượng hormone tăng trưởng được sản xuất vào giấc ngủ ban đêm chiếm đến 75%. Vì vậy, thức những giấc quá dài vào ban đêm chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ.

Ngủ đủ giấc theo đúng lứa tuổi cũng rất quan trọng với sự phát triển não bộ ở trẻ. Nếu trẻ sơ sinh mất ngủ trong những năm tháng đầu đời, sau này trẻ có thể gặp những hạn chế về sự tập trung, khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng nhận thức, rối loạn chuyển hóa,...

Ngoài ra, sự gián đoạn giấc ngủ ở trẻ cũng ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, nhất là người trực tiếp chăm sóc trẻ. Nếu bà mẹ sau sinh phải thức theo trẻ, ít được nghỉ ngơi sẽ mệt mỏi về thể chất và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng thường xuyên?

Khi trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng quá thường xuyên, cha mẹ có thể thử áp dụng những cách sau:

  • Rèn nếp sinh hoạt khoa học để luyện cho trẻ phân biệt ngày - đêm. Ban ngày mẹ nên giữ không gian quanh bé sáng sủa, thoáng đãng. Ban đêm mẹ nên giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, hạn chế tối đa ánh sáng. Mẹ cũng có thể tham khảo mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon để áp dụng hàng ngày.
  • Hát ru bé ngủ là cách giúp bé dễ ngủ hơn. Đây cũng là cách để gắn kết tình mẫu tử lại kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ, tốt cho tinh thần trẻ.
  • Không nên để trẻ ngủ những giấc quá dài vì sau những giấc ngủ dài trẻ sẽ thức khá lâu. Việc này lặp lại liên tục khiến đồng hồ sinh học của trẻ bị rối loạn.
  • Đảm bảo không gian phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ, yên tĩnh, có không khí lưu thông, nhiệt độ và độ ẩm phòng phù hợp theo mùa.
    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến khi nào năm 2024
    Áp dụng các cách giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon

Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng thức liền nhiều tiếng ở trẻ sơ sinh không cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng thường xuyên kèm các triệu chứng quấy khóc, sốt, khó thở, nôn trớ,… có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm?

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…

Trẻ sơ sinh đi ngủ lúc mấy giờ?

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng nhất là vào thời điểm từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng.

Bé 8 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ của bé lứa tuổi này thường khoảng 14-15 giờ trong ngày. Tuỳ thuộc từng bé thường có 2 giấc hoặc 3 giấc ngủ ngày, trung bình mỗi giấc khoảng 1,5 giờ đến 2 giờ.

Trẻ 10 ngày tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Bảng tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên.