Trường từ vựng ngữ nghĩa là gì năm 2024

– Bình diện ngữ nghĩa của từ gọi chung là ý nghĩa của từ. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu về ý nghĩa của từ. Cách hiểu phổ biến hiện nay là: Ý nghĩa của từ là một cấu trúc gồm một số thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần trong cấu trúc ý nghĩa đó tương ứng với một chức năng của từ. Chẳng hạn, từ có chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng và tương ứng với chức năng đó là thành phần ý nghĩa biểu vật của từ, còn tương ứng với chức năng biểu thị quan hệ của từ với các từ khác là thành phần ý nghĩa ngữ pháp của từ.

– Có hai phạm trù ý nghĩa của từ: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Mỗi phạm trù ý nghĩa lại bao gồm một số thành phần ý nghĩa nhỏ hơn. Xét về phạm trù ý nghĩa từ vựng, người ta phân biệt các thành phần ý nghĩa sau:

* Ý nghĩa biểu vật: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Tuy nhiên, đó chỉ là hình ảnh chung chung (khái quát) về sự vật hay hiện tượng chứ không phải là bản thân một sự vật hay hiện tượng cụ thể trong thực tế khách quan. Ví dụ: Ý nghĩa biểu vật của từ (con) gà trong tiếng Việt là hình ảnh về con gà chung chung, bị loại bỏ những đặc điểm cụ thể như màu lông, giới tính, cân nặng, độ tuổi…

* Ý nghĩa biểu niệm: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến ý niệm hay khái niệm về sự vật, hiện tượng. Chỉ có điều thành phần ý nghĩa này không trùng với khái niệm trong lô gích học vì đó là ý niệm hay khái niệm gắn liền với đặc điểm của ngôn ngữ. Ví dụ: Khái niệm “nước” trong tiếng Việt không trùng với khái niệm “nước” trong tư duy lôgích. Chính vì vậy, người ta nói đến khái niệm dân gian và khái niệm khoa học. Khái niệm dân gian là ý nghĩa biểu niệm của từ còn khái niệm khoa học là khái niệm của tư duy lôgích. Liên quan đến sự phân biệt này là hai khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận: bức tranh dân gian về thế giới, và bức tranh khoa học về thế giới. Một điều hết sức quan trọng trong đối chiếu ý nghĩa từ vựng của các từ là cấu trúc của ý nghĩa biểu niệm: ý nghĩa biểu niệm bao gồm một số thành phần ý nghĩa nhỏ hơn gọi là nét nghĩa hay nghĩa vị. Các ngôn ngữ có thể khác nhau về cách tổ chức các nét nghĩa.

* Ý nghĩa ngữ dụng: Đó là thành phần ý nghĩa liên quan đến hoạt động của từ trong các tình huống giao tiếp, do vậy, thường chỉ có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định thành phần ý nghĩa này. Ví dụ: Từ vịt giời trong tiếng Việt, ngoài ý nghĩa “loài chim sống hoang dã trong tự nhiên, cùng họ với vịt nhà”, còn có ý nghĩa ‘con gái’. Ý nghĩa này mang đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc.

2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình đối chiếu bình diện ngữ nghĩa

– Các từ có thể giống nhau (hoặc tương đồng) về hình thức và ý nghĩa. Thường thì đó là trường hợp của các ngôn ngữ cùng họ hay cùng nhóm. Ví dụ: Từ stolica của tiếng Ba Lan so với tiếng Nga.

– Các từ có thể giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa. Đó có thể là sự khác nhau một phần hoặc là sự khác nhau hoàn toàn. Ví dụ: Từ ‘bác sĩ’, ‘tiến sĩ’ trong tiếng Việt và tiếng Trung.

– Các từ giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức. Đây là những trường hợp thường thấy nhất khi đối chiếu từ vựng giữa hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, thường không có sự giống nhau hoàn toàn về ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ mà sẽ có sự khác biệt về cấu trúc ý nghĩa của các từ: các từ có thể khác nhau về một thành phần ý nghĩa hoặc một nét nghĩa nào đó. Ví dụ: so sánh cấu trúc nét nghĩa của từ ‘nước’ tiếng Việt và ‘water’ tiếng Anh; từ ‘nhà’ của tiếng Việt và từ tương đương của nó trong nhiều ngôn ngữ chỉ giống nhau một phần, vì ‘nhà’ trong tiếng Việt còn có ý nghĩa “chồng” hoặc “vợ”.

– Các từ khác nhau về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Đối với những trường hợp này chỉ cần chú ý đến những từ có thể gây nhầm lẫn hoặc làm cho người học ngoại ngữ phạm lỗi.

– Các từ giống nhau về nghĩa gốc, nhưng khác nhau về nghĩa mở rộng (hay nghĩa phái sinh). Ví dụ: từ ăn trong tiếng Việt có nghĩa mở rộng là “mua” (ví dụ: Ăn con xe (máy) này đi!) mà nhiều ngôn ngữ khác không có.

3. Đối chiếu trường từ vựng-ngữ nghĩa

– Trước hết, cần phân biệt hai loại trường: Trường liên tưởng và trường tuyến tính.

– Đối chiếu trường liên tưởng là đối chiếu các nhóm từ có chung một nét nghĩa nào đó. Các trường từ vựng thường được chọn để nghiên cứu đối chiếu là: Từ chỉ một loại hoạt động (ví dụ: các động từ chuyển động, hoạt động nói năng), Từ chỉ phương tiện hoạt động (ví dụ: công cụ sản xuất), Từ chỉ quan hệ giữa người với người (ví dụ: quan hệ thân tộc), Từ chỉ màu sắc, Từ chỉ các bộ phận cơ thể (người và động vật), Từ chỉ động vật (ví dụ: động vật nuôi), Từ chỉ cây cối, Từ chỉ cảm xúc, Từ chỉ các món ăn…

– Đối chiếu trường tuyến tính là đối chiếu về khả năng kết hợp của từ. Khả năng kết hợp của từ liên quan đến cả cấp độ ngữ pháp, vì đó là khả năng thay thế nhau về chức năng ngữ pháp của các từ trong trường.

  • 1. KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ OANH ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ TRANG PHỤC (TRÊN TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH) Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 02 41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM TẤT THẮNG TS. ĐỖ THỊ HIÊN HÀ NỘI - 2018
  • 2. xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực. Những kết luận trong luận án chưa được công bố ở bất kì công trình khoa học khác. Tác giả luận án Bùi Thị Oanh
  • 3. án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Tất Thắng và TS. Đỗ Thị Hiên. NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Tất Thắng - người có vai trò dẫn đường, chỉ lối và tận tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giúp NCS hoàn thành nội dung luận án và tiếp thêm bản lĩnh cũng như khả năng nghiên cứu độc lập cho NCS. NCS cũng xin được thể hiện lòng biết ơn tới TS. Đỗ Thị Hiên với vai trò như một người thầy, một người chị đã luôn kề vai, sát cánh, động viên và khích lệ giúp NCS đi được tới chặng cuối của cuộc hành trình. NCS xin được bày tỏ lòng tri ân đến Ban giám đốc và các thầy cô khoa Ngôn ngữ học của Học viện Khoa học Xã hội. Có thể nói, những bài giảng trong khoá học bổ sung kiến thức đã cung cấp NCS những kiến thức cơ bản đầu tiên về ngôn ngữ và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đặt nền móng cho luận án. Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tình yêu khoa học của các thầy cô đã truyền thêm ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho NCS. NCS xin được dành lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh - người đồng hành không thể tuyệt vời hơn của tất cả các bạn NCS và học viên cao học. Nếu không có sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của chị thì chắc hẳn NCS đã không thể có được những giây phút như thế này. Lời cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới toàn thể gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn ở bên để chia sẻ, giúp đỡ về mặt tinh thần giúp NCS vượt qua những thời khắc khó khăn nhất. Một lần nữa, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
  • 4. .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án............................................................ 7 7. Những đóng góp mới của luận án..................................................................... 7 8. Bố cục của luận án........................................................................................... 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT............................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục trên thế giới.................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục ở Việt Nam ................... 11 1.2. Một số vấn đề về lí thuyết liên quan đến đề tài............................................. 15 1.2.1. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa .............................................. 15 1.2.2. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục.................. 20 1.2.3. Khái quát về định danh......................................................................... 22 1.2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ................................................ 27 1.2.5. Khái quát về văn hoá trang phục .......................................................... 29 1.2.6. Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ.................................... 31 1.3. Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 34 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUỒN GỐC VÀ PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH...................................................................................... 35 2.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh...35 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt.......... 35 2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh.... 37 2.1.3. So sánh đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục trong hai ngôn ngữ....................................................................................................... 38 2.2. Đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................................................... 40 2.2.1. Đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt ..... 40
  • 5. nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh42 2.2.3. So sánh đặc điểm nguồn gốc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................................ 43 2.3. Các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................................................................... 45 2.3.1. Các phương thức định danh tiểu trường chỉnh thể trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................................ 45 2.3.2. Các phương thức định danh tiểu trường chỉ trang phục phần thân trên trong tiếng Việt và tiếng Anh.......................................................................... 52 2.3.3. Các phương thức định danh tiểu trường chỉ trang phục phần thân dưới trong tiếng Việt .............................................................................................. 61 2.3.4. Các phương thức định danh tiểu trường chỉ mũ nón trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 69 2.3.5. Các phương thức định danh tiểu trường chỉ giày dép trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 78 2.3.6. Các phương thức định danh tiểu trường chỉ đồ trang sức trong tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................................... 86 2.3.7. So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh........................................................................................................ 91 2.4. Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 93 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA - DÂN TỘC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ TRANG PHỤC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH .............................. 94 3.1. Đặc điểm văn hoá - dân tộc qua các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh theo từng thời kì lịch sử..................................................................... 94 3.1.1. Đặc điểm văn hoá - dân tộc qua các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt theo từng thời kì lịch sử.......................................................................... 94 3.1.2. Đặc điểm văn hoá - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh theo từng thời kì lịch sử......................................................................... 100 3.1.3.So sánh đặc điểm văn hoá - dân tộc của người Việt và người Anh qua các từ ngữ chỉ trang phục trong hai ngôn ngữ .................................................... 109 3.2. Đặc điểm văn hoá - dân tộc qua tư duy liên tưởng trong định danh từ ngữ chỉ trang phục của người Việt và người Anh.......................................................... 110
  • 6. văn hoá - dân tộc qua tư duy liên tưởng trong định danh từ ngữ chỉ trang phục của người Việt ...................................................................... 110 3.2.2. Đặc điểm văn hoá - dân tọc qua tư duy liên tưởng trong định danh từ ngữ chỉ trang phục của người Anh ...................................................................... 113 3.2.3. So sánh các đặc điểm văn hoá - dân tộc qua tư duy liên tưởng trong định danh từ ngữ chỉ trang phục của người Việt và người Anh ................ 118 3.3. Đặc điểm văn hoá - dân tộc qua nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh................................ 121 3.3.1. Hướng nghĩa biểu trưng cho giá trị đạo đức xã hội ........................ 123 3.3.2. Hướng nghĩa biểu trưng cho cho đẳng cấp xã hội .......................... 136 3.3.3. Hướng nghĩa biểu trưng cho giới tính ............................................. 141 3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 151 PHỤ LỤC......................................................................................................... 160
  • 7. BIỂU Bảng 1.1: Số lượng các tiểu trường chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh ......22 Bảng 2.1: So sánh đặc điểm cấu tạo của các tiểu trường chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh...........................................................................................................39 Bảng 2.2: So sánh độ phân bố các tên gọi trang phục xét theo nguồn gốc ..................44 trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................44 Bảng 2.3: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh chỉnh thể trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh ......................................................................48 Bảng 2.4: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh trang phục phần thân trên trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................57 Bảng 2.5: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh trang phục phần thân dưới trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................................66 Bảng 2.6: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh mũ nón trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................73 Bảng 2.7: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh giày dép trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................83 Bảng 2.8: Tương quan của các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh đồ trang sức trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................89 Bảng 2.9: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................................................................................91 Bảng 3.2: Giá trị biểu trưng về đạo đức xã hội của người Việt..................................123 Bảng 3.3: Giá trị biểu trưng về đạo đức xã hội của người Anh.................................129 Bảng 3.4: Giá trị biểu trưng về đẳng cấp của người Việt...........................................136 Bảng 3.5: Giá trị biểu trưng về đẳng cấp của người Anh...........................................139 Bảng 3.6: Giá trị biểu trưng về hình ảnh người phụ nữ của người Việt.....................141 Bảng 3.7: Giá trị biểu trưng về giới tính của người Anh...........................................143
  • 8. ĐỒ Biểu đồ 2.1: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ chỉnh thể trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh..................................................................................................49 Biểu đồ 2.2: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ trang phục phần thân trên trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................58 Biểu đồ 2.3: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ trang phục phần thân dưới trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................67 Biểu đồ 2.4: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ mũ nón trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................................................................................74 Biểu đồ 2.5: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ giày dép trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................................................84 Biểu đồ 2.6: So sánh các đặc trưng định danh từ ngữ chỉ đồ trang sức trong tiếng Việt và tiếng Anh...................................................................................................................90
  • 9. cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của lịch sử và văn minh nhân loại đã chứng minh trang phục là một tri thức văn hóa, một loại hình nghệ thuật giúp thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa, đặc điểm vùng miền, môi trường sống, chế độ chính trị, diện mạo kinh tế của xã hội. Trang phục đã trở thành biểu tượng văn hóa và mang trong mình những đặc trưng văn hóa dân tộc của các quốc gia với nhiều mặt tích cực. Các từ ngữ chỉ trang phục thuộc hạt nhân của hệ thống từ vựng trong mọi ngôn ngữ và được con người nhận thức khá sớm so với các lớp từ khác. Chúng có số lượng lớn, phản ánh rõ nét các đặc trưng văn hóa dân tộc và có sự biến đổi nghĩa phong phú. Nghiên cứu hệ thống tên gọi về trang phục của mỗi quốc gia là một việc làm không chỉ có giá trị về mặt ngôn ngữ học mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các kí hiệu ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trang phục và tên gọi trang phục từ góc độ ngôn ngữ chưa thực sự được giới chuyên môn quan tâm chú ‎‎ý. Phần lớn các công trình nghiên cứu về trường trang phục hiện nay mới chỉ được xét trên một bình diện ngữ nghĩa như tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng trang phục trong thơ ca, quan hệ cấp loại hay đặc điểm định danh các từ ngữ chỉ trang phục. Việc khảo sát một cách có hệ thống, chuyên sâu và toàn diện trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục trong tiếng Việt trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Anh là một khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ khi có sự khác biệt khá lớn trên nhiều phương diện giữa hai dân tộc như đặc điểm loại hình ngôn ngữ, các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội... Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn: "Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh) làm đề tài nghiên cứu của luận án. Hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cứ liệu minh chứng cho mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá dân tộc, trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho công tác biên soạn từ điển Việt - Anh nói chung và từ điển trang phục Việt - Anh nói riêng cũng như góp phần vào việc biên soạn sách tham khảo phục vụ giảng dạy văn hoá học và ngôn ngữ học nhân học cho người Việt và người nước ngoài học tiếng Việt.
  • 10. và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu về mặt lí thuyết của các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài để ứng dụng vào việc nghiên cứu các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Anh, luận án hướng tới các mục đích cụ thể sau: (1) Khảo sát đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh; (2) Tìm hiểu đặc điểm văn hóa-dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục thể hiện qua văn hoá trang phục, tư duy liên tưởng và nghĩa biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ có từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đươc các mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Hệ thống lại những vấn đề liên quan đến đề tài luận án; (2) Khảo sát đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh; (3) Tìm hiểu đặc điểm văn hóa - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là 955 từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và 926 từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh-Anh bao gồm các từ ngữ chỉ tên gọi chỉnh thể trang phục, đồ mặc ở phần thân trên; đồ mặc ở phần thân dưới; mũ nón; giày dép và đồ trang sức. Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm: đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, các phương thức định danh và đặc điểm văn hóa-dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Các đối tượng nghiên cứu trên được luận án thống kê, khảo sát từ rất nhiều nguồn như sách, giáo trình, luận văn, luận án, từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ cũng như các trang mạng thời trang có uy tín.
  • 11. nghiên cứu Các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh được thu thập và thống kê từ các nguồn ngữ liệu cụ thể sau: Tiếng Việt: * Từ điển: - Từ điển tiếng Việt (2010), Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. - Từ điển Anh-Việt, English-Vietnamese dictionary (2001), Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. - Từ điển dệt may Anh -Việt (1996), Tô Đăng Hải, Lê Mạnh Chiến và Phạm Hồng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. - Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (1997), Chaevalier và Gheerbrant, Nhà xuất bản Đà Nẵng. - Hán-Việt tự điển (2015), Thiều Chửu, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ điển Hán-Việt từ nguyên (1999), Bửu Kế, Nhà xuất bản Thuận Hóa. - Từ điển từ nguyên giải nghĩa (2003), Vũ Ngọc Khánh và Nguyễn Thị Huế, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (2000), Vũ Dung, Vũ Thúy Anh và Vũ Quang Hào, Nhà xuất bản Văn hóa. - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (2011), Nguyễn Lân, Nhà xuất bản Văn học. - Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Dictionary of English-Vietnamese Idioms (2010), Lã Thành, Trịnh Thu Hương và Trung Dũng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật. * Sách và giáo trình: - Giáo trình mỹ thuật trang phục (2002), Trần Thủy Bình, Nhà xuất bản Giáo dục. - Ngàn năm áo mũ (2013), Trần Quang Đức, Nhà xuất bản Thế giới. - Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ (2006), Đoàn Thị Tình, Nhà xuất bản Mỹ thuật.
  • 12. tiếng Anh theo chủ điểm (2016), Nguyễn Thị Thu Huế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. - Từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm (2015), Đức Tín, Nhà xuất bản Thế giới. Tiếng Anh: - Oxford Advanced Dictionary (2006), A.S.Hornby, Oxford UniversityPress. - An Illustrated Dictionary of Historic Costume from the First Century B.C to C.1760 (2003), James Robinson Planché, Dover Publications, INC, Mineola, New York. - A Dictionary of Costume and Fashion-Historic and Modern (1999), Mary Brooks Picken, Dover Publications, INC.Mineola, New York. - Clothing, Costume and Culture: Clothing, Headwear, Body decorations, and Footwear through the Ages (2004), Sara Pendergast And Tom Pendergast Library of Congress Cataloging-In Publication-Data, the USA. - Encyclopedic Dictionary of Clothing and Textiles (2007), Maitra, K, Mittal Publications. - Dictionary of Symbols (1971), Cirlot, J.E, Routledge and Kegan Paul Ltd. - English Idioms (1989), Seidle and Mordie, Oxford University Press. - English Idioms in Use (2003), Michael McCarthy and Felicity O&Dell, Cambridge University Press. - A Book of Proverbs (2012), Josef S.Vershese, Satyam Enterprise, New Delhi, India. - The Concise Oxford Dictionary of English Etymology (2003), T.F Hoad, Oxford University Press. - The Oxford Dictionary of Proverbs (2009), John Simpson and Jennifer Speake, Oxford UniversityPress. - Dictionary of Word Origins (2011), John Ayto, Arcade Publishing, an imprint of Skyhouse Publishing, Inc. Các trang mạng: - http: www.cambridgedictionary.com (retrieved on August 15th , 2015) - http: www.etymonline.com (retrieved on January 20th , 2016) - http: www.macmillandictionary.com (retrieved on March 3rd 2016)
  • 13. (retrieved on April 25th 2016) - http: www.bazaarvietnam.vn (retrieved on September 10th 2016) - http: www.elle.vn (retrieved on February 13th 2017) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp miêu tả Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Dựa vào nguồn ngữ liệu thu thập được, luận án tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. 5.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu về mặt nội dung của các đơn vị có nghĩa nhằm phân giải ý nghĩa ra thành các đặc trưng ngữ nghĩa. Thứ nhất, tiến hành tập hợp, sắp xếp các từ ngữ chỉ trang phục theo nguyên tắc đồng nhất hay gần gũi về ý nghĩa từ vựng để phân chia chúng thành các tiểu trường có liên quan với việc biểu thị trang phục như: tiểu trường chỉ đồ mặc trên người, đồ đội đầu, đồ đi dưới chân… Sau đó, dùng thủ pháp phân tích dọc-ngang nghĩa biểu vật và cấu trúc nghĩa biểu niệm để đối chiếu chúng theo hai chiều: chiều dọc - các ý nghĩa cấp trên với ý nghĩa cấp dưới và chiều ngang - các ý nghĩa thuộc cùng một cấp độ tôn ti. Thứ hai, phân tích thành tố nghĩa dựa vào định nghĩa của từ trong từ điển cũng được sử dụng nhằm phát hiện ra các nét độc đáo về văn hóa, ngôn ngữ và tư duy dân tộc dựa trên những đặc trưng ngữ nghĩa khu biệt và các thông tin có sẵn đã lập thành ý nghĩa của từ. Có thể nói, phương pháp phân tích thành tố nghĩa là phương pháp đi sâu vào phân tích mối quan hệ bình diện hệ thống - cấu trúc và bình diện hoạt động, chỉ ra sự khác nhau giữa nghĩa bản thể và nghĩa liên hội, nghĩa sự vật - logic và nghĩa biểu trưng, sự biến đổi ý nghĩa theo cả trục đồng đại và lịch đại.
  • 14. xem xét nghĩa biểu trưng trong thành ngữ cần so sánh đối chiếu các yếu tố trên trục hệ hình để thấy rõ nghĩa biểu trưng của từng yếu tố dựa trên những đặc điểm tương đồng và dị biệt. 5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu hai chiều trong đó cả hai ngôn ngữ đều được dành tỉ trọng chú ý thích hợp, bắt đầu từ tiếng Việt rồi đối chiếu với tiếng Anh. Đây được coi là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án. Phương pháp này được tiến hành cụ thể theo các bước như sau: 1) Quy các từ ngữ chỉ trang phục vào từng tiểu trường phù hợp (căn cứ vào nghĩa biểu vật và biểu niệm của chúng); 2) Phát hiện các đặc điểm của từng tiểu trường dựa trên hệ thống các tiêu chí có sẵn; 3) Chỉ ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh; từ đó lí giải các đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy đằng sau các lớp từ chỉ trang phục. Sở dĩ từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt trong luận án được so sánh đối chiếu với tiếng Anh bởi lẽ chúng tôi mong muốn hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những nét đặc trưng mang tính ngôn ngữ - văn hoá của tiếng Việt cũng như những nét phổ quát mà tiếng Việt chia sẻ với tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế. Hiểu biết đó chính là hành trang vô cùng quí giá và không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế sao cho vẫn giữ được bản sắc văn hoá và linh hồn của dân tộc. 5.4. Thủ pháp thống kê Các hiện tượng ngôn ngữ không chỉ có những đặc trưng về chất mà còn có cả những đặc trưng về lượng. Đôi khi, những sự khác biệt về lượng lại giúp lý giải cho sự khác biệt về chất của các cấu trúc ngôn ngữ. Rõ ràng là những số liệu cụ thể và chính xác có được từ thủ pháp thống kê sẽ làm tăng hàm lượng khoa học cũng như tính thuyết phục của các luận điểm được trình bày trong các nghiên cứu. Vì lẽ đó, các tư liệu có được của
  • 15. yếu là nhờ quá trình thống kê và phân loại các từ ngữ chỉ trang phục từ nhiều nguồn như sách báo, giáo trình, từ điển và các trang mạng đáng tin cậy. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của một số công trình từ nguyên học theo phương pháp so sánh - lịch sử cũng được sử dụng để tìm ra những quy luật, khuynh hướng đặc trưng và tiêu biểu của hai ngôn ngữ Việt - Anh. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Về ý nghĩa lí luận, các kết quả của đề tài sẽ góp phần củng cố lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa, làm rõ thêm một số vấn đề trong quan hệ bộ ba ngôn ngữ, văn hóa và tư duy thể hiện qua trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn cung cấp thêm nguồn ngữ liệu về bản sắc văn hóa của hai dân tộc Việt - Anh. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao công tác biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh và ngược lại; giúp biên soạn giáo trình giảng dạy từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt nhằm phục vụ cho đào tạo ngôn ngữ học ở bậc cử nhân và bậc sau đại học; biên soạn sách tham khảo phục vụ giảng dạy văn hóa học và ngôn ngữ học nhân học; cung cấp dữ liệu cho công tác biên soạn từ điển trang phục Việt- Anh, Anh-Việt. Đặc biệt, việc sử dụng các mục từ được sắp xếp theo từng tiểu trường vào việc tiến hành các hoạt động dạy và học theo chủ đề liên quan đến trang phục là cách ứng dụng rất hiệu quả giúp nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh. 7. Những đóng góp mới của luận án Có thể coi đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và các phương thức định danh của các từ ngữ thuộc trường trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh. Luận án cũng đã khảo sát đặc điểm văn hóa-dân tộc qua từ ngữ chỉ trang phục, tư duy liên tưởng trong định danh tên gọi trang phục và nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ trang phục trong thành ngữ và tục ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa con người - tự nhiên - xã hội đã tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc và bản sắc dân tộc
  • 16. ấn ở lớp từ ngữ chỉ trang phục mà tiếng Việt và tiếng Anh không phải là ngoại lệ. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục luận án gồm 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và các phương thức định danh của từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3: Đặc điểm văn hóa - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh.
  • 17. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục trên thế giới và ở Việt Nam cũng như điểm luận một số vấn đề lí thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài như các lí thuyết về so sánh đối chiếu, trường từ vựng - ngữ nghĩa, định danh và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu trang phục chủ yếu được tiếp cận từ góc độ văn hóa và lịch sử. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về trường nghĩa chỉ trang phục từ bình diện ngôn ngữ học mà phần lớn mới tiếp cận chúng từ một xu hướng nghiên cứu như: phương thức cấu tạo từ và từ nguyên học, tiêu chí phân loại và đặc trưng ngôn ngữ dân tộc. Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu phương thức cấu tạo từ và từ nguyên học liên quan đến từ đồng nghĩa trong tiếng Anh của người Anh và tiếng Anh của người Mỹ phải kể đến công trình của David Kozisek (2011) với một số phát hiện sau: Có một số từ đồng nghĩa chỉ quần áo và phụ kiện được sử dụng trong cả tiếng Anh - Anh và Anh - Mỹ nhưng chúng lại biểu thị những khái niệm khác nhau và điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm, nhầm lẫn đáng tiếc trong hai ngôn ngữ. Chẳng hạn như từ “pants” và “vest” đều dùng để chỉ đồ lót trong tiếng Anh - Anh; từ “purse” trong tiếng Anh - Mỹ đã được chuyển từ ý nghĩa ban đầu (túi nhỏ để mang đồng xu, nghĩa này vẫn được sử dụng trong tiếng Anh - Anh) và được sử dụng như từ đồng nghĩa với từ “handbag” chỉ túi xách của nữ; từ “mackintosh” và “welling boots” trong tiếng Anh - Anh (có nguồn gốc từ tên gọi của nhà phát minh) mang ý nghĩa giống từ “raincoat” (áo mưa) và “rubber boots” (ủng/bốt cao su) trong tiếng Anh - Mỹ song người Mỹ lại hoàn toàn không biết đến những từ này; Phần lớn các từ ngữ chỉ trang phục của người Mỹ và người Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp như “suspenders, turtle neck, underpants, vest”... và tiếng Đức như “spike heels, overalls, undershirt”... song trong tiếng Anh - Anh có một số từ ngữ chỉ trang
  • 18. nhập vào nước Anh trong thời kì thuộc địa có nguồn gốc từ Ấn Độ như: “dungarees” (đặt tên theo một phần của thành phố Bombay, Ấn Độ) và Pakistan như: “polo neck”. [67]. Như vậy có thể thấy công trình này mới chỉ tập trung vào đặc điểm nguồn gốc của các từ đồng nghĩa trong tiếng Anh - Anh và tiếng Anh - Mỹ. Các đặc điểm nổi bật khác như định danh và đặc điểm văn hoá - dân tộc không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu từ ngữ chỉ trang phục từ góc độ nghiên cứu tiêu chí phân loại. Đại diện cho xu hướng này là công trình: “Lexical categorization of language units of the sphere “clothes” in the English language” của hai tác giả Volha Murashka &Viktoriya Pasenka (2013). Cho rằng tiêu chí chính trong phân loại từ vựng là phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân bởi lẽ trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, kinh nghiệm của mỗi người giúp hình thành các phạm trù phân loại trong tư tưởng họ trước tiên, Volha Murashka &Viktoriya Pasenka (2013) đã tiến hành phân loại các từ ngữ chỉ trang phục thành những nhóm khác nhau dựa theo các tiêu chí như: + Giới tính (female, male, girls’, women’s, men’s, maternity...); + Tuổi tác (baby clothes, teenager clothes, clothes for middle-aged people, clothes for elderly people...); + Mục đích sử dụng (everyday clothes, sports clothes, uniform...) + Mùa khí hậu (summer clothes, winter clothes, autumn-spring clothes); + Kiểu dáng (classic/traditional clothes, folk style clothes, romantic clothes, sports style clothes...); + Cách thức cắt may (draped clothes, sewed clothes...). Dựa trên dữ liệu phân tích, hai tác giả đã rút ra các kết luận dưới đây: Nhóm từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh là một hệ thống mở và vẫn không ngừng phát triển và để phân loại chúng cần phải dựa vào những đặc điểm tri nhận khác nhau của từng dân tộc cũng như kinh nghiệm cá nhân. Những đặc điểm đó mang bản sắc văn hóa và không giống nhau giữa các vùng miền;
  • 19. mới chỉ trang phục chủ yếu được hình thành dựa trên những tên gọi có sẵn trong tiếng Anh. Điều đó có nghĩa là định danh phái sinh diễn ra thường xuyên hơn định danh trực tiếp (52% các từ chỉ tên gọi trang phục được cấu tạo bằng hình thức phái sinh hình thái học chủ yếu từ động từ, tính từ và danh từ). [94, tr.1189-1201]. Qua đây, chúng tôi thấy rằng tiêu chí phân loại này chủ yếu áp dụng với trường biểu vật. Việc tìm hiểu từ ngữ chỉ trang phục qua trường liên tưởng trên cơ sở so sánh đối chiếu với các ngôn ngữ khác còn bỏ ngỏ. Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ của các từ ngữ chỉ trang phục. Đại diện cho xu hướng này là tác phẩm của Zulfiya G.Khanoval (2017) với đề tài: “Linguistic features of clothing terminology in Tatar language”. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa định lượng và phương pháp miêu tả, tác giả đã chia 220 đơn vị từ vựng chỉ trang phục thu thập được từ các cuốn từ điển tiếng Tatar và từ điển nguyên học thành các tiểu trường như: tên gọi quần áo (gồm 110 đơn vị), tên gọi phụ trang đội đầu như mũ nón (gồm 50 đơn vị), tên gọi giày dép và các bộ phận của chúng (gồm 50 đơn vị), tên gọi phụ kiện mang trên tay (gồm 10 đơn vị). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngoài các từ có nguồn gốc từ tiếng Tatar, các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Tatar còn có nguồn gốc từ tiếng Ả rập – Ba Tư như “chalbar, ihram”...và ngôn ngữ Châu Âu như “scarf, beret, vest, camisole, mantle, coat, skirt, tights, pants”...; Tên gọi trang phục tiếng Tatar chủ yếu được cấu tạo bằng phương thức ghép. [97, tr.1550-1554]. Như vậy, điểm khác biệt với các công trình nghiên cứu ở trên là tác giả đã tập trung tìm hiểu đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo của các từ ngữ chỉ trang phục theo từng tiểu trường của một loại hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, các đặc trưng văn hoá - dân tộc thể hiện tư duy liên tưởng trong sự so sánh đối chiếu với ngôn ngữ khác cũng vẫn là một hướng đi mới cần được tiếp cận. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục ở Việt Nam Có thể thấy từ ngữ chỉ trang phục được các nhà nghiên cứu trong nước tiếp cận chủ yếu từ hai phương diện chính: văn hóa - nghệ thuật học và ngôn ngữ học.
  • 20. phục được các nhà văn hóa học hay nghệ thuật học đặc biệt chú ý như các công trình [1], [11], [19], [41]. Vấn đề về trang phục từ truyền thống đến hiện đại hiện được coi là những biểu hiện của đời sống văn hóa và thẩm mỹ của mỗi cộng đồng dân tộc. Nghiên cứu về trang phục của người Việt qua các thời kì để thấy được sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại cũng như tính dân tộc và tính quốc tế trong bối cảnh giao lưu văn hóa đa dạng và thường xuyên là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả Đoàn Thị Tình (2006) với đề tài: “Trang phục Việt Nam qua các thời kì (Vietnamese costume through the ages)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại có thể thấy trang phục người Việt vừa giản dị, đơn sơ vừa có tính thích nghi cao với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên; Trang phục người Việt có giá trị sử liệu và có chức năng phòng bệnh; Trang phục của người Việt có sự chọn lọc về hình dáng, kiểu thức, màu sắc, chất liệu, hoa văn trang trí. [41]. Cùng cách thức tiếp cận từ bình diện văn hoá học, thông qua việc tìm hiểu trang phục cung đình Việt từ triều Lý tới triều Nguyễn (1009-1945), Trần Quang Đức (2013) đã miêu tả cụ thể kiểu dáng, quy chế của các loại áo mũ từng được sử dụng phổ biến trong cung đình và dân gian Việt Nam ở những thời kì này. Những nét rất khái quát về trang phục như nguồn gốc và chức năng của quần áo, khái niệm trang phục và hệ thống các chủng loại trang phục được trình bày một cách khá chi tiết và đầy đủ trong “Giáo trình Mỹ thuật Trang phục” của Trần Thủy Bình (2002). Đặc biệt là một lược khảo về trang phục phương Tây qua các thời đại cũng được thể hiện trong khảo cứu. Nghiên cứu về họa tiết “ốc rồng” và họa tiết “bàn chân” trong thổ cẩm người H‟Mông có đề tài về hoa văn trang trí vải của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2016). Qua ngữ liệu nghiên cứu có thể thấy những dạng họa tiết mang tính biểu tượng đa nghĩa trong nghệ thuật tạo hình trên vải của dân tộc này đã bước đầu lý giải sự xuất hiện của chúng trên nền yếu tố tâm thức văn hóa bản địa và lịch sử phát triển tộc người. Trong ngôn ngữ học, việc nghiên cứu các từ ngữ chỉ trang phục chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu theo ba xu hướng sau:
  • 21. nhất: Nghiên cứu từ ngữ chỉ trang phục từ góc độ ngữ nghĩa hoặc quan hệ về nghĩa. Đại diện tiêu biểu cho xu hướng này là tác giả Lê Thị Hà (1998) với công trình: “Mô hình các từ ghép và ngữ định danh chỉ y phục của tiếng Việt xét về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa”. Có lẽ, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục đi sâu vào nghiên cứu quan hệ cấp loại và quan hệ toàn bộ - bộ phận trong các từ ghép chính phụ phân nghĩa chỉ y phục. Lê Thị Hà (2014) đã tiến hành phân chia các từ trong trường trang phục theo quan hệ cấp loại và đưa ra nhận định như sau: “Hai quan hệ phân loại loại - loại và phân loại chính thể - bộ phận luôn đan chéo vào nhau và không một loại quan hệ nào đi suốt quá trình phân chia cấp loại từ bậc một cho đến bậc tận cùng. Một từ ghép hay ngữ định danh chỉ bộ phận của trang phục lại có thể là một đơn vị chỉ chỉnh thể trên cấp bao gồm các bộ phận phân chia theo quan hệ chỉnh thể - bộ phận”. [14, tr.21-26]. Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu về đặc điểm định danh của các từ ngữ chỉ trang phục như các công trình của Lý Toàn Thắng (2009), Phạm Thị Hồng (2007) và Hoàng Thị Huệ (2017). Đề cập đến đặc điểm định danh trong các câu đố động thực vật, trong bài viết Về cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố về động vật và thực vật), Lý Toàn Thắng (2009) chỉ ra rằng trong số 305 câu đố động vật có 46 câu đố chỉ trang phục của con người như: áo giáp, áo khoác, áo bào, áo gấm, yếm thắm, khăn trắng… (chiếm 15%); Trong 291 câu đố thực vật có 43 câu đố liên quan đến trang phục như: nón, mũ, áo lụa, áo kép, yếm thắm, quần dài, đai bạc…(chiếm 15%). [49, tr.313-314]. Từ góc độ nghiên cứu đối chiếu đặc điểm định danh tên gọi trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt từ bình diện cách thức biểu thị của tên gọi có lý do và không có lý do, Phạm Thị Hồng (2007) cho rằng: “Với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ tổng hợp tính tiếng Nga thường thêm các phụ tố vào thân từ của tên gọi chỉ trang phục để cấu tạo nên một từ mới (chiếm 68,6%). Cấu trúc bên trong của tên gọi trang phục trong ngôn ngữ này có lý do hầu như không thấy có dấu hiệu đặc trưng chỉ cách thức sử dụng, nhiệt độ, đặc điểm người sử dụng trang phục, kiểu dáng, cấu tạo trang phục, đặc điểm màu sắc, đặc điểm lứa tuổi. Trái lại, tiếng Việt với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ đơn
  • 22. dụng một yếu tố sẵn có làm tên gọi chỉ loại bằng cách thêm một gốc từ (tính từ hoặc cụm tính từ, động từ hoặc cụm động từ, danh từ hoặc cụm danh từ) để biểu hiện đặc trưng được lựa chọn, ví dụ như áo len - áo (tên gọi chỉ loại) và len (gốc danh từ biểu hiện đặc trưng chất liệu)”. [23, tr.19-24]. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu thuật ngữ chỉ tên gọi thời trang trên cơ sở phân tích đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh, Hoàng Thị Huệ (2017) đã chọn ngẫu nhiên 718 thuật ngữ chỉ tên gọi thời trang về trang phục và những phụ kiện, trang sức đi kèm trang phục trong tiếng Việt hiện đại để làm ngữ liệu nghiên cứu và tập trung làm nổi bật những đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh của thuật ngữ này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thuật ngữ thời trang là từ ghép trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình cụ thể hóa bản chất và thuộc tính của sự vật. Ngoài ra, người Việt có xu hướng chọn những đặc điểm gần gũi nhất với cuộc sống đời thường làm cơ sở định danh thời trang. [25, tr.103-109]. Có thể thấy, đối tượng nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ có một số nét tương đồng với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi vì đều lựa chọn nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh của các từ ngữ chỉ trang phục song chúng tôi tập trung nhiều hơn đến bình diện ngôn ngữ và văn hoá thay vì chỉ tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ đơn thuần. Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu từ ngữ chỉ trang phục từ góc độ nghĩa biểu trưng có các tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007) và Trần Thị Hồng Hạnh (2017). Tìm hiểu về mối quan hệ giữa hệ biểu tượng trang phục và các hệ biểu tượng văn hoá khác, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007) cho rằng: “ Đặc điểm bản thể của hệ biểu tượng trang phục là cơ sở định hướng cho các kiểu quan hệ kết hợp nhất định: trang phục - loã thể, trang phục - màu sắc, trang phục - thiên nhiên. Đây là những kiểu quan hệ cơ bản nhất, hoàn toàn không mang tính ngẫu nhiên mà được hình thành từ những thuộc tính tất yếu của trang phục trong vai trò là yếu tố trung gian giữa con người và tự nhiên, con người và môi trường xã hội, con người và vũ trụ, con người và những giá trị đạo đức, tín ngưỡng mà nó hướng tới, con người và sự khám phá, điều chỉnh những sức mạnh thuộc về bản năng, vô thức trong chính nó”.
  • 23. trưng của những câu thành ngữ tiếng Việt có chứa từ liên quan đến “lúa gạo” làm đối tượng nghiên cứu, Trần Thị Hồng Hạnh (2017) nhận định: “Câu thành ngữ: Áo vải cơm rau biểu trưng cho cuộc sống thanh bạch, giản dị trong khi câu: Giá áo túi cơm lại biểu trưng cho người không có năng lực hoặc vô dụng”. [20, tr.90-91]. Xét một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ trang phục ở trong và ngoài nước chưa nhiều song cũng cho thấy sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học dành cho lớp từ này. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đặc điểm của các từ ngữ chỉ trang phục theo từng tiểu trường một cách toàn diện và chuyên sâu, đặc biệt trên cơ sở đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh. Vì lí do đó, chúng tôi đã chọn: “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Anh)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Một số vấn đề về lí thuyết liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa 1.2.1.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa Nghĩa cơ bản của trường là khoảng không gian. Trong vật lý học, trường được hiểu là “dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào trong đó cũng chịu tác dụng của một lực”. Ví dụ như từ trường, điện trường, trường hấp dẫn…Ngôn ngữ học mượn khái niệm trường từ vật lý học để nghiên cứu ngữ nghĩa; vì thế mà xuất hiện trường ngữ nghĩa (fields of semantic - lexical). Khái niệm này còn được gọi là trường từ vựng - ngữ nghĩa, trường từ vựng, trường nghĩa. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa nhưng chung quy lại có thể quyvào hai khuynh hướng chủ yếu sau: Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng này là L.Weisgerber và J.Trier. Theo quan điểm của Trier và những nhà nghiên cứu có cùng quan điểm giống ông, mặt nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ và được phân chia thành các trường hoặc các phạm vi khái niệm một cách rõ ràng. Tất cả thành phần từ vựng đều được phân bố theo những trường hoặc phạm vi đó. Một từ chỉ có ý nghĩa khi nó nằm ở trong trường và ý nghĩa của nó
  • 24. định dựa vào những quan hệ của nó với các từ khác thuộc trường ấy. [dẫn theo 12, tr.39]. Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Đại diện chính cho khuynh hướng này là Ipsen. Ipsen đã căn cứ xây dựng lí thuyết trường nghĩa dựa vào hình thái của các từ. Theo ông, trường nghĩa bao gồm các từ có cùng tiêu chí về hình thái và ý nghĩa. Ví dụ một loạt các tên gọi các kim loại trong ngôn ngữ Ấn Âu có hình thái giống chung và hoạt động ngữ pháp giống nhau. Đây được coi là trường từ vựng ngữ pháp haynhóm từ vựng ngữ pháp. [dẫn theo 12, tr.40]. Có thể thấy việc sử dụng nền tảng cấu trúc luận khi tiếp cận trường từ vựng của Trier một mặt được các nhà nghiên cứu tiếp nhận rộng rãi nhưng một mặt lại vấp phải những lời chỉ trích về việc phân biệt quá rạch ròi các đơn vị trong trường cũng như việc đồng nhất các khái niệmtrường từ vựng (lexical field), trường nghĩa (semantic field) và trường từ (word field) Sau này Lyons (1977) đã phân biệt trường từ vựng (lexical field) - một tập hợp các đơn vị từ vựng bao phủ lên một trường khái niệm cụ thể với trường khái niệm (conceptual field) - một cấu trúc khái niệm ở cấp độ ngữ nghĩa, tức một vùng khái niệm đã được cấu trúc hóa. Cái gọi là ô trống từ vựng xuất hiện khi trường từ vựng không phủ kín được trường khái niệm. Chẳng hạn như từ horse (ngựa) phủ kín cả từ stallion (ngựa đực) và mare (ngựa cái) song điều nàylại không xảyra với từ bull (bò đực) và từ cow (bò cái). [dẫn theo 6, tr.253] Lyons (1977) còn phân biệt giữa trường từ vựng (lexical field) và trường nghĩa (semantic field). Nếu một trường bao gồm tập hợp các biểu thức phủ lên trường khái niệm như các thành ngữ bên cạnh các đơn vị từ khác trong trường thì trường này nên được gọi là trường nghĩa hơn là trường từ vựng. Ví dụ như trường nói về “sự tức giận”, ngoài các đơn vị từ vựng như rage (giận dữ), fume (nổi đóa), seethe (sôi sùng sục) còn có các biểu thức ngôn ngữ như boil over (sôi lên, trào ra), look daggers (nhìn trừng trừng) thì nên được gọi là trường nghĩa hơn là trường từ vựng. [dẫn theo 6, tr.268] Theo Laurel (2000), trường nghĩa là tập hợp các từ có quan hệ với nhau về nghĩa. Các từ trong một trường có chung đặc điểm ngữ nghĩa nhất định. Phần lớn các trường nghĩa được định nghĩa theo chủ đề như bộ phận cơ thể, bệnh tật, màu sắc, thức ăn, quan hệ thân tộc... .
  • 25. (2011) nhận định: “Từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ. Song, từ vựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị này. Từ vựng là một hệ thống. Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ đồng nhất về nghĩa. Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp thành trường nghĩa”. 1.2.1.2. Phân biệt khái niệm trường nghĩa với khung nghĩa và mạng từ Để hiểu sâu sắc hơn về bản chất của khái niệm trường nghĩa, cần phân biệt trường nghĩa với những khái niệm dễ gâynhầmlẫn như khung nghĩa và mạng từ. Fillmore (1975) cho rằng: “Mỗi khung nghĩa là một sơ đồ hóa sự trải nghiệm” và ông cũng chỉ ra rằng: “Khung là một bộ các từ mà mỗi từ trong đó biểu thị một phần nhất định hay một bình diện của một chỉnh thể khái niệmhoặc hành động nào đó". Như vậy, trong lý thuyết trường nghĩa, một từ được xác định nhờ vào mối quan hệ ngữ nghĩa của nó với các từ khác trong trường. Còn một từ trong khung nghĩa được được xác định dựa vào khung nghĩa của từ đó. Nói cách khác, lý thuyết trường nghĩa dựa trên quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ thuộc trường trong khi lý thuyết khung nghĩa lại dựa trên những hiểu biết, tri thức nền cần thiết cho việc sử dụng từ ngữ một cách thích hợp. Lý thuyết mạng từ được khởi xướng đầu tiên bởi George Miller, một nhà tâm lý học người Mĩ. Sau đó nó được phát triển bởi Christiane Fellbaum. Theo Christiane Christiane Fellbaum (1998), mạng từ (wordnet) là một cơ sở dữ liệu về từ trong đó các từ được nhóm lại thành các loạt đồng nghĩa và các loạt đồng nghĩa đó lại được gắn kết nhờ các quan hệ ngữ nghĩa. Có thể ví mạng từ như một đồ thị rời rạc khổng lồ trong đó mỗi nút là một tập đồng nghĩa (synset) và mỗi cạnh là một quan hệ ngữ nghĩa giữa các synset. Ví dụ, trong tiếng Anh các từ “clothes, clothing, garment, dress” tạo thành một synset vì các từ đó tuy khác nhau nhưng chỉ cùng một khái niệm những thứ mà bạn mặc như áo, váy, quần.... Như vậy, mỗi synset thường được miêu tả bằng một định nghĩa và các synset liên hệ với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa như quan hệ giữa khái niệm cụ thể và tổng quát (hyponymy); quan hệ giữa các bộ phận và tổng thể (meronymy); quan hệ nguyên nhân…
  • 26. này, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng trường từ vựng - ngữ nghĩa là tập hợp các từ và đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ có quan hệ với nhau về nghĩa và chúng có chung đặc điểmngữ nghĩa nhất định nào đó. 1.2.1.3. Phân loại trường nghĩa Khi Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, F.De Saussure (1973) đã chỉ ra hai dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Đỗ Hữu Châu (2005) cho rằng theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Ngoài ra, căn cứ vào kiểu loại ý nghĩa của từ để phân ra trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm; căn cứ vào đặc trưng liên tưởng để xác lập trường nghĩa liên tưởng. [3, tr.587-601]. * Trường nghĩa biểu vật: Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của từ về trường biểu vật thich hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là tên gọi của các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên. Ví dụ trường nghĩa biểu vật chỉ “trang phục” gồm: + Tên gọi trang phục: áo gi lê (waistcoat), áo khoác (coat), áo choàng dài (gown), quần đùi (shorts), quần bò (jeans), quần âu (trousers)…. + Kiểu cách và đặc điểm trang phục: vừa vặn (close-fitting), cũn cỡn (brief), lùng thùng (baggy), bó sát (clingy), loe gấu (bootleg), có tay (sleeved), có cổ (necked)… + Cách thức làm trang phục: khâu (knit), may (sewn), lót (line), viền trang trí (fringe), cắt (cut), gập (fold)…
  • 27. vật có số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị cũng như miền phân bố không giống nhau ở từng ngôn ngữ. Từ có tính nhiều nghĩa biểu vật nên có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó. * Trường nghĩa biểu niệm: Trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Giống với các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể được phân chia thành các trường nhỏ và cũng có “miền” với mật độ khác nhau. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm của từ khiến cho một từ có thể thuộc nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau và kéo theo sự giao thoa, thấm thấu vào nhau giữa các trường biểu niệm. Trường biểu niệm cũng có lõi trung tâm với từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi. Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung gốc biểu niệm gốc đó. Ví dụ như: Chọn cấu trúc biểu niệm mặc, đội, mang, đeo, đi cái gì trên người, nhất là quần áo, đồ trang sức... làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc, ta có các từ sau: wear a beard, coat, hat, ring, watch... * Trường nghĩa tuyến tính: Trường nghĩa tuyến tính được coi là trường nghĩa ngang. Nó xuất phát từ tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ trong đó các tín hiệu phải lần lượt kế tiếp thành một chuỗi mà không thể xuất hiện đồng thời. Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ trường tuyến tính của từ “quần áo” bao gồm: quần áo mặc nhà, quần áo may đo, bộ cánh, bộ comple, rách tả tơi, thịnh hành, ăn mặc lố lăng, hợp thời trang, mặc, giặt, là, cắt may, sửa chữa , nỉ, dạ, sọc nổi… Các từ trong trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản. Vì vậy, các nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp cũng như tính chất của các quan hệ đó sẽ được phát hiện nhờ vào quá trình phân
  • 28. của chúng. Chẳng hạn như các từ nằm trong trường tuyến tính của từ “xỏ” là: giày, dép, găng, tất chứ không có các từ chỉ đồ ăn, nơi chốn… Cùng với các trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm), các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng. * Trường nghĩa liên tưởng: Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất có quan hệ liên tưởng với nhau. Nó có sự khác biệt nhất định giữa các cá nhân sử dụng ngôn ngữ và phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, kinh nghiệm sống... của mỗi cá nhân đó. Có thể thấy, các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định từ bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, thời đại và cá nhân. Việc nắm được những điểm chung về lý thuyết của trường liên tưởng rất hữu ích trong việc tìm hiểu nghĩa biểu trưng và những đặc điểm tri nhận qua các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị trang phục. 1.2.2. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục 1.2.2.1. Khái niệm trang phục Khái niệm trang phục được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Từ điển Collins dictionary online đưa ra định nghĩa về trang phục như sau: Trang phục bao gồm quần áo, phụ kiện… được mặc vào một thời điểm nào đó, trong một giai đoạn nào đó cũng như ở một quốc gia nào đó. (Costume is a complete style of dressing, including all the clothes, accessories, etc, worn at one time as in a particular countryor period). Từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary định nghĩa: Trang phục là loại quần áo được mặc ở địa điểm nào đó hoặc trong một giai đoạn lịch sử nào đó. (Costume is the clothes worn by people from a particular place or during a particular historical period).
  • 29. Anh Việt (1993), thuật ngữ trang phục được định nghĩa như sau: “Costume (trang phục/y phục là áo quần hoặc kiểu áo quần, đặc biệt trong một giai đoạn hoặc nhómnhất định hoặc cho một hoạt động riêng): yphục, trang phục”. Theo Từ điển Hán Việt (1999), “trang “có nghĩa là quần áo còn “phục” là những thứ mặc trong người. Từ điển tiếng Việt (2010) do Hoàng Phê làm chủ biên định nghĩa: “Trang phục là quần áo dùng riêng cho một ngành, một nghề nào đó”. Nhìn chung, khái niệm trang phục được hiểu theo hai cách khác nhau tùy theo quan điểm và cách tiếp cận: theo nghĩa hẹp (chỉ quần áo mặc trên người) hoặc theo nghĩa rộng (gồm tất cả những gì con người mang khoác trên cơ thể). Tuynhiên, từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi cho rằng trang phục là những thứ được mang khoác trên người gồm yphục (quần áo) và phụ trang (những thứ đi kèm trang phục như mũ, nón, giày, dép; đồ trang sức) với chức năng bảo vệ cơ thể và làmđẹp cho con người. TRANG PHỤC 1.2.2.2. Khái niệm trường từ vựng chỉ trang phục Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ trang phục được hiểu là tập hợp các từ ngữ biểu thị trang phục có quan hệ với nhau về nghĩa một cách có hệ thống. Chúng có thể gồm rất nhiều tiểu trường được nghiên cứu theo trường nghĩa trực tuyến, tuyến tính và liên tưởng. Căn cứ vào quan hệ cấp bậc về nghĩa, trường nghĩa chỉ trang phục được phân Y phục (Quần áo) Phụ trang (Các phụ kiện đi kèm trang phục) phục) Áo Quần Mũ nón Giày dép Đồ trang sức
  • 30. tiểu trường sau: chỉnh thể trang phục (quần áo), trang phục phần thân trên (áo, yếm), trang phục phần thân dưới (quần, váy, đầm), đồ đội đầu (mũ nón), đồ đi dưới chân (giày dép) và đồ trang sức. Do hạn chế về dung lượng và thời lượng nghiên cứu nên các tiểu trường: phụ kiện, màu sắc trang phục, chất liệu trang phục, bộ phận trang phục; phương thức sản xuất và các hoạt động liên quan đến trang phục; đặc điểm, tính chất của trang phục không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Các tiểu trường này sẽ được nghiên cứu bổ sung trong những chuyên khảo về sau. 1.2.2. 3.Phân loại các tiểu trường trang phục Tư liệu nghiên cứu cho thấy có tổng số 955 từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Việt và 926 từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Anh được thu thập và tổng hợp ngữ liệu từ nhiều nguồn. Trong đó tiểu trường chỉ đồ mặc phần thân trên (chủ yếu là các đơn vị chỉ áo) chiếm số lượng lớn nhất trong trường từ vựng chỉ trang phục. Điều này phù hợp với nhận định cho rằng đây là trang phục chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại trang phục khác của con người. Số lượng cụ thể được thể hiện chi tiết ở bảng sau: Bảng 1.1: Số lƣợng các tiểu trƣờng chỉ trang phục trong tiếng Việt và tiếng Anh STT Các tiểu trƣờng Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Chỉnh thể trang phục 89 137 2 Trang phục phần thân trên 270 241 3 Trang phục phần thân dưới 145 158 4 Đồ đội trên đầu (mũ nón) 167 160 5 Đồ đi dưới chân (giày dép) 122 112 6 Đồ trang sức 162 118 Tổng 955 926 1.2.3. Khái quát về định danh 1.2.3.1. Khái niệm định danh Khái niệm định danh được hiểu theo nhiều cách khác nhau song theo cách hiểu thông thường và dễ hiểu nhất, “định danh là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng” [37].
  • 31. cho rằng: “Định danh là sự cố định hay gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ”. [dẫn theo (43, tr.191]. Theo từ điển chuyên ngành, “Định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng từ, cụm từ, ngữ cú và câu”. [58, tr.89]. Như vậy, định danh với chức năng chính là chức năng gọi tên đã phản ánh một trong những chức năng quan trọng nhất của từ ngữ. Do tên gọi là sản phẩm của tư duy trừu tượng nên khi định danh phải tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau: Thứ nhất, tên gọi (cái biểu hiện) phải có mối liên hệ với nào đó với ý nghĩa của tên gọi (cái được biểu hiện). Tên gọi phải khái quát, trừu tượng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng. Thứ hai, tên gọi phải có sự phân biệt giữa sự vật, đối tượng này với sự vật, đối tượng và sự phân biệt này bao gồm trong cùng một loại hay phân biệt giữa các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. Mặc dù, lí tưởng là phải lựa chọn được đặc trưng bản chất nghĩa là đặc trưng tiêu biểu để đặt tên nhưng với điều kiện đặc trưng đó phải bảo đảm cả giá trị khu biệt. [2, tr.190]. Khi nghiên cứu đặc điểm định danh của một ngôn ngữ nào đó, ngoài nguồn gốc, kiểu ngữ nghĩa của tên gọi, các nhà nghiên cứu thường khảo sát chúng theo cách thức biểu thị (xem xét mức độ về tính rõ lí do của tên gọi). Nếu xét theo tham tố cách thức biểu thị, đặc điểm định danh có thể được xét dựa vào ba tiêu chí: (1) cách thức biểu thị theo lối tổng hợp tính hay phân tích tính; (2) Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi; (3) Cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh. Căn cứ vào đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chỉ tập trung tìm hiểu các phương thức định danh (cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở
  • 32. vào hình thái bên trong của từ ngữ chỉ trang phục. Các đơn vị được xét đến ở đây chỉ giới hạn ở những từ ngữ có thể thấy rõ lí do (tức là lí do ấy có thể được lí giải một cách tương đối dựa vào ý nghĩa các thành phần tách ra trong tên gọi đó). Do đó, các đơn vị từ vựng chỉ trang phục là từ đơn, từ ghép không rõ lí do, ngữ cố định hay cụm từ tự do sẽ không được xét đến trong đề tài. [43, tr.239]. 1.2.3.2. Cơ chế định danh Khi nghiên cứu về cơ chế định danh, Geeraerts (2010) nhận định: “Các đơn vị định danh có thể được xác định dựa theo hình thái bên trong của từ, nghĩa là theo dấu hiệu đặc trưng mang tính khu biệt được sử dụng làm cơ sở cho định danh; mối liên hệ giữa cấu trúc bên ngoài với ý nghĩa của từ (dựa vào tính có lí do của tên gọi); tính chất hoà kết thành một khối hay có thể tách rời được của các thành phần tên gọi”. Cùng bàn về cơ chế định danh, Hoàng Văn Hành (1998) cho rằng: “Định danh phái sinh sẽ diễn ra theo một quá trình gồm ít nhất ba công đoạn đồng bộ liên quan đến nhau như: sử dụng yếu tố làm phương tiện, tác động vào hệ nguyên tố và tạo lập nên đơn vị phái sinh theo cách nào đó. Định danh có thể được thể hiện bằng các từ võ đoán; các từ không võ đoán và các từ ghép; các tổ hợp từ”. Có hai tham tố tham gia vào quá trình định danh: chủ thể định danh và đối tượng được định danh. Phụ thuộc vào chủ thể định danh sẽ có lí do chủ quan. Không phải ai cũng nhận thấy lí do này mà nhiều khi chỉ chủ thể định danh mới hiểu rõ lí do tại sao gọi tên sự vật, hiện tượng như vậy. Phụ thuộc vào đối tượng định danh sẽ có lí do khách quan. Đây là loại lí do dễ nhận thấy nhất vì nó phản ánh một đặc trưng, thuộc tính nổi bật nhất của sự vật, hiện tượng để làm dấu hiệu khu biệt. [43, tr.197-198]. Phương thức định danh được chia làm hai loại: định danh trực tiếp và định danh gián tiếp (hay còn được gọi là định danh thứ cấp). Định danh trực tiếp là việc sử dụng những hình thức đã biết hoặc đã có để gọi tên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Định danh gián tiếp/thứ cấp là việc tổ chức lại các đơn vị ngôn ngữ từ những yếu tố đã có sẵn theo mô hình nhất định hoặc bằng cách chuyển nghĩa để tạo lập đơn vị mới.
  • 33. danh trực tiếp với các thủ pháp như phái sinh, ghép từ, mô phỏng âm thanh, vay mượn, cấu tạo kiểu đặc ngữ, sao phỏng..., định danh định danh gián tiếp (còn gọi là thứ sinh) gắn bó chặt chẽ với sự chuyển nghĩa của từ qua hai phương thức phổ biến nhất là ẩn dụ và hoán dụ. Sự khác biệt giữa hai loại định danh trực tiếp và gián tiếp chủ yếu do quan điểm và góc độ nghiên cứu quy định. [43, tr.265 - 267]. Ngoài các phương thức trên, đánh dấu sự vật được coi là phương thức chủ đạo của định danh. Đó là biện pháp nhằm khu biệt sự vật này với sự vật khác trong thế giới khách quan căn cứ vào một dấu hiệu đặc trưng nổi trội của sự vật đó. Quá trình đánh dấu sự vật không chỉ dựa vào dấu hiệu đặc trưng mà còn phụ thuộc vào văn hóa tộc người cũng như quan điểm về thế giới của dân tộc đó. Có rất nhiều phương diện và lý do định danh bằng cách đánh dấu sự vật. Lê Đức Luận (2017) nhận định: “Có 10 cách đánh dấu sự vật như: đánh dấu bằng phương diện ngữ âm, bằng phương diện cấu tạo từ, bằng phương vị không gian, bằng chức năng và công dụng của chúng, bằng hình dáng cấu tạo, bằng vật liệu cấu tạo, bằng đặc điểm, trạng thái, tính chất, bằng đặc điểm hoạt động, bằng cách thức tạo ra và cách dùng chúng, bằng chủ nhân hay nơi tạo ra chúng”. Hiểu một cách khái quát, cơ chế định danh sự vật, hiện tượng gắn liền với hành vi phân loại và bao gồm hai giai đoạn: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Theo Gak, “Trong ngôn ngữ tự nhiên, quá trình gọi tên gắn tất yếu gắn với hành vi phân loại. Nếu như cần phải biểu thị một đối tượng X nào đó mà ngôn ngữ chưa có tên gọi thì trên cơ sở các đặc trưng đã được tách ra trong đối tượng này, nó được quy vào khái niệm “A” hoặc “B” mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tương ứng. Nhưng đồng thời cũng diễn ra sự “lắp ráp” bản thân các từ vào hiện thực, nghĩa là người ta có thể bỏ đi hoặc thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết ban đầu ấy”. [dẫn theo 15, tr.21-22]. 1.2.3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của định danh Hình thái bên trong của từ được quy định bởi việc chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi đối tượng. Đó là đặc trưng định danh được biểu thị bằng từ và tham gia với tư
  • 34. tố đặc biệt vào thành phần ý nghĩa của từ và chúng giúp phân biệt ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác. Theo Humboldt (1998), “Trong khi hình thức bên ngoài thường gắn với ngữ âm, ngữ pháp... thì hình thức bên trong lại gắn liền với thế giới quan của cộng đồng ngôn ngữ. Khi nghiên cứu về hình thức bên trong của từ, người ta thường chú ý đến cách thức người bản ngữ lựa chọn đặc điểm, thuộc tính nào đó của vật làm cơ sở để đặt tên cho sự vật đó. Chẳng hạn, cùng chỉ loại trang phục mặc bên trong, tiếng Việt có “quần áo lót” tương đương với từ “underwear” trong tiếng Anh. Dựa vào hai “hình thức bên trong” khác nhau này, có thể thấy người Việt chú ý đến thuộc tính “chức năng” (lót) còn người Anh lại coi trọng thuộc tính “vị trí” (under). [dẫn theo 49, tr.806]. Có thể thấy, quá trình nhận thức và phản ánh thế giới khách quan của các cộng đồng ngôn ngữ không giống nhau. Điều đó dẫn đến cách lựa chọn đặc điểm thuộc tính làm cơ sở định danh của mỗi dân tộc cũng không giống nhau. Nhiều khi cách lựa chọn đặc điểm, thuộc tính nào làm dấu hiệu định danh khu biệt ấy lại phụ thuộc vào tư duy và yếu tố lịch sử văn hoá của chủ thể định danh. Nguyễn Đức Tồn (2015) cho rằng: “Đặc trưng văn hóa trong việc chọn đặc trưng của đối tượng định danh thể hiện ở chỗ mặc dù các đặc trưng này hết sức nhiều và đa dạng, song trong một số trường hợp, mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên. Do đó, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không giống nhau. Dung lượng ý nghĩa của các từ và các tên gọi sẽ phụ thuộc vào những đặc trưng được lựa chọn. Chính đặc điểm loại hình của ngôn ngữ cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến cách dùng các loại từ với đối tượng khi được gọi tên trong lời nói”. Đặc trưng làm cơ sở để định danh (tức là lí do của tên gọi) có thể khách quan nên đặc trưng văn hóa dân tộc của việc chọn đặc trưng làm cơ sở định danh được bộc lộ rõ nhất trong những trường hợp khi đặc trưng được chọn có lí do nhất định từ thực tiễn của một dân tộc. Chẳng hạn, trong tiếng Việt những từ ngữ chỉ trang phục như: mũ tai bèo, nón lá cọ, nón viên cơ (có hình giống chiếc sọt tròn), nón thúng, dép rọ, dép tổ ong,
  • 35. điểm định danh phản ánh đặc trưng văn hóa nông nghiệp của người Việt. 1.2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 1.2.4.1. Định nghĩa về ngôn ngữ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngôn ngữ nhưng tựu trung lại đều xoay quanh quan điểm coi ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp và phương tiện biểu đạt tư duy của con người. Theo từ điển Longman Dictionary (1990), ngôn ngữ có bốn đặc trưng chính như: Ngôn ngữ phản ánh thực tại: mỗi hệ thống ngôn ngữ sử dụng các biểu tượng khác nhau để thể hiện cùng một thực tại); Mỗi cấu trúc ngôn ngữ đều được qui định bởi các quy tắc ngữ pháp riêng; Nghĩa của ngôn ngữ không nằm ở ngôn từ mà nằm trong tư duy của con người và phụ thuộc vào trải nghiệm văn hoá thay vì phụ thuộc vào ngôn từ; Trong quá trình tồn tại và phát triển, mọi loại hình ngôn ngữ đều trải qua những thay đổi và có những biến thể mới ra đời cùng với sự thay đổi của thời gian. 1.2.4.2. Định nghĩa về văn hoá Văn hoá là một khái niệm có nội hàm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Về mặt thuật ngữ khoa học, thuật ngữ “culture” (văn hoá) xuất hiện từ thời cổ đại La Mã và có nguồn gốc từ chữ “cultus” trong tiếng Latinh có nghĩa gốc là “gieo trồng” (cultivation in the field). Sau này, phương thức tư duy ẩn dụ làm xuất hiện ý nghĩa phái sinh liên quan đến sự hoàn thiện của con người: “spiritual cultivation” tức là “giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người”. Trần Ngọc Thêm (1997) cho rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị văn hoá và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Văn hoá bao gồm bốn đặc trưng nổi bật như: Tính hệ thống (văn hoá là tổng thể các yếu tố văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần có quan hệ lẫn nhau); Tính giá trị (văn hoá là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người nên được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất
  • 36. sinh (văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người); Tính lịch sử (văn hoá luôn được hình thành trong cả một quá trình và được tích luỹ, kế thừa qua nhiều thế hệ để tạo thành truyền thống văn hoá). [43, tr.39- 410]. 1.2.4.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Theo Mandelbaum (1963), quan niệm cho rằng ngôn ngữ phản ánh tư duy, nhận thức của con người về thế giới khách quan xuất phát từ các công trình của Edward Sapir trong những năm 1920 về nhân chủng học và ngôn ngữ. Khi nghiên cứu các ngôn ngữ của thổ dân Ấn Độ ở khu vực Bắc Mĩ và Canada, Sapir phát hiện ra rằng tiếng Hopi của người thổ dân không hề có các từ chỉ thời gian, quá khứ hay tương lai như các từ: time, past, future của người Anh. Chi tiết này cho thấy “bức tranh ngôn ngữ” về khái niệm thời gian của người Hopi không giống với người Anh. Từ đó, trong các bài giảng của mình, Sapir đã đưa ra nhận định: “Quá trình nhận thức ngôn ngữ như một hệ thống, phương thức của tư duy đã trộn lẫn vào văn hoá, không thể tách rời khỏi văn hoá”. (The understanding of language as a system embedded in culture). Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những quan điểm của Sapir, Whorf (1952) là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về “tính tương đối ngôn ngữ” (linguistic relativity) mà sau này được gọi chung là “nguyên lí Sapir-Whorf” (the Sapir-Whorf hypothesis). Nội dung chủ đạo của nguyên lí này gồm: Biến thể mạnh (ngôn ngữ quyết định cách thức tư duy của dân tộc. Ngôn ngữ khác nhau thì tư duy khác nhau) và biến thể yếu (ngôn ngữ phản ánh những giới hạn và ràng buộc về văn hoá đối với lối nghĩ của dân tộc). Humbolt & Aarsleft (1998) cho rằng: “Ngôn ngữ phản ánh cách thức riêng của mỗi dân tộc trong việc giải thích thế giới. Ngôn ngữ khác nhau thì thế giới quan khác nhau. Những khác biệt đó giữa các ngôn ngữ không có gì là đúng hay sai, tiến bộ hay lạc hậu. Đó chỉ là thói quen sử dụng ngôn ngữ. ” Giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ khó tách rời. Ngôn ngữ với chức năng chính là công cụ, là phương tiện biểu đạt của tư duy, khi gắn bó hữu cơ với văn hóa sẽ hình thành cơ sở nền tảng của văn hóa và ngôn ngữ đóng vai trò là tiêu chí giúp phân loại các nền văn hóa với nhau. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương
  • 37. và là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các thành tố văn hóa. [43, tr.51]. Nói cách khác, mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và văn hoá tồn tại là do ngôn ngữ được coi là kết tinh của văn hoá dân tộc. Thông qua ngôn ngữ, các đặc điểm văn hoá được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngược lại, người ta không thể hiểu thấu đáo được về một ngôn ngữ bất kì nếu tách ngôn ngữ đó ra khỏi bối cảnh văn hoá xã hội. Có thể nói, sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ phải luôn đồng hành cùng với những biến đổi và phát triển của văn hoá dân tộc. Nhắc đến mối quan hệ mang tính tất yếu và tương hỗ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn hóa, Đinh Văn Đức (2013) khẳng định: “Tư duy là cái nền chung trong đó ngôn ngữ là công cụ, văn hóa là giá trị, trở thành đặc trưng. Đặc trưng văn hóa hoà vào tư duy và thể hiện trong ngôn ngữ”. Ngôn ngữ còn mang chức năng là hình thức tồn tại của kinh nghiệm lịch sử-xã hội. Mỗi dân tộc lại có kinh nghiệm lịch sử-xã hội của riêng mình nên khi nghiên cứu về cấu trúc ý nghĩa của từ chúng ta sẽ phát hiện được cả các thành tố văn hóa - lịch sử trong đó. Có thể thấy, ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu tốt nhất về văn hóa loài người. Qua vốn từ vựng của ngôn ngữ, chúng ta có thể khám phá và xác định được các định dạng khái niệm mang đặc thù văn hóa, đặc trưng của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Trong thời đại mà quá trình trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, ngôn ngữ lại càng trở thành phương tiện quan trọng thúc đẩy sự giao thoa văn hóa. Quá trình đó có thể diễn ra theo nhiều con đường khác nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Đó có thể là sự trao đổi trực tiếp giữa các dân tộc khác nhau hoặc có thể là sự trao đổi gián tiếp thông qua các phương tiện giao tiếp đại chúng hay việc chuyển dịch các tác phẩm văn học. Chính đặc thù của văn hóa được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc trưng văn hóa-dân tộc nên việc nghiên cứu các đặc điểm văn hóa-dân tộc của các hành vi ngôn ngữ rất đáng quan tâm trên cả mặt lý luận và thực tiễn. [43]. 1.2.5. Khái quát về văn hoá trang phục Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng phản ánh nội dung bên trong của cả cộng đồng xã hội đó. Văn hóa dân tộc được lưu lại trong các di sản văn hóa như công trình
  • 38. cửa, quần áo, quan điểm, lối sống, thị hiếu…. Các di sản văn hóa đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện các khía cạnh khác nhau của đặc trưng dân tộc và có chức năng làm cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhu cầu mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Ban đầu, loài người sử dụng lá cây, vỏ cây hoặc da thú quấn quanh người làm quần áo với mục đích giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi đối phó với tự nhiên khi đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, thú dữ tấn…. Sau khi tiến hóa con người mới dần dần tìm ra được các loại cây cho sợi để dệt thành vải, khâu thành quần áo… Như vậy, nhu cầu bảo vệ cơ thể của con người đã chuyển dần sang nhu cầu làm đẹp cho bản thân. Trang phục không đơn thuần mang tính chất để che phủ cơ thể mà còn ẩn chứa trong đó những đặc trưng của từng tộc người mà được gọi là văn hóa trang phục. Văn hóa trang phục bao gồm y phục, đồ trang sức, cách ứng xử của con người với việc sử dụng trang phục đó. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng và trang phục chính là một trong những tiền đề tạo nên cái riêng đó. Trang phục là một trong những thành tố văn hóa biểu hiện sự gắn bó lâu dài, ít có sự thay đổi của văn hóa tộc người. Trải qua thời gian, chính con người đã làm cho trang phục tiện dụng hơn, đẹp hơn. Điều này khiến cho yếu tố thẩm mỹ của trang phục vượt lên trên mục đích sử dụng. Để làm nên vẻ đẹp hoàn hảo của bộ trang phục phải có sự đóng góp của y phục như quần áo…, đồ đội đầu (mũ nón), đồ đi dưới chân (giày, dép) và đồ trang sức. Lại Phi Hùng và Nguyễn Đình Hòa (2015) cho rằng: “Trong quan niệm của người Việt, mặc được coi là nhu cầu thiết yếu giống như ăn. Có thể nói mặc có hai mục đích cơ bản. Thứ nhất là để bảo vệ cơ thể. Thứ hai là để thể hiện nhân cách và sự thích ứng xã hội. Mỗi một trang phục hay một kiểu trang phục luôn đáp ứng cả hai mục đích đó tuy tỉ lệ giữa chúng có thể khác nhau và biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh xã hội; khả năng cung ứng của sản xuất vật chất, khả năng kinh tế của mỗi người, mỗi thân phận; chất liệu thiên nhiên; quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng; nhu cầu thể hiện cá nhân (địa vị xã hội, cá tính); các qui định xã hội (quan phục, lễ phục); giới tính; độ tuổi; phong tục tập quán và cuối cùng là nhu cầu làm đẹp”.
  • 39. tính thực dụng, phổ cập lại dễ thay đổi theo thời gian, trang phục vẫn mang trong mình giá trị văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đặc trưng dân tộc, người ta thường chú ý đến văn hóa trang phục - cái dễ được nhận thấy qua các kiểu trang phục truyền thống của từng dân tộc. 1.2.6. Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ 1.2.6.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu Theo Sassure (2005), “Nhà ngôn ngữ học buộc lòng phải biết thật nhiều ngôn ngữ để từ việc quan sát và so sánh rút ra cái gì chung đối với các ngôn ngữ ấy”. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học thể hiện tính ứng dụng cao trên nhiều phương diện. Việc đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau mà không phụ thuộc vào nguồn gốc hay đặc điểm loại hình ngôn ngữ nhằm phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của các ngôn ngữ đó. Thông qua đó, có thể xác định được rõ hơn các đặc điểm của từng ngôn ngữ được đối chiếu, những đặc điểm ngôn ngữ mang tính phổ quát, loại hình cũng như các đặc trưng văn hoá - dân tộc trong ngôn ngữ và tư duy. [26, tr.37-39]. Như vậy, có thể thấy nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ không chỉ mang lại những giá trị lí luận và thực tiễn trong giảng dạy ngôn ngữ mà còn được ứng dụng trong công tác dịch thuật, biên soạn giáo trình và nghiên cứu đa ngành về văn hoá, nhân học… 1.2.6.2. Những nguyên tắc trong đối chiếu các ngôn ngữ Bùi Mạnh Hùng (2008) cho rằng: “Khi đối chiếu ngôn ngữ cần phải lưu ý các nguyên tắc như: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc; việc nghiên cứu đối chiếu phải được đặt trong hệ thống; các phương tiện đối chiếu phải được xem xét trong hoạt động giao tiếp; phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết dùng để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu”. Ngoài các nguyên tắc trên, việc xác định đúng phạm vi đối chiếu cũng vô cùng quan trọng. Theo Lê Quang Thiêm (2008), phạm vi đối chiếu của nghiên cứu phải dựa
  • 40. phân biệt theo phạm trù, hệ thống cấu trúc, chức năng và hoạt động, phong cách học và lịch sử phát triển của các ngôn ngữ được đối chiếu. [52, tr.333-335]. 1.2.6.3. Các phương pháp và thủ pháp đối chiếu Lê Quang Thiêm (2008) không sử dụng khái niệm phương pháp hay thủ pháp đối chiếu mà coi đó là phương thức nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Các phương thức đó được ông chia thành 6 loại sau: Phương thức đồng nhất/khu biệt cấu trúc, phương thức đồng nhất/khu biệt chức năng, phương thức đồng nhất/khu biệt hoạt động, phương thức đồng nhất/khu biệt phong cách, phương thức đồng nhất/khu biệt phát triển; và phương thức đồng nhất/khu biệt xã hội - lịch sử ngôn ngữ. [52, tr.339-344]. Quá trình phân tích đối chiếu gồm hai giai đoạn: miêu tả và đối chiếu. Hai giai đoạn này có thể phân biệt chi tiết hơn thành ba bước như miêu tả, xác định những cái có thể đối chiếu được với nhau và tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác nhau của hai đối tượng được so sánh. Đây được coi là bước quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu đối chiếu. Song khi so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, cần chú ý đến thực tiễn ngôn ngữ: không tồn tại phương diện nghiên cứu nào trong hai hệ thống ngôn ngữ có thể đồng nhất hoàn toàn với nhau trên mọi phương diện. [26, tr. 151]. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu có thể chọn cách tiếp cận đối chiếu hai chiều và đối chiếu một chiều. Nghiên cứu này được chúng tôi thực hiện theo phương pháp miêu tả và đối chiếu hai chiều theo từng đặc điểm cụ thể như: đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, định danh và đặc văn hoá - dân tộc của các từ ngữ chỉ trang phục nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ, trên cơ sở đó làm nổi bật những nét đặc trưng mang tính ngôn ngữ - văn hoá và tư duy dân tộc. 1.2.6.4. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng Theo Laufer (1990), “Lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở bình diện từ vựng được chú ý nhiều hơn vào những năm 80 của thế kỉ trước. Đối tượng của quá trình đối chiếu từ vựng là những điểm giống và khác nhau của thành phần từ vựng cũng như quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ được đối chiếu”.