Xét nghiệm vi khuẩn hp như thế nào năm 2024

(Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp) Hiện nay, xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori qua hơi thở với nhiều ưu điểm hơn, không xâm lấn và có độ chính xác cao, cao hơn cả nội soi và xét nghiệm máu.

Xét nghiệm vi khuẩn hp như thế nào năm 2024

Helicobacter Pylori (HP) là gì ?

Xét nghiệm vi khuẩn hp như thế nào năm 2024

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Helicobacter Pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn; khi thâm nhập vào bao tử, vi khuẩn này sẽ phá huỷ lớp chất nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Trong khi lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị chất acide và các men tấn công. Nếu chỗ nào bị hư hại nặng thì sự tấn công sẽ tiếp diễn và gây ra hiện tượng loét.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định HP còn là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có mặt trong khoảng 65-70% trường hợp viêm dạ dày, 70-80% ung thư dạ dày, hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng. Nguy cơ ung thư bao tử ở người bị nhiễm HP sẽ tăng từ 6-10 lần so với người không bị nhiễm.

Các phương pháp tầm soát vi khuẩn HP ?

1. Xét nghiệm máu: độ chính xác tương đối.

2. Xét nghiệm Urease khi nội soi dạ dày: Nội soi qua đường mũi hoặc đường miệng, phương pháp này gây đau và có thể gây mê. Độ chính xác cao.

3. Xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở: Đây là phương pháp xét nghiệm tìm HP trong hơi thở với nhiều ưu điểm hơn, không xâm lấn và có độ chính xác cao, cao hơn cả nội soi và xét nghiệm máu. Phương pháp này mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái và dễ chịu khi thực hiện xét nghiệm, vì chỉ cần thổi hơi vào túi khí là làm xét nghiệm được.

Xét nghiệm vi khuẩn hp như thế nào năm 2024

Xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp

Những đặc điểm của việc xét nghiệm qua hơi thở:

• Độ nhạy 95%, đặc trưng 95%- 100%. • Không xâm lấn cơ thể. • Nhịn ăn 6 tiếng trước xét nghiệm. • Không đau, không khó chịu, không gây mê.

Bạn cần phải chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm vi khuẩn HP qua hơi thở ?

• Ngưng kháng sinh diệt trừ HP trong 4 tuần trước khi uống thuốc, ngưng các thuốc ức chế bơm Proton, kháng H2, thuốc trung hòa axit dạ dày 2 tuần. • Bạn sẽ phải không ăn 6 giờ trước khi bạn đi kiểm tra. Một số loại thuốc bạn dùng có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của xét nghiệm. Bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay các thuốc khác mà bạn đang dùng, cũng thông báo cho Bác sĩ biết bất kỳ dị ứng nào của bạn.

Tất cả các phương pháp trên đều có thực hiện tại Bệnh Viện Tâm Trí Đồng Tháp.

Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày như thế nào ?

- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.

- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.

- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

- Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.

Khi nào cần đi xét nghiệm vi khuẩn HP ?

Việc kiểm tra nhiễm HP là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có các yếu tố nguy cơ, hoặc các biểu hiện báo động. Khi đó nên đi nội soi dạ dày và chẩn đoán nhiễm HP bằng test Urease. Nếu chưa có biểu hiện báo động thì có thể kiểm tra HP bằng test hơi thở mà không cần nội soi.

Cần lưu ý với các chuyên gia và bệnh nhân, test kiểm tra huyết thanh là test kém chính xác nhất, không nên lựa chọn ưu tiên khi có các phương pháp chẩn đoán khác. Sở dĩ như vậy bởi vì, mặc dù khi đã tiệt trừ thành công vi khuẩn HP, kháng thể kháng HP có thể vẫn còn lưu hành trong huyết thanh người bệnh trong thời gian nhiều năm sau đó.

Các triệu chứng báo động bạn đã nhiễm HP như sau:

• Nuốt nghẹn. • Thiếu máu không rõ nguyên nhân. • Sụt cân không chủ ý. • Biểu hiện nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên (phân đen như hắc ín, nôn ra máu). • Nôn kéo dài hoặc nôn ra thức ăn cũ. • Khối u vùng bụng trên. • Mới khởi phát ở tuổi > 40. • Triệu chứng không đáp ứng hoặc tái phát sau khi điều trị thử 2-4 tuần.

Các triệu chứng kể trên chỉ gợi ý bạn chứ không giúp khẳng định bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Cho nên khi có các triệu chứng như trên bạn cũng không cần quá lo lắng, mà việc đầu tiên bạn cần làm đó là tới các cơ sở y tế uy tín để được Bác sĩ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu phát hiện có vi khuẩn HP, Bác sĩ sẽ tư vấn để bạn được điều trị đúng cách và kịp thời. Điều quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ đúng các phác đồ điều trị và có một lối sống lành mạnh để hạn chế những bệnh lý do vi khuẩn HP gây ra và loại trừ hoàn toàn vi khuẩn HP khỏi cơ thể.

Làm sao để biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP?

Triệu chứng nhiễm H..

Đau hoặc khó chịu (thường ở bụng trên).

Phình hoặc trướng bụng..

Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn..

Chán ăn..

Buồn nôn hoặc nôn..

Phân sẫm màu hoặc màu hắc ín..

Vết loét chảy máu có thể gây thiếu máu và mệt mỏi..

Xét nghiệm vi khuẩn HP là gì?

Xét nghiệm vi khuẩn HP, còn gọi là test HP giúp kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn HP không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào. Những thông này rất cần thiết trong đánh giá mức độ bệnh dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP gây ra cũng như phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao.

Bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì?

Những thực phẩm mà bệnh nhân nhiễm HP không nên ăn bao gồm: cà phê, sôcôla, thực phẩm cay nóng, rượu, thực phẩm có tính acid như cam, quýt, cà chua...

vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây nên tình trạng loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn tính, chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Hầu hết những người có bệnh lý về dạ dày có nhiễm khuẩn HP đều có nguy cơ cao tổn thương dạ dày nghiêm trọng và có nguy cơ bị ung thư.