8% học sinh việt năm hút thuốc lá điện tử

Em V.A.D bị đình chỉ học 3 ngày, còn em N.G.B. bị đình chỉ học 7 ngày.

Trước đó, chiều ngày 22/12, sau khi đá bóng trong giờ ra chơi, em V.A.D. có vào nhà vệ sinh, khi trở lại lớp học thì bị choáng và ngất xỉu. Ngay sau khi biết tin, các thầy cô đã thực hiện biện pháp sơ cứu và mời gia đình đến để đưa D. vào Bệnh viện Ngô Quyền.  

Trường THCS Đà Nẵng, nơi xảy ra sự việc.

“Sáng 23/12, tôi đã mời phụ huynh của D., cô giáo chủ nhiệm và Ban Giám hiệu làm việc tại trường. Qua buổi làm việc, em D. cho biết khi vào nhà vệ sinh thì được em N.G.B. đưa cho điếu thuốc lá điện tử và bảo hút thử. Sau đó, D. lên lớp và xảy ra hiện tượng nêu trên” - ông Tuấn nói.

Về thông tin cho rằng có tình trạng học sinh bán loại thuốc lá điện tử ngay trong trường, ông Tuấn cho biết, em B. chỉ thừa nhận mua thuốc từ trên mạng đưa cho D. hút thử. Do đó, chưa xác minh được thông tin này.

Công an phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền cho biết đã nắm được sự việc và đang điều tra, xác minh.

Theo đó, tại hội thảo về tác hại của thuốc lá mới ngày 8/4, bác sĩ Vũ Văn Thành, Hội Phổi Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày một tăng.

Cụ thể năm 2020 có 8,35% học sinh lớp 8-12 hút thuốc lá điện tử, tăng 40 lần so 2005.

Nghiên cứu của Điều tra Quốc gia sức khỏe học đường cũng do Bộ Y tế thực hiện vào 2019 ghi nhận 2,6% học sinh trong lứa tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử. Trong khi điều tra của năm 2005, tỷ lệ này là 0,2%.

Nói về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cũng cho biết "Tỷ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng lên, đặc biệt là phụ nữ". Nhưng bà Trang không cho biết rõ nghiên cứu năm 2020 của Viện Chiến lược và Chính sách y tế mà bác sĩ Thành viện dẫn tại cuộc hội thảo đã tiến hành khảo sát bao nhiêu học sinh và ở đâu.

Cảnh báo: Số học sinh lớp 8-12 hút thuốc lá điện tử, tăng 40 lần so 2005 - Ảnh minh họa

Về thuốc lá điện tử, ông Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tại Việt Nam, cho biết mặt hàng này hiện đang nhắm đến giới trẻ bằng thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, giá rẻ và quảng cáo thu hút.

Thuốc lá điện tử gây hại với sức khỏe con người. Bởi thành phần của nó có chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, trong đó đặc biệt có hại cho sức khỏe đặc biệt là trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai.

Các chất độc của thuốc lá điện tử được thấy trong dung dịch điện tử và trong khói. Đối với những người có tiếp xúc lâu/thường xuyên hít phải sẽ đối dễ đối mặt với các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác.

Cũng về loại thuốc lá điện tử này, tại Mỹ - Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh [CDC] cho biết, tính tới giữa tháng 2, quốc gia này đã ghi nhận hơn 2.800 trường hợp bị hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử. Trong đó có 68 ca tử vong đã được xác nhận. Độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 15% số ca nhập viện, 37% từ 18-24 tuổi.

Thông tin tại cuộc họp nhóm kỹ thuật về phòng chống tác hại thuốc lá do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, tổ chức từ ngày 7-8/4 cho biết ước tính số người hiện đang hút thuốc lá tại Việt Nam khoảng 15,4 triệu người, trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ.

Khoảng 15,4 triệu người, trong đó có 14,8 triệu người là nam và 603.000 người là nữ tại Việt Nam đang hút thuốc

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá đưa ra một số thông tin cho thấy so với năm 2015, đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Nam giới hút thuốc là giảm từ 45,3% xuống 42,3%.

Tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm rõ rệt tại nhà, tại nơi làm việc; Tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn bỏ thuốc khi đến cơ sở y tế  tăng từ 40,5% năm 2015 lên  72,2% năm 2020.

"Nhận thức về tác hại của thuốc lá ngày càng cao với hơn 96% người được hỏi trong trong khảo sát năm 2020 tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi. 87,7% tin rằng hít phải khói thuốc của người khác cũng bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

65,2% người dân đã từng nghe tới Luật phòng chống tác hại thuốc lá, biết được các địa điểm được quy định cấm hút thuốc theo Luật"- PGS. TS Lương Ngọc Khuê thông tin.

Dễ dàng mua thuốc lá điện tử trên mạng xã hội

Tuy nhiên, PGS Khuê cũng nêu rõ, bên cạnh các kết quả khả quan về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, công tác này hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức, các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia lợi dụng bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thực hiện nhiều hoạt động nhằm làm suy yếu việc xây dựng và thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá;

Tăng cường tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ; thực hiện các hoạt động nhằm trì hoãn việc tăng thuế thuốc lá.

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết thêm, thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Việt Nam là nước có mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực ASEAN và rất thấp so với các nước phát triển. 

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 75% giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ mức thuế này chỉ chiếm 38,8%.

Cùng đó, cảnh báo sức khỏe in trên bao bì sản phẩm thuốc lá đã được 5 năm nhưng chưa có sự thay đổi về hình ảnh và nội dung.

Mặc dù công tác thông tin truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá được đẩy mạnh nhưng khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng, thuốc lá được bán ở khắp mọi nơi. Hiện chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng. Vì vậy tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, đặc biệt là nam giới.

Các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện [Thuốc lá điện tử, Thuốc lá không đốt nóng, Thuốc lá hút Shisha]. Thuốc lá điện tử được bán trên mạng xã hội.

"Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015 [từ 0,2% lên 3,6%], trong đó nam giới tăng 14 lần [từ 0,4% lên 5,6%], nữ giới tăng 10 lần [từ 0,1% lên 1%]"- bà Hải thông tin.

Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 chung tăng 18 lần so với năm 2015

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một số thách thức doanh nghiệp thuốc lá có thể lợi dụng để vận động chính sách có lợi đối với thuốc lá mới như: Cho rằng thuốc lá mới là sản phẩm giảm hại hơn thuốc lá thông thường, việc ủng hộ cho phép kinh doanh, mua bán là có lợi cho người tiêu dùng; Cố ý gây nhầm lẫn giữa việc ban hành chính sách đối với sản phẩm [cấm hay không cấm] và chính sách quản lý sản phẩm [quản lý kinh doanh, mua bán, thuế…]

Thái Bình

TPO - Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường THCS Đà Nẵng [TP Hải Phòng] cho biết, nhà trường vừa có quyết định đình chỉ học 3 ngày đối với học sinh Vũ Anh Dũng [lớp 8B10] và 7 ngày với học sinh Nguyễn Gia Bảo [lớp 8B9] kể từ ngày 23/12 vì hút thuốc lá điện tử trong giờ ra chơi.

Trước đó, chiều 22/12, trong giờ ra chơi, hai nam sinh này đá bóng, vui chơi trong khuôn viên nhà trường. Đến giờ vào lớp, học sinh Dũng bất ngờ bị choáng váng và ngất xỉu.

Nhận thông tin từ các học sinh và giáo viên, nhà trường đã huy động nhân viên y tế sơ cứu tại chỗ sau đó đưa nam sinh này vào Bệnh viện Đa khoa Ngô Quyền cấp cứu. Đến 19h tối cùng ngày, sau nhiều giờ cấp cứu, điều trị tại bệnh viện, Dũng hồi tỉnh và gia đình xin cho về nhà ngay trong đêm.

Sáng 23/12, nhà trường tổ chức cuộc họp gồm các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh các học sinh để làm rõ sự việc. 

Theo đó, học sinh Nguyễn Gia Bảo cho biết, trong giờ ra chơi tại khu vực nhà vệ sinh có đưa thuốc lá điện tử cho Dũng và cả hai cùng nhau hút. Thuốc lá điện tử do Bảo mua trên mạng với giá 30.000 đồng.

Còn học sinh Vũ Anh Dũng cho biết, trong giờ ra chơi có đá bóng nô đùa với bạn. Tại khu vực nhà vệ sinh, Bảo đưa thuốc lá điện tử và chỉ kịp hút vài hơi thì tiếng trống báo giờ học. Vào lớp thì Dũng thấy choáng váng và ngất xỉu.

Khuôn viên Trường THCS Đà Nẵng, TP Hải Phòng.

"Lúc đầu giáo viên nghĩ Dũng bị cảm do vận động quá sức nên sau khi sơ cứu đã đưa vào viện cấp cứu. Tuy nhiên, sau nhiều giờ hôn mê, Dũng tỉnh lại và qua trao đổi mới biết các em có hút thuốc lá điện tử", thầy Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Đà Nẵng nói.

Ông Tuấn cũng cho biết, trước đó nhà trường từng thực hiện nhiều kế hoạch tuyên truyền về tác hại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử tới từng lớp, từng học sinh. Nhà trường cũng từng đề xuất, cơ quan chức năng địa phương rà soát các hàng quán quanh các trường học để ngăn chặn hành vi mua bán, học sinh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường.

Ngay từ đầu năm học vào tháng 9/2020, nhà trường đã tổ chức kế hoạch phổ biến cho giáo viên, học sinh những kiến thức và kỹ năng về phòng chống tác hại của thuốc lá. Thành lập tổ công tác kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đưa nội dung này vào kế hoạch kiểm tra ở nhà trường thực hiện định kỳ.

"Qua thông tin trên các phương tiện truyền thông và bản thân tôi cũng chứng kiến nhiều trường hợp học sinh hút thuốc lá. Do đó, nhà trường đã thực hiện tuyên truyền, cảnh báo từ sớm và đề ra nội quy xử lý nghiêm khắc đối với trường hợp vi phạm", ông Tuấn nhấn mạnh.

Về trường hợp trên, trong thời gian đình chỉ học tập, nhà trường cũng yêu cầu gia đình quản lý, giám sát sức khỏe, tâm lý của các em. Đồng thời vẫn đảm bảo ghi chép bài đầy đủ trong thời gian nghỉ học để không ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Phương Linh - Nguyễn Hoàn

Video liên quan

Chủ Đề