Ảnh hưởng của nhà thơ Tản Đà với phong trào thơ mới

Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).

Bút danh Tản Đà của ông là ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà. Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng, tổ tiên xưa có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.

Ảnh hưởng của nhà thơ Tản Đà với phong trào thơ mới

Chân dung Tản Đà. Ảnh tư liệu.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ. 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Từ năm 1915 đến 1926, Tản Đà liên tục có những tác phẩm thơ gây được tiếng vang. Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".

Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ".Trong bài Thề non nước của Tản Đà có những câu thơ nổi tiếng như:

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Câu 3: Nhà thơ nào khởi xướng ra trường thơ loạn, thường được gọi nôm na là "thơ điên" trước năm 1945?

a. Quách Tấn

b. Hàn Mặc Tử

c. Lưu Trọng Lư

Lê Nam

Tản Đà được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

Ảnh hưởng của nhà thơ Tản Đà với phong trào thơ mới
Nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)

Ở Việt Nam, thơ ca rất được ưa chuộng nên thời đại nào cũng xuất hiện nhiều nhà thơ lớn. Tuy nhiên, ở thời điểm giao thời từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, vị trí nhà thơ tiêu biểu nhất chỉ có thể là Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Với những dòng thơ lãng mạn có tư tưởng cách tân, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

TẢN ĐÀ - THI SỸ CỦA HAI THẾ KỶ


Nhà thơ Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 25/5/1889, tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây, Hà Nội. Tản Đà là bút danh được đặt từ tên của núi Tản, sông Đà, quê hương của nhiều dấu tích lịch sử, nhiều cảnh sắc nên thơ.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Theo tác phẩm “Giấc mộng lớn”, một cuốn tự truyện của ông, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì sau lần hỏng thi thứ hai, khoa Nhâm Tý (năm 1912), ông thôi nghề khoa cử và bắt đầu với sự nghiệp viết văn.

Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở “Đông Dương tạp chí”, năm 1915.

Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức “Đông Dương tạp chí” phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông. Tuy nhiên, thơ mới là lĩnh vực chính yếu trong sự nghiệp đa dạng, phong phú của ông.

Thơ Tản Đà tuôn chảy như suối nguồn, đa dạng về đề tài và vô cùng phong phú về cảm xúc, đó là một thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả trong thơ của Tản Đà chính là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ 20.

Sở dĩ nói như vậy là bởi Tản Đà đến với văn chương ở buổi cũ mới giao nhau. Thơ cũ không còn đủ để chứa tình ý của ông. Còn cái mới, thì ông phải tự tìm lấy. Bỗng nhiên, Tản Đà thành người tự do, không bị khuôn khổ nào câu thúc, cả về hình thức lẫn nội dung.

Thơ văn ông lắm lối, lắm loại. Khi thì ông phân biệt chúng bằng hình thức hát nói, hát xẩm, ca lý, tứ tuyệt, bát cú, yết hậu, lục bát, tứ lục, trường đoản, từ khúc, trường thiên... khi thì bằng nội dung, Tản Đà tập kiều, Tản Đà thù tiếp, Tản Đà thơ họa. Lại có thứ gọi là Tản Đà thơ vặt, Tản Đà xuân sắc.

Tản Đà làm thơ như chỉ vì mình, cho nên thơ ông được nhiều người thích ở sự thành thật, hồn nhiên. Thơ như nói, nói như chơi mà thấm thía nhân tình.

Biên độ thơ Tản Đà rất rộng, hình thức đủ loại đã đành mà nội dung lại còn phong phú: Dân ca liền với triết học, cổ điển đấy mà cũng lãng mạn đấy, trào phúng liền ngay với trữ tình, cụ thể như phóng sự lại điểm xuyết những nét thật tiêu tao trữ tình... Nhiều khi câu, chữ như dùng sẵn của người xưa nhưng cái chất chứa bên trong lại rất Tản Đà, cứ như ông thổi sinh khí vào tượng đất cho nó thành người biết ứa nước mắt.

Thơ của Tản Đà là thơ tâm sự, đó chính là chủ nghĩa lãng mạn Tản Đà. “Nhớ mộng”, “Tống biệt”, “Nói với ảnh”, “Nói với bóng”, “Hầu trời”... là những bài thơ mà Tản Đà tự giãi bày tâm sự.

Tản Đà lãng mạn trên “cái tôi ngông”, cái tôi đòi quyền tồn tại của mình chưa được thì phải ngông, phải ngạo. Ngông ngạo là lãng mạn trong cái khung của hiện thực. Lãng mạn cao hơn là ra ngoài cõi thực. Tản Đà cũng đã có chất lãng mạn đó. Và đấy là chỗ bộc lộ nhất tinh hoa thơ Tản Đà.

Bên cạnh những hình thức biểu hiện của một cái “tôi” ngông, thơ Tản Đà còn đề cập đến lòng thương dân, chí lo đời. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua các bài thơ “Cảm đề”, “Lên sáu”, “Lên tám”, “Đài gương”...

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái thể hiện tư tưởng yêu nước. Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài thơ nổi tiếng “Thề non nước” viết năm 1920.

Theo tác giả, đó là bài thơ quan trọng nhất của ông. Ông đã “mượn câu chuyện tài tử giai nhân chốn Bình Khang để chép lời phong nguyệt mà gửi lời non nước”. Có thể nói, thơ Tản Đà có cái trữ tình riêng tư và trữ tình xã hội. Cái yêu, cái sầu, cái mộng, cái ngông, cái riêng và chung hòa quyện với nhau rất tinh tế.

Tản Đà đã tự khẳng định: “Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía Bắc Việt Nam, ở phía Tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!”. Nhưng vượt khỏi “Đà Giang, núi Tản”, Tản Đà đã nổi lên như một ngôi sao sáng, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Trong chốn tao đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?”

MỘT NHÀ BÁO CHÂN CHÍNH

Không chỉ là một ngôi sao sáng trên văn đàn, Tản Đà còn là một nhà báo. Tản Đà được coi như là một ký giả sớm nhất của những năm 1915-1916. Năm 1921, ông làm chủ bút báo Hữu Thanh. Nhưng sau đó ông giã từ báo này vì "Làm chủ bút mà không được làm chủ cái bút của mình".

Tản Đà ra viết cho báo Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn, Sông, Sài Gòn, Nam Phong tiểu thuyết thứ bảy, ích Hữu, Thanh Nghệ Tĩnh, Ngày nay, Văn học tạp chí, rồi chính ông đã sáng lập ra An Nam tạp chí, năm 1926.

Mặc dù An Nam tạp chí chỉ ra 48 số nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của báo chí-văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ.

Bất đắc chí trước thời thế và bất hạnh của chính mình, Tản Đà cảm thán:




Những năm cuối đời, ông dành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên soạn, trong đó phải kể đến “Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh”, “Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện”, “Thời hiền thi tập”...

Ông qua đời ngày 7/6/1939, tại Hà Nội.

Lao động nghệ thuật thật sự, trăn trở thực sự, nhà thơ mang tên dòng sông, ngọn núi quê hương đã tận tụy với con đường văn, với nghiệp văn của đời mình.

Có thơ phóng túng, ngông nghênh nhưng không buông thả, không dễ dãi, gửi gắm vào những trang thơ dí dỏm, hóm hỉnh là nỗi niềm khát khao được khẳng định chính mình. Và thật không uổng công khi bạn đọc hôm nay và mai sau nữa vẫn luôn nhớ tới ông, thơ ông xứng đáng là cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại./.

Ngọc Lan (TTXVN)

Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà I. MỞ ĐẦU Tản Đà - một cái tên không còn xa lạ với thơ ca, giữ vai trò đặc biệt bậc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Khi mà xã hội đang thay đổi văn hóa từ Hán học chuyển sang Tây học, từ nông thôn chuyển lên thành thị. Ông chính là nhà văn đô thị đầu tiên, là nhà thơ nho học cuối cùng và là “người đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ” trong lịch sử văn chương Việt Nam Theo nhà thơ Anh Ngọc nhận xét Tản Đà là “một cái cây mọc lên từ thế kỷ trước, uống dòng sữa của hai ngàn năm Nho học và lấy thế kỷ 19 làm quê hương, bởi quê hương đồng nghĩa với tuổi thơ”. Được xem là người đi tiên phong mở đầu cho thơ hiện đại Việt Nam, thơ Tản Đà vượt lên trên mọi khuôn cách gò bó, niêm luật cùng lối thơ cách tân phóng khoáng, tự do. Ngông, say, buồn, lãng mạn... tất cả đều có trong thơ ông. Ngoài ra Tản Đà cũng là người đóng vai trò khai sáng văn xuôi nghệ thuật. Thơ văn Tản Đà không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Bấy nhiêu đó là đủ để làm nên tên tuổi của Tản Đà trong thi đàn văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông xứng đáng được người yêu văn đón nhận và trân quý. Bằng tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ ấy, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà” để đưa đến các bạn cái nhìn sâu sắc nhất về một trong những nghệ thuật đỉnh cao của thơ ca hiện đại Việt Nam. 1 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà II. NỘI DUNG 1. Tản Đà – tác gia tiêu biểu của văn học giao thời 1.1. Cuộc đời Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, tên thường gọi là Ấm Hiếu, sinh ngày 25/05/1889 (20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên), quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Dòng họ của Tản Đà có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Danh Kế, làm quan tri huyện, tri phủ thời Tự Đức. Mẹ ông là Nhữ Thị Nghiêm, một đào nương nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao, Nam Thành, là vợ lẽ thứ ba của Nguyễn Danh Kế và Ấm Hiếu là con thứ tư, mà cũng là con út của bà. Năm lên ba thì bố mất, sau đó mẹ ông lại trở về nghề cũ.Từ bấy giờ, ông được người anh cùng cha khác mẹ là Giáo thụ Nguyễn Tài Tích nuôi dưỡng. Ông từng theo học chữ Nho. Ông cũng là một trong những học trò đầu tiên của trường Qui Thức. 1862, Nguuễn Khắc Hiếu lấy vợ năm 27 tuổi. Ông đi thi mãi nhưng không đỗ đạt gì cả. Ông đã từng là một nhà nho rời nông thôn ra thành thị.Cuộc sống thành thị lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và thái độ trước cuộc sống hiện tại của ông, cuộc sống ngày càng khó khăn, không làm quan được và cũng không muốn làm công chức cho Pháp. Ông quyết định làm một nghề mới là làm văn, làm báo chuyên nghiệp. Những năm cuối đời, từ năm 1934 đến 1939, cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu tiền thuê nhà, bị tịch thu đồ đạc, phải dọn ra ngoại thành Hà Nội. Sau đó ông phát bệnh và mất ngày 07/06/1939. 2 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà Tản Đà bắt đầu sáng tác năm 1913 đến năm 1915 ông mới bắt đầu công bố tác phẩm của mình trên Đông Dương tạp chí. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông tham gia vào rất nhiều thể loại và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam, đáng kể đến trong số đó là thơ ca (gồm các bài thơ do ông tự sáng tác và các bản dịch thơ Đường), văn xuôi (gồm tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch) và Báo chí.  Thơ: Từ thập niên 1920 cho đến đầu thập niên 1930, văn đàn không có một nhà thơ nào xuất sắc và được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong trào thơ mới nổ ra, thì Tản Đà, sau khi “phái thơ mới” bị đả kích kịch liệt lại được chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Thơ là lĩnh vực sáng tác quan trọng nhất của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, ông sáng tác rất nhiều thơ, thơ của ông đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ của Tản Đà diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, hoài niệm về mối tình với người tri kỷ. Song cũng có những bài thơ mang đậm tính ẩn dụ, phê phán hiện thực. Tản Đà thường làm thơ theo thể cổ phong, đường luật, đường luật phá thể, lục bát hay song thất lục bát. Ngoài ra, ông còn có khả năng sáng tác dựa trên “từ khúc” một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, đó là những bài như “Tống biệt”; “Cảm thu tiễn thu” là một sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ có thể coi là một sự cách tân về hình thức khá táo bạo. Ngoài ra, hát nói hay ca trù một thể loại văn vần nữa mà ở đó Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê. Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hôn hay mơ mộng hoài cổ nhưng man mác nổi sầu nhân thế. Ngoài thơ tự sáng tác, thơ tự dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao. Những bài thơ lục bát lục bát dịch từ thơ đường của ông được xem là hay hơn những bản dịch khác, có bài còn hay hơn cả nguyên tác bởi không có sự gò bó mà truyền tải cả tâm hồn mình vào đó. Các tác phẩm nổi bật: Khối tình con I (1916); Khối tình con II (1916); Tản Đà xuất sắc (1918); Còn chơi (1921); Khối tình con III (1932). 3 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà  Văn xuôi: Bên cạnh khối lượng thơ ca đồ sộ mà Tản Đà để lại, không thể không nhắc đến văn xuôi. Lúc sinh thời, Tản Đà rất tự hào về văn xuôi của mình. Ông từng nói: “Văn đã nhiều thay lại lắm lối”. Là tác gia điển hình của nền văn học giao thời, nên văn xuôi của Tản Đà đại diện luôn cho cả tính chưa hoàn thành, tính ngổn ngang của một thời đại.Văn xuôi là mảnh đất giao tranh của những xung đột tồn tại gay gắt bên trong Tản Đà. Đó là xung đột giữa “nhà nghệ sĩ” và “nhà tư tưởng đạo đức”, giữa văn chương nho học đã cũ và văn chương của thời đại mới. Các tác phẩm tiêu biểu : Truyện: Giấc mộng con I (1917); Thần tiền, Đàn bà Tàu (1919); Giấc mộng con II (1932); Giấc mộng lớn (1932); Thề non nước (1922); Tản Đà văn tập (1932) Sách giáo khoa, luân lý: Đài gương, Lên sáu (1919); Lên tám (1920) Kịch: Người cá; Tây Thi; Dương quý phi; Thiên Thai (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng)  Báo chí : Có thể nói, đối với một nhà Nho lỡ vận như Tản Đà thì báo chí là một ngả đường lập thân hấp dẫn. Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo rất đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với giọng điệu khó lẫn. Ông từng làm cộng tác viên cho Nam Phong sau đó sang làm chủ bút cho Hữu Thanh. Về sau ông sáng lập ra An Nam tạp chí - tạp chí chuyên về mảng văn học đầu tiên của Việt Nam. Đến cuối đời ông còn cộng tác với Văn học tạp chí và cả với Ngày nay, tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề. Có thể nói sự nghiệp báo chí cũng như sự nghiệp sáng tác của ông luôn gặp rất nhiều trắc trở. Song, những đóng góp của ông trong buổi đầu sơ khai của báo chí Việt Nam là một giá trị mà người ta phải công nhận. 4 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2. Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.1. Quan niệm về nghệ thuật của Tản Đà Trước sự chuyển mình một cách đau đớn, nhục nhã sang hướng tư sản của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, một hướng tư sản què quặt, xã hội mà nhà nho vẫn tiếp tục làm thơ, làm phú, một số bộ phận vẫn tiếp tục làm ca, làm vè, nền văn học cũ vẫn tồn tại khắp đất nước. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một lớp nhà văn mới, một nền văn học có tính chất khác trước, tạo thành một cảnh tượng giao thời giữa hai nền văn học. Lúc này, thị hiếu công chúng văn học đổi mới. Tương ứng với điều này, quan niệm về văn học, tư tưởng thẩm mỹ của người sáng tác cũng phải khác trước. Điều đó thúc đẩy hình thành một nền văn học lấy đề tài từ chính cuộc sống bình thường trong xã hội, con người.Một nền văn học đề cao sự thực hơn đạo lý, quan sát mô tả hơn là giáo huấn, truyền đạt… văn không còn gắn với sử, triết mà đã tách ra làm một nghệ thuật của cái đẹp. Và trong xã hội bấy giờ, sáng tác như là một nghề để bán văn cho công chúng. Văn học Việt Nam cũng bắt đầu đi vào hướng hiện đại hóa. Bởi vậy, văn học đã có sự chuyển mình để thay đổi phạm trù thi pháp, thay đổi cả hệ thống quan niệm, tư tưởng, thẩm mỹ, hệ thống thể loại… Song, để đạt tới điều đó, cần phải có sự chuẩn bị của với những cơ sở, tiền đề nhất định. Giai đoạn văn học giao thời 1900 – 1930 bắt đầu có các yếu tố hiện đại hóa. Trong đó, Tản Đà là một tác giả tiêu biểu, người có vai trò quan trọng đóng dấu gạch nối giữa hai phạm trù thi pháp: trung đại và hiện đại. 5 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà Xã hội tư sản đương thời có ba mẫu nhà Nho là ẩn dật, hành đạo và tài tử thì Tản Đà chính là nhà Nho tài tử. Tản Đà không còn là “văn nhân” kiểu xưa, ông thuộc thế hệ nhà văn đầu tiên xem việc sáng tác với ý thức lập nghiệp văn học chứ không phải thi đỗ làm quan. Khi Tản Đà từ giã bút lông, đổi qua bút sắt, “mang văn chương đi bán phố phường”, thì văn học Việt Nam rơi vào tình trạng “bĩ cực”. Ông bước vào văn nghiệp không giống ai lúc đó, dùng văn chương để kiếm sống và lập nghiệp. Nhưng cái nghề “bán văn buôn chữ” vừa tốn kém mà lại lời lại chẳng cao: “Bao nhiêu củi nước mới thành văn, Được bán văn ra chết mấy lần. Ông chủ nhà in in đã đắt! Lại ông hàng sách mấy mươi phần” Do đó: “Quanh năm luống những lo văn ế, Thân thế xem thua chú hát chèo.” (Lo văn ế) Tản Đà nhắc đến cái nghèo túng của đời viết văn với một cách thành thực và cay đắng, nhận ra sự thực trong đó có cuộc đời mình: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo, Kiếm được đồng lãi thực rất khó.” (Hầu trời) Dù đời đẩy đưa vào cảnh bi đát, nhưng mọi sáng tác của Tản Đà là biết bao tâm huyết với cái nghiệp mà ông theo đuổi, nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật. Trong nhiều tác phẩm, ông cũng tự hào nhắc về bản than mình một cách không giáu giếm.Điều đó làm nên nét đặc trưng riêng có của bậc nhà Nho tài tử. Trong mục Thi đàn giảng tập của An Nam tạp chí và trong tập Bình Khang tân thanh, Tản Đà đem thơ của chính mình ra giảng. Ông tự phụ là tài tình, nhưng chỗ tâm đắc chính là tài, là nghệ thuật.ngoài chỗ hay về bố cục, chọn ý, chọn chữ, chọn âm điệu Tản Đà còn tự hào về chỗ “Văn đã giàu thay lại lắm lối” (Hầu trời) Trong cuộc sống xã hội tư sản, Tản Đà là một kẻ bất đắc chí, thất bại, thất vọng. Nhưng quan điểm sáng tác của ông rõ ràng, không dễ dãi mà lại rất có ý thức coi trọng văn nghiệp. Ông chủ trương “văn chương là thiên mệnh”. Tản Đà cho rằng: Văn chương phải được trả lại đúng chức năng của nó. Tản Đà mong muốn dùng 6 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà văn chương để làm nên một sự nghiệp “Có bóng mây hơi nước đến dân xã”. Đã có lúc, ông mơ đến một chuyến “Thiên du”. Bài thơ Hầu Trời để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về những lần được gặp gỡ, được đi hầu trời để tìm lại cảm hứng, tìm lại thiên năng, để được Trời “giao nhiệm vụ và động viên, để phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ”. Vốn là một nhà Nho tài tử nhưng ở một xã hội mới, Tản Đà đã tiếp thu luồng sinh khí văn học mới mẻ được du nhập từ phương Tây. Song, những sáng tác của ông cũng cho thấy sự gắn kết chặt chẽ với truyền thống. Có thể nói, Tản Đà chưa thoát khỏi ràng buộc về chức năng đạo lý của quan niệm văn học cũ. Mà quan niệm văn học của ông thể hiện rất rõ trong bài thơ Hầu Trời. Tản Đà chia văn chương của mình thành hai loại: “văn chơi” và “văn vị đời”. Văn chơi gồm tiểu thuyết và thơ, được viết theo bút pháp người tài tử. Còn cái nói về tư tưởng, đạo lý, giáo huấn như: Đài gương, Lên sáu, Lên tám mới là văn vị đời. Văn lý thuyết, vị đời được viết theo yêu cầu của Nho giáo truyền thống. Với loại “văn chơi” ông đã đưa cái tôi ngông nghênh của văn chương người tài tử ra chiếm chỗ trong thi đàn văn học Việt Nam.Và trong đó cái tôi của nhà Nho tài tử bắt đầu bằng những lời than thở, những tâm tình… để tạo điệu kiện cho sự ra đời của văn học tiểu tư sản vào giai đoạn sau.Trong loại này, Tản Đà sử dụng hầu hết tất cả các thể loại thơ ca truyền thống và cách tân trên từng thể loại. 7 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Tản Đà – sản phẩm độc đáo của văn học giao thời Loại hình tác giả tài tử cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX , một giai đoạn giao thời, là hiện tương văn học độc đáo, tồn tại trong một bối cảnh đặc thù. Có thể nói, những biến động xã hội có tác động rất lớn tới hồn thơ của họ, ý thức về con người cá nhân, về bản ngã của đội ngũ tác giả này sẽ có những đặc trưng riêng. Nó vừa là sự tiếp nối của tư tưởng nhà Nho tài tử, vừa phát triển cao hơn trong bối cảnh xã hội mới.Và cái tôi của Tản Đà là nổi bật hơn cả. Một cái tôi không cần giấu diếm gì, lấy chính mình để làm đề tài, viết tự truyệt về đời mình. Đó chính là cái tôi mới mẻ, bản ngã như đúng ghi nhận của Xuân Diệu về Tản Đà: “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đàng hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi”. Bản ngã mà Tản Đà đã đóng góp vào tiến trình văn học Việt Nam hiện diện một cách xuyên suốt mọi tác phẩm, một bản ngã vinh danh, tự nói về mình, đặt chính mình làm nhân vật trung tâm của tác phẩm. Cái tôi đó, thể hiện rất rõ qua 4 cung bậc khác nhau: ngông, đa tình, thú và sầu. 8 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.2.1. Cái “ngông” “Ngông” là tỏ ra bất cần đến sự khen chê của người đời, có người nói, đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ. Người Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, ngông thể hiện một cá tính đặc biệt. Khái niệm “ngông” trong văn học thường được dùng để chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường của những nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. Tất nhiên, ý thức cá nhân ấy cũng chỉ được phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện xã hội nhất định, gắn liền với tổng thể những quan niệm khá mới mẻ (trong khuôn khổ trung đại) về vũ trụ, nhân sinh và nghệ thuật. Trước hết, nổi bật trong thơ ca Tản Đà là một cái tôi rất “ngông”.Tản Đà không phải là một trường hợp “ngông” cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… đều ngông, nhưng đó là cái ngông hào hùng. Còn ở Tản Đà mới có cái kiểu ngông “gánh thơ lên bán chợ trời”. Cái “ngông” ấy đi vào đập phá, thách thức xã hội nhưng có nét hờn tủi tê tái trước xã hội, trước cuộc đời. Đó cũng chính là bản ngã như cách nói của Xuân Diệu trên đây. Lần đầu tiên trong văn đàn Việt Nam, Tản Đà bộc bạch hết cái tôi của mình một cách không giấu diếm, lấy mình làm đề tài… để nói lên những tâm tư, tình cảm, những mộng vui của bản thân, viết thư cho người yêu trong cơn mộng, làm thơ cho bạn bè của mình, kể về những nơi mình đã đặt chân đến và cả những cái thú ăn chơi lịch lãm của chính mình. Và rồi tự đưa con người cá nhân mình vào thơ: “Văn chương thời nôm na. Thú chơi có sơn hà. Ba vì ở trước mặt. Hắc giang bên cạnh nhà Tản Đà” (Tự thuật) Lấy nôm na làm văn chương, lấy sơn hà làm cái thú chơi, gắn mình với sông núi quê hương, danh hiệu Tản Đà gắn với nước non, với quê hương hùng vĩ để xưng danh với đấng sang tạo muôn loài về con người mình, đất nước mình. “Con tên Khắc hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á Châu về địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”. (Hầu Trời) 9 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà Trước luồng gió của chủ nghĩa cá nhân tư sản và trào lưu văn học lãng mạn trên thế giới, xã hội nảy sinh nhu cầu đòi giải phóng bản ngã, đòi tự do và đời sống tình cảm riêng tư chống lại sự kiềm hãm, đè nén của xã hội phong kiến. Cái “ngông” của Tản Đà thực chất là sự phản ứng của xã hội đương thời ở góc độ nhân sinh quan. Sự phản ứng đó là hết sức táo bạo, thể hiện bản lĩnh của một nhân cách sống. Hầu Trời đã cho thấy một cái tôi “ngông”, một bản lĩnh táo bạo và một hồn thơ lãng mạn, phóng túng. Hay ở bài Tiễn Công lên chầu trời, thêm một lần nữa, Tản Đà lại tự xưng danh: “Tôi tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Đã có từ phen đến đế cung Hầu Giời một chuyến từ năm ấy Thấm thoắt nay đà mấy chục đông” Rồi phũ phàng nhận định về cuộc đời trôi dạt của khách chơi ngông nghênh: “Trời sinh ra bác Tản Đà Quê hương thời có cửa nhà thời không” (Thú ăn chơi) Đó là cái ngông, nhưng ngông đan xen với cả cái sầu.Tản Đà coi bốn phương là nhà, mang túi thơ đi khắp trong thiên hạ, mang cái ngông nghênh của mình thách thức với cả sông núi.Và ông cho rằng đó là định mệnh sắp đặt ông như vậy, dù ông và mọi người có chấp nhận hay không. Có thể nói trong sáng tác của mình, Tản Đà đã thực sự là người kế tục của khuynh hướng văn học đã kịp thời trở thành truyền thống lịch sử. Đã có lúc ông tự nhận mình có tính ngông, không che giấu: “Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới vì tội ngông” (Hầu trời) “Ngông” chính là bản lĩnh làm nên chất riêng có của Tản Đà, tạo nên nét độc đáo trong thơ ông. Không có cái ngông thị tài của Cao Bá Quát, không có cái ngỗ ngược của Nguyễn Công Trứ, không có một chàng Kim Trọng Rắp mong theo ấn từ quan để tìm kiếm lại người đẹp thì khó mà có cái tuyên ngôn ngạo nghễ của Tản Đà: “Thơ lưng chất nặng tay buồn rỗi/ Bán áo mà mua giấy viết ngông”. Hỏng thi, nếm trải cảnh bi kịch xưa nay không ít. Tú Xương đã viết về điều đó thật 10 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà thấm thía. Nhưng Tản Đà thì lại khác, hỏng khoa thi Đinh Dậu, khoa Nhâm Tí, ông đã đe dọa và hùng hổ đến tức cười: “Bởi ông hay quá ông không đỗ, Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.” (Tự trào) Nhà thơ xem đời mình như một cuộc chơi, một cuộc dạo chơi không giới hạn.Trong cuộc chơi đó, Tản Đà không biết lùi bước bao giờ và đã sống trọn vẹn cái say ngạo mạn, thách thức. Ở bất cứ trường hợp nào, dù trong đời hay trong thơ, hình ảnh của ông vẫn ngất ngưởng chu du khắp trời đất. Có lúc mơ được lên cung trăng vui vầy cùng chị Hằng, hầu Trời, thoát li lên trời, đọc thơ cho trời nghe. Chính cái ngông này phát triển hơn những nhà thơ trước đó. Để rồi, trong hai chục năm dư cảnh cuối cùng, Tản Đà mới xót xa: “Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc Chán cả giang hồ, hết cả ngông” (Tiễn ông Công lên chầu Giời) Kế thừa truyền thống văn học dân tộc và phát triển lên với sắc thái mới trong hoàn cảnh xã hội mới, cái tôi ngông của người tài tử “vắt mình qua hai thế kỷ” nói lên được rất nhiều nhiều trong nhân cách, bản lĩnh và dự báo cho những bi kịch mà họ đã, đang và sẽ chịu đựng. 11 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.2.2. Cái “đa tình” Trần Đình Hượu gọi đa tình là “một cái tật dễ thương” mà bất kì một người tài tử nào cũng mắc phải, bởi có tài ắt sẽ có tật, Tản Đà cũng không nằm ngoài “cái tật” ấy. “Tài”, “tình” vốn là phẩm chất chính của người tài tử. Đó là những con người tài hoa, đa tài, đa tình, đa cảm. Đa tình không chỉ đơn thuần là đam mê cái đẹp mà nó là cảm xúc dễ dâng trào trước vạn sự cuộc đời. Và cũng bởi dễ xúc động và nhiều tình cảm nên người nghệ sĩ dễ bị cuốn vào sắc đẹp và những số phận éo le của những con người tài sắc. “Tình” làm con người ta đi trệch ra khỏi những lẽ thường, trệch ra khỏi khuôn khổ của lễ giáo.Cũng chính vì vậy mà Nho giáo không chấp nhận và đồng tình. Các nhà Nho thường tỏ ra nghi ngại trước tình yêu, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ và hoài nghi cân nhắc. Và sắc đẹp, đối với họ là thứ của “làm mất nước tan nhà” hay như câu “hồng nhan họa thủy” là vậy. Tản Đà trong cái mạch chung ấy thể hiện mạnh mẽ hơn khi tự nhận cái đa tình của mình là có di truyền: “Cho hay vẫn si tình là thói” (Đa tình). Để rồi tự soi mình trong gương, tự trào một cách duyên dáng: “Trông gương mình lại ngợ mình, Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa.” (Nói chuyện với ảnh) Cái đa tình của Tản Đà thể hiện một nỗi sầu cô đơn với những khát khao cháy bỏng trong tình cảm. Rồi cố tâm tìm đến giai nhân để được sẻ chia.Từ chỗ lấy tình tri kỷ thành tình luyến ái nam nữ. Điều đó trở thành lăng kính để soi rọi thế giới. Vì thế “mọi sự” trong thơ ông đều xoay quanh tâm trạng yêu đương. Khao khát yêu đương, muốn có tri kỷ để chia sẻ trong ông nhiều khi nó gần như trở thành một căn bệnh, làm ông âu sầu đau đớn.Thế nhưng nỗi đau ấy được ông thể hiện hết sức kín đáo và không ầm ĩ, một cách thể hiện đậm chất phương Đông. Cái phong tình, lãng mạn ấy đã vượt ra ngoài quan niệm thẩm mỹ khô khan, lý trí của Nho giáo: “Quái lạ vì sao cứ nhớ nhau? Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu Bốn phương mây nước người muôn ngả Hai chữ tương tư một gánh sầu” (Tương tư) 12 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà Sống trong tâm trạng của “khách phong lưu”, “bậc tài danh” của thời đại trước, Tản Đà đã đi qua xã hội bằng một khối những mâu thuẫn không hề nhỏ. Song song và còn có lúc đồng nhất với điều đó là cái tôi đa tình, đa cảm. Tản Đà đã thể hiện niềm thương cảm cho bậc giai nhân tài tử, những người phụ nữ chưa chồng hoặc có chồng mà không được gần nhau, sống xa cách để nhớ thương, lạnh lẽo lên đến tột cùng: “Đêm thu gió lọt song đào Chồng ai xa vắng, gió vào chi đây” Để rồi nâng nỗi buồn ấy cùng với gió lạnh, với thiên nhiên: “Đêm thu gió lạnh đôi mày Gió ơi! có biết nỗi này cho chăng?” (Hát tạp) Hay khuyên những người con gái khi còn trẻ thì nên đi lấy chồng, đừng để đến khi má đào tàn phai, một cách tương tự ca dao trong văn học dân gian: “Người ta có vợ có chồng Em như con sáo trong lồng kêu mai Má đào gìn giữ cho ai Răng đen, đen quá cho hoài luống công” Riêng ông, trong cuộc đời của chính mình đã để lại cho đời ba bức thơ ngỏ: Thư đưa người tình nhân không quen biết (Khối tình con, quyển 2, trang 56, 57): “Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi Viết bức thư này gửi đến ai Non nước xa khơi, tình bỡ ngỡ Ai tri âm đó, nhận mà con…” Thư trách tình nhân không quenbiết (Tản Đà vận văn, tập 1, trang 91): “Ngồi buồn ta lại viết thư chơi Viết bức thư này gửi trách ai Non nước bấy lâu lòng tưởng nhớ Mà ai tri kỉ vắng tăm hơi…” 13 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà Thư lại trách người tình nhân không quen biết “Ngồi buồn ta lại viết thư chơi Viết bức thư này lại trách ai Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ Để ai luống những nhớ ai hoài!...” Ba bức thư ấy thể hiện cái mong muốn tìm được sự đồng cảm, chia sẻ cảm thông. Cái tình ấy cũng chính là thứ tình yêu đặc biệt, đậm đà, lai láng, không bờ không bến, có sức lan tràn, cần phải san sẻ.Tản Đà là người đa tình nhưng lại không có may mắn gặp được giai nhân. Những thứ không thể thỏa mãn được trong thực tế lại khúc xạ vào trong văn chương thành những giấc mộng yêu đương, thành những khối tình tha thiết. Vì thế, Tản Đà đã thương cho chính mình và khóc cho đời với cái ngông riêng có. Để rồi, Tản Đà tìm đến Vương Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Quý Phi để cùng san sẻ, tâm sự vì ở họ có nét đồng điệu, đồng cảm của khách phong trần bạc mệnh. Qua đó nhấn mạnh cái khát khao thoát tục, lên hầu Trời, bầu bạn cùng chị Hằng trên cung trăng. Cái đa tình ấy đang say ngất trước cái mộng cuộc đời lãng mạn quá đỗi, phong tình quá đỗi. Đó là sự ý thức cao độ về tình cảm, tình yêu mà không phải ai cũng nói lên được. 14 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.2.3. Cái “thú” Tản Đà tôn thờ tình yêu, ham chơi, ham rượu, thích ăn ngon. Những khi thất vọng, bế tắc, ông có tư tưởng ngông cuồng và yếm thế.Tất cả đều là sự phản ứng lại xã hội của nhà Nho tài tử. Ông ca ngợi thú ăn chơi, đưa hồn thơ phiêu du khắp mọi nơi, bước chân cùng nước chảy mây bay. Cách sống phóng túng, giang hồ, say sưa trong men rượu và thơ ca, rồi những cuộc phiếm du, gặp gỡ trong mộng say… tất cả đều tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn của ông. Đối với ông, rượu và thơ là cứu cánh của cuộc đời, làm cho cuộc đời nửa mộng nửa say. Đồng thời đó còn là hứng thú thanh cao của các văn nhân Nho sĩ ngày trước, nhưng ở đây đậm màu sắc khoái lạc. Xu hướng ưa khoái lạc và bản tính tự nhiên của Tản Đà nhưng lại bị xã hội dồn ép đi theo con đường ấy. “Trời đất sinh ta rượu với thơ, Không thơ không rượu sống như thừa. Công danh hai chữ mùi men nhạt, Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ. Mạch nước sông Đà tim róc rách, Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ. Còn thơ còn rượu còn xuân mãi, Còn mãi xuân còn rượu với thơ.” (Ngày xuân thơ rượu) Những cuộc chơi của Tản Đà thật đa dạng và khoái lạc. Có cái chơi của thơ rượu đầy ngất ngưởng, có cái chơi trong thú giang hồ xê dịch - ở đó cái Tôi của ông tìm thấy mình trong cảnh sắc non nước: Chơi Hòa Bình, Chơi Huế, Nhớ cảnh cầu Hàm rồng...Cái mới mẻ trong những bài thơ nói trên (dù chưa thật nhiều về số lượng) là tư thế của Tản Đà khi đến với thiên nhiên như một khách du để tìm kiếm và thưởng ngoạn cái đẹp. Thơ, rượu ở dây không hoàn toàn là những khoái trá vật chất mà phải có nguồn cảm hứng. Nguồn cảm hứng ấy là cảnh vật thiên nhiên, riêng đối với tác giả là núi Tản sông Đà mến yêu muôn thuở. Đặc biệt thơ và rượu đều có thể giải thoát con người ra khỏi trần lụy, say là sống ngoài đời và để nhìn thời cuộc thay đổi: “Rượu say thơ lại khơi nguồn, Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du.” 15 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà Nếu thơ là một cố gắng của tri thức để nhảy vọt ra khỏi biên giới thực tại thì rượu là một trạng thái thụ động của cơ thể. Điều này gợi nhớ đến những câu thơ hay của Hà Nguyên Thạch về tương quan giữa thơ, rượu và cuộc đời: “Còn những chén rượu sầu lòng chưa uống rượu, Nên làm thơ còn có nghĩa chờ say, Lúc say khướt sẽ quay cuồng hoài vọng, Chạy quanh đời nghe hồn nhẹ như mây.” (Nguyệt san Tản văn, Sài Gòn 1970) Chỉ có ra đời, trải đời mới có thể thấu đời và đau nỗi đau của đời như Tản Đà đã nhắc đến trong thơ mình: “Mảnh hình hài quen giả giá như xưa nay, Chút sinh tướng lúc này coi mới hiện.” Chỉ có khi say, con người ta mới có thể thoát ra khỏi những cấu thức của trần lụy, của thân thể phù du, tạo cho thần trí lưng chừng. Phút thoát nghiệp trong hơi cay là một thứ cứu rỗi của Tản Đà trong trần thế phôi pha, cho nên nhà thơ vừa say sưa, vừa tả cái say sưa một cách say sưa. Âu say sưa ấy cũng là một cách để tránh say đắm: “Trăm năm thơ túi rượu vò, Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?” Hầu như các thi bá đời xưa lấy rượu làm nguồn cảm hứng cho các sáng tác của mình, và Tản Đà cũng không ngoại lệ. Nhờ có rượu mà người nghệ sĩ có thể say hết cái say cuộc đời, ngông hết cái ngông của mình: “Say sưa nghĩ cũng hư đời, Hư đời hư vậy, say thời cứ say. Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏ gay như cười.” (Lại say) Tản Đà đã say, đã sống trọn vẹn trong cái say của chính mình, cái say ngạo mạn và thách thức. Phải chăng người nghệ sĩ đang say vì rượu? Không. Rượu chẳng qua chỉ là cái cớ, là một trò chơi tiêu khiển,và say chính là một cách chơi. Rượu thể 16 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà hiện tiếng nói và say để nhìn ngắm cuộc đời. Cái say của Tản Đà, một trong những thú say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó là một trong những cái chơi độc đáo của Tản Đà. 17 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà 2.2.4. Cái “sầu mộng”  Tình cảnh chán đời và sầu: Không phải đến Tản Đà văn học Việt Nam mới biết đến chữ “sầu”.Trong văn học truyền thống sầu là một phạm trù thẩm mỹ có ý nghĩa to lớn. Sầu còn là một tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa văn học mang tính nghệ thuật với bộ phận văn học chức năng. Hiểu một cách đơn giản nhất, cái “Sầu” đó là những cảm xúc tự nhiên khác của con người cá nhân không có lý do để hiện diện. Nhưng trong những tác phẩm nghệ thuật thì khác, ở đó con người được sống với cái “tôi riêng tư” của mình với những hoài vọng, những day dứt, những đam mê và sự khổ đau, những dự phóng và cả những bất thành, dang dở. Sầu vì thế là một ô cửa sổ để nhìn vào thế giới của “cái tôi” trong văn học trung đại. Mạch sầu của Tản Đà, trước tiên, bắt nguồn từ mạch sầu truyền thống. Ở đó ta thường bắt gặp một cách phổ biến, là cái sầu về kiếp người ngắn ngủi.Tản Đà chán đời và sầu, lộ ra nỗi bi quan yếm thế không gây gắt nhưng nhè nhẹ, thâm trầm. Ông chán đời nhưng cũng phải chấp nhận bi kịch mà đời tạo ra như một quy luật tất yếu của cuộc đời, của kiếp người: “Như tớ xưa nay vốn vẫn nghèo, Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu. Quanh năm luống những lo văn ế, Thân thể xem thua chú hát chèo.” (Lo văn ế) Và rồi ngậm ngùi mà hoài nghi chính mình rằng: “Ấy ai quay tít địa cầu Đầu ai nửa trắng nửa pha mầu xuân xanh Trông gương mình lại ngợ mình (Bài hát xuân tình) Sự hữu hạn của kiếp người càng đeo đuổi nhà thơ khi họ sống dài hơn, trải dài hơn với thời gian.Và Tản Đà chịu tác động hơn cả, khi ông là người sống trong hai thế kỷ, nhận định rất rõ về sự đổi thay của buổi giao thời. Nó khiến ông bâng khuâng 18 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà trước cảnh tượng tự nhiên của bông hoa, quá đỗi bình thường cũng khiến thi sĩ giật mình: “Đương ở trên cành bỗng chốc rơi” (Hoa rụng); chạnh lòng trước ngôi mả cũ ven đường; ngao ngán, thậm chí hoảng sợ khi phải đối diện với thực cảnh: “Tuyết nhuộm đầu xanh, tóc bạc phơ” (Thơ thẩn)... Để rồi, cam chịu và van xin trước cuộc đời: “Thương thay! xuân chẳng đợi chờ Tiếc thay! xưa những hững hờ với xuân Trăm nghìn gửi lại Đông quân Hãy khoan khoan tới, hãy dần dần lui” (Xuân cảm) Cái chán chường của thi sĩ càng tăng thêm khi đi đến giai đoạn chót của cuộc đời và nhìn lại “đoạn đường” mình đã “dẫm” lên, thấy nó thật trôi nổi, mông lung chẳng ra gì: “Lăng lăng thân thế đi đi đứng, Nghiêng ngả quan hà tỉnh tỉnh say” (Đánh quay) Cái sầu về kiếp người ngắn ngủi là cái sầu của nhân sinh phổ quát. Tản Đà phô diễn thấm thía cái “sầu” gắn với thân thế sự nghiệp - nỗi sầu được chắt ra từ những trải nghiệm rất riêng của cuộc đời Tản Đà. Là người lỡ dở, thất bại trước bao phen biến đổi cuộc đời, càng về cuối đời thì thơ văn của Tản Đà (hơn bao giờ hết) càng ngậm ngùi nỗi buồn của một kẻ trắng tay: “Bốn phương mây mỏi cánh hồng, Đường mây bãi tuyết chán lòng tha hương. Tản Viên bóng gác tà dương, Gió thu giục khách lên đường về quê.” (Một bức thư của người nhà quê) Từ mạch sầu này trở thành cái nhìn nghệ thuật để Tản Đà viết Giấc mộng lớn -cuốn tự truyện về những đỗ vỡ trong cuộc đời ông. Hơn mười năm bút sắt, bút lông, hao giấy mực chẳng ích gì cho xã hội: “Trải ba xứ đường xe đường bể, Trụi râu mày còn thẹn với giang san.” Cái cô đơn là một âm giai khác của nỗi sầu mà qua đó cái “tôi” cá nhân trong những sáng tác của Tản Đà hiện diện, đó cũng là sầu của cái bi. Nhà Nho ý thức về 19 Nghệ thuật trong thơ ca Tản Đà phận vị đặc tuyển của mình, với tinh thần tự nghiệm nên những nỗi “tiên ưu” (Nguyến Trãi), những cảnh ngộ “ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ” (ta có tấc lòng không biết nói cùng ai - Nguyễn Du) khiến họ không ít phen phải đối diện với nỗi cô đơn. Mạch khác của nỗi cô đơn được khơi nguồn từ cảm hứng thương thân, xót thân ở Hồ Xuân Hương, nàng chinh phụ, người cung nữ... Đấy là cái cô đơn bi phẫn, ưu uất. Đến Tản Đà, cái cô đơn đã bắt đầu có những nét mới lạ trong cách phô diễn, trong diện mạo. Diễn tả cái cô đơn, ngay cả khi bi lụy nhất, Tản Đà cũng nhẹ nhàng như một hơi thở: “Chiều quá khách chơi về đã vãn Gốc cây thơ thẩn một mình ngồi” (Chơi trại hàng hoa) Cái cô đơn ở đây rõ ràng không còn thích thú với cung bậc bi thương, chất chứa vẫn thường bắt gặp trong thơ cổ điển mà bắt đầu hướng tới cái du dương, êm ái, thi vị đầy mới mẻ. Cái Tôi cá nhân trong bước khởi đầu tìm kiếm chính mình đã hiện ra trong thơ Tản Đà với gương mặt của những nỗi cô đơn duyên dáng và tình tứ như thế. Nó báo trước cho cái tôi cảm xúc và sự say mê đặc biệt với những cô đơn, sầu khổ của thơ ca giai đoạn tiếp theo.  Mộng và mộng: Nguyễn Khắc Hiếu nói: “Mộng và mộng, đời người cũng là mộng, mộng là cái mộng con, đời là cái mộng nhớn chỉ khác nhau vì dài ngắn, lớn nhỏ mà thôi”. Thật vậy, cuộc đời Tản Đà là một giấc mộng lớn, trong giấc mộng lớn là nhiều những giấc mộng con, mộng nối tiếp mộng.Tản Đà lấy mộng làm lẽ sống cho đời mình. Khi đọc thơ ông, người ta thường liên tưởng đến nét mặt không mấy thay đổi, và trí “tiêu hao những chốn mộng ảo bất kinh”. Khi ông mộng, ông được sống những cuộc đời đẹp, mới mẻ, tự ông vẽ ra theo trí tưởng tượng của ông. Chính trong cuộc đời ấy, Tản Đà tìm được cái tự do trong sạch, cái độc lập thanh nhàn, mà từ trước đến nay cái óc lãng mạn của ông ao ước. Những khi ông ngao du như vậy, ông mới thấy được “cảnh bao la bát ngát” mà trí tưởng tượng để khao khát là núi tuyết, rừng băng, là sông Ngân Hà, là bể Nam Định. Lại trong mộng, ông mới có thể gặp được những người cùng chung ý tưởng. Tản Đà vẫn canh cánh trong lòng một giấc mơ đẹp về cõi thế người đời. Suốt trong thơ ông, đâu đâu ta cũng đều bắt gặp hình ảnh “mộng”. Tản Đà yêu mộng, ngây ngất trong mộng, chìm đắm trong mộng. Cho nên lời thơ 20