Anthropologist nghĩa là gì

anthropologist

Cùng tìm hiểu định nghĩa và ý nghĩa và cách dùng của từ: anthropologist


Phát âm : /,ænθrə'pɔlədʤist/

Your browser does not support the audio element.

+ danh từ

  • nhà nhân loại học

Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "anthropologist"

  • Những từ có chứa "anthropologist":
    anthropologist cultural anthropologist

Lượt xem: 337

Nhân loại học [anthropology] là ngành nghiên cứu nhiều khía cạnh của loài người trong các xã hội quá khứ và hiện tại.[1][2][3] Nhân loại học xã hội và nhân loại học văn hóa[1][2][3] nghiên cứu các chuẩn mực và giá trị xã hội. Nhân học ngôn ngữ nghiên cứu về cách mà ngôn ngữ tác động tới đời sống xã hội. Nhân loại học sinh học hay nhân loại học hình thể [1][2][3] nghiên cứu về sự phát triển sinh học của con người.

Các thổ dân ở Malawi, châu Phi.

Khảo cổ học, lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nhân loại trong quá khứ thông qua khảo cứu các chứng tích thể lý, được coi là một nhánh của nhân loại học tại Hoa Kỳ,[4] trong khi tại châu Âu, nó được coi là một ngành riêng biệt hoặc được nhóm vào ngành khác như lịch sử.

Trong các tiếng châu Âu, thuật ngữ "nhân loại học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp là anthropos có nghĩa là "con người" và logos có nghĩa là "nghiên cứu". Tại Việt Nam, nhân loại học còn được gọi là nhân chủng học nhưng cần lưu ý đây còn là một tên gọi khác của phân ngành nhân học hình thể.

Nhân loại học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là

  • Nhân học hình thể [physical anthropology, anthropologie physique]
  • Nhân loại học văn hoá-xã hội [socio-cultural anthropology, anthropologie socio-culturelle] tổng hợp từ hai nhánh nghiên cứu từ Mỹ và Anh là Nhân loại học văn hoá [cultural anthropology, anthropologie culturelle] và Nhân loại học xã hội [social anthropology, anthropologie sociale]. Ngành Dân tộc học, đặc biệt là ở Việt Nam, thường được coi như tương đương với phân ngành nhân học loại văn hoá-xã hội. Tuy nhiên, lưu ý rằng mục tiêu của hai ngành học về cơ bản là khác nhau.
  • Khảo cổ học [archeology, archéologie] và
  • Nhân loại học ngôn ngữ [Linguistic anthropology, Anthropologie linguistique].

Khoảng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, nhiều phân ngành mới đã hình thành như nhân học ứng dụng. Nhân học ứng dụng tập hợp các nhà nhân loại học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ tìm cách ứng dụng các lý thuyết nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe... Điều này tạo ra các phân ngành của nhân học ứng dụng như

  • Nhân loại học y tế
  • Nhân loại học sinh thái và môi trường
  • Nhân loại học kinh tế
  • Nhân loại học đô thị
  • Nhân loại học phát triển
  • Nhân loại học giáo dục

Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân loại học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các phương pháp tiếp cận được áp dụng đều mang tính so sánh. Một trong số các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu là Dân tộc ký.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh] đã thành lập khoa/ngành Nhân học trên cơ sở ngành dân tộc học [ethnology] trước đây.

  1. ^ a b c “anthropology”. Oxford Dictionaries. Oxford University Press. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ a b c “anthropology”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ a b c “What is Anthropology?”. American Anthropological Association. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ Haviland, William A.; Prins, Harald E. L.; McBride, Bunny; Walrath, Dana [2010], Cultural Anthropology: The Human Challenge [ấn bản 13], Cengage Learning, ISBN 0-495-81082-7

  • Website của WAU, World Anthropological Union, Liên đoàn Nhân loại học Thế giới
  • Website của IUAES, International Union of Anthropological and Ethnological Sciences, Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Nhân chủng và Dân tộc
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhân loại học.

  Bài viết liên quan đến nhân loại học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhân_loại_học&oldid=67770637”

TÌm việc

1. Anthropology là gì?

Anthropology – nhân loại học đây là một thuật ngữ có gốc tiếng Hy Lạp cổ đại mà trong đó  Anthropos có nghĩa là con người, còn phần Logos có nghĩa là nghiên cứu. Xét cho cùng Anthropology chính là một khái niệm và ý nghĩa rộng lớn và bao hàm lên toàn bộ quá trình nghiên cứu về sự phát triển của con người. Xét về khái niệm chung cho ngành nhân học thì đây là một ngành rất rộng. Tuy nhiên xét về mặt ý nghĩa đối với từng quốc gia thì mỗi khu vực môi quốc gia lại có một ý nghĩa và cách hiểu cung như các khía cạnh nghiên cứu vấn đề sẽ có những điểm khác biệt nhất định.

Anthropology là gì?

Chính bởi nội dung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến con người nên thông thường nhân loại học được chia thành 4 ngành nhỏ hơn như sau:

- Nhân loại hình thể hay  nhân loại sinh học trong tiếng anh là [physical anthropology]: Chuyên nghiên cứu về sự phát triển sinh học của con người.

-  Nhân loại học văn hóa – [socio – cultural anthropology] bao gồm hai phân ngành nhỏ hơn kết hợp với nhau dựa trên sự riêng biệt mang tính thống nhất đó chính là: Nhân học văn hóa[ cultural Anthropology ] và nhân học xã hội [social anthropology]. Ở Việt Nam có một ngành cũng được xem như nghiên cứu về nhân học văn hóa xã hội đó chính là ethnological  ngành dân tộc học ở Việt Nam. Tuy nhiên các hình thức nghiên cứu và nhắm tới mục đích khác hơn so với ngành nhân học văn hóa xã hội. Bên cạnh đó còn có ngành văn hóa học chuyên nghiên cứu phạm trù văn hóa xã hội.

Anthropology được phân loại như thế nào?

-   Ngành khảo cổ học [archeology anthropology] đây được xem như một ngành trong nhân loại học ở mỹ. Tuy nhiên nó lại không được công nhận ở các nước Châu Âu rằng thuộc nhân loại học mà nó được nghiên cứu một các riêng biệt.

-   Ngành nhân loại học ngôn ngữ [linguistic anthropology] đây là một ngành chuyên nghiên cứu về quá trình hình thành sử dụng và phát triển ngôn ngữ của con người.

-   Nhân loại học ứng dụng:  Đây là một ngành mới dựa trên dòng chảy thời gian lịch sử mà nó được hình thành. Cũng bởi sự đổi mới của con người mà có sự phân ngành khác nhau trong nhân loại học ứng dụng cụ thể được chia ra làm các phân ngành nhỏ như sau: Nhân loại học y tế, sinh thái môi trường, kinh tế, đô thị, phát triển và giáo dục. Các phân ngành nhỏ trong ngành nhân loại học ứng dụng này chứng minh một sự thật đó chính là những phát kiến, sáng tạo dẫn đến sự ra đời của các phát minh vĩ đại từ các sản phẩm thực tế và là minh chứng cho sự tiến hóa vượt bậc của con người vào thời điểm ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngay sau đây là sẽ tiếp tục đi nghiên cứu sâu hơn đẻ có thể phân biệt được tất cả các ngành trong nhân loại học trong phần tiếp theo ngay sau đây.

Xem thêm: Giải mã academic coordinator là gì và những thông tin liên quan

2.1. Nhân loại học hình thể hay sinh học

Nhân loại học hình thể chuyến đi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tiến trình về sự tiến hóa của loài người và sự đa dạng sinh học trong tiến hóa của loài người cả trong quá khứ và hiện tại trong các bối cảnh về lịch sử, văn hóa và cách hành vi của con người. bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu về nhân loại học hình thể cũng nghiên cứu về cả bộ linh trưởng trong đó có chimpanzees – con tinh tinh.

Các vấn đề chính được nghiên cứu trong ngành này gồm có 3 vấn đề cơ bản sau đây:

-   Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và bộ linh trưởng

-  Sự thay đổi của loài người và tầm quan trọng của sự thay đổi dó

-  Nền tảng sinh học của hành vi con người

Nhân loại học hình thể hay sinh học

Tầm quan trọng của ngành nhân loại học hình thể đối với đời sống thực tế là : Từ việc đi nghiên cứu các kiến thức về loài người cụ thể  từ các bộ xương người, những dấu vết, máu di  truyền, DNA, trật tự thời gian và phương pháp khảo cổ học, ngành nhân loại học di truyền đã cung cấp những thông tin giá trị trong sự hỗ trợ để phân biệt được các tội phạm hay nạn nhân trong các vụ tai nạn hay trong chiến tranh.

2.2. Nhân loại  học văn hóa xã hội

 Để phân biệt được Văn hóa và xã hội trong nhân loại học liên quan đến việc nghiên cứu rất nhiều các khía cạnh và lĩnh vực khác nhau cụ thể như: Ngôn ngữ, phong tục, các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, các công cụ, các công nghệ, sản phẩm, tổ chức, viện [học viện]. Thuật ngữ viện ở đây dùng để chỉ các quy tắc và ý nghĩa của văn hóa ở đây được liên kết chặt chẽ với các hành động trong xã hội một cách chi tiết.

Hay nói cách khác sự liên kết chặt chẽ giữa văn hóa và xã hội ở đây đó chính là văn hóa đi nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của con người thì xã hội lại là nơi chứa đựng hay là nơi cho từng thành viên trong các nhóm người ấy tồn tại sinh sống và phát triển.

Đây chính là sự kết hợp của ai phân ngành nhỏ trong nhân loại học đó chính là văn hóa và xã hội. Vậy hai phân ngành này cụ thể là đi nghiên cứu về các vấn đề về loài người như thế nào?

Nhân loại  học văn hóa xã hội

Nhân loại học văn hóa: Chuyên đi nghiên cứu về sự giống và khác nhau về hành vi, phong tục, ngôn ngữ, truyền thống của con người trong xã hội. một ví dụ điển hình để làm minh chứng cho phân ngành này đó chính là phân ngành dân tộc học.

Sự phát triển của khoa học nghiên cứu phân ngành nhân loại học văn hóa này dựa trên các dữ liệu và phương pháp phân tích về dân tộc ký, ngôn ngữ học, xã hội học và tâm lý học và đây cũng chính là các phân ngành nhỏ hơn trong khi nghiên cứu các vấn đề thuộc nhân loại học văn hóa.

Nhân loại học xã hội: Là việc đi nghiên cứu về xã hội loài người và văn hóa loài người thông qua việc tìm hiểu vàng nghiên cứu vấn đề con người sống trong xã hội như thế nào và con người làm cho cuộc sống của họ trở nên ý nghĩa như thế nào.

Nhân loại học xã hội đóng một vai trò và vị trí trung tâm trong một thời đại khi mà sự hiểu biết và sự ghi nhận theo những hướng đa chiều về cách nhìn nhận của thể giới đó chính là phê phán xã hội, sự quan trọng  của tài chính và kinh tế.

Sự kết hợp giữa văn hóa xã  hội phản ánh được tình trạng chung cho sự thay đổi chung của toàn xã hội. Nếu văn hóa phản ánh được sự tiến bộ của xã hội thì xã hội chính là nơi để cho văn hóa có cơ hội được nghiên nghiên cứu về các chủ thể sống trong một xã hội đó.

2.3. Nhân loại học ngôn ngữ

Nhân loại học ngôn ngữ: Đó chính là việc tập trung để nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự phân biệt các loại nhà nghiên cứu khoa học xã hội những người mà chuyên đi nghiên cứu về các ngôn ngữ của loài người thông qua sự đa dạng về văn hóa trải dài của các thời đại. bên canh đó đây cũng là nơi đi nghiên cứu các khía cạnh khác về mặt ngôn  ngữ  dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa ngôn ngữ và văn hóa xã hội.

Các phân ngành nhỏ trong ngành nhân học ngôn ngữ đó chính là:

-   Sự miêu tả về ngôn ngữ, các cấu trúc của ngôn ngữ

-   Ngôn ngữ dân tộc học nghiên cứu về sự thay thế của ngôn ngữ và văn hóa như thế nào

-  Ngôn ngữ học lịch sử nghiên cứu về vấn đề sự thay đổi của ngôn ngữ trong độ dài phạm vi nhất định và dòng thời gian

-  Ngôn ngữ học xã hội.

Nhân loại học ngôn ngữ

Tầm quan trọng của nhân loại học ngôn ngữ đó chính là nó được sử dụng rộng rãi trong văn hóa hơn nữa, ngôn ngữ học có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thông tin, các chương trình phát triển, thông tin về các chính sách và các giải pháp thực tiễn đến các vấn đề liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ hàng ngày.

Các phân ngành nhỏ hơn trong ngành nhân loại học ngôn ngữ đó chính là:

-   Ngữ âm: Nghiên cứu về âm thanh của lời nói và các khía cạnh về vật lý học của chúng

-   Âm vị học: Nghiên cứu về âm thanh của lời nói và sự nhận thức về các khía cạnh khác nhau

-  Hình thái học: Nghiên cứu về sự thành lập của từ

-  Cú pháp học: Nghiên cứu về sự thành lập của câu

-  Ngữ nghĩa học: Nghiên cứu về ngữ nghĩa của từ

-  Ngữ dụng học: Cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng ngữ cảnh, hoàn cảnh cụ thể

Xem thêm: Thông tin từ A-Z về Associate Degree!

2.4. Khảo cổ học

Chuyên nghiên cứu về các nguồn gốc, sự phát triển và  hành vi của con người. Sự nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, khảo cổ học cũng bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề trên và những đặc điểm thể chất của con người trong những thành phần đa dạng của thế giới.

Khảo cổ học

Khảo cổ  học có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề hoạt động của con người thông qua sự tổng hợp và phân tích về các chất liệu văn hóa.  Khảo cổ học lưu giữ lại các vật thể, kiến trúc, nền sinh học, hay sinh thái học và các cảnh quan văn hóa. Khảo cổ học có thể được nhận xét là khoa học xã hội và một phân ngành  của nhân học.

Các loại khác nhau trong khảo cổ học đo chính là: cổ đại – lịch sử, hay tiền sử - nhân loại học.

3 giá trị mà khảo cổ học mang lại đó chính là giá trị con người, giá trị cộng đồng và giá trị thị trường. 3 giá trị này cũng một phần miêu tả cho việc sự phát triển của khảo cổ học dựa trên dòng thời gian quá khứ , hiện tại và tương lai.

Khảo cổ học

Vậy, qua các thông tin về 4 ngành trong nhân loại học trên các bạn có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành và phân ngành trong nhân loại học răng đều xoay quanh các vấn đề về con người. Sự tiến hóa, biến đổi, và phát triển của con người theo dòng thời gian cùng với đó kéo theo những thay đổi trong nghiên cứu về văn hóa xã hội, hình thể học, khảo cổ học và ngôn ngữ học.

Anthropology là gì? vai trò của nhân loại học đối với tiến trình phát triển của loài người? sau khi đọc xong bài viết hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi trên. hãy là một người đi tìm câu trả lời trước khi đặt những câu hỏi các bạn nhé. Hãy là người hiểu biết bằng cả hai cách tự đặt ra câu hỏi cho mình cà đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Xem thêm: Cùng tìm hiểu atar là gì và các thuật ngữ liên quan đến Atar

Video liên quan

Chủ Đề