Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Khi người phụ nữ mang thai thường tăng cân > 10 Kg, thậm chí có những người tăng > 20Kg. Việc tăng cân nhiều trong một thời gian ngắn như vậy đã tạo một gánh nặng cho cột sống và hai đầu gối, là những phần quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể.

2. Thay đổi trọng tâm:

Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.

3. Nội tiết tố thai kỳ:

Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.

4. Sự tách của cơ thẳng bụng:

Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.

5. Stress:

khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.

6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…

Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.

1. Luyện tập thể dục:

Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.

2. Nóng và lạnh:

Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Massage:

xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.

4. Tư thế đúng:

để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:

– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:

lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi

– Nâng đỡ bụng:

Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.

5. Tư thế ngủ:

khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.

Tóm lại đau lưng là triệu chứng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ luyện tập phù hợp để có thể giảm triệu chứng đau lưng. Nếu triệu chứng đau lưng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người phụ nữ cần đi khám để có thể phát hiện những bất cần điều trị sớm như thoát vị đĩa đệm.

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Leave a reply →

Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến, thế nhưng điều này khiến cho không ít mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi. Vậy bà bầu bị đau lưng nên làm gì để giảm thiểu tình trạng này?

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Không ít phụ nữ có bầu bị đau lưng cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu đối với tình trạng này.

1. Vì sao bà bầu bị đau lưng?

Tăng cân

Trong một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 10 – 12 kg. Lúc này, cột sống phải nâng đỡ trọng lượng lớn nên sẽ gây ra hiện tượng đau lưng dưới. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi và tử cung ngày càng lớn cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng.

Thay đổi tư thế

Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể, khiến tư thế đi và đứng của bà bầu cong về phía trước. Về lâu dài, kết hợp với những yếu tố khác, cơn đau lưng của mẹ bầu sẽ ngày càng tồi tệ hơn. 

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể giải phóng hormone Relaxin dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Hormone này làm lỏng dây chằng và khớp để tử cung dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên điều này lại gây ra tình trạng đau lưng dưới hoặc giữa lưng.

Phân tách cơ thẳng bụng

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều bà bầu bị đau lưng. Theo đó, khi mang thai, bụng sẽ bị phình ra do khoảng cách giữa cơ thẳng bụng bên trái và bên phải đã mở rộng hơn bình thường. Từ đó, không chỉ đau lưng, phân tách cơ bụng còn làm bà bầu bị táo bón và rỉ nước tiểu.

Căng thẳng

Căng thẳng cảm xúc có thể gây căng cơ ở lưng. Do đó, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy các cơn đau lưng gia tăng khi bản thân đang bị căng thẳng. 

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

7 cách làm giảm đau cơ lưng hiệu quả và an toàn

Đau cơ lưng là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc đời mỗi người. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hapacol sẽ hướng dẫn bạn 7 cách làm…

2. Đau lưng khi mang thai khi nào hết? 

Đau lưng khi mang thai thường bắt đầu từ sau tam cá nguyệt thứ hai (quý 2 của thai kỳ) khi trọng lượng của thai nhi đã tăng lên đáng kể. Tình trạng này có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh và dần biến mất sau đó.

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Ở một số người, đau lưng có thể diễn ra cho đến khi sau sinh bé vài tháng.

3. Cách giúp bà bầu làm dịu cơn đau lưng

Duy trì tư thế tốt

Khi thai nhi dần lớn lên, trọng tâm của mẹ bầu sẽ dịch chuyển về phía trước. Theo quán tính, để không bị ngã về phía trước, mẹ có thể bù lại bằng cách ngả người về phía sau – điều này vô tình làm căng các cơ ở lưng dưới và gây đau lưng khi mang thai. Vì thế, hãy cố gắng duy trì tư thế đứng sau đây để hạn chế xuất hiện các cơn đau:

  • Khi bạn đứng, hãy đảm bảo vai và cột sống được thẳng..
  • Khi ngồi, hãy chọn một chiếc ghế hỗ trợ lưng của bạn, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng dưới của bạn.

Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng

Một số bài tập nhẹ nhàng có thể cải thiện tình trạng đau lưng khi mang thai. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, bạn không nên tự thực hiện một mình mà nên có sự hỗ trợ từ người thân. Dưới đây là gợi ý bài tập giúp giảm đau lưng và thư giãn mà bạn có thể thực hiện chỉ với một chiếc thảm yoga:

  • Nằm sấp, chống hai tay và đầu gối vuông góc với sàn
  • Giữ lưng, vai và đầu thẳng hàng
  • Hóp bụng và cong nhẹ lưng lên, đầu hơi cúi xuống
  • Giữ trong vài giây
  • Thả lỏng về tư thế ban đầu, giữ lưng càng thẳng càng tốt
  • Lặp lại động tác trên 10 lần.

Massage kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh

Không ít bà bầu bị đau lưng đã cảm thấy thoải mái hơn sau khi được massage, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với chườm nóng hoặc chườm lạnh để tăng tính hiệu quả. 

Chọn giày dép phù hợp

Khi có thai, bạn nên mang giày đế thấp để dễ dàng di chuyển. Đặc biệt cần tránh đi giày cao gót vì loại giày này có thể làm chuyển thăng bằng của bạn về phía trước và khiến bạn ngã.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa

Bà bầu đau lưng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol nhằm giảm bớt sự khó chịu. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng với liều lượng phù hợp.

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Phụ nữ mang thai có uống được paracetamol hay không?

Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Đây là đối tượng cực kỳ nhạy cảm khi sử dụng thuốc bởi vì không chỉ có tác động lên mẹ mà thuốc còn ảnh hưởng đến trẻ. Ngay cả những thuốc không kê…

 

Nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn tinh thần

Căng thẳng khi mang thai là điều không thể tránh khỏi khi mẹ bầu phải suy nghĩ về những vấn đề tương lai khi có con như cách chăm sóc trẻ, các loại chi phí, áp lực từ người thân về cách giáo dục con… Với sự thay đổi của các hormone, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn và gây ra hàng loạt các vấn đề trong thai kỳ và đau lưng là một trong số đó.

Một trong những giải pháp giúp bà bầu đau lưng cảm thấy dễ chịu hơn đó là hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Đồng thời thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè hoặc làm những công việc mà mình yêu thích như làm bánh, chăm sóc thú cưng, đọc sách…

Bà bầu đau lưng có nên chườm nóng

Đọc sách cũng là cách giúp đau lưng khi mang thai do căng thẳng gây ra.

4. Khi nào bà bầu đau lưng cần khám bác sĩ?

Có bầu bị đau lưng là tình trạng phổ biến nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nếu chủ quan. Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay khi bị đau lưng bao gồm:

  • Đang ở trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
  • Đau lưng kèm bị sốt, chảy máu âm đạo hoặc đau khi đi tiểu.
  • Mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân, mông hoặc bộ phận sinh dục của bạn.
  • Bị đau ở một hoặc nhiều bên của bạn (dưới xương sườn).

Đau lưng khi mang thai mặc dù xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu nhưng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, những bà bầu bị đau lưng nên tích cực nghỉ ngơi, thư giãn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Source:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046080

https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/backache-pregnant/