Bà lan mở cửa hàng bán đồ dùng học tập cho học sinh và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép

Thị trường văn phòng phẩm Việt Nam rất phong phú về cả kiểu dáng và chất lượng. Riêng các mặt hàng thông dụng như vở, giấy, bút chì, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm chủng loại khác nhau của hàng chục nhà sản xuất trong nước. Phải nói rằng trên thị trường văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng trường học ngày càng phong phú, đa dạng.

Qua khảo sát thị trường, giá cả văn phòng phẩm có tăng tuy không nhiều, từ 5-15% vì lý do giá giấy nguyên liệu tăng cao, chi phí vận chuyển và các chi phí khác cũng đều đồng loạt tăng giá. Cặp sách học sinh giá trung bình từ 150 đến 350 nghìn đồng/chiếc. Các loại tập vở cũng đều tăng giá tùy theo độ dày của giấy và số trang. Các loại bút viết của các công ty văn phòng phẩm trong nước tuy giá cao hơn chút ít song vẫn được đông đảo người tiêu dùng đón nhận bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Riêng lĩnh vực thiết bị văn phòng trường học, văn phòng phẩm, sản phẩm vừa đa dạng, khai thác nhiều tính năng, phù hợp với nhiều lứa tuổi mà chất lượng lại đảm bảo. Tuy nhiên, lĩnh vực văn phòng phẩm hiện nay đã phát triển rất mạnh. Chúng ta có thể thấy nhà sách rất nhiều, các công ty cung cấp văn phòng phẩm cũng rất nhiều. Như vậy, ta phải làm như thế nào để có thể cạnh tranh được với thị trường? Sau đây là một số gợi ý một số kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm:

1. Ý tưởng kinh doanh: Cần có một ý tưởng mới so với các đối thủ xung quanh. Ví dụ: Cửa hàng bán sách bên cạnh có cách bố trí sản phẩm không bắt mắt thì ta phải có kế hoạch trang trí, bố trí sản phẩm bắt mắt hơn, khoa học hơn, đẹp hơn, dễ tìm dễ thấy, dễ lấy, dễ mua hơn. Nếu cửa hàng bên cạnh có hạn chế trong việc tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng thì ta phải xây dựng một đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng bán hàng, tác phong chuyên nghiệp, biết tư vấn, biết bán hàng… Ví dụ như cửa hàng bên cạnh bày bán không đa dạng sản phẩm thì bạn sẽ đa dạng sản phẩm, sản phẩm mới, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… 

2. Địa điểm bán hàng: Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.

a. Đối với cửa hàng sách & văn phòng phẩm:

Cần phải có vị trí dẹp, rộng rãi, có diện tích để giữ xe, nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư. Diện tích mặt bằng khoảng 40-100m2, Chiều rộng mặt tiền càng rộng càng tốt, chiều dài mặt tiền không nên quá dài. Nếu chiều rộng 4 mét thì chiều dài khoảng 15 mét. Nếu chúng ta kinh doanh kết hợp với quà tặng chuyên các loại sách..hoặc thêm tạp hóa phẩm… thì diện tích mặt bằng phải 200m2:

  • Chi tiết: sách giáo khoa, sách tham khảo …. chiếm diện tích: 50%
  • Bút viết, đồ dùng học sinh 7%
  • File bìa hồ sơ & đồ dùng văn phòng 8%
  • Quà lưu niệm: 20%
  • Đồ chơi trẻ em & khác 15%

b. Đối với cửa hàng văn phòng phẩm chuyên cung cấp cho các cơ quan: 

Vị trí mặt tiền thì quá tốt, tuy nhiên vị trí mặt tiền thì sẽ lãng phí vì cửa hàng văn phòng phẩm cung cấp cho các cơ quan thì rất ít khách hàng vãn lai mà đa phần là đối tượng khách hàng Cơ quan, công ty có nhu cầu văn phòng phẩm, thường là bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy vị trí mặt bằng không cần đẹp để giảm bớt chi phí, chỉ cần diện tích mặt bằng rộng vì hàng văn phòng phẩm rất nhiều và cồng kềnh. Cụ thể như giấy photo, giấy in, bìa, file hồ sơ, kệ nhự văn phòng, giấy vệ sinh….. Diện tích khoảng 70-100m2.

3. Cơ sở vật chất: Nếu là cửa hàng bán lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo mục tiêu dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ  mua. Đối với cửa hàng nhỏ bạn nên có 2 giá chạy dài bên cạnh tường nhà, một giá ở đằng sau, và một giá ở giữa nhà, tùy từng nhà ta có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn lên để tầm 1.5m- 2m vì sau này mình vận chuyển cho dễ. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ở giữa nhà hoặc trước cửa.

4. Nhân sự và pháp lý:

Tuyển người: Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên kinh doanh, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghị lo lắng cho cửa hàng của bạn. ví dụ: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…

Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về nguồn hàng và tập khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh.

Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng làm giấy phép kinh doanh. Cửa hàng chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

5. Công cụ quản lý: Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên để dễ dàng quản lý bạn hãy sử dụng bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách [nhiều khi không chính xác], mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng…

6. Nhà cung cấp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường như: Máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai [Future Book], tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva…..Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ.

7. Vốn:

– Vốn đầu tư ban đầu từ 70 -100 triệu dùng cho mô hình cửa hàng 20m2 – 40m2, dùng cho:

  • Đặt cọc thuê mặt bằng;
  • Sửa chữa, trang trí cửa hàng;
  • Trang bị bàn ghế, tủ kệ;
  • Các thiết bị, công cụ, dụng cụ , …;
  • Phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị mã vạch
  • Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh

Do vốn ít cần phải tích lũy, tái đầu tư vào hàng hóa để càng ngày càng đa dạng. Quá trình tích lũy khoảng 3-5 năm chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ lớn mạnh và có vị thế trên thị trường.

– Vốn kinh doanh 200tr đồng cho mô hình 100 m2 trở lên:

Đây là hệ thống của bang bán lẻ văn phòng phẩm phổ biết hiện tại.Nên hàng hóa tương đối đa dạng, có bán kèm theo nhiều nhóm hàng như quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em. Có những cửa hàng gần với các cơ quan nhà nước hoặc gần sinh viên thì có thêm photocopy…. Diện tích mặt bằng rộng khoảng 5m, sâu 15-20 mét.

– Vốn kinh doanh 2 tỷ đồng: Đây là nhưng siêu thị bán lẻ tầm trung. Có bày bán rất nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn. diện tích trưng bày sách chiếm khoảng 50% tổng diện tích.

Diện tích còn lại là đồ dùng văn phòng, dụng cụ học sinh, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em…… Có cửa hàng còn kinh doanh thêm tạp hóa phẩm, đồ dùng cho gia đình.

Chúc bạn thành công!

Mở cửa hàng văn phòng phẩm – ý tưởng kinh doanh không còn mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Bởi vì các trường học, công ty, trung tâm thương mại… vẫn đang mọc lên như nấm, kéo theo đó là nhu cầu về văn phòng phẩm luôn cần thiết và tăng cao. Nếu như bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào thì tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mở cửa hàng văn phòng phẩm, khó hay dễ?

Lên ý tưởng, kế hoạch kinh doanh:

Trước hết, để kinh doanh thành công, dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào thì bạn luôn cần phải có một ý tưởng và kế hoạch cụ thể. Bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm thì cần phải có hiểu biết về lĩnh vực này. Bạn sẽ cần phải trả lời được các câu hỏi như: Khách hàng của bạn là ai? Nên bán lẻ cho học sinh, sinh viên hay giao sỉ cho các công ty? Nguồn vốn của bạn là bao nhiêu? Tìm nhà cung cấp sỉ giá gốc ở đâu? Ai có thể chia sẻ kinh nghiệm hay giới thiệu mối quen cho bạn? Vị trí mở cửa hàng ở đâu?

Ngoài ra, bạn chắc chắn cần phải nghiên cứu hiểu biết về thị trường, đối thủ, sản phẩm. Tìm hiểu chi tiết về các mặt hàng thông dụng, các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng hot mà cửa hàng văn phòng phẩm của bạn cần có. Học hỏi các đối thủ hiện tại về điểm mạnh, cái hay và điểm yếu của họ là gì để rút kinh nghiệm. Đảm bảo nắm vững các kiến thức về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.

Khi bạn đã hoàn thành ý tưởng, hãy viết ra kế hoạch chi tiết nhất có thể để từng bước thực hiện. Nên nhớ cần ghi chú kỹ lưỡng mọi khả năng mà bạn đang hình dung trong đầu mình và thậm chí là những trường hợp phát sinh thêm thì cũng cần được ghi lại. Bạn càng chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu thì tỷ lệ thành công của bạn càng cao bấy nhiêu.

Dù là kinh doanh bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì bạn luôn cần phải có một kế hoạch [plan] cụ thể.

Lựa chọn mặt hàng và tìm kiếm nguồn hàng:

Bạn nên lựa chọn mặt hàng và nhập hàng theo một tỉ lệ nhất định để tạo nên sự đa dạng cho cửa hàng văn phòng phẩm. Tất nhiên khi mở cửa hàng văn phòng phẩm thì các mặt hàng văn phòng phẩm như giấy in, mực in, bút, đồ dùng văn phòng sẽ chiếm khoảng 50%. Ngoài ra thì bạn có thể nhập thêm các mặt hàng khác như quà lưu niệm, đồ handmade khoảng 20%, đồ chơi trẻ em khoảng 15%, đồ dùng học sinh khoảng 10% và phân bổ cho các mặt hàng còn lại mà bạn thấy nên nhập vì có thể bán được.

Đối với vật dùng văn phòng thì nên có các loại mặt hàng như sổ tay nhỏ lớn, nhật ký có khóa, giấy note nhiều kích thước, các loại bút nhiều màu, bút có đầu cảm ứng, bút có giấy highlight, bút có kèm ghi âm… Các vật dụng làm đồ handmade thì nên có giấy lụa, sợi thô, giấy nhăn, các loại giấy gói quà, thiệp, que kem, súng bắn keo, các loại keo nhiều màu sắc…

Ngoài văn phòng phẩm ra thì cũng nên có nhiều loại mặt hàng đa dạng như đồ handmade [thiệp, hộp quà, giấy thủ công,…]

Mặt hàng đồ chơi trẻ em thì nên có các loại đồ chơi thông minh, phát triển não bộ như khối rucbic, xếp hình, rút gỗ, các bảng con vật dịch Anh-việt, búp bê, robot… Mặt hàng lưu niệm thì nên có túi xách, túi quà, hộp quà nhiều kích cỡ, nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Các loại đồ lưu niệm dễ thương như hộp nhạc, ly đôi… Đồ dùng học sinh thì không thể thiếu sách, vở, hộp bút, màu vẽ, truyện, cặp, balo,… Càng nhiều mặt hàng thì bạn càng thu hút được nhiều tầng lớp khách hàng với các nhu cầu khác nhau.

Có thể bán kèm thêm dụng cụ học sinh và đồ chơi trẻ em để làm đa dạng, phong phú mặt hàng của cửa hàng văn phòng phẩm.

Về việc lựa chọn thương hiệu sản phẩm thì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa được ưa chuộng như: Máy tính Casio, Vinacal, Đông A, Văn phòng phẩm GSTAR, Văn phòng phẩm Horse, dụng cụ học sinh WinQ, Queen, bút viết UNI, bút viết MG, văn phòng phẩm Deli, tập vở Tương Lai [Future Book], tập vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Hand, Marco, kệ, rổ nhựa Mica Xukiva…..Bút Thiên Long, file bìa hồ sơ Flexoffice của tập đoàn Thiên Long. Nếu ở Hà Nội thì có phố Chả cá tập trung nhiều cửa hàng văn phòng phẩm bán buôn, giá rẻ.

Tính toán nguồn vốn đầu tư:

Tùy theo từng quy mô cửa hàng mà bạn muốn mở sẽ có những số vốn tương ứng khác nhau. Các khoảng chi tiêu ban đầu cần bỏ ra bao gồm các chi phí như: tiền nhập hàng, tiền đặt cọc, tiền thuê mặt bằng; tiền sửa chữa, trang trí nội thất, cơ sở vật chất bên trong cửa hàng [đèn, bàn, tủ kệ trưng bày,…]; tiền thuê nhân sự; tiền mua các thiết bị, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho việc bán hàng [phần mềm quản lý bán hàng, các thiết bị cửa hàng như máy tính tiền, máy in mã vạch, hóa đơn,…]; vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh.

Nếu bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm với quy mô cửa hàng từ 20m2 – 40m2 thì vốn đầu tư ban đầu tầm từ 70 -100 triệu. Còn nếu bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm với quy mô từ 100 m2 trở lên thì số vốn ít nhất phải từ 200 triệu trở lên. Với quy mô này có thể xem như siêu thị văn phòng phẩm bán lẻ tầm trung. Còn nếu bạn đang có ý định mở chuỗi cửa hàng văn phòng phẩm với các mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại thì vốn kinh doanh có thể lên đến 2 tỷ đồng.

Có thể ban đầu bạn đang có vốn ít và cần phải tích lũy cũng như xoay vòng liên tục để tái đầu tư vào việc nhập hàng hóa thì bạn chắc chắn phải cân nhắc kỹ lưỡng cho số vốn mình bỏ ra. Bởi vì thời gian kinh doanh và quá trình tích lũy để bạn có thể lấy lại được vốn phải từ 6 tháng – 1 năm, cũng như bắt đầu sinh lợi nhuận và phát triển hơn trên thị trường thì cũng phải từ 1 năm trở lên.

Tính toán nguồn vốn đầu tư ban đầu rất quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển cửa hàng sau này của bạn.

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm:

Đối với những ai định kinh doanh văn phòng phẩm online thì có thể chưa cần quan tâm lắm đến việc nghiên cứu về địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài thì chắc chắn bạn cũng nên mở cửa hàng offline để khách hàng có thể đến tận nơi xem và lựa chọn nhiều mặt hàng hơn. Khi bắt đầu lựa chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm thì nên xem xét đến các điều kiện như nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty,… sẽ là lợi thế.

Bởi vì cửa hàng cần phải đặt ở những nơi có nhiều nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm như người làm văn phòng, học tập, sinh viên, giáo viên, kỹ sư… Vị trí nên gần mặt đường, rộng rãi, phô bày được hết mặt hàng cần thiết để thu hút khách hàng. Cần phải có diện tích rộng rãi để giữ xe, nếu nằm đối diện trường học hoặc ngay trung tâm dân cư hoặc gần các công ty thì càng tốt.

Nếu bạn đang tập trung bán lẻ thì không cần đặt vị trí ở gần các công ty lớn vì họ thường lấy với số lượng sỉ lớn từ các chỗ bỏ sỉ hơn là đi mua tại tiệm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không có có khả năng kiếm mối từ những công ty lớn, chỉ cần bạn có quen biết hay các mối quan hệ. Và cũng còn tùy thuộc vào giá cả mà bạn đưa ra nữa.

Vị trí mở cửa hàng văn phòng phẩm nên nằm ngoài mặt tiền và gần các công ty hay trường học,…

Tuyển dụng nhân sự và pháp lý:

Với cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần tuyển một quản lý, một kế toán – thu ngân và khoảng hai nhân viên bán hàng. Sau này bạn có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng văn phòng phẩm. Nhưng dù cửa hàng lớn hay nhỏ thì bạn vẫn cần xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, có kỹ năng tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng. Nhân viên tuyển vào nên có các tiêu chí như tác phong chuyên nghiệp, ý thức và trách nhiệm với công việc được giao. Ví dụ: luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, vệ sinh hàng hóa, biết lắng nghe…

Cần tuyển nhân viên có tác phong chuyên nghiệp và luôn thân thiện, tươi cười với khách hàng để giúp cho cửa hàng của bạn phát triển.

Về mặt pháp lý, sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở cửa hàng để làm các thủ tục khai báo. Nếu là cửa hàng thì bạn chỉ cần đóng thuế khoán dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu bạn lựa chọn kinh doanh lớn, đối tác là các doanh nghiệp lấy số lượng lớn thì nên đăng ký hình thức công ty, có giấy phép đăng ký kinh doanh để có thể xuất hóa đơn đỏ thay vì qua bên trung gian.

Bày trí và trang bị công cụ, thiết bị hỗ trợ quản lý, bán hàng cho cửa hàng:

Nếu là cửa hàng bán lẻ thì cách bài trí sản phẩm sẽ rất cần thiết và quan trọng. Bạn cần thiết kế tủ kệ phù hợp để trưng bày, đảm bảo sản phẩm dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua. Đối với cửa hàng nhỏ bạn nên có hai kệ giá chạy dài bên cạnh tường, và một giá ở giữa, tạo thành lối đi hai bên. Tùy từng diện tích, bạn có thể để thành nhiều giá nhưng mỗi giá các bạn nên để tầm 1,5m – 2m sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ngay ở đằng trước, tạo thành quầy thu ngân.

Cách bày trí phổ biến của một cửa hàng văn phòng phẩm. Nên có hai kệ giá chạy dài bên cạnh tường, và một giá ở giữa, tạo thành lối đi hai bên. Tủ kính đựng văn phòng phẩm có thể để ngay ở đằng trước, tạo thành quầy thu ngân.

Vì các mặt hàng văn phòng phẩm rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng cũng như màu sắc, nên bạn có thể cần đến một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách [nhiều khi không chính xác], mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Và giải pháp đó chính là một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.

Phần mềm quản lý bán hàng siêu đơn giản, tiện dụng có thể giúp bạn quản lý mọi thứ của cửa hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng… Đồng thời, bạn nên kết hợp phần mềm quản lý bán hàng cùng với các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, máy đếm tiền, ngăn đựng tiền,…nhằm rút ngắn, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả, năng suất bán hàng.

Quảng bá và phát triển:

Về loại hình kinh doanh này thì bạn chỉ cần tạo website và Facebook rồi quảng cáo, đa số người có nhu cầu sẽ thông qua công cụ tìm kiếm để tự động tìm đến đến cửa hàng của bạn. Nếu bán online thì bạn nên tập trung cho khách sỉ, công ty đặt hàng với số lượng lớn. Đối với cửa hàng offline thì bạn có thể sử dụng phương pháp marketing truyền thống. Đó là phát tờ rơi tại các công ty, xí nghiệp, trường học gần khu vực của bạn.  Dù ở ngành nào hay lĩnh vực nào cũng luôn có những chương trình ưu đãi cho khách hàng. Nên có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá với những mặt hàng mới lạ. Áp dụng vào các dịp lễ tết để đẩy mạnh doanh thu văn phòng phẩm.

Cần có các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số cho cửa hàng văn phòng phẩm của bạn.

Ngoài ra để kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm thành công, bạn nên tạo cho cửa hàng mình một sức hút riêng để thu hút khách hàng. Tạo dựng uy tín với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm cùng giá cả phải chăng. Không gian cửa hàng cần thoáng mát, có chỗ gửi xe, gửi đồ, không gò bó về thời gian. Trang trí nổi bật bằng mặt bằng kiếng để khách hàng có thể thấy được tối ưu sản phẩm mình cần. Thái độ phục vụ niềm nở cùng tác phong chuyên nghiệp của nhân viên cũng là yếu tố để thu hút và giữ chân khách hàng. Đồng thời nên có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả như chương trình thành viên, tích điểm dành cho những khách hàng thân thiết.

Tùy theo định hướng của cá nhân mà mỗi người sẽ có những lựa chọn, cách mở cửa hàng văn phòng phẩm khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ thêm một số thông tin, kinh nghiệm về việc mở cửa hàng văn phòng phẩm để giúp ích phần nào cho các bạn. Chúc mọi người kinh doanh thành công!

SUNO.vn

Video liên quan

Chủ Đề