Vai trò của các câu lạc bộ trong trường học

Câu lạc bộ theo sở thích của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo đầy thú vị. Khi tham gia hoạt động, ngoài mục tiêu rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng, học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để phát triển năng khiếu. Khi các em có cơ hội thể hiện bản thân thì những năng lực, sở trường tiềm ẩn sẽ được đánh thức. Lúc ấy, câu lạc bộ chính là nơi nuôi dưỡng, “chắp cánh” cho những ước mơ, đam mê của những cô, cậu học sinh. Mô hình các câu lạc bộ hoạt động theo sở thích đang phát triển ngày một sâu rộng, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. 

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Quang Diêu Nguyễn Thị Ánh Hồng cho biết: “Các câu lạc bộ của trường nhằm phát huy năng lực học sinh trong các hoạt động ngoài giờ. Từ đó rèn luyện, phát hiện, bồi dưỡng các em có thực lực tham gia những kỳ thi cũng như phát huy sở trường. Chúng tôi tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia ít nhất một câu lạc bộ, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường, vừa hạn chế học sinh tham gia các tệ nạn xã hội. Hiện, trường có 5 câu lạc bộ tổng hợp, gồm: câu lạc bộ văn học - nghệ thuật [văn thơ, nhiếp ảnh, vẽ tranh]; câu lạc bộ thể dục - thể thao [võ vovinam, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đẩy gậy, điền kinh, cờ]; câu lạc bộ ngoại ngữ; câu lạc bộ tin học và câu lạc bộ văn nghệ [ca, hát, múa dân vũ, hướng dẫn chụp ảnh lưu niệm]. Mỗi câu lạc bộ sẽ có lịch hoạt động riêng, thời gian hoạt động khác nhau, tùy vào đặc thù của câu lạc bộ. Đầu năm học, các câu lạc bộ tổ chức những đợt tuyển thành viên mới bằng nhiều hình thức. Lợi ích đầu tiên có thể thấy từ câu lạc bộ trường học là tạo thêm sự tự tin, hòa nhập nhanh cho học sinh mới vào trường”.

Cùng với hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ của trường luôn thu hút nhiều học sinh tham gia

Với hình thức tự nguyện, học sinh thấy được khả năng cũng như sở thích của mình phù hợp với câu lạc bộ nào thì đăng ký. Các em được quyền đổi câu lạc bộ nếu tham gia không phù hợp. Với giáo viên chủ nhiệm, thầy, cô phải theo dõi việc tham gia các câu lạc bộ của học sinh lớp mình. Từ đó, có biện pháp xử lý, giúp đỡ, đề xuất ý kiến để học sinh lớp mình tham gia tốt hơn các câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ hơn 10 học sinh đăng ký tham gia, có chương trình hành động cụ thể. “Em thích nhất là câu lạc bộ văn nghệ vì nó giúp em thỏa niềm đam mê ca hát, nhảy múa. Khi tham gia câu lạc bộ, em không những được giải tỏa được áp lực, căng thẳng của chuyện học hành, rèn luyện được kỹ năng cần thiết để ngày càng khẳng định bản thân hơn”- Em Trần Thị Như Huỳnh [học sinh lớp 11A1] bày tỏ.

Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh không lâu nhưng em Nguyễn Ngọc Phương Vy [học sinh lớp 10A1] được thầy, cô, bạn bè nhận xét kỹ năng giao tiếp đã tiến bộ hàng ngày. Vy chia sẻ: “Tiếng Anh là môn học em yêu thích nhất dù thành tích không cao. Trước khi tham gia câu lạc bộ, các kỹ năng đọc, nghe, viết của em chỉ tạm được. Khi biết trường có câu lạc bộ tiếng Anh, em đăng ký tham gia ngay. Sau giờ học trên lớp, những buổi sinh hoạt của câu lạc bộ, em tham gia rất đầy đủ. Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô và sự hỗ trợ của các bạn trong câu lạc bộ, giờ đây em rất tự tin về khả năng tiếng Anh của mình. Ngoài việc giúp các thành viên vui chơi, giải tỏa áp lực học tập, câu lạc bộ tiếng Anh đã giúp em tiến bộ hơn. Giờ đây, môn học đó không còn khó khăn với em nữa!”.

Mô hình câu lạc bộ trong trường học là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành những điều đã học, phát triển tối đa năng lực bản thân. Đặc biệt là sau những trải nghiệm, các em sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kỹ năng đã được lĩnh hội.

PHƯƠNG LAN

Nói đến hoạt động ngoại khóa thì có lẽ tất cả các bạn sinh viên ai cũng biết, nhưng để hiểu đúng và thực hiện được thì không phải bạn nào cũng làm được. Vậy hoạt động ngoại khóa là gì? Và vai trò của nó đối với sinh viên chúng ta là như thế nào?

Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, Tổ chức. Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho bạn, giúp bạn trở thành một con người toàn diện và cuộc sống của bạn sẽ trở nên  thú vị hơn.

          Hoạt động ngoại khóa thể hiện bản thân bạn trong thời gian là sinh viên. Ví dụ: khi đi xin việc, bộ hồ sơ của bạn sẽ nói lên được bạn là ai, bởi vậy những người tuyển dụng rất quan tâm đến con người “đằng sau những điểm số” của bạn. Hãy tưởng tượng một bạn với thành tích học tập tốt nhưng chỉ có những con số sẽ khiến họ thốt lên: “Thật nhàm chán!”. Hoạt động ngoại khóa chính là cơ hội để bạn thể hiện con người và những điểm mạnh của mình, cụ thể:

          Bạn có những niềm đam mê và mối quan tâm gì và đã cống hiến hết mình như thế nào? Bạn có thể duy trì sự tận tâm lâu dài ra sao ?

          Bạn đã trưởng thành và học được những gì qua các họat động đó: khả năng tổ chức và lãnh đạo, khả năng quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, chứng minh bằng việc bạn vừa học tốt trên lớp, vừa tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa, hoặc là các kĩ năng và trải nghiệm thực tế ngoài sách vở.

          Bạn đã có những cống hiến ý nghĩa qua các hoạt động đó như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có những đóng góp gì cho nơi bạn sẽ được tuyển dụng.

          Chính vì tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa, đồng thời với sự quan tâm của ban lãnh đạo Khoa đối với sinh viên của khoa, CLB Môi trường được ra đời.

Với tiêu chí hoạt động là: Nhằm đem lại một sân chơi mới cho sinh viên yêu môi trường của trường Đại học An Giang nói chung và sinh viên ngành môi trường nói riêng, xây dựng phong trào sinh viên NCKH, là nơi các bạn sinh viên có cơ hội đưa ra các ý tưởng có tính thực tế áp dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, là nơi giúp các bạn sinh viên học được các kĩ năng lao động, làm việc theo nhóm, là nơi trao đổi và chia sẽ kiến thức…

Mới được thành lập nên CLB vẫn còn rất non trẻ. Để đi vào hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên CLB cần phải làm là sắp xếp khâu tổ chức vì hoạt động của CLB sẽ có quy mô lớn hơn trong thời gian tới. Tuyển chọn các sinh viên năng động, ham mê hoạt động ngoại khóa, có ý thức cao và có khả năng thuyết phục người khác trong việc bảo vệ môi trường.

CLB luôn đặc biệt chú trọng đến việc hình thành những kỹ năng xã hội một cách linh hoạt để sinh viên của mình có thể hòa nhập tốt với môi trường học tập chuyên nghiệp cũng như thích ứng tốt với môi trường làm việc đầy năng động sau này.

          Các hoạt động mà CLB đã thực hiện trong thời gian qua như: Phát động cuộc thi: “Thiết kế thời trang môi trường và sản phẩm môi trường”; Tổ chức chiến dịch: “Làm đẹp quê hương Bác Tôn”; Đi tham quan thực tế: Vườn quốc gia Tràm Chim; Hưởng ứng sự kiện “Giờ Trái Đất”; Tổ chức hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới 05/06”;…

Qua các hoạt động này, CLB muốn mang đến cho các bạn sinh viên những kĩ năng như lãnh đạo, phát biểu trước đám đông, sự tự tin, khả năng hoà nhập,… để  trở thành một người hoàn thiện hơn . Giúp các bạn sinh viên không ngại sống trong môi trường mới, qua hành động của bản thân hướng cộng đồng gìn giữ môi trường xanh sạch đẹp tự tin

Không chỉ vui chơi, giải trí đơn thuần, nâng cao các kỹ năng mềm, CLB Môi trường cũng luôn chú trọng đến thành tích học tập của sinh viên, qua các buổi báo cáo seminar chuyên đề như: Tổ chức báo cáo seminar với chủ đề: “Ô nhiễm nguồn nước - các giải pháp”; “Hưởng ứng ngày Đa dạng sinh học”; “Hưởng ứng ngày đất ngập nước”…

Bên cạnh đó là những buổi giao lưu thân mật giữa các thành viên CLB với các thầy cô bộ môn, các công ty, doanh nghiệp môi trường với các anh chị khóa trước. Qua các hoạt động này việc dạy và học sẽ có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn cho sinh viên trong giờ chính khoá. Vốn sống, vốn hiểu biết của Thầy và Trò được mở rộng. Đối với giảng viên, giờ ngoại khoá giúp họ hiểu rõ hơn sinh viên của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó mà điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học tập cho phù hợp. Hơn nữa, giảng viên cũng có thêm kiến thức thực tế để bài giảng dạy phong phú hơn và tự tin hơn khi truyền thụ tri thức cho sinh viên.

Cũng trong năm vừa qua, với sự cố gắng và nổ lực của Ban chủ nhiệm CLB Môi trường, Bản tin CLB Môi trường được xây dựng và phát hành số đầu tiên vào tháng 05/2010. Đây được xem như là một sân chơi mới mà CLB mang đến cho các thành viên. Là nơi trao đổi học hỏi kiến thức, nhận thức, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các thành viên và của bạn đọc. Trong thời gian tới Ban chủ nhiệm sẽ tập chung nâng cao chất lượng các bài viết và mở rộng phạm vi phát hành báo trên phạm vi toàn trường.

      Để thể hiện tốt hơn nữa vai trò của CLB đối với các hoạt động ngoại khóa của sinh viên phương hướng hoạt động của CLB trong thời gian tới gắn 4 nội dung chính:

      1. Sinh hoạt chuyên môn: các hoạt động nhằm bổ trợ, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Những hoạt động cũng nhằm nâng cao chất lượng học tập của các bạn sinh viên. Ví dụ: hội thảo về những chủ đề chuyên môn, trao đổi về kinh nghiệm học tập và nghiên cứu khoa học, giải đáp thắc mắc về môn học. Đặc biệt là tập tin CLB Môi trường.

     2. Sinh hoạt kĩ năng: các hoạt động hướng tới việc nâng cao kĩ năng trong công việc như: trao đổi, bồi dưỡng các kĩ năng tìm kiếm thông tin, làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp,…

     3. Sinh hoạt hướng nghiệp: Những hoạt động kết nối sinh viên và doanh nghiệp. Thông qua các buổi giao lưu, trò chuyện, giới thiệu doanh nghiệp, cơ hội thực tập, việc làm, và các hoạt động đi thực tế,…. Nhằm giúp sinh viên có những hiểu biết thêm về ngành nghề và xác định được hướng đi cho tương lai, qua đó tạo động lực cho việc học tập, rèn luyện.

     4. Các hoạt động ngoại khóa: thể thao, văn nghệ, liên hoan, dã ngoại, ….

     Hoạt động ngoại khóa là hoạt động bổ ích, không thể thiếu, gắn liền với mỗi bạn sinh viên. Vì vậy, “Hãy sống vui vẻ và tham gia các hoạt động khi còn là sinh viên, để mai đây rời ghế nhà trường, chúng ta vẫn còn lưu lại chút kỷ niệm về một thời sinh viên đầy thú vị. Hãy là người sinh viên năng động các bạn nhé”.

                            

Page 2

Trang 1 / 11

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.

Page 7

Page 8

Video liên quan

Chủ Đề