Bài giảng vật liệu học trịnh văn trung năm 2024

Cuốn sách Vật liệu Kỹ thuật này đóng vai trò như là một giáo trình trợ giúp công việc đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Vật liệu và các chuyên ngành kỹ thuật khác như Cơ khí Chế tạo máy, Cơ khí Động lực, Kỹ thuật Tàu thủy, Kỹ thuật Hàng không, Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất – Dầu khí; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ai cần bổ sung, nâng cao kiến thức của mình về Vật liệu.

Bố cục của cuốn sách gồm hai phần chính: phần I – chế tạo vật liệu và phần II – vật liệu kỹ thuật với các nội dung chủ yếu sau: 1. Chế tạo vật liệu: Nội dung này được trình bày trong các chương 2, 3 và 4. 2. Cấu trúc vật liệu: Nội dung này được đặt trong chương 5. 3. Vật liệu kỹ thuật: Nội dung về vật liệu kỹ thuật được trình bày trong năm chương, từ chương 6 đến chương 10. 4. Lựa chọn vật liệu: Lựa chọn đúng vật liệu để đảm bảo các chức năng theo thiết kế của sản phẩm đạt hiệu năng cao là mục đích của chương 11. 5. Ăn mòn và thoái biến vật liệu: Các dạng ăn mòn, thoái biến vật liệu trong môi trường theo thời gian và các phương pháp bảo vệ vật liệu trong các điều kiện tương ứng là nội dung chính của chương 12. Phần phụ lục cuối sách nhằm hỗ trợ độc giả cập nhật các kỹ thuật về phân tích cấu trúc, tổ chức tế vi của vật liệu.

Liên hệ

Tầng 7 nhà A6, Số 484 Lạch Tray - Ngô Quyền Hải Phòng

Điện thoại: 02253.829.245; Email: viencokhi@vimaru.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/viencokhi.hanghaivietnam

Thiết kế website chuyên nghiệp Vinaweb

Dưới đây là tổng hợp các file tài liệu mà mình sưu tầm được. Các bạn nhấn vào nút để tải file về nhé, File trên Scribd chỉ là để xem trước file. 1. Bài giảng môn công nghệ tạo hình vật liệu Tài liệu môn Công nghệ gia công sản phẩm may

Hiện nay vật liệu kim loại vẫn còn chiếm địa vị chủ chốt và rất quan trọng, song không còn giữ được ngôi độc tôn trong chế tạo cơ khí vì ngoài nó ra người ta đang sử dụng ngày một nhiều hơn ceramic, polyme và đặc biệt là compozit. Trong các trường đại học kỹ thuật và chuyên nghiệp đã và đang có sự chuyển đổi giảng dạy môn "Kim loại học và nhiệt luyện" hay “Vật liệu kim loại" sang "Vật liệu học" hay “Vật liệu học cơ sở. Cuốn sách này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Ở nước ngoài người ta thường dùng từ "Khoa học và công nghệ vật liệu" [Materials Science and Engineering] để đặt tên cho loại sách này. Khoa học vật liệu là môn học nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức và tính chất của vật liệu, trên cơ sở đó Công nghệ vật liệu có mục tiêu là thiết kế hay biến đổi tổ chức vật liệu để đạt tới các tính chất theo yêu cầu.

Trong mọi công việc của kỹ sư cơ khí, từ việc quyết định phương án thiết kế, tính toán kết cấu cho đến gia công, chế tạo, lắp ráp vận hành máy, thiết bị, tất thảy đều có liên quan mật thiết đến lựa chọn và sử dụng vật liệu. Điều quan trọng nhất đối với người học là phải nắm được cơ tính và tính công nghệ của các vật liệu kể trên để có thể lựa chọn và sử dụng chúng tốt nhất và hợp lý, đạt các yêu cầu cơ tính để ra với chi phí gia công ít nhất, giá thành rẻ và có thể chấp nhận được. Song điều quyết định đến cơ tính và tính công nghệ lại nằm ở cấu trúc bên trong. Do vậy mọi yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong như thành phần hóa học, công nghệ chế tạo vật liệu và gia công vật liệu thành sản phẩm [luyện kim, đúc, biến dạng dẻo, hàn và đặc biệt là nhiệt luyện] đều có ảnh hưởng đến cơ tính cũng như công dụng của vật liệu được lựa chọn, tất thảy được khảo sát một cách kỹ càng.

Giáo trình được biên soạn trên cơ sở thực tiễn của sản xuất cơ khí ở nước ta hiện nay, có tham khảo kinh nghiệm giảng dạy môn này của một số trường đại học ở Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Trung Quốc..., đã được áp dụng ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mấy năm gần đây.

Trong thực tế sử dụng vật liệu, đặc biệt là vật liệu kim loại, không thể lựa chọn loại vật liệu một cách chung chung [ví dụ: thép] mà phải rất cụ thể [ví dụ: thép loại gì, với mác, ký hiệu nào] theo các quy định nghiêm ngặt về các điều kiện kỹ thuật do các tiêu chuẩn tương ứng quy định. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, sản xuất cơ khí đang sử dụng các sản phẩm kim loại của rất nhiều nước trên thế giới, do đó không thể để cập được hết. Khi giới thiệu cụ thể các thép, gang, giáo trình sẽ ưu tiên trình bày các mác theo tiêu chuẩn Việt Nam [nếu có] có đi kèm với các mác tương đương hay cùng loại của tiêu chuẩn Nga do tiêu chuẩn này đã được quen dùng thậm chí đã phổ biển rộng rãi ở nước ta trong mấy chục năm qua. Trong trường hợp ngược lại khi tiêu chuẩn Việt Nam chưa quy định, giáo trình lại giới thiệu các mắc theo tiêu chuẩn Nga có kèm theo cách ký hiệu do TCVN 1659-75 quy định. Ngoài ra cũng kết hợp giới thiệu các mác thép gang của Hoa Kỳ, Nhật Bản là những quốc gia có nền kinh tế, khoa học - công nghệ mạnh hằng đầu thế giới. Trong phần hợp kim màu, chủ yếu giới thiệu các mác của tiêu chuẩn AA [cho nhôm] và CDA [cho đồng] là các tiêu chuẩn rất thông dụng trong giao dịch thương mại trên thế giới, đồng thời có đi kèm với các mức tương đương hay cùng loại của tiêu chuẩn Nga. Rõ ràng là ngay cả với cách trình hày như vậy cũng không thể thỏa mãn hết các yêu cầu thực tế sử dụng và lúc này phải tham khảo các sách tra cứu tương ứng.

Cũng cần nói thêm rằng các thuật ngữ khoa học dùng trong sách theo đúng các quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 1658 - 87 và TCVN 1660 - 87.

Cuối cùng như tên gọi của nó, chúng ta nên coi các điều trình bày trong sách như là phần kiến thức cơ sở về vật liệu thường dùng trong sản xuất cơ khí. Điều đó cũng có nghĩa để làm tốt hơn các công việc kỹ thuật, cần tham khảo thêm các sách, tài liệu chuyên sâu hơn về từng lĩnh vực đã để cập.

Rõ ràng là không thể đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối, nhất là do sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ trên thế giới và ở nước ta, do kinh nghiệm có hạn của người viết cũng như sự chậm trễ cập nhật thông tin ở nước ta, cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế, rất mong được hạn đọc trao đổi.

Tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về những đóng góp quý báu cho cuốn sách.

Chủ Đề