Bài học lịch sử của hiền tài la nguyên khí của quốc gia

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh ra đời

Năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

b. Xuất xứ văn bản

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba.

c. Bố cục:

  - Phần 1: Từ đầu… làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.

  - Phần 2: Phần còn lại; nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia

- Mệnh đề khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”→ người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.

- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, đề cao danh tiếng, phong tước cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc.

- Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách

b. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

- Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.

- Noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác, “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.

- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.

c. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

- Thời nào thì hiền tài cũng “là nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.

- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với thịnh suy của đất nước [đây là triều đại hoàng kim nhất của lịch sử chế độ phong kiến ở Việt Nam vì biết dùng và quý trọng hiền tài].

- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

d. Giá trị nội dung

- Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

- Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.

e. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ.

- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý. 

Loigiaihay.com

Trang chủ » Lớp 10 » Soạn văn 10 tập 2

Câu 3: trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Theo anh [chị] bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?

Bài làm:

 Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ :

  • Thời nào „hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia“, phải biết quý trọng nhân tài.
  • Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước [triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiên Việt Nam].
  • Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
  • Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
  • Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, trán chảy máu chất xám. Vinh danh các thủ khoa đỗ đầu trong các kì thi

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 32 văn 10 tập 2, soạn câu 3 trang 32 văn 10 tập 2, trả lời câu 3 trang 32 văn 10 tập 2, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Văn 10 tập 2

Lời giải các câu khác trong bài

Trang chủ » Lớp 10 » Soạn văn 10 tập 2

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"?

Bài làm:

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Thân Nhân Trung [1418- 1499] là Hậu Phủ, quê ở làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng [Bắc Giang]. Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng. Được phong là Phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.
  • Tác phẩm: Bài kí được khắc bia năm 1418, giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.

2. Phân tích văn bản

a. Vai trò quan trọng của hiền tài.

  • Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
    • Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức.
    • Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

→ Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

→ Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước.

  • Phương pháp lập luận: diễn dịch. Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập: Nguyên khí thịnh >< Nguyên khi suy; đất nước nhiều hiền tài >< đất nước hiếm hiền tài; thế nước mạnh >< thế nước suy.

→ Khẳng định tính chất rõ ràng, hiển nhiên của chân lí.

b. Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương

  • Những việc đã làm: Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng, ban chức tước, ban yến tiệc...

→ Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.

  • Việc sẽ làm: Khắc bia tiến sĩ.

c. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ:

  • Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước.
  • Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
  • Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước.

1. Phân tích chi tiết tác phẩm

a. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài với quốc gia.

  • Mệnh đề khẳng định: "hiền tài là nguyên khí quốc gia" -> người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
  • Nhà nước đã từ trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, đề cao danh tiếng, phong tước cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc.
  • Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài. Vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.

b. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

  • Khuyến khích nhân tài "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua."
  • Noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác, "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng."
  • Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nước nhà.

c. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

  • Thời nào thì hiền tài cũng là "nguyên khí quốc gia", phải biết quý trọng nhân tài.
  • Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với thịnh suy của đất nước [đây là triều đại hoàng kim nhất lịc sử chế độ phong kiến ở Việt Nam vì biết dùng và quý trọng hiền tài]
  • Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách trọng dụng nhân dài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu mềm.

2. Tổng kết:

  • Nội dung: Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước; những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 
  • Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết, giàu sức thuyết phục.
  • Ý nghĩa: Bài học về việc trọng dụng nhân tài cho đất nước. 

Lời giải các câu khác trong bài

Video liên quan

Chủ Đề