Bài học từ cuộc chiến tranh biên giới 1979

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc [17/2/1979], rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu… Và chúng ta vô cùng thấm thía về cái gọi là tình hữu nghị, hữu hảo.

Nhìn lại, sau Thế chiến II, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, hình thành phe xã hội chủ nghĩa [XHCN] do Liên Xô, Trung Quốc dẫn đầu để đối lập với phe tư bản chủ nghĩa [TBCN] do Mỹ cầm đầu. Các nước trong phe XHCN đã từng có thời gian đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau rất có hiệu quả.

Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, từ thập niên 60 thế kỷ XX, mối quan hệ giữa các nước XHCN bị rạn nứt nghiêm trọng. Giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng nảy sinh mâu thuẫn trầm trọng và nước nào cũng muốn kéo Việt Nam phải ngả theo mình với những động cơ rất khác nhau.

Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã hết sức khôn khéo thực hiện chiến lược ngoại giao cân bằng giữa hai cường quốc nhằm thực hiện được mục tiêu thống nhất đất nước mình.

Khi không lôi kéo và cũng không chỉ đạo được Việt Nam, phía Trung Quốc đã trở mặt. Trung Quốc xúi dục chế độ Ponpot gây chiến với Việt Nam nhưng  thất bại. Lợi dụng sự kiện này Trung Quốc đã tuyên bố “Dạy cho Việt Nam một bài học” ngông cuồng rằng: “Sáng ăn phở Hà Nội, tối cơm tấm Sài Gòn” bằng việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 17/2/1979, với nhiều mục đích khác nhau.

Mục đích đó là gì? Đó là thanh trừng nội bộ [ông Đặng Tiểu Bình muốn chiếm lấy sự lãnh đạo quân đội từ tay ông Hoa Quốc Phong]; Muốn cứu nguy chế độ Ponpot gây sức ép bằng quân sự với Việt Nam; Chứng minh với Phương Tây là Trung Quốc đã không còn “bản chất Cộng sản” như thời ông Mao Trạch Đông, để tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ của Tư bản, cho phát triển kinh tế sau cuộc thanh trừng Cách mạng văn hóa, đã khiến họ kiệt quệ.

Rất tiếc, Trung Quốc đã thất bại với mục đích, âm mưu của mình. Khi nhận thấy không thể “đánh nhanh thắng nhanh” trong cuộc chiến xâm lược này, Trung Quốc đã tiến hành rút quân rất nhanh. Bởi vì, hơn ai hết người Trung Quốc hiểu rõ không thể sa lầy ở Việt Nam như Mỹ. Họ cũng không thể ở lại lâu vì như thế để chiến đấu với Việt Nam là không thể thắng.

Dĩ nhiên, trong số các cuộc chiến bảo vệ biên giới, thì chiến công đẩy lùi giặc ngoại xâm năm 1979 của nhân dân ta tuy oai hùng nhất, nhưng tổn thất về người nặng nề đau thương nhất. Và đây cũng cuộc chiến để lại cho dân tộc ta nhiều bài học xương máu.

Bài học đắt giá nhất chính là sự trưởng thành về nhận thức của người Việt Nam: Không thể ảo tưởng rằng có những giá trị cao hơn tinh thần và lợi ích dân tộc! Và điều khiến người Việt Nam khắc cốt ghi tâm, ám ảnh nhất, chính vì sự mất cảnh giác, quá tin vào tình bạn, tình hữu nghị viển vông, mà dân tộc Việt Nam đã bị tàn sát thương tâm, hàng nghìn người vô tội Việt Nam đã bị sát hại.

Chính vì đã từng quá tin vào “tình bạn trong sáng” của Trung Quốc, mất cảnh giác mà dân tộc ta đã trả một cái giá quá đắt. Để rồi khi chiến tranh đau thương xảy ra, ta mới tỉnh thức nhận ra, tình bạn ấy là như thế nào.

Nói cách khác, chúng ta không được mơ hồ về những cuộc chiến tranh mà Trung Quốc đem đến cho dân tộc Việt Nam, càng không được ảo tưởng về tình bạn, tình hữu nghị mà ta đã từng mắc phải trong cuộc chiến biên giới phía Bắc.

Chúng ta cần giáo dục tinh thần cảnh giác, âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh về những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc chiến xâm lược mà Trung Quốc đem đến cho dân tộc Việt Nam. Thậm chí cần phải được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ trẻ biết tới.

Có thể thấy, cuộc chiến biên giới phía Bắc đã đi vào lịch sử 43 năm, ngần ấy thời gian, Việt Nam cũng gác lại quá khứ, nhưng không bao giờ quên. Biên giới Việt Nam - Trung Quốc sau sự kiện tháng 2/1979 vẫn luôn căng thẳng, kể cả trên đất liền lẫn dưới biển đảo.

Đá Subi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố

Thậm chí, đến tận ngày hôm nay, sau khi đã xâm lược Hoàng Sa, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn không từ bỏ tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam. Với dã tâm xâm lược vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà của họ ngày càng được dung dưỡng, nuôi lớn lên thêm.

Chính vì thế, dù “gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”, đồng thời xây dựng lòng tin chiến lược để cùng chung tay giữ hòa bình. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: “Từ thực tế Việt Nam sau chiến tranh, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lòng tin, chung tay gìn giữ hòa bình, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đem lại sự an toàn, hạnh phúc cho mọi người dân trên Trái Đất, chung tay xây dựng, bảo vệ hòa bình, an ninh và hợp tác, phát triển, vì một thế giới xanh, sạch, phát triển bền vững, bao trùm và nhân văn hơn”.

Thế nhưng, với những gì đất nước đã và đang trải qua, chúng ta vẫn cần  cảnh giác với cái gọi là tình bạn hữu nghĩ, mối quan hệ hữu hảo với các nước, trong đó có Trung Quốc.

Việc này đòi hỏi Đảng, Nhà nước, cùng toàn thể quân và nhân dân ta phải luôn luôn đoàn kết, cảnh giác, sẵn sàng đánh trả tất cả các cuộc tấn công lấn chiếm biên giới, những hành động gây hấn, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

>> [40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc] Nghĩ về những đường biên Tổ quốc

Ngày 17/2/1979, lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta. Ảnh: Thường Thanh

Lịch sử Việt Nam không hề phẳng lặng, bình yên mà đầy phong ba, bão táp. Rất nhiều thế hệ cha ông của chúng ta đã phải hi sinh máu xương để giữ vững bờ cõi nước nhà. Và cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 - cách đây 43 năm là một minh chứng.

Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Đây là một nguyên nhân trực tiếp, quan trọng vì Khmer Đỏ là đội quân được Trung Quốc trang bị vũ khí, đạn dược, quần áo,... Cho rằng Việt Nam “đánh vỗ mặt”, làm mất uy tín Trung Quốc, Bắc Kinh bịa cớ để phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam] Quân chủ lực Việt Nam lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng Việt Nam sẽ gục ngã vì bất ngờ.

Trung Quốc đã mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Việt Nam khi huy động khoảng 600.000 quân gồm 9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập, cộng là 32 sư đoàn bộ binh, khoảng 550 xe tăng và xe bọc thép, gần 2.000 pháo các loại. Ngoài ra, địch còn tập trung chuẩn bị hơn khu vực biên giới gần 700 máy bay các loại, cùng nhiều tàu chiến đấu của Hạm đội Nam Hải.

Quân và dân Việt Nam bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km, và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.

Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979, nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. 

Dễ nhận thấy, Việt Nam đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nhưng đó cũng là thất bại của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979. Về vật chất, sơ bộ có thể thấy, tính đến ngày 18/3/1979, 62.500 lính Trung Quốc đã bị tiêu diệt tại trận, ta bắt sống 260 bộ binh, đánh thiệt hại nặng 9 quân đoàn chủ lực, bắn cháy 280 xe tăng thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo cối và hỏa tiễn của Trung Quốc.

Theo học giả Hàn Quốc Yu In Sun, đây là một sự tổn thất về uy tín quốc gia đối với một nước lớn như Trung Quốc khi bị thất bại trong tay của một nước nhỏ bé như Việt Nam, dẫn tới cái tên “hổ giấy”.

>> [40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc]: Hồi ức của một người lính

Những người lính tuổi 18, 20 tham gia mặt trận Vị Xuyên. Ảnh tư liệu

Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: Cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.

Thứ nhất: Cần nhận thấy rõ bản chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược. Như Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an nhận định: “Bản chất của Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn, chứ không phải chủ nghĩa quốc tế vô sản Mác - Lênin... Vì thế, chúng ta cố gắng thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác, tận dụng tối đa thị trường khổng lồ 1,41 tỷ dân của họ, nhưng dứt khoát phải trên nguyên tắc tối thượng là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của Việt Nam”.

Thứ hai: Luôn đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, trong cả nước, phát huy tinh thần toàn dân đánh giặc. Đồng thời, luôn cảnh giác cao độ và nắm thế chủ động trong mọi tình huống.

Thứ ba: Phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường cả ở cấp độ địa phương đến cả nước. Trong cuộc chiến 1 tháng của năm 1979, chính tinh thần tự chủ các địa phương đã quyết định thắng lợi của quân dân ta.

Thứ tư: Sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, cùng các nước xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, phát triển trong khu vực và trên thế giới nhưng không bao giờ xóa bỏ lịch sử, lật lại lịch sử. Cần hiểu rõ bạn – thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.

Thiếu tướng Lê Văn Cương còn góp ý rằng, chúng ta phải đưa nội dung cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm 1979 vào chương trình sách giáo khoa, để giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, để hậu thế biết những gì cha ông ta đã từng trải qua. Đừng đánh đồng, ngụy biện rằng, việc này là kích động chủ nghĩa dân tộc, làm xấu quan hệ Việt-Trung.

Có thể nói, lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.

Chúng ta không bao giờ quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Và phải luôn giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần chiến đấu ngoan cường của cha anh, luôn tri ân những người đã ngã xuống, đã hy sinh một phần xương máu. Luôn nhớ các bài học từ cuộc chiến đó để vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay!

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề