Bài tập về các biện pháp tu từ lớp 8

4.Hình ảnh ẩn dụ ” giọt long lanh ” có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống . Dạng bài tập tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nằm trong ý nhỏ của bài tập Đọc - Hiểu. Vì thế với tâm lý chủ quan mà các bạn thường bỏ không chú ý đến phần bài tập này. Học văn Chị Hiên sẽ cùng các bạn làm dạng bài tập này để tránh mất điểm nhé!

Bài 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ

"Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Miền Nam đang nắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười"

(Bác ơi ! - Tố Hữu )

Đáp án:

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thể hiện qua “đã ra đi rồi sao”. Có ý nghĩa giảm sự buồn đau, mất mát nặng nề trước sự ra đi của Bác. Thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu.

Bài 2: Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn sau

“Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.”

(Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu)

Đáp án:

Câu văn trên đã sử dụng biện pháp nói quá: “ Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời”. Biện pháp tu từ này giúp đã nhấn mạnh dù vết thương có đau đến mấy đi chẳng nữa thì nhân vật vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.

Bài 3: Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau

“Biết nói gì trước biển em ơi!

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng…”

(Trước biển – Vũ Quần Phương)

Đáp án:

Đoạn thơ sử dụng điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định và tô đậm thêm những vẻ đẹp của biển quê hương: Nó vừa hào hiệp phóng khoáng cũng vừa kiên nhẫn vững bền, vừa nghiêm trang mà giản dị.Thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào và thể hiện tình yêu của nhà thơ đối với biển cả quê hương.Bên cạnh đó, tạo nên nhịp điệu nhanh, gấp, như lời kể mãi về những vẻ đẹp bất tận của biển quê hương.

Bài 4: Tìm và chỉ ra hiệu quả của biện pháp sử dụng trong đoạn trích sau

“…Hỡi đồng bào toàn quốc!

“…Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất

nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước…”

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh)

Đáp án:

Trong đoạn văn chính luận trên, Hồ Chí Minh sử dụng biện pháp tu từ điệp từ: “Hỡi đồng bào”, “Ai có … dùng” làm cho lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác trở nên có tính kêu gọi và sâu sắc hơn. Các câu văn trở nên thúc dục mọi người mạnh mẽ đứng lên kháng chiến, bảo vệ dân tộc trước quân ngoại xâm.

Học văn chị Hiên đã cùng các em hoàn thành xong 4 bài tập về biện pháp tu từ. Hy vọng những bài tập trên đây sẽ giúp các em biết cách xác định và hiểu rõ tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài tập. Theo dõi thêm nhiều bài học bổ ích, thú vị qua: Học văn chị Hiên.

Biện pháp tu từ là gì lớp 8?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Có bao nhiêu biện pháp tu từ về từ?

Các biện pháp tu từ về từ thường gặp là: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ.

Các biện pháp tu từ gồm những gì?

Danh sách biện pháp tu từ.

Đảo ngữ.

Điệp ngữ.

Hoán dụ.

Liệt kê.

Nhân hóa..

Nói giảm - Nói tránh..

Nói quá.

Thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ?

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.