Bài tập về cộng trừ, nhân chia số nguyên violet

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: …/… /…

Ngày dạy: …/…/…                       

 Tiết 31,32,33         §14.phép cộng và phép trừ số nguyên

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức:

– Quy tắc cộng, trừ số nguyên, tính chất phép cộng, trừ số nguyên.

– Một số bài toán thực tiễn liên quan đến phép cộng, trừ số nguyên.

2. Nănglực:

– Năng lực chung: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

– Năng lực đặc thù bộ môn: cộng trừ số nguyên, tính nhanh, các bài toán thực tế.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Đồ dùng hay hình ảnh , phiếu học tập 1,2,3,phấn màu…

2. HS: SGK,nháp,bút, tìm hiểu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

                           1. Hoạt động 1:Mở đầu [3 phút]

a] Mục tiêu: Tiếp cận phép cộng trừ số nguyên.

b] Nội dung:  Bài toán:  Nhiệt độ ban ngày ở đỉnh mẫu sơn vào ngày mùa đông là -30C nếu ban đêm giảm thêm 50C thì nhiệt độ lúc này bao nhiêu?

c] Sản phẩm: HS trả lời bài toán.

d] Tổ chức thực hiện:

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giao cho HS thảo luận và trả lời bài toán

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới   

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [25 phút]

2.1: Cộng hai số nguyên cùng dấu.

a] Mục tiêu: HS nêu được quy tắc cộng hai số nguyên âm, thực hiên được cộng hai số nguyên cùng dấu.

b] Nội dung: Tìm hiểu ví dụ 1, tổng quát quy tắc cộng hai số nguyên âm, vận dụng bài toán thực tiễn.

c] Sản phẩm: Quy tắc cộng hai số nguyên âm, ví dụ 1, luyện tập 1.

d] Tổ chức thực hiện

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS quan sát thực hiện trên trục số. Giao nhiệm vụ HS thực hiện.

Giao nhiệm vụ HS đọc và phân tích ví dụ 1

Giao nhiệm vụ HS làm luyện tập 1.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

•             HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

•             Số -2 là số nguyên dương hay nguyên âm, nó nằm ở đâu trên trục số. Từ điểm O di chuyển ntn để được  điểm biễu diễn -5; từ đó di chuyển ntn để được phép toán [-2]+ [-5]? Kết quả bao nhiêu?

•             Người ta cộng hai số nguyên âm âm người ta cộng phần nào và giữ nguyên phần nào?

•             Kết quả bao nhiêu

•             HS phát biểu thành lời quy tắc.

•             HS thảo luận làm luyện tập 1.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành  kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.        

[-2]+[-5]= -7

Quy tắc: [SGK/TR]

Ví dụ 1:

[-28]+ [-27]= -[28+27]= – 65

Luyện tập 1:

a. [-12]+ [-48] = -[12+48] = -60

b. [-236] + [- 1025]

= -[236 + 1025] = – 1261

Ghi nhớ: [SGK]

2.2: Cộng hai số nguyên khác dấu

a] Mục tiêu: HS nhận biết 2 số đối nhau, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu

b] Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

– TÌm hiểu hai số đối nhau trên trục số

– Thực hiện phép cộng hai số nguyên khác dấu.

c] Sản phẩm: Xác định số đối của số nguyên, phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, ví dụ 2, luyện tập 2.

d] Tổ chức thực hiện

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

•             Yêu cầu HS làm câu hỏi ?

•             Thông qua ví dụ nêu tổng quát thế nào là số đối của số nguyên. Thực hiện luyện tập 2.

•             Giao nhiệm vụ cho nhóm nửa lớp thực hiện hđ 3, nửa lớp thực hiện hđ 4.

•             Giao HS thảo luận cặp phân tích ví dụ 2, từ đó tổng quát quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Thực hành luyện tập 3.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

•             GV  hướng dẫn  ? trên trục số biễu diễn 3 và -3; 3 và -3 phần nào giống và phần nào khác.

•             Tổng quát thế nào là hai số đối.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành  kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.         Trên trục số hai số 3 và -3 có cùng khoảng cách đến O. Ta gọi hai số 3 và -3 là hai số đối.

số đối của 4 là -4

    Số đối của -5 là 5.

Tổng quát: [SGK/TR]

Quy tắc: Cộng hai số nguyên khác dấu[SGK]

Ví dụ 2:

a.            9 + [-9] = 0

b.            9 + [-5] = 9 – 5 = 4

c.             [-12] + 9 = – [ 12- 9] = -3

Luyện tập 2

a.            203 + [-195] = 203 -195 = 8

b.            [-137] + 86 = – [137 -86]= -51

2.3: Tính chất của phép cộng

a] Mục tiêu: Nhận biết tính chất phép cộng số nguyên, vận dụng làm các bài toán tính nhanh.

b] Nội dung:  Phát biểu tính chất phép cộng số nguyên, ví dụ 3, luyện tập 4, hoạt động 5, hoạt động 6.

c] Sản phẩm: Tính chất phép cộng số nguyên, thực hành 3, ví dụ 3, luyện tập 4, hoạt động 5, hoạt động 6.

d] Tổ chức thực hiện

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

•             Giao HS nửa lớp làm hoạt động 5, nửa lớp làm hoạt động 6.

•             Gọi HS đọc tính chất phép cộng.

•             Giao nhiệm vụ HS phân tích ví dụ 3, thực hiện luyện tập 4.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

•             HS làm Hđ 5, 6

•             Tìm hiểu các tính chất của phép cộng.

•             HS đọc và phân tích ví dụ 3

•             HS làm luyện tập 4

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành  kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học.         Hđ 5:

a+ b = [-7] + 11 = 4

b + a = 11 + [-7] = 4

vậy a + b = b + a

Hđ 6:

[a + b] + c = [2 + [-4]] + [-6]

= -8

a+ [b + c] = -8

Vậy [a + b] + c = a+ [b + c]

TÍnh chất phép cộng: [SGK]

Ví dụ 3:

a.            137 + [-40] + 2020+ [-157]

= [137 +[-157]]+[2020-40]= -20+ 1980= 1960

b.            5 + [-7]+ 9 + [-11] + 13 + [-15]

= [-7 + 5]+ [-11+ 9]+ [-15 + 13]= -2 + [-2] + [-2]

= -6

Luyện tập 4:

a.            [-2019] + [-550] + [-451]

= – [2019 + 550 + 451]

= -3000

b.            [-2] + 5 + [-6] + 9

= [5-2] + [9 -6] = 3 + 3

= 6

2.4: Trừ hai số nguyên

a] Mục tiêu: Nhận biết phép trừ số nguyên, vận dụng làm phép trừ số nguyên.

b] Nội dung:  Thực hiện Hđ 7, 8, ví dụ 4, luyện tập 5.

c] Sản phẩm: Phép trừ số nguyên, Hđ 7, 8, ví dụ 4, luyện tập 5.

d] Tổ chức thực hiện

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

•             HS thực hiện Hđ 7, 8

•             Gọi HS tổng quát quy tắc phép trừ hai số nguyên.

•             HS nghe GV hướng dẫn dựa vào ví dụ 4 để làm luyện tập 5.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

•             HS thảo luận HĐ 7, 8

•             Làm luyện tập 5.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS hình thành  kiến thức mới.

GV: Yêu cầu HS đọc phần đóng khung và đánh dấu học. Hđ 7:

Câu 1: Hiệu số giữa số tiền lãi và lỗ là:  5 – 2 = 3.

Câu 2: 5 + [-2] = 3 [triệu]

Hđ 8:

3 – 4 = 3 + [-4]

3 -5 = 3 + [-5]

Quy tắc: Trừ hai số nguyên[SGK]

Luyện tập 5

a.            5 – [-3] = 5 + 3 = 8

b.            [-7] – 8 = [- 7] + [-8]

= -15

Hoạt động 3: Luyện tập[10 phút]

a] Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm bài tập cụ thể.

b] Nội dung:  Giải bài tập 3.9, 3.10,  3.12, 3.16.

c] Sản phẩm: bài tập 3.9, 3.10,  3.12, 3.16.

d] Tổ chức thực hiện

              HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS                        SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS làm bài tập sgk

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS làm bài tập, HS khác nhận xét, bổ sung,ghi vở.

GV hướng dẫn HS.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS.        3.9

a. [-7] + [-2] = – [7 + 2] = -9

b. [-8 + -15] = – [8 + 15]= – 23

3.10

a. 6 + [-2] = [6 -2] = 4

b. [-10] + 4 = – [10 – 4] = – 6

3.12

a. 9 – [-2] = 9  + 2 = 11

c. 27 – 30 = 27 + [-30] = – [30 -27] = -3

3 .16

a.            152 + [ -73] – [-18] -127

= 152 + 18 + [[-73]+ [-127]]

= 170 -200 = -30

b.            7 + 8 + [-9] + [-10]

= [-9 + 7] + [-10 + 8]

= -2 + [-2] = -4

                             Hoạt động 4: Vận dụng[5 phút]

a] Mục tiêu: HS làm quen với một số kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b] Nội dung: Học sinh hoàn thành vận dụng 1, 2, 3.

c] Sản phẩm: vận dụng 1, 2, 3.

d] Tổ chức thực hiện

         HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS             SẢN PHẨM DỰ KIẾN

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao HS đọc và làm các vận dụng.

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả của HS,củng cố.       Vận dụng 1:

[-135] + [-45] = -[135 + 45]

= – 180

Vậy điểm A nằm ở độ cao

-180 m

Vận dụng 2:

Máy thăm dò ở độ cao:

[-946] + 55 = -891 m

Vận dụng 3:

Nhiệt độ chênh lệch:

27 – [-48] = 750C

                        * Hướng dẫn tự học ở nhà[2 phút]

– HS nắm vững quy tắc cộng, trừ, tính chất phép cộng số nguyên.

– LÀm bài tập  3. 14 – 3.16.

          IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

          V. HỒ SƠ DẠY HỌC [Đính kèm các phiếu học tập/bảng điểm              

Video liên quan

Chủ Đề