Bài tập xác định kết quả kinh doanh thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong quá trình làm kế toán tổng hợp, việc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bắt buộc. Nếu kế toán không có cái nhìn tổng quát và chính xác về quy trình lập báo cáo và xác định kết quả kinh doanh thì sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng.

Bạn đang xem: Bài tập xác định kết quả kinh doanh theo thông tư 200

Mô hình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1. Quy trình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Để các bạn dễ hình dung ra quy trình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp; Kế toán Việt Hưng xin trình bày quy trình này dưới dạng mô hình.

Kết chuyển nhằm mục đích đẩy các TK đầu 5 ,6, 7, 8, 9 không còn số dư đúng như nguyên tắc của kế toán

a] Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu [vì để làm giảm doanh thu đi]

Vì khi phát sinh các khoản CKTM, HBBTL, GGHB kế toán đã ghi Nợ TK 5211, 5212, 5213 để ghi giảm doanh thu, cuối kỳ để kết chuyển cho tài khoản đầu 5 không còn số dư cuối kỳ kế toán cần định khoản

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5211, 5212, 5213: Các khoản giảm trừ doanh thu

b] Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911: Xác định kq kinh doanh

c] Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911: Xác định kq kinh doanh

d] Kết chuyển thu nhập khác

Nợ TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

e] Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

f] Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp [theo QĐ 48]

Có TK 642 [6421, 6422,…]: Chi phí quản lý doanh nghiệp [theo TT 200]

g] Kết chuyển chi phí tài chính

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 : Chi phí tài chính

h] Kết chuyển chi phí khác

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác

i] Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

k1] Nếu lỗ kế toán định khoản

Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

k2] Nếu lãi kế toán định khoản.

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

2. Ví dụ cụ thể cho việc kết chuyển

2.1. Câu hỏi

Tháng 06/2015 tại Công ty Tân Long hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Bán 1 lô hàng A trị giá 100.000.000đ, thuế suất thuế GTGT bán ra là 10% cho Công ty Hoàng Anh, chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn bán hàng là: 80.000.000đ

2. Bán 1 lô hàng B có trị giá bán là 18.000.000đ, thuế GTGT bán ra là 10%, Chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn là 15.000.000đ.

3. Công ty Hoàng Anh phát hiện 1/2 số hàng trên bị lỗi nên đã trả lại 1/2 giá trị lô hàng đã mua ở nghiệp vụ 1[Biết rằng khi mua là một mặt hàng có cùng giá trị].

Xem thêm: The Doraemon Special [Đội Quân Doraemons Đặc Biệt+Đội Quân Đôrêmon Thêm] Chap 7 Next Chap 8

4. Chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên tháng 01/2013 là: 20.000.000đ.

5. Chi phí tiếp khách phát sinh theo hóa đơn số 0000245. Có số tiền không bao gồm thuế 1.500.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

6. Thanh lý ô tô có nguyên giá là 1.2 tỷ. Thời gian khấu hao là 6 năm. Đã sử dụng được 3 năm. Giá thanh lý chưa VAT là 500 triệu. [ thuế GTGT 10%]. Khách hàng chưa thanh toán. Chi phí thanh lý 5.000.000 đ đã thanh toán bằng tiền mặt

7. Chi phí lãi vay trong tháng 6/2015 là 55.000 đ

8. Lãi tiền gửi ngân hàng 6/2015 : 38.000 đ

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, kết chuyển và tính lãi lỗ.

2.2. Trả lời

Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

Nghiệp vụ 1:

Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 131: 110.000.000

Có TK 5111: 100.000.000

Có TK 3331: 10.000.000

Phản ánh giá vốn bán hàng

Nợ TK 632: 80.000.000

Có TK 1561: 80.000.000

Nghiệp vụ 2:

a. Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 131: 19.800.000

Có TK 5111: 18.000.000

Có TK 3331: 1.800.000

b. Phản ánh giá vốn bán hàng

Nợ TK 632: 15.000.000

Có TK 1561: 15.000.000

Nghiệp vụ 3:

Phản ánh bút toán hàng bán bị trả lại

Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 5212: 50.000.000

Nợ TK 3331: 5.000.000

Có TK 131: 55.000.000

Phản ánh giá vốn giảm 1/2

Nợ TK 1561: 40.000.000

Có TK 632: 40.000.000

Nghiệp vụ 4:

Tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên

Nợ TK 6421: 20.000.000

Có TK 334: 20.000.000

Nghiệp vụ 5:

Chi phí tiếp khách tính vào chi phí hợp lý

Nợ TK 6427: 1.500.000

Nợ TK 1331: 150.000

Có TK 111: 1.650.000

Nghiệp vụ 6:

Ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 : 600.000.000

Nợ TK 811: 600.000.000

Có TK 211 : 1.200.000.000

Thanh lý TSCĐ:

Nợ 131: 550.000.000

Có TK 711 : 500.000.000

Có TK 331 : 50.000.000

CP thanh lý:

Nợ TK 811 : 5.000.000

Có TK 111 : 5.000.000

Nghiệp vụ 7:

Chi phí tài chính

Nợ TK 635: 55.000

Có TK 112: 55.000

Nghiệp vụ 8:

Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 112: 38.000

Có TK 515: 38.00

Bước 2. Cuối kỳ kết chuyển

a. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 5111: 50.000.000

Có TK 5212: 50.000.000

b. Kết chuyển doanh thu bán hàng

Lấy phát sinh có TK 511 – Phát sinh nợ TK 511 =[100.000.000+18.000.000] – 50.000.000 = 68.000.000. Đây là doanh thu thật sự phát sinh cần kết chuyển.

Nợ TK 511 : 68.000.000

Có TK 911: 68.000.000

c. Kết chuyển giá vốn hàng bán.

Nợ TK 911: 55.000.000 [ 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000]

Có TK 632: 55.000.000 [ 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000]

d. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 911: 21.500.000

Có TK 642: 21.500.000

e. Kết chuyển thu nhập khác

Nợ TK 711: 500.000.000

Có TK 911: 500.000.000

f. Kết chuyển chi phí khác

Nợ TK 911: 605.000.000

Có TK 811: 605.000.000

g. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515: 38.000

Có TK 911: 38.000

h. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 911: 55.000

Có TK 635: 55.000

68.000.000+38.000+500.000.000-21.500.000-55.000.000-55.000-5.000.000-600.000.000 = – 113.517.000

Bài tập kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp về cách tính và hạch toán chi phí và số tiền phải nộp khi tạm tính và quyết toán thuế TNDN

Bài tập 1: Tính thuế TNDN tạm tính quý và hạch toán chi phí thuế phải nộp khi tạm tính:
Trong Qúy 1 năm 2021, Công ty Thiên Ưng có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

Số nghiệp vụ Nội dung nghiệp vụ Tổng số tiền Ghi chú
NV1 Bán 20 chiếc tủ lạnh cho công ty A 500.000.000 Chưa bao gồm VAT 10%
Chi phí giá vốn 80.000.000
NV2 Cử nhân viên đi học nâng cao trình độ 3.000.000
NV3 Bán 2 chiếc Tivi cho công ty B 22.000.000 Đã bao gồm VAT 10%
Chi phí giá vốn 12.000.000
NV4 Công ty B phát hiện 1 Tivi bị lỗi
Yêu cầu trả lại 1 chiếc bị lỗi
Nhập kho 1 chiếc tivi bị lỗi 6.000.000
Bị phạt vi phạm HĐKT 500.000 Có thỏa thuận trên HĐKT
NV5 Thanh lý 1 chiếc điều hòa câycủa BPQL bị hỏng
Nguyên giá 35.000.000
Đã khấu hao tínhvào chi phí 34.000.000
Số tiền thanh lý thu được 5.500.000 Đã bao gồm VAT 10%
NV6 Nộp tiền thuế môn bài năm 2020 2.000.000
NV7 Nhận tiền lãi vay của công ty C 5.000.000
NV8 Chi tiền sinh nhật nhân viên 1.000.000 Đúng theo quy chế
NV9 Mua xe ô tô 7 chỗ cho BPQL
Nguyên giá 1.800.000.000
Khấu hao 10 năm
Chi phí khấu hao trong quý 1/2020 45.000.000
NV10 Nộp phạt tiền mất hóa đơn GTGT 6.000.000
NV11 Mua hàng hóa của công ty D 100.000.000 Đã thanh toán
Được hưởng chiết khấu thanh toán 2% 2.000.000 Đã nhận được tiền CK
NV12 Bán 100 hàng hóa cho công ty E:
Giá bán chưa chiết khấu 220.000.000 Đã VAT 10%
Chiết khấu thương Mại 5% trên HĐ 11.000.000 CK trên giá đã có VAT
Chi phí giá vốn 120.000.000
Chi phí vận chuyển 6.600.000 Đã VAT 10% và được khấu trừ
NV13 Thanh toán tiền thuê nhà của cá nhân 120.000.000 Không có hóa đơn
Nộp thay tiền thuế GTGT và TNCN cho chủ nhà 13.333.333 HĐ thỏa thuận khoản thuế DN trả
Số tiền nhà được phân bổ chi phí trong Qúy 1 33.333.333
NV14 Thanh toán tiền điện mang tên chủ nhà 2.000.000 Chưa VAT 10%, HĐ thể hiện DN trả
NV15 Lương và Trích lương trong quý
Lương và BHBB của Bộ phận bán hàng 75.000.000
Lương và BHBB của Bộ phận quản lý 135.000.000
NV16 Nộp thay tiền thuế TNCN cho 1 cán bộ ở BPQL 300.000 [Có thỏa thuận trên HĐLĐ]
NV17 Chi tiền thưởng tết âm lịch cho nhân viên 60.000.000 Đúng theo quy chế
NV18 Chi phí cho biếu tặng khách hàng dịp tết 55.000.000 Đã bao gồm VAT 10%
NV19 Chi tiền quảng cáo 20.000.000 Chưa VAT 10%, được khấu trừ
NV20 Chi tiền tiếp khách cho BPBH 2.200.000 Nhận hóa đơn bán hàng [HĐ trực tiếp]

Thêm thông tin về công ty Thiên Ưng:

+ Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

+ Hạch toán kế toán theo thông tư 200
+ Hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, thương mại thông thường.

+ Áp dụng mức thuế suất: 20%
+ Năm 2020, công ty Thiên Ưng Quyết toán thuế TNDN lãi [đã nộp thuế đầy đủ]

Đề bài yêu cầu:

1. Xách định từng khoản: doanh thu, thu nhập khác, chi phí được trừ, và chi phí không được trừ

2. Tính ra số thuế TNDN tạm tính phải nộp của quý 1 năm 2021

3. Hạch toán chi phí thuế TNDN và số tiền phải nộp theo tạm tính

Đáp Án:


Để làm được bảng tính trên các bạn cần tham khảo nội dung tại các bài viết sau:

+Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN

+Các khoản thu nhập khác phải tính thuế TNDN

+Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

+Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

Căn cứ vào số liệu trên, chúng ta thực hiện tính thuế TNDN tạm tính cho quý 1/2021 như sau:

Công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi Phí được trừ + Thu nhập khác

Đưa số liệu vào như sau:

Thu nhập chịu thuế = 700.000.000 - 637.533.333 + [7.000.000 + 5.000.000] =74.466.667
Thu nhập tính thuế =74.466.667 - 0 - 0 =74.466.667 [Vì Thiên Ưng không có thu nhập miễn thuế và không có số lỗ được chuyển]
Thuế TNDN phải nộp =74.466.667 X 20% =14.893.333

Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý 1 như sau:
- Bút toán tính thuế TNDN vào chi phí:

Nợ 8211:14.893.333

Có 3334: 14.893.333

- Khi đi nộp tiền, căn cứ vào giấy nộp tiền vào NSNN [điện tử, qua mạng] hạch toán:

Nợ 3334:14.893.333

Có 1121:14.893.333

* Lưu ý:

- Chi phí để đưa vào tính thuế TNDN là chi phí được trừ

- Khi làm việc ở bên ngoài thực tế, tại thời điểm tạm tính ở các quý các bạn có thể chưa cần loại ngay các khoản chi phí không được trừ này ra. Mà để khi làm tờ khai QTT TNDN vào cuối năm tiến hành loại ra cũng được [đưa vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai QTT TNDN].

- Để biết chi tiết về cách tính các bạn tham khảo tại đây:Cách tạm tính thuế TNDN theo quý

Bài tập 2:Hạch toán thuế TNDN hàng năm

Thông tin:

Công ty Thiên Ưng thành lập tháng 1 năm 2021
Thuế suất áp dụng: 20%

Vào năm 2021, Cách quý có số liệu phát sinh như sau:

- Tạm tính Qúy 1: Lãi 5 triệu [Đã nộp thuế bằng điện tử]

- Tạm tính Qúy 2: Lãi 12 triệu [Đã nộp tiền thuế bằng điện tử]

- Tạm tính Qúy 3: Lỗ 3 triệu

- Tạm tính Qúy 4: Lãi 10 triệu [Đã nộp tiền thuế bằng điện tử]

- Khi quyết toán thuế TNDN ra lãi 30 triệu

Yêu cầu:

+ Hạch toán thuế TNDN tại các quý

+ Hạch toán thuế TNDN chênh lệch khi quyết toán

+ Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN vào cuối kỳ kế toán để xác định kết quả kinh doanh

Đáp án:

1. Hạch toán tại các quý khi tạm tính:

1.1. Hạch toán tạm tính quý 1:

- Chi phí thuế:

Nợ 8211: 1.000.000

Có 3334: 1.000.000

- Nộp tiền thuế:

Nợ 3334: 1.000.000

Có 1121: 1.000.000

1.2. Hạch toán tạm tính quý 2:

- Chi phí thuế:

Nợ 8211: 2.400.000

Có 3334: 2.400.000

- Nộp tiền thuế:

Nợ 3334: 2.400.000

Có 1121: 2.400.000

1.3. Hạch toán tạm tính quý 3:

Vì quý 3 lỗ không phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính nên quý 3 không phải hạch toán thuế TNDN tạm tính quý

1.4. Hạch toán tạm tính quý 4:

- Chi phí thuế:

Nợ 8211: 2.000.000

Có 3334: 2.000.000

- Nộp tiền thuế:

Nợ 3334: 2.000.000

Có 1121: 2.000.000

2. Hạch toán thuế TNDN chênh lệch khi quyết toán

Do khi quyết toán thuế TNDN ra lãi 30 triệu nên số tiền thuế phải nộp của cả năm là: 30.000.000 x 20% = 6.000.000

Nhưng thực tế trong năm đã nộp ở Qúy 1 + 2 + 4: 1.000.000 + 2.400.000 + 2.000.0000 = 5.400.000

=> Phần chênh lệch là 6.000.000 - 5.400.000 = 600.000

Do nộp tạm tính ít hơn số phải nộp của cả năm khi quyết toán => Số tiền 600.000 là nộp thiếu, còn phải nộp thêm [tức là tăng tiền thuế]

=> Hạch toán phần chênh lệch đó như sau:

Nợ 8211: 600.000

Có 3334: 600.000

3. Hạch toán kết chuyển vào 911

Xác định:

+ Tổng phát sinh Nợ của TK 8211: 6.000.000

+ Tổng phát sinh có của TK 8221: 0

Do tài khoản 8211 Có số phát sinh Nợ lớn hơn phát sinh Có

Nên phần chênh lệch sẽ được hạch toán như sau:

Nợ 911: 6.000.000

Có 8211: 6.000.000

Để hiểu thêm về cách hạch toán này các bạn có thể tham khảo thêm:Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp


Video liên quan

Chủ Đề