Bài thù hoạch về nhà tù Phú Lợi

Nhà tù Phú Lợi - một "địa ngục trần gian"

Cập nhật lúc 08:58, Thứ Năm, 29/12/2016 [GMT+7]

Về thăm Thủ Dầu Một, nhạc sĩ Võ Đông Điền - Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh Bình Dương, tác giả nhạc phẩm “Tiếng hát chim đa đa” đã ngấm vào lòng công chúng, đưa đoàn văn nghệ sĩ Lâm Đồng đến thăm Nhà tù Phú Lợi [đường 1 tháng 12, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một] nay là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được xếp hạng ngày 10/7/1980. Nhạc sĩ bồi hồi cho biết: Tại đây, thời gian bị giam cầm, nhà văn Sơn Nam đã viết bài thơ thay lời tựa truyện “Hương rừng Cà Mau” nổi tiếng.
 

Phục dựng cảnh tù nhân bị đọa đày ở Phú Lợi. Ảnh: Đ.Thanh


Nhà tù Phú Lợi do chế độ Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ xây dựng năm 1957 để giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước Việt Nam. Đây là 1 trong 6 nhà tù lớn nhất miền Nam [Côn Đảo, Phú Quốc, Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp và Phú Lợi] được dựng lên phục vụ quốc sách “tố Cộng, diệt Cộng” nhằm bình định miền Nam. Nhà tù nguyên là căn cứ quân sự của Pháp, Nhật để lại, Mỹ - ngụy cải tạo, mở rộng thành trại giam chính trị phạm kiên cố và quy mô. Từ trại giam cấp tỉnh, Phú Lợi được nâng cấp thành Trung tâm cải huấn chính trị quốc gia - một mô hình nhà tù mới. Phú Lợi là nơi biểu hiện cụ thể nhất chương trình “chinh phục trái tim và khối óc” những chiến sĩ cộng sản và người yêu nước. Trong suốt 8 năm tồn tại [1957 - 1964], Phú Lợi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” với đủ thứ cực hình tra tấn dã man, tàn khốc. Nhà tù giết hại tù nhân cả về thể xác và tinh thần. Phú Lợi thực hiện chính sách lao động khổ sai, đặt 14 điều nội quy mục đích để kìm kẹp và tra tấn tù nhân với những hầm kỷ luật, xà lim… Hành hạ tù nhân về tinh thần bằng cách tẩy não, buộc mọi người phải ly khai cách mạng, suy tôn chế độ Việt Nam cộng hòa… Thế nhưng âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù vẫn không dập tắt được ngọn lửa cách mạng trong trái tim những người cộng sản: 

Đừng hỏi tên ai còn ai mất.

Sáu ngàn người chỉ một tên chung.

Chỉ một tên: hòa bình, thống nhất.

Tên những người bất khuất, kiên trung.

[Nhà thơ Hoàng Trung Thông]

Vào tháng 11/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức các đợt đày tù nhân chính trị [tù nhân “loại A” hay gọi là “tù Cách mạng”] ra Côn Đảo. Do biển động, tàu không ra được vùng biển Vũng Tàu - Côn Đảo nên chuyến đi hoãn lại. Ngày 30/11/1958, nhà tù bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân khiến hàng trăm người bị trúng độc. Đến ngày 1/12, số người tử vong lên đến hàng ngàn. Trước tình hình đó, các chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà tù vừa tổ chức tự cứu chữa cho tù nhân bị trúng độc, vừa đấu tranh tố cáo hành động này. Tù nhân đã tung nóc nhà giam, chiếm đài phát thanh, dùng các tấm tôn cuộn thành loa lên tiếng tố cáo. Vụ việc lan truyền rộng khắp, gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà còn chấn động cả thế giới. Nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa sự bi tráng này: 

…Trong một ngày - 

mùng một tháng mười hai

Nào ai ngờ không có nữa ngày mai

Chúng tôi chết trong đêm dài tàn khốc

Đứt ruột gan, nắm cơm thuốc độc.

Tím xương da nanh nọc lũ đê hèn.

Trái tim hồng chết uất máu bầm đen.

Trước tội ác Mỹ - ngụy gây ra, khi sang thăm Việt Nam vào năm 1959, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Đức gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ: “... Chúng tôi tin chắc rằng các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam sẽ thắng mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chế độ khủng bố hèn hạ. Bởi vì các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam đấu tranh cho sự nghiệp chính đáng nhất, cao quý nhất của dân tộc...”. Trước dư luận phẫn uất, phản đối từ trong nước và quốc tế, nhà tù Phú Lợi buộc phải giải tán vào năm 1964.

Nhà tù Phú Lợi như một bằng chứng về tội ác của chế độ Việt Nam cộng hòa. Đến thăm Di tích, nay khu vực trung tâm nhà tù có dựng bức tượng bằng đồng cao 3,5 m của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu ghi lại sự kiện “Phú Lợi căm thù”. Các khu nhà giam C, nền nhà giam A, B, nhà kỷ luật, tháp canh, lô cốt đều được giữ nguyên vẹn hoặc tôn tạo lại....

58 năm đã đi qua, giờ đây khu trại giam Phú Lợi ngày xưa đã và đang được kiến tạo thành công viên cây xanh, nơi vui chơi, giải trí. Di tích là điểm tham quan giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ mai sau.

ÐAN THANH

,

Trải qua bao nhiêu sống dập gió dồi, truyền thống vẻ vang ấy vẫn thắp sáng trong tâm mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi lật lại những trang sử cũ, ta không thể không căm thù bọn Mỹ_Diệm đã vô cùng tàn ác đối với dân tộc ta. Và nhà tù Phú Lợi là nơi chứng kiến của hàng ngàn, hàng trăm cái chết bi thảm của những con người yêu nước.


Nằm cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một khoảng 3km, khu di tích lịch sử Phú Lợi là một trong những địa điểm mà du khách đi tuyến tham quan, du lịch văn hoá  lịch sử sẽ đến, mặc dù đã trải qua biết bao thế hệ nhưng nhà tù vẫn trang nghiêm, vẫn là hình dáng của cái nơi đã từng giam giữ và hành hạ dã man hàng ngàn người Việt Nam yêu nước. 

Mọi thứ đều rất thật, các mô hình, các bức hoạ rồi đến cả những hiện vật cùng với lời thuyết dẫn rất hay của các hướng dẫn viên, toàn bộ bức tranh lịch sử như tái hiện lại trong kí ức của chúng ta ngay cả khi chúng ta không tận mắt chứng kiến. Những hiện vật nơi đây đều được đánh đổi bằng xương bằng máu của những người đã gục xuống, thật khiến cho ta xúc động…Những cái xiềng, cái xích, những cái tù sắt khổng lồ, những chiếc máy chém, những “lồng” nuôi “cọp”, những bài ca, những câu thơ yêu nước của các chiến sĩ viết trên những bức tường vôi khắc khổ…Đến tham quan nhà tù Phú Lợi chúng ta không chỉ có thể hiểu biết thêm về lịch sử, mà còn có thêm sự cảm nhận mới mà cuộc sống mà ông cha ta đã giành lại…

Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang ấy, nhà tù Phú Lợi  đã và đang được tôn tạo thêm thành công viên xanh cho mọi người, cho mọi người giải trí và thư giãn. Hàng ngàn các bông hoa xanh đua nhau nở rộ, hàng ngàn các bóng cây xanh rợp bóng che phủ như bắt tay chung sức bảo vệ cho Phú Lợi này. Dấu tích đau thương còn lại ở nơi này là cho người ta hiểu hơn giá trị của cuộc sống yên bình ngày nay. Nhắc nhở mỗi con người chúng ta trong thời đại tiến bộ đừng bao giờ quên và cũng đừng bao giờ để cho lịch sử lặp lại...

Bình chọn Khu di tích Nhà tù Phú Lợi




Nhà tù Phú Lợi nay là một di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Bình Dương. Di tích này nằm cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một 3 km. Nơi đây là một nhà tù do Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam xây dựng vào năm 1957 để giam cầm những người được cho là Cộng sản. Nhà tù Phú Lợi có tổng diện tích khoảng 77.082 m², ngày 10 tháng 07 năm 1980, nhà tù này được nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Trong suốt 8 năm tồn tại [1957 - 1964], nhà tù Phú Lợi được mệnh danh là "Địa ngục trần gian" với đủ thứ cực hình tàn khốc. Cũng chính tại đây, trong thời gian bị giam cầm, nhà văn Sơn Nam đã cho ra đời bài thơ thay lời tựa truyện Hương rừng Cà Mau nổi tiếng.[cần dẫn nguồn]

Tượng đài tại nhà tù Phú Lợi

Tượng sáp tái dựng lại hoàn cảnh sống của tù nhân

Vào tháng 11 năm 1958, chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam tổ chức các đợt đày tù nhân chính trị [tù nhân "loại A" hay còn gọi là "tù Cách mạng"] ra Côn Đảo. Do biển động, tàu không ra được vùng biển Vũng Tàu - Côn Đảo nên chuyến đi phải hoãn lại.[cần dẫn nguồn]

Theo thông tin từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào ngày 30 tháng 11 năm 1958, nhà tù được cho là đã bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân khiến hàng trăm tù nhân bị trúng độc [đến ngày 1 tháng 12 năm 1958 số người tử vong đã lên đến hàng ngàn][1]. Trước tình hình đó, tổ chức Đảng Cộng sản trong nhà tù vừa tổ chức tự cứu chữa cho tù nhân bị trúng độc, vừa đấu tranh tố cáo hành động này. Các tù nhân đã tung nóc nhà giam, chiếm đài phát thanh, dùng các tấm tôn cuộn thành loa lên tiếng tố cáo. Vụ việc lan truyền rộng khắp nơi, gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà cả thế giới, cuối cùng nhà tù Phú Lợi buộc phải giải tán vào năm 1964.[2]

Ngày nay, nhà tù Phú Lợi được xem như một bằng chứng về tội ác của chế độ Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam tại miền Nam Việt Nam.

 

Bên trong phòng biệt giam nhà tù Phú Lợi

Trung tâm nhà tù là bức tượng bằng đồng cao 3,5 m của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu ghi lại sự kiện "Phú Lợi căm thù". Các khu nhà giam C, nền nhà giam A, B, nhà kỷ luật, tháp canh, lô cốt đều được giữ nguyên vẹn hoặc tôn tạo lại. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý về cuộc đấu tranh của các tù nhân đồng thời phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của các tù nhân, như bộ cờ tướng chạm khắc tinh xảo bằng gỗ cẩm lai, chiếc vỏ gối được thêu hay chiếc quần nhiều tác dụng...

Giờ đây, 12 ha đất thuộc khu trại giam Phú Lợi ngày xưa đã và đang được tôn tạo thành công viên cây xanh, làm nơi vui chơi, giải trí cho mọi người và là điểm tham quan giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

Trong một ngày - mùng một tháng mười hai. Nào ai ngờ không có nữa ngày mai Chúng tôi chết trong đêm dài tàn khốc Đứt ruột gan, nắm cơm thuốc độc. Tím xương da nanh nọc lũ đê hèn. Trái tim hồng chết uất máu bầm đen Tố Hữu 20-01-1959[3]Đừng hỏi tên ai còn ai mất. Sáu ngàn người chỉ 1 tên chung. Chỉ 1 tên: hòa bình, thống nhất. Tên những người bất khuất,kiên trung. Hoàng Trung Thông
  • Thảm sát nhà tù Phú Lợi

  1. ^ Nguồn: Kỷ niệm 50 năm ngày "Phú Lợi căm thù"". Báo Lao động. Truy cập 2008-26-12.
  2. ^ “Nhà tù Phú Lợi trên website tỉnh Bình Dương”. www.binhduong.gov.vn. ngày 20 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ Nhà thơ Tố Hữu viết về sự kiện tù nhân Phú Lợi bị đầu độc năm 1959

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Một số nguồn tham khảo trong xem thảo luận có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn đáng tin cậy. Bạn có thể giúp cải thiện bài viết này bằng cách tìm kiếm các nguồn tham khảo tốt hơn, đáng tin cậy hơn. Các nguồn không đáng tin cậy có thể bị nghi vấn hoặc bị xóa.

  • Bản đồ nhà tù Phú Lợi
  • Kỷ niệm 50 năm nhà tù Phú Lợi
  • Nhà tù Phú Lợi

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_tù_Phú_Lợi&oldid=68825166”

Video liên quan

Chủ Đề