Ban dân vận là gì

I. Về chức năng nhiệm vụ của Ban dân vận Huyện uỷ.

            Căn cứ hướng dẫn số 01/HDLB-TC-DV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận huyện ủy như sau:

1. Chức năng:

Ban Dân vận Huyện uỷ là một Ban thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, là cơ quan tham mưu của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc .

2. Nhiệm  vụ

- Nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy những chủ trương về công tác dân vận; chuẩn bị, tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng về công tác dân vận; thẩm định các đề án về công tác dân vận trước khi trình cấp ủy; tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về công tác dân vận trong hệ thống chính trị [trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc ].

- Hướng dẫn các cấp ủy, các tổ chức Đảng thực hiện các nghị quyết chủ trương của cấp trên; hướng dẫn khối dân vận, cấp ủy cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ.

- Giúp cấp ủy kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Theo dõi tình hình, phong trào và nguyện vọng của quần chúng, tổng kết kinh nghiệm, thực hiện chế độ báo cáo, kiến nghị và đề xuất chủ trương với Trung ương và cấp ủy địa phương về công tác dân vận và những vấn đề liên quan công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ triển khai công tác tổ chức và cán bộ trong khối theo quy định của cấp ủy; đề xuất việc bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ trong khối thuộc diện cấp ủy quản lý, kiến nghị những biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; tổ chức hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho cán bộ của hệ thống chính trị; tham gia công tác xây dựng Đảng ở các Đảng bộ cơ quan khối Dân vận.

- Chủ trì phối hợp với các Ban, ngành liên quan, nhất là các cơ quan trong khối các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.

1- Chức năng

Ban Dân vận Tỉnh uỷ là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác dân vận [bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo].

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất:

- Những chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, đề án, chương trình công tác dân vận của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân [bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân] để báo cáo và tham mưu với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

- Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo.

- Phối hợp với cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng trong nhân dân và phong trào quần chúng để kịp thời báo cáo, tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo tốt công tác dân vận và xử lý những vấn đề mới phát sinh.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh, cán bộ làm công tác dân vận của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.

- Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

2.3- Phối hợp:

- Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh uỷ. Tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ trong khối và cán bộ dân vận cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.

- Với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và hội quần chúng cấp tỉnh tham gia công tác xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền; động viên nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo.

2.4- Thẩm định, thẩm tra:

- Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham gia thẩm định các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ nhân dân và công tác dân vận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao:

- Nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, hội quần chúng trong tỉnh.

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

- Thực hiện những công việc khác do Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao.

Theo Điều 8, Quy định số 219-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ, thành ủy

1- Chức năng

Là cơ quan tham mưu của tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ về công tác dân vận [bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo].

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất:

a] Những chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của tỉnh uỷ và ban thường vụ tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc giam gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình công tác dân vận của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ.

b] Tham mưu cho tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

c] Theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân [bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân] để báo cáo và tham mưu với tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ.

d] Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

a] Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ trị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận.

b] Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhân dân nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng trong nhân dân và phong trào quần chúng để kịp thời báo cáo, tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo tốt công tác dân vận và xử lý những vấn đề mới phát sinh.

c] Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp uỷ và cán bộ làm công tác dân vận của các cấp trong đảng bộ tỉnh.

d] Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

2.3- Phối hợp:

a] Với ban tổ chức tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ban dân vận tỉnh uỷ. Tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ trong khối và cán bộ dân vận cấp uỷ trực thuộc theo phân cấp quản lý.

b] Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.

c] Với Mặt trận Tổ quốc tỉnh để vận động nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo.

d] Với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng cấp tỉnh tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

2.4. Thẩm định, thẩm tra:

a] Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ.

b] Tham gia thẩm định các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực tỉnh uỷ giao:

a] Giúp cấp uỷ nắm tình hình và tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng ở địa phương.

b] Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tình hình và tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo hoạt động công tác dân vận cảu các cơ quan nhà nước ở địa phương.

c] Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với ban thường vụ tỉnh uỷ, Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

d] Thực hiện những công việc khác do tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo ban:

Gồm trưởng ban và không quá 3 phó trưởng ban. Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phó trưởng ban.

3.2- Các đơn vị trực thuộc:

- Văn phòng.

- Phòng Đoàn thể và các hội.

- Phòng Dân vận các cơ quan nhà nước.

- Phòng Dân tộc và Tôn giáo.

4- Biên chế:

Biên chế chung của ban dân vận tỉnh uỷ từ 18-21 người. Ban Dân vận Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Nghệ An từ 20-25 người; Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội, Ban Dân vận Thành uỷ Thành phố Hồ Chí minh từ 25-30 người.

Điều 9. Về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức

1- Về tiêu chuẩn chức danh

Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức, viên chức trong mỗi cơ quan, đơn vị do các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ xây dựng, ban thường vụ tỉnh uỷ quyết định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

2- Về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức

2.1- Đối với văn phòng tỉnh uỷ: bố trí cán bộ, công chức hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của văn phòng. Trong đó, phải có tối thiểu 60% biên chế trở lên làm công tác tham mưu, tổng hợp.

2.2- Đối với cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ khác: bảo đảm cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Trong đó, có tối thiểu từ 80% biên chế trở lên làm công tác tham mưu, tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề