Viện đào tạo là gì

Thông báo tuyển sinh Đại học Văn bằng hai chính qui năm 2021

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo Văn bằng hai [VB2] chính quy và Vừa làm vừa học [VLVH]; liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học VLVH năm 2021 như sau:

Xem bản gốc tại đây                        

NGÀNH ĐÀO TẠO

TT

Mã ngành

Ngành đào tạo

Chuyên ngành

Bằng được cấp

1

7480201

Công nghệ thông tin

 

Cử nhân

2

7520201

Kỹ thuật điện

Hệ thống điện

3

7520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 

4

7520207

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Phát thanh – truyền hình

Kỹ thuật Y sinh

 

5

7520103

Kỹ thuật cơ khí

Công nghệ Chế tạo máy

6

7520130

Kỹ thuật ô tô

 

7

7520114

Kỹ thuật cơ điện tử

 

8

7520137

Kỹ thuật in

 

9

7520301

Kỹ thuật hóa học

 

10

7520309

Kỹ thuật vật liệu

 

11

7520115

Kỹ thuật nhiệt

Máy và thiết bị nhiệt - lạnh

12

7540102

Kỹ thuật thực phẩm

 

13

7340101

Quản trị kinh doanh

 

14

7340301

Kế toán

 

15

7220201

Ngôn ngữ Anh [chỉ tuyển VB2]

 

2. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

  Thời gian đào tạo

- Văn bằng hai và liên thông từ cao đẳng lên đại học:  02 năm [chưa tính thời gian học bổ sung kiến thức].

- Liên thông từ trung cấp lên đại học:  03 năm [chưa tính thời gian học bổ sung kiến thức].

  Thời gian học: Liên tục trong tuần hoặc các ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

3. TỔ CHỨC TUYỂN SINH

  Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh dự tuyển hình thức đại học chính quy [sau đây gọi chung là văn bằng hai chính quy - VB2CQ]: Đã có bằng tốt nghiệp đại học chính quy.
  • Thí sinh dự tuyển hình thức đại học vừa làm vừa học [sau đây gọi chung là văn bằng hai vừa làm vừa học - VB2VLVH]: Đã có bằng tốt nghiệp đại học.
  • Thí sinh dự tuyển hệ liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học hình thức VLVH [sau đây gọi chung là liên thông]: Đã có bằng tốt nghiệp trung cấp [LTTC] hoặc cao đẳng  [LTCĐ].

 Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển và thi tuyển

a. Xét tuyển

  • Tổ chức xét tuyển dựa trên hồ sơ thí sinh dự tuyển đối với tất cả các ngành, riêng ngành Ngôn ngữ Anh phải tham dự thêm kỳ thi tuyển đầu vào theo mục b.
  • Thí sinh xét tuyển đạt yêu cầu sẽ được công nhận trúng tuyển có điều kiện và phải hoàn thành các học phần bổ sung [bổ túc]. Số học phần bổ sung được xem xét căn cứ vào bảng điểm tốt nghiệp của thí sinh dự tuyển và chương trình đào tạo mà thí sinh đăng ký dự tuyển.

b. Thi tuyển đầu vào đối với ngành Ngôn ngữ Anh

  • Thí sinh dự tuyển ngành Ngôn ngữ Anh phải tham gia thi tuyển đầu vào gồm 02 bài thi Kỹ năng đọc và Kỹ năng viết, mỗi bài thi được thiết kế trong thời gian 60 phút.
  • Thí sinh được xem xét miễn thi tuyển đầu vào nếu có một trong các chứng chỉ tiếng Anh còn hạn đến thời điểm nộp hồ sơ, cụ thể:  Chứng chỉ quốc tế tối thiểu: IELTS 4.5; iBT 53; TOEIC 500; TOEFL Institutional 477; TOEFL Computer 153; Preliminary PET; Chứng chỉ B1 hoặc tương đương do các cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

4. HỒ SƠ, THỜI GIAN TUYỂN SINH VÀ ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP

 Hồ sơ tuyển sinh:  Thí sinh đăng ký tuyển sinh làm hồ sơ theo mẫu do Trường ĐHBK Hà Nội  

                                   phát hành và nộp tại Viện Đào tạo liên tục hoặc tại đơn vị liên kết.

 Thời gian dự kiến tuyển sinh

  • Thời gian nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.
  • Thời gian tuyển sinh dự kiến [có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thực tế]:           
    • Đợt 20211: Tháng 04/2021
    • Đợt 20212: Tháng 10/2021
    • Địa điểm thi tuyển và học tập 
  • Đào tạo VB2CQ: Tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Đào tạo VB2VLVH,  LTCĐ hoặc LTTC: Tại Trường ĐHBK Hà Nội hoặc tại đơn vị liên kết đủ điều kiện theo quy định.

5. PHÍ TUYỂN SINH VÀ ÔN TẬP

Phí ôn tập: Căn cứ vào nhu cầu của thí sinh dự tuyển ngành Ngôn ngữ Anh, Nhà trường sẽ tổ chức ôn tập kiến thức trước khi thi tuyển. Phí ôn tập căn cứ nguyên tắc lấy thu bù chi theo số lượng thí sinh dự tuyển đăng ký ôn tập thực tế.

Phí tuyển sinh: 350.000đ/thí sinh dự tuyển nộp tại thời điểm nhận hồ sơ.

Học phí:  Áp dụng theo quyết định học phí hiện hành của Trường ĐHBK Hà Nội.

6. THÔNG TIN LIÊN HỆ:  Phòng Tuyển sinh, Viện Đào tạo liên tục - P.104 nhà C, Số 94 Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 024.38680359;  024.38683137;  0989090688.

Email:  - Website: //dtlt.hust.edu.vn  -  FB: //www.facebook.com/dtltbkhn

 

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

[Đã ký]

PGS. TS. Nguyễn Phong Điền

T Viện chuyên ngành Ngành đào tạo Định hướng chuyên ngành Chỉ tiêu Bằng chính quy được cấp Thời gian đào tạo
1 Viện Kinh tế và Quản lý Quản trị kinh doanh 30 Cử nhân 4 học kỳ
Quản lý công nghiệp 30
2 Viện Ngoại ngữ Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh KHKT và Công nghệ 60
3 Viện Điện Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Tự động hoá công nghiệp 80               Kỹ sư               4 học kỳ
Kỹ thuật điện Hệ thống điện 30
4 Viện CNTT và Truyền thông Công nghệ thông tin 100
5 Viện Cơ khí Kỹ thuật cơ điện tử 30
Kỹ thuật cơ khí Công nghệ chế tạo máy 30
6 Viện Cơ khí động lực Kỹ thuật ô tô Ô tô và xe chuyên dụng 30
7 Viện khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh Kỹ thuật nhiệt Kỹ thuật năng lượng 30
Máy và thiết bị nhiệt – lạnh 30
8 Viện Điện tử - Viễn thông Kỹ thuật y sinh Kỹ thuật y sinh 30
Kỹ thuật điện tử - viễn thông 30
9 Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang Công nghệ may 30
Kỹ thuật dệt 30
Công nghệ da giày 30
10 Viện Khoa học và Công nghệ Vật liệu Kỹ thuật Vật liệu 30
Kỹ thuật Vật liệu kim loại 30
11 Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Kỹ thuật sinh học 30
Kỹ thuật thực phâm 30
12 Viện Kỹ thuật Hoá học Kỹ thuật Hoá học CN Các chất Vô cơ 30
CN Chế biến khoáng sản 30
CN Điện hoá và Bảo vệ kim loại 30
CN Vật liệu Silicat 30
CN Hoá dược và Hoá chất BV thực vật 30
CN Hữu cơ – Hoá dầu 30
CN Vật liệu Polyme và Compozit 30
CN Xenluloza và Giấy 30
Quá trình Thiết bị CN Hoá học 30
Máy và Thiết bị Công nghiệp hoá chất dầu khí 30
Hoá học Hoá hữu cơ 30
Hoá lý 30
Hoá phân tích 30
Hoá vô cơ 30
Kỹ thuật in Kỹ thuật in 30
     

Với nền tảng kiến thức được đào tạo, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội. Hiện tại, 100% sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp; 8 % sinh viên tìm được các học bổng có giá trị tiếp tục học tập sau đại học tại nước ngoài trong năm đầu tiên sau tốt nghiệp; một số sinh viên đã thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và trở thành các doanh nhân thành đạt.

[Đang cập nhật nội dung.. vui lòng quay lại sau]

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY VĂN BẰNG HAI
KỸ SƯ NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

STT Mã số Tên học phần Khối lượng Tín chỉ học phí Kỳ học
Cơ sở và cốt lõi ngành
1 EE2020 Lý thuyết mạch điện I 4[3-1-1-8] 5.5 1
2 EE2120 Lý thuyết mạch điện II 2[2-0-1-4] 3.5 1
3 EE2030 Trường điện từ 2[2-0-0-4] 2 1
4 EE2110 Điện tử tương tự 3[3-0-1-6] 4.5 1
5 EE2130 Thiết kế hệ thống số 3[3-0-1-6] 4.5 1
6 EE3280 Lý thuyết điều khiển I 3[3-1-0-6] 4 1
7 EE3140 Máy điện I 3[3-0-1-6] 4.5 1
8 EE3110 Kỹ thuật đo lường 3[3-0-1-6] 4.5 1
9 EE3410 Điện tử công suất 3[3-0-1-6] 4.5 2
10 EE3490 Kỹ thuật lập trình 3[2-2-0-6] 4 2
11 EE3425 Hệ thống cung cấp điện 3[3-1-0-6] 4 2
12 EE3810 Đồ án I 2[0-4-0-8] 4 2
13 EE3510 Truyền động điện 3[3-0-1-6] 4.5 2
Chuyên ngành Hệ thống điện 2
14 EE4010 Lưới điện 3[3-1-0-6] 4 2
15 EE4051 Thí nghiệm HTĐ I [CA I, Lưới điện] 1[0-0-2-2] 3 2
16 EE4020 Ngắn mạch trong HTĐ 3[3-1-0-6] 4 2
17 EE4050 KTĐ cao áp I 3[3-1-0-6] 4 2
18 EE4040 Bảo vệ và điều khiển HTĐ I 3[3-1-0-6] 4 3
19 EE4030 Phần điện NMĐ và TBA 4[4-0-0-8] 4 3
20 EE4041 Thí nghiệm HTĐ II [BV&ĐK, NMĐ&TBA] 1[0-0-2-2] 3 3
21 EE4114 Quy hoạch hệ thống điện 3[3-1-0-6] 4 3
22 EE4060 Đồ án III [HTĐ] 2[0-0-4-4] 4 3
23 EE4112 Nhà máy thủy điện 2[2-0-0-4] 2 3
24 EE4115 Ổn định HTĐ 2[2-1-0-4] 3 3
25 EE4061 Bảo vệ và điều khiển HTĐ II 3[3-1-0-6] 4 3
26 EE5060 Sử dụng máy tính trong phân tích HTĐ 3[3-1-0-6] 4 4
27 EE4108 Tối ưu hóa chế độ HTĐ 3[3-1-0-6] 4 4
28 EE5050 Kỹ thuật điện cao áp II 2[2-1-0-4] 3 4
29 EE5100 Thực tập tốt nghiệp 3[0-0-6-6] 7.5 4
30 EE5010 Đồ án tốt nghiệp 9[0-0-18-18] 22.5 4

Sinh viên được đào tạo theo các định hướng ngành Công nghệ chế tạo máy, Hàn và Công nghệ Kim loại. Cơ khí chính xác và Quang học, Gia công áp lực, Khoa học và Công nghệ sản phẩm chất dẻo – Composite.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật động lực, truyền động cơ khí, truyền động thủy lực kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống và sản phẩm kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí và cơ khí động lực.

Tùy theo chuyên ngành học, sinh viên có thể làm việc ở một trong số các lĩnh vực như nghiên cứu và phát triển các thiết bị điện tử viễn thông tân tiến, mạng thông tin và hệ thống viễn thông,điện tử hàng không vũ trụ, phát thanh truyền hình, điện tử y tế, điện tử công nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY VĂN BẰNG 2
     KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
STT Tên học phần Mã số Khối lượng Tín chỉ học phí Kỳ học
1 Lý thuyết mạch điện 1 EE2020 4[3-1-1-8] 5.5 1
2 Lý thuyết mạch điện 2 EE2120 2[2-0-1-4] 3.5 1
3 Trường điện từ EE2030 2[2-0-0-4] 2 1
4 Điện tử tương tự EE2110 3[3-0-1-6] 4.5 1
5 Thiết kế hệ thống số EE2130 3[3-0-1-6] 4.5 1
6 Lý thuyết điều khiển 1 EE3280 3[3-1-0-6] 4 1
7 Máy điện 1 EE3140 3[3-0-1-6] 4.5 1
8 Kỹ thuật đo lường EE3110 3[3-0-1-6] 4.5 2
9 Điện tử công suất EE3410 3[3-0-1-6] 4.5 2
10 Vi xử lý EE3480 3[3-0-1-6] 4.5 2
11 Kỹ thuật lập trình EE3490 3[2-2-0-6] 4 2
12 Hệ thống cung cấp điện EE3420 4[3-1-1-8] 5.5 2
13 Điều khiển quá trình EE3550 3[3-1-0-6] 4 2
14 Đồ án 1 EE3810 2[0-0-4-8] 4 2
15 Truyền động điện EE3510 3[3-0-1-6] 4.5 3
16 Hệ thống đo và điều khiển CN EE3600 3[3-0-1-6] 4.5 3
17 Điều khiển logic và PLC EE4220 3[3-1-0-6] 4.5 3
18 Thiết bị nén và thủy lực trong TĐH EE4403 3[3-1-0-6] 4.5 3
19 Trang bị điện - điện tử các máy CN EE4240 4[3-1-0-8] 4 3
20 Đồ án chuyên ngành EE4340 2[0-0-4-4] 4 3
21 Thiết kế hệ thống điều khiển ĐTCS EE4336 3[3-1-0-6] 4 3
22 Kỹ thuật robot EE4341 3[3-1-0-6] 4 4
23 Hệ thống điều khiển số EE4435 3[3-1-0-6] 4 4
24 Thực tập tốt nghiệp EE5200 3[0-0-6-6] 4
25 Đồ án tốt nghiệp EE5020 9[0-0-18-18] 4

Có kiến thức chuyên môn sâu theo lĩnh vực ứng dụng của ngành, chú trọng đến năng lực tính toán thiết kế và phát triển các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực lọc hóa dầu, hóa dược và hóa chất bảo vệ thực vật, vật liệu polyme và compozit, xenluloza và giấy, chất vô cơ và vật liệu silicat.

Sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt - lạnh như: hệ thống lạnh, điều hoà không khí, lò hơi, hệ thống cung cấp nhiệt cho toà nhà và công nghiệp, thiết bị sấy, các loại lò công nghiệp, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm quạt máy nén, nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý năng lượng, năng lượng tái tạo, các hệ thống xử lí nước thải, khí thải của các dây

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học có khả năng làm chủ các công nghệ đặc thù của công nghệ sinh học, bao gồm từ làm việc với tác nhân sinh học [mức độ phân tử hoặc tế bào được tạo ra nhờ công nghệ tái tổ hợp DNA], đến thiết kế và quản trị hệ thống công nghệ và sản phẩm [thiết lập quy trình công nghệ, kiểm soát quá trình, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học trong suốt quá trình từ nguyên liệu tới sản phẩm cuối].

Cung cấp tổng hợp các mảng kiến thức cốt lõi về nguyên vật liệu hóa sinh và các đặc trưng của chúng giúp cho tạo lập các sản phẩm thực phẩm, về Kỹ thuật quá trình kết hợp với kiến thức về thiết lập và quản trị hệ thống công nghệ. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng, và quá trình thiết bị công nghệ thực phẩm.

Đào tạo nhân lực cho các hoạt động sản xuất, công nghệ-sản xuất, thiết kế và nghiên cứu khoa học liên quan đến các đơn vị có trang thiết bị công nghệ sản xuất vật liệu kết cấu, vật liệu chức năng vô cơ [kim loại và gốm] và vật liệu hữu cơ [vật liệu polymer và vật liệu cacbon], vật liệu tổ hợp và vật liệu lai ghép, vật liệu thông minh và vật liệu nano, vật liệu màng mỏng và lớp phủ. Tính toán thiết kế sơ đồ công nghệ, nghiên cứu tính chất vật liệu chứa các pha phân tán.

Đào tạo nhân lực cho các hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực chuẩn bị nguyên nhiên liệu, luyện hợp kim hệ sắt, và các hệ kim loại khác, gia công và xử lý trong đó có thay đổi thành phần hóa học và cấu trúc kim loại và hợp kim để đạt được tính chất nhất định. Các quá trình công nghệ và kết cấu thiết bị để tuyển khoáng và nhiên liệu, sản xuất và gia công kim loại đen, kim loại mầu và chế tạo các chi tiết, các quá trình và thiết bị cung cấp năng lượng, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện công nghệ, nghiên cứu các quá trình, vật liệu, sản phẩm, các cấu kiện, dự án, các phương pháp, thiết bị đo, tài liệu kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng mô hình toán các quá trình sản xuất thiết kế và nghiên cứu khoa học.

Cung cấp kỹ năng và kiến thức tiếng Anh Khoa học – Kỹ thuật và Công nghệ, có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong tác nghiệp ở các vị trí công việc khác nhau, tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

Tải xuống tại đây...

Khả năng áp dụng kiến thức về quản trị sản xuất, nhân lực, chất lượng, chuỗi cung cấp và dự án đầu tư kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong các ngành công nghiệp; năng lực tham gia thực thi các nghiệp vụ quản lý sản xuất, chất lượng, nhân sự, tài chính, dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp; quản lý các hệ thống, quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành về quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, kế toán doanh nghiệp và quản trị chiến lược để thiết kế và đánh giá các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp; có năng lực xây dựng các giải pháp kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Hiện tại các lớp văn bằng hai chỉ mở tại Viện Đào tạo liên tục-ĐHBK Hà Nội [học ngoài giờ hành chính] và tại trường ĐHBKHN [học cùng sinh viên chính qui trong giờ hành chính]

Video liên quan

Chủ Đề