Bằng cao đăng có chức danh là gì năm 2024

Nhiều sinh viên, phụ huynh đặt ra thắc mắc xoay quanh bằng cấp cao đẳng trước khi bước vào mùa tuyển sinh mới. Đặc biệt, vấn đề tốt nghiệp cao đẳng có được gọi là cử nhân đang nhận được sự quan tâm lớn.

Để biết "Tốt nghiệp cao đẳng có được gọi là cử nhân?", chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Tốt nghiệp cao đẳng có được gọi là cử nhân?

Tốt nghiệp cao đẳng có được gọi là cử nhân?

Cao đẳng là hình thức đào tạo chuyên môn về nhiều ngành nghề sau bậc THPT. So với hệ đại học, hệ cao đẳng có mức độ chuyên môn thấp hơn cũng như thời gian đào tạo được rút ngắn hơn từ 1 - 2 năm.

Theo quy định, sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng được gọi chung là cử nhân.

Thông tư 10 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2017 quy định danh hiệu, tên gọi của sinh viên cao đẳng sau tốt nghiệp tùy thuộc vào tính chất ngành và nghề đào tạo.

Theo đó, sinh viên hệ cao đẳng chính quy được gọi là cử nhân khi theo học các ngành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, ví dụ như cao đẳng sư phạm hệ chính quy.

Còn sinh viên nghề, các ngành kỹ thuật, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tấm bằng sinh viên nhận là bằng kỹ sư ví dụ như ngành Cơ khí, điện máy, ô tô...

Như vậy, nếu bạn theo học cao đẳng chính quy thì bằng cao đẳng vẫn gọi chung là bằng cử nhân [bằng cử nhân hệ cao đẳng và bằng cử nhân hệ đại học].

Các hình thức đào tạo hệ cao đẳng

Hiện nay, bậc cao đẳng được chia làm hai hình thức đào tạo, đó là hệ cao đẳng chính quy và cao đẳng nghề. Cụ thể, hệ cao đẳng chính quy là hình thức đào tạo thuộc hệ giáo dục và đào tạo của nước ta, chỉ xếp sau hệ đại học. Đây cũng là mô hình đào tạo tập trung sinh viên trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

So với đại học, hệ cao đẳng chính quy có nội dung học, khối lượng kiến thức ít hơn. Đồng nghĩa với chương trình học của sinh viên chỉ kéo dài từ 2 - 3 năm và tích lũy tối thiểu 60 tín chỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được hưởng đặc quyền liên thông lên bậc đại học để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Trong khi đó, cao đẳng nghề hoàn toàn khác với cao đẳng chính quy. Hệ cao đẳng nghề là hình thức đào tạo nghề cho sinh viên, giúp sinh viên trang bị những kỹ năng thực hành nhiều hơn lý thuyết. Cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường dạy nghề, quản lý chặt chẽ bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thời gian đào tạo của hệ cao đẳng nghề dao động từ 2 - 3 năm, tương đương với hệ cao đẳng chính quy. Thay vì nhận văn bằng tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên sẽ được cấp bằng đúng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chứng chỉ hàng nghề Dược là một trong số những giấy tờ vô cùng quan trọng để các Dược sĩ sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có thể hành nghề. Đây là một loại giấy tờ được kiểm soát hiện tại vô cùng chặt chẽ bởi Bộ Y Tế. Chính vì thế để có thể lấy được chứng chỉ hành nghề Dược, các Dược sĩ phải trải quá khá nhiều khâu cũng như yêu cầu thì mới được cấp loại giấy tờ này.

Chứng chỉ hành nghề Dược là loại giấy tờ hợp pháp để chứng minh Dược sĩ sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có thể hành nghề trong lĩnh vực Dược. Chứng chỉ hành nghề Dược chỉ được cấp 1 lần duy nhất cho những người có đủ điều kiện, và có hiệu lực trên toàn quốc.

Chứng chỉ hành nghề Dược có nội dung gì?

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp cho các Dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược, Cao đẳng Dược khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tại Điều 18 hoặc Điều 19 trong Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009.

Trong nội dung của chứng chỉ hành nghề Dược sẽ bao gồm các nội dung như sau:

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn.

- Hình thức hành nghề.

- Phạm vi hoạt động chuyên môn.

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp một lần, có giá trị hiệu lực trên Toàn Quốc. Trong trường hợp chứng chỉ hành nghề Dược bị mất, bị hỏng thì có thể được cấp lại chứng chỉ hàng nghề Dược.

Những loại văn bằng chuyên môn, chức danh nghề nghiệp được cấp chứng chỉ hàng nghề Dược.

Theo Điều 17, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016 quy định các văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp được cấp Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ”, “Dược sĩ đại học” hoặc “Dược sĩ cao cấp”.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y đa khoa do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Bác sĩ” hoặc “Bác sĩ đa khoa”.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành sinh học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành hóa học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ trung cấp” hoặc “Dược sĩ trung học”.
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp ngành y do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược là chứng nhận hoặc chứng chỉ do các cơ sở giáo dục trong nước cấp ghi rõ chức danh “Dược tá” hoặc “Sơ cấp dược”.

Ngoài ra, theo điều 18 tại Nghị định, quy định xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng và chức danh nghề nghiệp chưa được xác định:

  • Đối với một số văn bằng chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp mà chức danh nghề nghiệp ghi trên văn bằng đó không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 7 và 10 Điều 17 [nêu trên] của Nghị định này thì việc xác định phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
  • Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là một số nội dung thông tin những loại Văn bằng chuyên môn, chức danh nghề nghiệp được cấp chứng chỉ hành nghề Dược được Trường Cao đẳng Dược Hà Nội tổng hợp.

Chủ Đề