Bao lâu thì bế trẻ nằm ghé

Việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trước lúc con có thể tự lẫy sẽ dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như hội chứng đầu bẹt, ngạt thở…

Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian để ngủ. Là bố mẹ, bạn có thể quan sát thấy thói quen khi ngủ của con yêu và đôi khi cảm thấy thú vị khi bé nằm nghiêng khi ngủ. Tuy nhiên, không như người lớn, việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng người khi ngủ sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn không?

Câu trả lời cho tình huống này là không. Trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế nằm nghiêng sẽ gặp phải một số tình trạng sức khỏe sau:

1. Chứng đổi màu da

Khi mắc phải tình trạng này, phía thân người mà bé nằm nghiêng khi ngủ sẽ đổi màu thành màu hồng hoặc đỏ, trong khi nửa còn lại không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy luôn luôn có một ranh giới rõ ràng giữa 2 phần cơ thể với màu sắc rõ rệt.

Chứng đổi màu da xuất hiện khi trẻ sơ sinh ngủ nghiêng trong nhiều giờ. Tuy nhiên, dẫu cho có vẻ đáng báo động nhưng tình trạng này lại không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến bé và sẽ biến mất sau vài phút nếu bé được xoay lại tư thế nằm ngửa.

Nguyên nhân gây ra được cho là do trọng lực ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong các mạch máu và gây ra sự tích tụ của những tế bào hồng cầu gần da.

Điều trị

Chứng đổi màu da Harlequin không cần phải dùng đến các biện pháp y tế để chữa trị bởi thường sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn sau khi bé đổi tư thế ngủ.

2. Hội chứng đầu bẹt khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

Vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn còn khá mềm. Điều này sẽ cho phép não cũng như hộp sọ phát triển và mở rộng. Nếu áp lực tích tụ tại một số điểm của hộp sọ, khiến bộ phận này bị lõm, thậm chí chìm vào bên trong thì hội chứng đầu bẹt sẽ xảy ra.

Bé sẽ mắc phải hội chứng trên nếu thường xuyên ngủ trong tư thế nằm nghiêng và ở cùng một phía. Nếu hình dạng hộp sọ không phù hợp có thể hạn chế khả năng mở rộng của não bộ. Điều này có thể làm cho não trở nên kém phát triển.

Điều trị

Quá trình điều trị hội chứng đầu bẹt bao gồm sử dụng 1 loại mũ chuyên dụng có chức năng nắn đầu nhằm khắc phục vấn đề. Ngoài ra, bố mẹ phải luôn chú ý tư thế ngủ của con và tránh việc để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.

3. Tật vẹo cổ

Tật vẹo cổ được đặc trưng bởi cách nghiêng cổ bất thường theo một hướng do sự rút ngắn nghiêm trọng của cơ sternocleidomastoid kết nối phía bên của đầu với xương đòn. Vì các cơ của bé sơ sinh vẫn còn mềm và đang phát triển, chúng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng sang một bên khi ngủ.

Điều trị

Sự căng cứng ở cơ bắp sẽ được giải phóng thông qua hình thức vật lý trị liệu hoặc đeo dây nịt phục hồi. Dây nịt quấn quanh cơ thể bé kèm theo miếng đệm mềm gần cổ. Miếng đệm này có tác dụng đẩy đầu về vị trí bình thường.

4. Nguy cơ nghẹt thở nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

Bé sơ sinh nằm ngủ nghiêng khiến khí quản xoắn lại và có thể gây khó thở. Ngoài ra, tư thế này còn khiến thức ăn trong bụng bé trào ngược và tích tụ xung quanh lỗ mở khí quản tạo ra nguy cơ ngạt thở. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ hoặc nằm sấp đều làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS].

Điều trị

Không có biện pháp điều trị cho tác tình trạng này, nhưng bạn có thể ngăn ngừa bằng cách không để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ.

Bí quyết ngăn ngừa trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ

Các bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dễ dàng để ngăn trẻ sơ sinh nằm nghiêng trong lúc ngủ như:

1. Đặt bé nằm ngừa

Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất là để trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ trong nôi hoặc trên giường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tư thế nằm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

2. Hạn chế vật không cần thiết

Giường hoặc nôi của trẻ sơ sinh không nên có quá nhiều vật dụng, đồ chơi. Một số đồ vật như gối, thú nhồi bông… có thể khiến bé nghiêng qua một bên trong trường hợp bé xoay trở mìn h trong khi ngủ.

3. Hạn chế ủ kén

Nếu bạn có thói quen ủ kén cho trẻ sơ sinh thì nguy cơ bé nằm nghiêng sang một bên khi ngủ sẽ tăng lên. Điều này là do quấn tã sẽ tạo ra một bề mặt hình trụ mịn xung quanh cơ thể con giúp bé dễ dàng lăn qua một bên. Trên thực tế, việc ủ kén còn làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nếu trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ, bạn nên xoay đầu của bé mỗi đêm. Ví dụ, nếu đêm trước con nằm hơi nghiêng đầu sang phải thì sang hôm sau, bạn hãy chỉnh để đầu con hơi nghiêng sang trái. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của hội chứng đầu bẹt.

Khi nào có thể để bé nằm nghiêng khi ngủ?

Vào khoảng 6 tháng tuổi, em bé sẽ bắt đầu tập lăn qua một bên. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu con đã có khả năng thực hiện hành động này thì bạn có thể cho bé ngủ nghiêng. Ngoài ra, việc bé chủ động tập nghiêng người còn cho thấy mức độ khỏe mạnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể con và giảm nguy cơ bé ngạt thở khi ngủ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh tập lẫy trước khi chạm đến mốc 6 tháng tuổi, bạn nên đặt con lại tư thế nằm ngửa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skip to content

Trang chủ » Kinh nghiệm hay » Tư thế ngủ của trẻ như thế nào là đúng?

Có 3 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh phổ biến nhất: Nằm sấp, nằm nghiêng và nằm ngửa. Cho bé nằm tư thế nào là tốt nhất, hạn chế nguy cơ đột tử trong những tháng đầu sau khi sinh là lo lắng của nhiều mẹ bỉm sữa.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Các thống kê gần đây về tư thế ngủ của trẻ, có 50% cha mẹ để bé nằm nghiêng. Các chuyên gia cũng nhận định rằng đây là tư thế nằm ngủ tốt vì giúp bé hô hấp thuận tiện và có thể để thân thể co tự nhiên.

Cụ thể, khi nằm nghiêng tim của trẻ sẽ không bị chịu áp lực của cơ thể. Đồng thời tư thế này cũng giúp giảm nguy cơ trẻ bị sặc sữa, hệ tiêu hóa nhờ vậy cũng phát triển tốt hơn.

Tư thế nằm nghiêng cũng hạn chế tình trạng bẹp đầu, giúp giữ hình dáng đầu tròn hơn. Đương nhiên mẹ phải cho bé nằm nghiên đều đặn cả bên trái và bên phải.

Trẻ ngủ nghiêng cả hai bên đều đặn để tránh bẹp đầu.

Tuy nhiên, tư thế này vẫn không phải là an toàn nhất, vẫn có những nguy cơ:

Nằm nghiêng một bên quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu và tạo áp lực lên một bên mặt, bụng, vai, tay, tim và có nguy cơ bẹp đầu bên trái. Khi nằm nghiêng trẻ sẽ khó cử động, khó cựa mình, dễ bị tê và mệt mỏi khi thức dậy. Một số trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi đang tập lẫy có nguy cơ từ nằm nghiêng sang nằm úp. Nếu mẹ không kịp thời lật trẻ trở lại có thế nguy hiểm tính mạng

Khi cho trẻ nằm tư thế này mẹ cần hết sức lưu ý đến trẻ để phòng sự cố ngoài ý muốn.

Lưu ý khi cho trẻ nằm nghiêng

Nên chèn thêm chăn gối để cố định phía sau lưng, để trẻ duy trì được tư thế ngủ này. Cần đặt tay trẻ ở trước mặt khi nằm nghiêng để trẻ không thể trở mình và thành tư thế nằm sấp.

Không để nhiều đồ đạc, vật dụng xung quanh trẻ vì có thể ảnh hưởng tính mạng của trẻ.

Trẻ sơ sinh nằm sấp thì sao?

Đây cũng là một tư thế ngủ của trẻ được nhiều mẹ ưng ý áp dụng. Ưu điểm có thể kể đến là tư thế này mang đến cảm giác an toàn vì trong bụng mẹ bé cũng ngủ với tư thế tương tự.

Đồng thời, bé nằm sấp chất tan nhanh trong dạ dày, không để lưu lại ở thực quản và cổ họng dẫn đến nôn ọe. Tư thế này cũng có lợi cho trẻ luyện tập lật và bò.

Tương tự như việc bé nằm nghiêng, nằm sấp cũng có nhược điểm:

Dễ nghẹt thở Đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở Không dễ tản nhiệt Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.

Tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của chúng chưa phát triển đầy đủ.

Lưu ý khi cho trẻ nằm sấp

Nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt.
Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói

Theo các chuyên gia, bé ngủ hay nằm sấp là không tốt cho sức khỏe bởi vì khi nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Khi hít vào thở ra lồng ngực và bụng của bé không thể nở ra và co lại như bình thường. Thở không tốt có thể dẫn đến thiếu oxy và tuần hoàn của tất cả các cơ quan khác.
tư thế ngủ của trẻ sơ sinh 1

Nằm sấp vẫn có nguy cơ bị đột tử ở trẻ

Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh – Nằm ngửa là tốt nhất!

Để ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, nằm ngửa được cho là tư thế ngủ tốt nhất. Điều đặc biệt là nhiều phụ huynh thường không cho con nằm đúng tư thế này.

Nghiên cứu gần đây được CNN đăng tải, khuyến cáo về tư thế ngủ tốt nhất đối với trẻ sơ sinh là nằm ngửa. Theo nghiên cứu đã khảo sát 3.297 người mẹ thì 77,3% cho biết họ thật sự không thường xuyên để trẻ nằm ngủ đúng tư thế này.

Bác sĩ Eve Colson, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ trên CNN: “Cha mẹ sợ rằng nếu trẻ nhỏ nằm ngửa khi ngủ thì trẻ có thể bị nghẹt và ít nhất ngủ không ngon so với nằm sấp khi ngủ”.

Bác sĩ nhi Robin Jacobson, Bệnh viện Hassenfeld Children’s [Mỹ], cho rằng những niềm tin này là do phụ huynh thiếu kiến thức cũng như do ảnh hưởng văn hóa gia đình.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ [CDC], việc đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ không chỉ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử [SIDS] mà còn làm giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ chẳng hạn như chết do nghẹt thở.

Trẻ nên nằm ngửa khi ngủ, không gối hay chăn để tránh bị nghẹt và quá nóng. Ba mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ngủ trên ghế sofa.

Video liên quan

Chủ Đề