Hồng trà brewed là gì

Hồng trà và lục trà có thể nói là hai loại trà được ứng dụng khá nhiều trong việc pha chế các loại thức uống trà trái cây, trà sữa,...Tuy nhiên, bạn đã biết gì về những điểm khác biệt cơ bản của hai loại trà này chưa nào?

Nếu chưa thì hãy cùng chúng mình phân biệt dựa trên 5 yếu tố sau đây:

 Cách chế biến: Hồng trà được lên men [oxi hóa] hoàn toàn, biến đổi thành phần các chất bên trong lá trà tươi. Trong khi đó lục trà được diệt men, giữ được những thành phần của lá trà tươi.

- Hương vị: Hồng trà có rất nhiều hương vị khác nhau như mùi ngọt của trái cây khô ở các loại hồng trà Đài Loan, mùi chocola đặc trưng của vùng trà Assam ở Ấn Độ. Với lục trà thì lại mang hương cốm non, hương gạo rang.

- Màu sắc: Với hồng trà thì khi lá trà khô sẽ có màu nâu đen, nước trà màu nâu đỏ. Trong khi đó lục trà sẽ có lá trà khô màu xanh sẫm, nước trà màu vàng xanh.

- Nhiệt độ nước pha: Hồng trà cần nhiệt độ cao khoảng 95 – 100 độ C để chất trà chiết xuất được tốt nhất. Trong khi đó, chúng ta cần pha lục trà ở nhiệt độ từ 75 – 80 độ C, tránh nhiệt độ cao bởi sẽ làm trà có vị chát mạnh hoặc đắng.

- Thời gian ủ trà: Hồng trà được ủ khoảng 15 phút khi pha chế, 1 – 2 phút khi uống trà thưởng thức. Lục trà được ủ khoảng 10 phút khi pha chế và 40 – 50 giây khi uống trà thưởng thức.

========================

Nâng cấp #NGAY những thức uống trà/trà sữa quán bạn với các nguyên liệu trà mộc Handpicked Tea được phân phối bởi The CoffeeHolic, được nhiều thương hiệu tin dùng:

Hương vị trà mộc 100% nguyên chất của lá trà tự nhiên.

Nói KHÔNG với hương liệu, tạp chất.

Đa dạng sản phẩm trà, tha hồ biến tấu sáng tạo thức uống.

Chất lượng sản phẩm được đảm bảo từ khâu trồng trọt đến sản xuất.

Khác biệt hóa trong từng kỹ thuật chế biến sau thành phẩm: rang, sấy, định hương, sấy than, ướp các loại hoa tươi.

Các dòng sản phẩm trà Handpicked Tea dành riêng cho pha chế sẽ gồm 6 sản phẩm chính:

Trà Đen Original

Trà Đen Rang

Trà Oolong Xanh

Trà Oolong Rang

Trà Xanh [Lục Trà]

Trà Xanh Hoa Lài [Lục Trà Lài]

Đừng quên cmt hoặc inbox để được chúng mình tư vấn và đặt hàng ngay nhé!

***

TRÀ MỘC PHA CHẾ MIỀN TRUNG

Hotline: 0234 3590059

Office Address: 106 Lý Nam Đế, Huế

Website: //thecoffeeholic.vn/san-pham/tra

Trà sữa ủ lạnh [cold brew] chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê, với cách làm đơn giản, bạn đã có ngay cho mình một phần trà sữa mát lạnh thơm dịu, ngọt nhẹ mà không hề bị gắt cổ . Hôm nay, cùng trổ tài vào bếp thực hiện ngay nhé!

Bạn thường làm trà lạnh bằng cách nào?

  • Pha trà nóng rồi đổ vào cốc đá?
  • Pha trà nóng thật đậm rồi thêm nước nguội và đá?
  • Pha trà nóng rồi để nguội mới thêm đá?

Cách nào cũng không sai [dù có cách không ngon lắm đâu] nhưng có một cách pha trà lạnh hay hơn rất nhiều. Với cách làm được giới thiệu dưới đây bạn sẽ có thể làm ra một ly trà lạnh với hương vị khác biệt, tươi mới hơn và đặc biệt là không cần dùng đá! Cùng khám phá nhé!

Cold-brew là gì?

Cách làm trà lạnh này còn khá mới mẻ với nhiều người. Tên tiếng Anh của nó là “cold-brewing”, dịch nôm na sang tiếng Việt là “ủ lạnh”. Nguyên lý của phương pháp này là dùng nhiệt độ mát đến lạnh để ủ trà thay vì nhiệt độ nóng như cách pha thông thường. Đây cũng là cách ủ cà phê đang dần trở nên phổ biến hiện nay.

Photograph: Vicky Wasik

Do khác biệt về nguyên lý nên vị trà ủ theo cách cold-brew cũng sẽ hơi khác so với vị trà pha nước nóng. Nước nóng sẽ khiến lá trà tiết ra các chất nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Ngược lại, trong quá trình cold-brew, các chất khiến trà có vị đắng và chát như caffeine và tannin* sẽ tiết ra chậm hơn.

*Vị trà do rất nhiều thành phần và phản ứng hoá học phức tạp tạo nên. Hàm lượng các chất hoà tan trong quá trình pha trà cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, tỉ lệ, thời gian, loại trà, kích cỡ trà… Ý trên chỉ là cách nói đơn giản vì mình không muốn biến đây bài luận lol.

Khi pha trà bằng nước nóng, nếu nước nóng hơn so với nhiệt độ cần thiết hoặc nếu bạn ủ trà lâu quá, bạn sẽ thấy nước trà rất chát và đắng và khiến cho giấc ngủ cách bạn rất xa. Với cold-brew, bạn sẽ cảm nhận nước trà ngọt và êm hơn do hai chất trên không quá đậm đặc. Nhờ đó mà bạn sẽ cảm nhận được rõ sự tươi mới của trà hơn.

*Trà trong đoạn này chỉ đề cập đến những loại trà làm từ lá cây chè, không bao gồm trà hoa, trà trái cây hay trà thảo mộc.

Nên cold-brew những loại trà nào?

Nói chung bạn có thể cold-brew hầu như mọi loại trà, từ trà xanh, trà đen đến trà hoa quả, thảo mộc. Trà là sở thích cá nhân nên sẽ không có đúng sai trong việc chọn vị trà yêu thích để ủ lạnh.

Photograph: Skitterphoto

Còn nếu phải chọn ra vị trà thích hợp để cold-brew nhất thì bạn nên chọn những vị trà có vị ngọt một chút, hương thơm tươi mới và sảng khoái. Trà trái cây và thảo mộc hầu hết đều hợp để làm cold-brew. Trà xanh hay các loại trà oolong vị nhẹ cũng là lựa chọn không tồi. Trà đen ủ lạnh sẽ vừa giữ bạn tỉnh táo, vừa giải khát rất tốt.

Những loại trà có mùi hương ấm hoặc pha trộn những nguyên liệu mang tính ấm như quế, tiêu chẳng hạn thì bạn nên cân nhắc một chút. Tuy nhiên, nếu bạn thích thì cứ nhích thôi. Đôi khi một chút cay nóng lại mang lại hiệu quả vị giác bất ngờ.

Cách làm trà cold-brew

  • Trà túi lọc [2-3 túi] hoặc trà lá [5-10g];
  • Nước nguội: 500 ml;
  • Chai đựng [có lọc trà hoặc không];
  • Tủ lạnh :]].
  1. Chai đựng rửa sạch để ráo nước hoặc nếu mới rửa xong thì nhớ tráng lại bằng nước uống;
  2. Cho trà vào chai hoặc vào phần lọc của chai [nếu chai có phần lọc sẵn];
  3. Đổ nước vào trong chai, đậy nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh;
  4. CHỜ. Ở trên mình chưa nói là sẽ phải chờ hơi lâu đúng không? Xin lỗi nhé, mình cố ý đấy.

Thời gian ủ lạnh trà kéo dài trung bình từ 4-12 tiếng tùy loại trà. Trà trắng sẽ cần ủ trong ít nhất khoảng 4-5 tiếng; trà xanh/oolong xanh cần ít nhất 6-8 tiếng; các loại trà còn lại cần đến ít nhất 10 tiếng để cho ra được hương và vị đầy đủ.

[Bạn cũng có thể ủ trà với tỉ lệ trà : nước lớn, thời gian ủ 12-48 tiếng để ra được cốt trà đặc, dùng pha với sữa, các loại siro…]

Sau một vài lần ủ lạnh bạn sẽ rút ra được tỉ lệ nước : trà và thời gian ủ hợp vị mình nhất.

Với trà dạng nguyên lá bạn có thể ủ được khoảng 2 lần [tùy vào loại trà và thời gian ủ trong lần 1], thời gian ủ lần sau dài hơn lần trước 1.5 lần. Tất nhiên lần ủ thứ hai hương và vị sẽ giảm đi. Trà hoa quả, thảo mộc thường chỉ ủ được một lần là sẽ không còn nhiều vị nữa.

Thưởng thức

  1. Đổ trà ra cốc qua lọc trà nếu bình của bạn không có lọc trà sẵn;
  2. Thêm đường [dạng nước đường] hoặc mật ong tùy khẩu vị;
  3. Bạn có thể thêm vào một lát cam hay chanh vàng, hoặc các loại dâu tươi nghiền tùy vào hương vị trà;
  4. Trang trí với hoa quả hoặc lá bạc hà;
  5. Thêm đá nếu muốn uống lạnh hơn.

Kết

Trà là câu chuyện cá nhân nên hãy mặc sức mà sáng tạo với loại trà bạn có trong tay. Như lần này làm cold-brew mình đã trộn trà hoa quả Goji Berry và trà xanh bancha Tokyo [đều của Harney & Sons] với nhau.

Goji berry với mùi dâu thơm, vị ngọt dịu có chút chua nhẹ. Còn Tokyo có mùi thơm đặc trưng của bancha, thêm chút hương ngọt ngào của caramel và mùi vị ngậy của vừng rang với chút vị chát đặc trưng. Những lớp hương và vị này khi được hòa trộn sẽ rất thú vị đấy. Còn màu thì chắc chắn là mùa đỏ tươi của các loại dâu rồi.

Nhân tiện thì trà Harney & Sons mua và chuyển về VN khá rẻ nếu có thẻ thanh toán được ở nước ngoài [mình dùng debit visa của Techcombank] và chuyển hàng qua Gido [dùng dịch vụ mua hộ và vận chuyển thì mình ít việc hơn nhưng cũng đắt hơn xíu].
Update: Gido đóng của rồi nhé các bạn. Giờ mình dùng giaonhan24.com nha.

Harney & Sons miễn phí vận chuyển trong nước Mỹ và không bị đánh thuế bang [so xúc động]. Nếu mua hãy dùng link này để được giảm 5$/30$ nhé. 30$ sẽ được khoảng 2-5 vị trà tùy loại trà, hình thức đóng gói, trọng lượng bạn chọn. Hãy mua loose tea cho được nhiều và chuẩn vị nhất :]]

Chúc ủ trà vui vẻ!!!

Edit: Kết quả thẳng từ tủ lạnh ra:

Hương: dâu với một tầng hương trà xanh nhẹ của Tokyo.

Vị: Chua, chát nhẹ, hậu vị ngọt dịu

Thêm chút mứt dâu tằm vào là tuyệt ngon, mát lạnh cho mùa hè.

Bài thứ 2 về trà cold-brew ở ngay đây nha!

Video liên quan

Chủ Đề