Bao nhiêu tuổi được ký hợp đồng thương mại năm 2024

Người chưa thành niên là người thế nào? Giao dịch dân sự của người chưa thành niên sẽ được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ các quy định này.

Người chưa thành niên là ai?

Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên được định nghĩa là người chưa đủ 18 tuổi. Đồng thời, theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Như vậy, người chưa thành niên có bao gồm trẻ em và người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đồng nghĩa, trẻ em chắc chắn là người chưa thành niên.

Ngược lại, theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp người thành niên mà bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Hiện nay, việc xác định người chưa thành niên hay thành niên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục, giao dịch dân sự.

Ví dụ: Điều kiện để được đăng ký kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Khi đó, cả nam và nữ đều là người đã thành niên, đã nhận thức đầy đủ về việc kết hôn của mình và hoàn toàn tự nguyện, không bị ai can thiệp hay ép buộc… kết hôn. Đồng thời, điều kiện kết hôn cũng khẳng định, nam nữ được phép kết hôn nếu không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Pháp luật quy định thế nào về giao dịch dân sự của người chưa thành niên? [Ảnh minh họa]

Giao dịch dân sự của người chưa thành niên như thế nào?

Tùy vào từng độ tuổi của người chưa thành niên để xác định giao dịch dân sự của người chưa thành niên. Cụ thể như sau:

Với người chưa đủ 6 tuổi

Giao dịch dân sự của người chưa thành niên trong trường hợp này sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Trong đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân là con chưa thành niên là cha, mẹ.

Như vậy, giao dịch dân sự của người chưa thành niên dưới 6 tuổi sẽ do cha, mẹ của người này thực hiện. Tuy nhiên, nếu giao dịch đó được thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó thì sẽ không bị vô hiệu theo quy định của khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ các loại giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi

Với đối tượng này, người chưa thành niên từ đủ 15 – 18 tuổi có thể tự mình thực hiện, xác lập giao dịch dân sự trừ các loại giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phải đăng ký và các loại giao dịch khác mà quy định của pháp luật yêu cầu người đại diện phải đồng ý.

Ngoài ra, khi thực hiện các giao dịch dân sự thì giao dịch dan sự phải đáp ứng điều kiện có hiệu lực nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

Biên phòng - Nơi tôi đang làm việc có ký hợp đồng với người lao động chưa đủ 18 tuổi. Đề nghị Tòa soạn cho biết: Người sử dụng lao động có được ký hợp đồng lao động đối với người 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không? Pháp luật lao động có cấm sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong một số công việc và một số nơi làm việc không? - Trần Trọng Vinh [Hải Phòng].

Ảnh: minh họa

- Căn cứ theo quy định của pháp luật, Tòa soạn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 [có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021] thì lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xem là lao động chưa thành niên.

Tại Điều 144 Bộ luật này quy định về nguyên tắc khi sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Như vậy, người sử dụng lao động có quyền được ký hợp đồng lao động đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Đồng thời, theo Điều 147 Bộ luật này quy định cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong một số công việc và một số nơi làm việc như sau:

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây: Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác; Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; Phá dỡ các công trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ; Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; Công trường xây dựng; Cơ sở giết mổ gia súc; Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Chủ Đề