Bé bú bình ít phải làm sao

Trước tiên, bạn cần phải chọn mua bình sữa và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng phù hợp. Hiện tại trên thị trường hiện nay, các loại bình và núm vú khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế và chưa có một quy chuẩn nào xác định loại bình nào sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chọn mua các loại bình sữa có cấu trúc dễ vệ sinh, dễ rửa và tiệt trùng là một trong những tiêu chí cần cân nhắc.

Các mẹ cần đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ bình sữa và núm vú bình. Trong trường hợp bạn sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa hay máy vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho trẻ bú.

Cùng với đó, hãy rửa tay thật sạch trước khi pha sữa công thức cho bé.

Kiểm tra dòng chảy của núm ti trên bình sữa nhằm xác định sữa có chảy ra đều đặn hay không, nhờ đó bé có thể dễ dàng hút ra từ núm ti hay không. Để thực hiện, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng.

Lúc này, sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm và đang bị tắc lại, khi đó bé sẽ cảm thấy hút khó khi bú.

Nên chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của bé, có 3 kích thước ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi.
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Đặc biệt, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, thiết kế núm ti là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé

Cuối cùng, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp để cho bé bú hay chưa, để xác định, nhỏ vài giọt ra cổ tay, nhiệt độ âm ấm là phù hợp. Tránh trường hợp nhiệt độ sữa quá nóng sẽ gây bỏng cho bé và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người đó chính là để cho trẻ bú khi nằm nghiêng hoặc ngửa. Đây là tư thế có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa khi nuốt và quá nhiều hơi.

Thay vào đó, hãy bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái và bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. 

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng. 

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày. 

Để giữ cho núm vú luôn đầy sữa, bạn cần luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ.

Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

Vỗ ợ hơi là việc làm cần thực và bạn nên đôi khi thực hiện trong lúc bé bú. Đặc biệt, nếu bé khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn. 

Khi bé nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, hãy bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi.

Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Sau khi vỗ ợ hơi cho bé xong, bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác. 

Các mẹ cũng cần lưu ý không bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm.

Hãy bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Sữa thừa dù đã được bảo quản kỹ thì cũng đã bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé 

Mỗi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên khả năng tiếp nhận sữa mẹ sẽ không giống nhau. Các mẹ vì vậy đừng ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no.

Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non. 

Khi bé 3 - 6 tháng tuổi, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.

Khi bé được 6 - 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.

Các mẹ tuyệt đối không để trẻ tự bú sữa một mình mà cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phòng khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa còn xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bú xong, các mẹ vẫn cần xem con có biểu hiện lạ hay không.

Tham khảo một số bình sữa đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF693/13 260ml

Còn hàng275.000₫Xem chi tiết

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/13 125ml

Còn hàng265.000₫Xem chi tiết

Xem thêm:

Trên đây là bài viết hướng dẫn đến bạn các bước chi tiết cho bé bú bình các mẹ nhất định phải ghi nhớ. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ giú bé có những trải nghiệm uống sữ dễ chịu và vui vẻ hơ n cùng con nhé!

Hỏi - 18/06/2014
Chào bác sĩ, bé gái nhà tôi khi sanh cân nặng 3kg, sau 1 tháng nặng 4 kg, chiều dài 53,5 tháng đầu bé uống sữa bình thường khoảng 90ml/lần trong vòng 20 phút là xong, cách hai tiếng bú một lần, gần đây tuần thứ 2 của tháng thứ 2, bé bú ít, tổng lượng sữa trong ngày bình quân 600ml/ngày. Khi bú bình 100 ml trong 10 phút đầu bú được 30ml, nhưng phút thứ 11 trở đi bú chậm và kéo dài đến gần 1 giờ mới bú xong bình sữa 100ml, bé hay bị nghẹt mũi, tôi đã nhỏ mũi bằng thuốc nhỏ mũi epticol cho bé thường xuyên nhưng không thấy hiệu quả, hai hôm nay không đi ngoài, và không có nắng sáng, do vậy em không đưa bé ra phơi nắng đây có phải nguyên nhân làm cho bé ăn chậm không, buối tối bé ngủ lúc 10h, nhưng cách hai tiếng em lại cho bé bú, nhưng cũng chỉ được 30ml. Rất mong bác sĩ tư vấn có cách nào giúp cho bé bú nhanh và rút ngắn thời gian lại như trong tháng đầu tiên. Chân thành cảm ơn

Trả lời
Chào bạn!

Con bạn trong tháng đầu tăng cân 1 kg đạt chuẩn. Bước sang tháng thứ 2 trẻ có dấu hiệu biếng bú theo như bạn mô tả, nhưng cách bú của bạn hoàn toàn không phù hợp với trẻ nên trẻ bú chậm, mỗi cử bú kéo dài. Bạn cần để trẻ bú theo nhu cầu, khi đói trẻ sẽ bú giỏi, bú nhanh, 2 giờ bú 1 cử e rằng sữa chưa tiêu hết nên trẻ biếng bú, cử bú kéo dài đến 1 giờ. Để giúp trẻ bú giỏi, tăng cân tốt bạn nên cho trẻ ngủ thật tốt, không nên đánh thức trẻ dậy bú nếu trẻ không đòi. Trẻ ngủ 1 giấc sâu vẫn đảm bảo tăng cân tốt. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh tại chỗ mũi cho trẻ trước bú và trước khi ngủ hoặc khi trẻ khò khè. Trẻ bú mẹ thông thường rất dễ đi ngoài, phân vàng lỏng, có bọt, có hột, trẻ bú bình thường chậm đi ngoài, để trẻ đi ngoài tốt bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, trẻ ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho trẻ.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Hỏi - 20/02/2020

Bé sinh non 36 tuần, được 1,7 kg, tính đến nay bé đã được 8 tuần và nặng 4,3 kg. Bé uống sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh. Tháng đầu tiên bé bú 70 ,80 ml/1 cữ bú [2 tiếng bú 1 lần]. 2 tuần nay bé bú ít đi [ 40,50 ml/ 1 cữ bú] 3 tieng bú 1 lần và bé ngủ nhiều hơn. Bác sĩ cho em hỏi bé có sao không ạ, vì sang tháng thứ 2 rồi lại bú ít đi. Em Có cho bú nhiều hơn thì bé ọi sữa ra hết. Em phải làm sao ạ ? Sữa e vắt ra để tủ lạnh ngâm nóng cho bé bú có sao không ạ ? Vì bé ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no.

Trả lời

Chào em,

Bé nhà em nhẹ cân khi sinh nhưng như em mô tả thì tốc độ tăng cân của bé như vậy là tốt rồi, em yên tâm nhé. Việc bé bú nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, có những giai đoạn trẻ phát triển sinh lý hay vận động thì sẽ bú ít hơn so với bình thường, tuy nhiên nó sẽ qua nhanh. Nếu con vẫn bú, ngủ, và tăng cân đều đặn thì không sao em nhé. Em đừng ép con bú nhiều một lần, mà hãy tăng từ từ số cữ bú trong ngày, điều này sẽ hạn chế tình trạng ọc sữa, em cũng lưu ý vỗ ợ hơi cho con mỗi cữ bú. 

Em có thể bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh để cho trẻ uống, tuy nhiên, nếu được em nên tích cực cho con bú mẹ trực tiếp vì sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn như mẹ sẽ tăng cường tiết sữa, giảm tình trạng ọc sữa do bú bằng bình, tăng cảm giác gần gũi giữa mẹ và con, khiến trẻ an tâm, ...

Chúc em và bé khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề