Bé gái đi tiểu nhiều lần trong ngày

Lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu của trẻ chính là những yếu tố giúp bố mẹ nhận biết sớm những bất thường về sức khỏe mà trẻ đang gặp phải. Trong đó, trẻ 5 tháng tiểu nhiều cũng là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nếu do chế độ ăn thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không thể chủ quan vì tiểu nhiều ở trẻ cũng có thể do một số bệnh lý gây ra.

1. Vì sao trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần?

1.1. Những nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần

Đối với cả trẻ nhỏ và người lớn, tần suất đi tiểu ở mỗi người là khác nhau. Lượng nước tiểu cũng như tần suất đi tiểu sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, độ tuổi, mức độ vận động của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày, được cho là tiểu nhiều.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần:

- Do trẻ bú nhiều hoặc trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm và ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng.

- Trẻ còn nhỏ nên bàng quang của trẻ chưa hoàn thiện và phát triển đầy đủ nên thường có xu hướng đi tiểu nhiều lần.

Trẻ tiểu nhiều do chế độ ăn dặm chưa hợp lý

- Do một số bệnh lý:

+ Bệnh viêm đường tiết niệu: Khi bị viêm đường tiết niệu, niêm mạc bàng quang, niệu đạo hay bể thận có thể bị tăng sản và thu hẹp thể tích chứa nước tiểu, vì thể trẻ sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn. Ngoài ra, với mức độ nghiêm trọng hơn, trẻ còn bị tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu đậm hoặc đục màu và có mùi khó chịu.

Bé gái bị viêm nhiễm vùng sinh dục thì cũng rất có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu và dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Bé trai gặp phải những bất thường ở bao quy đầu, tinh hoàn hay tuyến tiền liệt cũng có thể khiến trẻ thường xuyên muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi thường rất ít và đôi khi phải rặn tiểu.

Trẻ tiểu nhiều do lây bệnh từ mẹ trong quá trình sinh thường

+ Không chỉ bệnh viêm đường tiết niệu mà một số các bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần. Chẳng hạn như bệnh sỏi thận, những tổn thương ở bàng quang, bệnh tiểu đường, một số bệnh như sùi mào gà, bệnh lậu bị lây truyền từ mẹ trong quá trình sinh thường. Nếu không được đưa đi khám sớm thì những trường hợp này sẽ vô cùng nguy hiểm.

1.2. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ đi tiểu nhiều lần trong một ngày và không có thêm những triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu nhiều lần của trẻ kéo dài và xuất hiện thêm một số biểu hiện khác thường thì bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi cẩn thận và đưa con đến khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị cho bé.

Cụ thể, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy bé xuất hiện những triệu chứng sau:

- Mẹ nhận thấy có lẫn máu trong nước tiểu hoặc tã quần của bé, bé không kiểm soát được lượng tiểu, đồng thời hay nôn mửa và luôn có cảm giác mệt mỏi.

- Bé tiểu nhiều nhưng lượng tiểu thường rất ít kèm theo những mùi khó chịu.

- Bé tiểu khó, thậm chí phải rặn tiểu.

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều?

Nếu bé tiểu nhiều không phải do bệnh lý

Nếu tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần không phải là do bệnh lý thì mẹ chỉ cần thực hiện những lưu ý dưới đây:

- Nếu trẻ đã bước sang thời kỳ ăn dặm. Mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn dặm của con sao cho phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng. Cho trẻ ăn đủ chất và không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì ở thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện nên rất dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Nếu bé đã ăn dặm mà mẹ vẫn cho trẻ ăn sữa quá nhiều cũng sẽ rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vì thế, mẹ nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để chuẩn bị cho con những bữa ăn lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất.

- Mẹ có thể tập thói quen đi tiểu cho con vào những khung giờ cố định trong ngày: Chẳng hạn như, nếu trẻ vừa đi tiểu nhưng đã muốn tiểu tiếp, mẹ nên hướng sự chú ý của trẻ sang chuyện khác.

- Mẹ nên giúp bé luôn vui vẻ, không nên tạo áp lực cho trẻ bằng việc ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món ăn trẻ không thích.

- Nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu để tránh tình trạng viêm nhiễm vùng kín hay viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ tiểu nhiều và kèm theo dấu hiệu bất thường

Nếu trẻ tiểu nhiều lần là do bệnh lý

- Trong trường hợp trẻ tiểu nhiều lần nhưng kèm theo dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, để bệnh lâu ngày sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

- Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị cho trẻ. Mẹ chú ý, nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, cho bé uống thuốc đúng loại thuốc và số lượng theo đơn của bác sĩ. Mẹ không nên nghe lời truyền miệng và tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trẻ tiểu nhiều khiến mẹ lo lắng

Như vậy, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng tiểu nhiều lần. Lời khuyên quan trọng dành cho các bậc phụ huynh chính là luôn quan tâm và theo dõi để phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường của trẻ để chăm sóc con tốt và đưa con đi khám trong trường hợp cần thiết.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhi ở thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Đến với Khoa Nhi của MEDLATEC, bố mẹ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc con để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ các bác sĩ khoa Nhi có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm vì thế, cha mẹ luôn an tâm và hài lòng khi gửi gắm con yêu tại MEDLATEC.

Bạn có thắc mắc hoặc muốn tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56.

Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân là do sự phát triển của vi trùng trong bàng quang [nơi chứa nước tiểu] và thỉnh thoảng là ở thận [nơi lọc và tạo thành nước tiểu]. Nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng hay chỉ khiến cho trẻ có giác không khỏe hay bệnh rất nặng.

Những triệu chứng ở trẻ trên 3 tuổi:

Những triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ trên 3 tuổi thường giống người lớn với những biểu hiện như sau:

  • Than đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần hơn bình thường.
  • Tiểu són trong quần.
  • Tiểu dầm vào ban đêm.
  • Cảm giác mệt mỏi, không khỏe trong người.
  • Mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn.
  • Sốt cao.
  • Đau vùng bụng dưới hay đau vùng hông lưng.

Những triệu chứng ở trẻ dưới 3 tuổi:
Trẻ nhỏ hay sơ sinh có triệu chứng rất thầm lặng và không điển hình. Các bé không thể than thở hay nêu lên sự khó chịu liên quan đến đường tiểu và bạn cũng khó theo dõi được việc trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần hơn bình thường [do trẻ thường được quấn tả và bình thường thì số lần đi tiểu của trẻ cũng đã rất nhiều]. Các bé thường biểu hiện qua các dấu hiệu gián tiếp như sốt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Đối với trẻ càng nhỏ thì bệnh có thể biểu hiện nặng hơn do tình trạng nhiễm trùng huyết [vi trùng xâm nhập vào máu và lan nhanh khắp cơ thể].

Cách lấy nước tiểu xét nghiệm:
Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị nhiễm trùng tiểu, bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bé vào một lọ đựng vô trùng để xét nghiệm.

Nước tiểu phải được lấy khi bé đang đi tiểu. Để đảm bảo mẫu nước tiểu không bị lây nhiễm vi trùng bên ngoài, bạn phải lấy nước tiểu giữa dòng, nghĩa là sau khi vệ sinh sạch sẽ đường tiểu và cho bé đi tiểu, bạn phải bỏ phần nước tiểu ban đầu [nghĩa là bỏ phần nước tiểu đầu dòng] và chỉ hứng phần nước tiểu sau đó và phải ngưng lại trước khi bé đi tiểu xong [nghĩa là không lấy phần nước tiểu cuối dòng].
Nếu bé không thể lấy nước tiểu giữa dòng, bác sĩ có thể phải lấy mẫu nước tiểu bằng cách đưa một ống nhỏ vào bàng quang thông qua niệu đạo [đặt xông tiểu] hay chọc một kim nhỏ vào bàng quang thông qua thành bụng.
Phương pháp lấy mẫu nước tiểu bằng cách cho trẻ đeo túi hứng không nên được sử dụng vì nước tiểu thu được rất dễ bị nhiễm khuẩn bên ngoài khiến cho kết quản xét nghiệm không chính xác.
Trong một số trường hợp, bác sĩ phải yêu cầu trẻ làm thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm bụng, xạ hình thận hay chụp XQ bàng quang niệu quản ngược dòng.

Điều trị:
Sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm, con bạn sẽ được bắt đầu điều trị kháng sinh ban đầu. Kháng sinh này có thể được thay đổi sau khi có kết quả cấy nước tiểu [thường có kết quả sau 2 ngày]. Cần nhớ rằng bạn phải luôn thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh dùng thuốc của bác sĩ. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bé có thể được cho nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, dùng kháng sinh bằng uống trong 3-7 ngày có thể diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho trẻ uống kháng sinh liều thấp trong một thời gian dài để phòng ngừa nhiễm trùng tiểu. Trường hợp này thường được chỉ định cho những trẻ còn mang tả hay thường xuyên bị nhiễm trùng tái phát hay dị dạng đường tiết niệu. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng trẻ vẫn có thể bị nhiễm trùng tiểu ngay khi đang sử dụng kháng sinh liều thấp dự phòng.

Phòng bệnh:
Nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tiểu một lần sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tiểu tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái. Sau đây là những hướng dẫn đơn giản giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng tiểu cho trẻ:

  • Dạy cho bé gái biết phải rửa từ phía trước ra phía sau sau khi đi vệ sinh.
  • Khuyến khích trẻ uống đầy đủ nước.
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên.
  • Phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ vị thành niên bị nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên và trẻ có hoạt động tình dục, bạn cần tham khảo thêm bác sĩ về những nguy cơ về các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

* GHI NHỚ:

  • Nhiễm trùng tiểu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là bé gái
  • Uống kháng sinh đầy đủ và lấy nước tiểu xét nghiệm đúng cách rất quan trọng cho việc điều trị thành công.
  • Nếu trẻ có biểu hiện lừ đừ, sốt cao hay rất mệt mỏi cần khám bác sĩ ngay.
  • Nhiễm trùng tiểu có thể là biểu hiện của một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

BS.CKI. DƯ MINH TRÍ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Video liên quan

Chủ Đề