Vì sao không có kinh nguyệt

 

Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không? [NLH]

- Tư vấn của phòng mạch online:

Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 - 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:

[1]  Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.

[2]  Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.

[3]  Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.

Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.

Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.

-       Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.

-       Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp [2] và [3] thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp [1], cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.

Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.

BS. Vương Thị Ngọc Lan, Bộ môn Phụ Sản – Đại học Y Dược TPHCM.

Đối với phụ nữ kinh nguyệt là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc góp phần tạo nên quá trình thụ thai. Vì thế, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có liên quan đến kinh nguyệt đều có nguy cơ cảnh báo đe dọa thiên chức làm mẹ. Vậy nếu nữ giới “đến tháng” mà không có kinh nguyệt thì nguyên nhân là do đâu, có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

1. Kinh nguyệt là gì, có vai trò như thế nào?

Kinh nguyệt là kết quả của việc niêm mạc tử cung bong ra mang tính chu kỳ sự thay đổi của nội tiết làm máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trung bình trong khoảng 28 ngày với lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh là 50 - 150 ml.

Kinh nguyệt là hiện tượng mang tính chu kỳ, lặp lại sau khoảng 28 - 35 ngày

Mỗi tháng, kinh nguyệt đều ghé thăm nữ giới vì có sự phối hợp nhịp nhàng về chức năng hoạt động giữa hệ thống cơ quan và nội tiết sinh sản. Nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình hoạt động của các cơ quan này thì kinh nguyệt sẽ bị rối loạn.

Ở mỗi kỳ kinh, buồng trứng sẽ rụng 1 - 2 trứng. Khi trứng rụng, nếu gặp được tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh và lớp niêm mạc tử cung không bong nữa vì lúc này nó phải thực hiện chức năng làm tổ. Ngược lại, nếu quá trình ấy không diễn ra thì lớp nội mạc tử cung sẽ tiếp tục bong ra để chuẩn bị cho quá trình đào thải cùng máu kinh ra ngoài âm đạo. Vì thế, khi không có kinh nguyệt cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản của nữ giới đang bị đe dọa.

2. Tại sao “đến tháng” mà lại không có kinh nguyệt?

2.1. Căng thẳng

Trải qua trạng thái tâm lý căng thẳng trong suốt thời gian dài rất dễ khiến cho quá trình sản xuất hormone giải phóng gonadotropin bị thay đổi, từ đó làm cản trở sự rụng trứng và kinh nguyệt bị rối loạn hoặc mất kinh.

2.2. Thể dục thể thao quá sức

Nếu tập thể dục thể thao quá sức có thể làm cho hormone tuyến giáp và tuyến yên bị thay đổi dẫn đến việc sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt cũng bất bình thường. Hệ lụy sinh ra từ vấn đề này chính là phụ nữ dù đã “đến tháng” những vẫn không có kinh nguyệt. Tất nhiên, nếu việc tập thể dục thể thao chỉ duy trì mỗi ngày khoảng 1 - 2 giờ thì nó sẽ không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

2.3. Một số bệnh lý mạn tính

Có một số bệnh lý mạn tính như: tuyến giáp, buồng trứng đa nang, đái tháo đường, u tuyến yên,... khiến cho nữ giới bị mất kinh cho đến khi bệnh được điều trị hiệu quả.

Mắc hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân khiến cho nữ giới không có kinh nguyệt

Ngoài ra, có một số bệnh lý cấp tính làm cân nặng giảm sút nhanh chóng, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố cũng gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt ở nữ giới và phải vài tháng sau khi đã điều trị bệnh xong thì kinh nguyệt mới trở về bình thường.

2.4. Đồng hồ sinh học

Vì một lý do nào đó mà lịch trình sinh hoạt bị thay đổi sẽ khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi theo và kết quả là đã “đến tháng” nhưng nàng “dâu” vẫn không ghé thăm.

2.5. Tác động của thuốc

Việc dùng một số loại thuốc như: thuốc tuyến giáp, thuốc trầm cảm, thuốc chống co giật,... dễ gây ra hiện tượng trễ hoặc mất kinh tạm thời. Bên cạnh đó, sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như: cấy que cấy tránh thai Implanon, đặt vòng tránh thai IUD chứa nội tiết tố Mirena,... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

2.6. Thay đổi về cân nặng

Bỗng nhiên cơ thể phải trải qua sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về cân nặng thì cũng có thể không có kinh nguyệt. Béo phì ảnh hưởng đến progesterone và estrogen và thậm chí nó còn làm suy giảm khả năng sinh sản. Mặt khác, chỉ số khối cơ thể quá cao cũng dễ gây vô kinh.

Với những người thiếu cân quá nhiều, do cơ thể bị thiếu chất béo và chất dinh dưỡng nên không có khả năng sản xuất hormone và kết quả là mất kinh tạm thời hoặc có kinh nhưng không đều. Nói chung, việc thay đổi đột ngột về cân nặng gây trở ngại cho việc giải phóng hoặc sản xuất hormone từ đó trở thành nguyên nhân gây mất kinh.

2.7. Đang cho con bú

Khi đang cho con bú rất nhiều phụ nữ không có kinh, kinh ít hoặc kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể người mẹ đã cung cấp tất cả lượng calo cần thiết cho con.

Nếu không có kinh nguyệt từ 2 tháng trở lên nữ giới nên khám bác sĩ chuyên khoa

2.8. Đang trong thời kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều nếu như một thời gian dài trước đó đã bị mất kinh hoặc đang bắt đầu có kinh. Trong độ tuổi dậy thì, các bạn gái có thể bị mất kinh cho đến khi kinh nguyệt bắt đầu trở lại. Ngoài ra, một số can thiệp bằng liệu pháp hormone, thuốc tránh thai cũng có thể gây mất kinh hoặc trong một thời gian bị kinh nguyệt không đều.

2.9. Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm phụ nữ chuyển từ tuổi sinh sản sang giai đoạn không còn khả năng sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt có thể ra nhiều hoặc ít, thường xuyên hoặc mất kinh. Thời kỳ mãn kinh khiến cho trứng không rụng nữa nên phụ nữ cũng không còn kinh nguyệt.

2.10. Mang thai ngoài dạ con

Để chẩn đoán có mang thai không thì sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm máu beta-HCG.

Như vậy có thể thấy rằng hiện tượng không có kinh ở nữ giới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thiên chức làm mẹ. Vì thế, nếu tình trạng không có kinh nguyệt đã xảy ra trên 2 tháng hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì tốt nhất nữ giới nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Nếu còn thắc mắc nào về hiện tượng nữ giới không có kinh nguyệt khi đã “đến tháng”, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận được những giải đáp cụ thể từ Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt khiến nhiều chị em không tránh khỏi những hoang mang lo lắng. Điều này đặt ra nhiều giả thiết như liệu có phải bản thân đang mang thai hay cơ thể đang mắc phải bệnh lý phụ khoa nào? Theo các chuyên gia, kinh nguyệt vốn là một trong những thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, khi bị chậm kinh 2 tháng, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề xấu cho cơ thể mà chị em cần lưu ý. Nếu bạn đang thắc mắc trễ kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt phải làm sao? Hãy lắng nghe những chia sẻ cụ thể của các chuyên gia qua nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt không chỉ là dấu hiệu cho biết khả năng sinh sản mà còn là thước đo phản ánh tương đối chính xác tình trạng sức khỏe của nữ giới. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 27 - 32 ngày, thời gian hành kinh thường từ 3 - 5 ngày [một số trường hợp lên tới 7 ngày]. Nếu chị em gặp phải các bất thường ở kinh nguyệt, đặc biệt là bị chậm kinh tới 2 tháng thì chị em cần chú ý quan sát, tuyệt đối không được chủ quan để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới 2 tháng chưa có kinh nguyệt, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể:

1. Do mang thai có thể chậm kinh 2 tháng

Nhiều khả năng việc bị chậm kinh 2 tháng gần đây là do trước đó nữ giới có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh. Đặc biệt, nếu quan hệ vào thời điểm rụng trứng thì xác suất này sẽ càng cao hơn nữa.

Theo đó, sau khi nam giới xuất tinh vào trong âm đạo, tinh trùng đi sâu vào tử cung và gặp được trứng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Nếu thành công, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu để ức chế quá trình rụng trứng hàng tháng của cơ thể. Vì vậy mà trong suốt thời gian thai kỳ thậm chí là sau sinh 2 - 3 tháng, nữ giới sẽ không có kinh nguyệt.

Bên cạnh dấu hiệu chậm kinh, nữ giới khi mang thai còn cảm thấy căng tức ngực, hay buồn nôn, rối loạn ăn uống, tiểu tiện nhiều...Để biết chính xác việc bạn có mang thai hay không có thể dùng que thử để kiểm tra hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế để xét nghiệm.

Tại sao chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt?

2. Chậm kinh do tâm trạng bất ổn

2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không? Các chuyên gia cho biết nhiều khả năng đây chỉ là hệ quả của việc bạn thường xuyên gặp phải các bất ổn về tâm lý trong một thời gian dài. Những áp lực về học hành, tình yêu hay cuộc sống khiến bạn thường xuyên căng thẳng, stress, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hormone nội tiết tố gây chậm kinh.

3. Chậm kinh 2 tháng do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc điều trị bệnh khác có thể sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng, khiến trứng không rụng đúng chu kỳ dẫn đến việc chị em bị mất kinh. Trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng thuốc cũng như có phương án xử lý phù hợp để kinh nguyệt sớm trở lại bình thường.

4. Do mắc phải một số bệnh lý liên quan

Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, polyp tử cung, rối loạn đông máu...là những bệnh lý dễ khiến nữ giới gặp phải tình trạng 2 tháng chưa có kinh nguyệt. Bệnh tác động trực tiếp đến lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể, chức năng, hoạt động của buồng trứng nên khi mắc bệnh, nữ giới khó tránh khỏi tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Những năm gần đây, số lượng nữ giới mắc phải các bệnh phụ khoa không ngừng gia tăng. Các chuyên gia cho biết thói quen vệ sinh vùng kín không đảm bảo, lối sống tình dục phóng thoáng, thường xuyên sử dụng các chất kích thích…là lý do chính khiến căn bệnh này trở nên phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.

Ngoài ra, việc nữ giới 2 tháng chưa có kinh nguyệt có thể là sự suy yếu của tuyến giáp hoặc những bất ổn về nội tiết tố trong thời gian đầu tuổi dậy thì. Để biết chính xác nguyên nhân chỉ có 1 cách duy nhất là đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ càng.

Chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không?

Ngoài khả năng mang thai, những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới đều là những triệu chứng cảnh báo xấu cho sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là cả tính mạng. Vì vậy, chị em tuyệt đối không được chủ quan.

2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không? Dưới đây là một số ảnh hưởng xấu được các chuyên gia đưa ra:

Nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, hội chứng suy giảm buồng trứng, mắc các bệnh phụ khoa...sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng buồng trứng. Vì vậy, biểu hiện của tình trạng chậm kinh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Hơn nữa, trong khoảng thời gian bị chậm kinh, trứng không rụng nên việc quan hệ sẽ không dẫn đến khả năng mang thai. Vì thế, thăm khám ngay khi kinh nguyệt bản thân gặp phải vấn đề bất thường là lời khuyên mà các chuyên gia dành tới cho chị em đang gặp phải vấn đề này nhằm phòng tránh các hệ quả không mong muốn cho bản thân.

Ảnh hưởng xấu đến tâm lý, hạnh phúc gia đình

2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không? Việc chị em luôn cảm thấy bất an, lo lắng về vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nhiều người tỏ ra lơ đãng không tập trung vào bất cứ việc gì hoặc bản thân trở nên cáu gắt, khó chịu với mọi thứ xung quanh. Về lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của nữ giới.

Chưa kể, một số trường hợp chậm kinh thường kèm theo triệu chứng đau rát khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường, suy giảm ham muốn tình dục...Nếu không chia sẻ với bạn tình, không nhận được sự thông cảm từ đối tác thì rất dễ dẫn đến những rạn nứt trong mối quan hệ.

Chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Chậm kinh 2 tháng chưa có kinh nguyệt có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, polyp tử cung, viêm cổ tử cung...đây là những bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Thậm chí, một số trường hợp bệnh có thể biến chứng thành ung thư, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của nữ giới.

Như vậy, với thắc mắc 2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không, các chuyên gia cho biết hiện tượng này nếu không được kiểm tra và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phái đẹp. Vì thế, nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có dấu hiệu bất thường, bạn cần chú ý quan sát và đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

Chậm kinh 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới 2 tháng chưa có kinh nguyệt. Do đó, để có thể đưa ra cách khắc phục hiệu quả, chị em cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ tìm ra được chính xác nguyên nhân.

Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

Với nguyên nhân do mắc các bệnh phụ khoa

Trường hợp mắc buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, polyp tử cung...mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm nhằm ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương, hạn chế khả năng tái phát.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu [sóng hồng ngoại, sóng ngắn] hoặc tiến hành can thiệp ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh. Với sự phát triển của y học hiện nay, quá trình điều trị các bệnh phụ khoa đã đơn giản hơn rất nhiều, mang lại hiệu quả cao cũng như hạn chế tối đa tình trạng mất máu, đau đớn cho bệnh nhân.

Chậm kinh do dùng thuốc tránh thai

2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Đối với trường hợp được chẩn đoán là do việc dùng thuốc tránh thai thì việc khắc phục sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ yêu cầu nữ giới chuyển sang sử dụng loại thuốc tránh thai khác, phù hợp với cơ thể hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian để thuốc phát huy tốt công dụng cũng như tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Chậm kinh 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Chậm kinh do mất cân bằng nội tiết tố

Căn cứ vào tình trạng mất cân bằng, sức khỏe của nữ giới mà bác sĩ sẽ kê khai một số loại thuốc chứa hormone để điều hòa lại nội tiết tố trong cơ thể, giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Việc dùng thuốc tuy đơn giản nhưng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, nghiêm cấm sử dụng thuốc bên ngoài khi chưa được sự cho phép để tránh việc cơ thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Chậm kinh do lối sống thiếu lành mạnh

Nếu kinh nguyệt của chị em bị chậm do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên căng thẳng, làm việc quá sức thì chỉ cần thay đổi, điều chỉnh thói quen này theo hướng khoa học thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Theo đó, nữ giới nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục điều độ, ngủ đúng giờ và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia…

Ngoài ra, nên duy trì cân nặng của bản thân ở mức ổn định. Việc tăng hoặc giảm cân một cách đột ngột cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Ngay cả khi bạn chưa từng quan hệ tình dục thì việc đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường là điều đặc biệt quan trọng. Điều này nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề xấu tới sức khỏe của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng, với những giải đáp xung quanh thắc mắc " chậm kinh 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao" của các chuyên gia trong bài viết trên đây đã giúp chị em có được những kiến thức sức khỏe hữu ích. Nếu muốn được tư vấn thêm, chị em đừng ngần ngại liên hệ tới hotline 0366 655 466 để gặp trực tiếp các chuyên gia, được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề