Bế sản dịch sau sinh là gì

Sản dịch sau sinh thực chất là màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra, dễ phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục phát triển.

Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy hết sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung không co bóp. Do đó sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung. Trường hợp này gọi là bế sản dịch sau sinh.

Bế sản dịch sau sinh là gì
Bế sản dịch gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ sau sinh

Sản phụ bị bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu. Chảy máu không cầm được dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.

Những biến chứng của tình trạng bế sản dịch

Hiện tượng bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sản dịch bị nhiễm khuẩn, gây ra rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hằng, Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương chia sẻ:

“Hàng tháng, bệnh viện đều có những trường hợp tái nhập viện vì bế sản dịch, thường kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng hậu sản như đau bụng, sốt, sản dịch hôi.

Thậm chí có nhiều ca chảy máu ồ ạt, phải truyền máu, hút dịch lòng tử cung, mổ để cầm máu, trường hợp nghiêm trọng hơn phải cắt tử cung khi dùng thuốc không hiệu quả.

Thực tế, sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh. Tuy nhiên sản phụ không nên chủ quan vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trên. Đặc biệt là khi thấy tử cung có dấu hiệu bất thường phải đi khám ngay để chữa trị kịp thời.

Làm sao phát hiện bị bế sản dịch?

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh con, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau., Tùy theo cơ địa, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết.


Page 2

Bế sản dịch sau sinh là gì

Do sau sinh, cơ thể người mẹ cần rất nhiều thời gian đề hồi phục, không chỉ về thể chất, mà lẫn tinh thần và tình cảm. Chỉ một chút lơ là, bạn có thể vô tình khiến mình phải đối mặt với nguy cơ mắc phải một số biến chứng hậu sản. Ngoài trầm cảm sau sinh, bạn có thể bất ngờ với 6 vấn đề bệnh hậu sản sau!

Bế sản dịch sau sinh là gì
Mỉm cười và hạnh phúc không ngừng vì có thiên thần nhỏ cũng là một trong những vấn đề hậu sản thú vị

1. Ra máu

Sau khi sinh, sản dịch thường ra rất nhiều vào những ngày đầu tiên. Kể cả bạn sinh thường hay sinh mổ, tử cung cũng cần phải được “dọn dẹp” sạch sẽ, và đó là lý do vì sao máu ở vùng nhau thai còn sót lại cần được “tống” ra khỏi cơ thể.

Sau 4-6 tuần, sản dịch sẽ hết, trong thời gian này, máu có thể thay đổi và màu sắc lẫn số lượng. Vì vậy, nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề hậu sản này.

2. Khóc lóc thất thường

Hormone nội tiết tố tăng nhiều trong thời gian mang thai, bỗng nhiên bị giảm đột ngột sau khi sinh. Lý do này đã dẫn đến tác động không nhỏ đến tâm trạng của người mẹ. Vì vậy, bạn sẽ có những khoảnh khắc không hiểu vì sao mình khóc, đơn giản khóc giúp bạn dễ chịu hơn. Tình hình này thường xảy ra vào những ngày đầu tiên sau khi sinh con, do đó đừng quá lo lắng mẹ nhé!

3. Đổ mồ hôi

Các hormone sau sinh có khả năng làm bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và thường là vào ban đêm. Đã phải hứng chịu sự nóng nực suốt 9 tháng mang thai, nay bạn phải đối mặt với tình trạng tệ hại hơn nhiều. Để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm vì áo ướt nhẹp, bạn nên chuẩn bị sẵn quần áo gần đó để thay nếu cần.

4. Sưng tấy, phù nề

Những tưởng triệu chứng sưng tấy, phù nề chỉ diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ, nhưng sau khi sinh con, bạn vẫn có thể đối mặt với vấn đề khó chịu này. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ sinh mổ hoặc thực hiện đẻ không đau. Thuốc tê, thuốc gây mê tiêm vào cơ thể, truyền vào những chất lỏng khó thoát ra ngoài, vì vậy làm bạn phù nề sau sinh.

5. Bụng vẫn to như chưa hề sinh nở

Đó là vấn đề mà mẹ nào cũng thắc mắc và tỏ ra vô cùng thất vọng. Tại sao em bé đã ra rồi, bụng mình vẫn như cái trống? Câu trả lời ở đây là dù đã cho em bé ra ngoài, loại bỏ bớt nhau thai và nước ối, nhưng hình dạng của tử cung bạn không thể thu nhỏ trong một sớm một chiều.

Lúc này, độ lớn của tử cung nhỏ khoảng bằng thai kỳ lúc 6 tháng. Tốt nhất, nên tận dụng mặc lại váy bầu cho thuận tiện, dễ chịu. Chăm chỉ cho con bú, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vòng eo thon thôi!

6. Hạnh phúc tột cùng

Trong những điều tồi tệ, luôn có điều may mắn và phước lành. Còn gì tuyệt hơn là lúc này đang có một thiên thần nhỏ hiện diện trong căn nhà ấm cúng của hai vợ chồng bạn. Nếu cảm thấy mình vui vẻ quá mức bình thường, không thể ngừng mỉm cười chẳng hạn, hãy cứ tận hưởng nó và ghi nhớ lại các khoảnh khắc đáng quý này, bởi thời gian sẽ trôi rất nhanh, bé con sẽ lớn rất mau, trong khi bạn chưa kịp nhận ra.

Mục đích

Bế sản dịch sau sinh là gì

Bế sản dịch sau sinh là gì

Bế sản dịch sau sinh là gì

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sản phụ vẫn phải trải qua giai đoạn chảy sản dịch. Giai đoạn này kéo dài hay không tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý với tình trạng ứ sản dịch vì nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ứ sản dịch hiểu một cách đơn giản nhất là sản dịch sau khi sinh không thoát ra ngoài được mà ứ đọng trong tử cung. Tình trạng này khác nguy hiểm và cần hết sức lưu ý vì nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn sản dịch, chảy máu không cầm được… thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ.

Thông thường, sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể sẽ tiết sản dịch. Sản dịch này gồm có máu, nước ối còn sót, dịch tiết cổ tử cung và các mảnh vụn của lớp nội mạc cổ tử cung. Chúng sẽ được đẩy ra ngoài cổ tử cung cho đến khi hết hẳn. Thời gian chảy sản dịch ở mỗi sản phụ là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người chỉ 7 – 10 ngày là hết sản dịch nhưng cũng có người tận một tháng hoặc hơn mới hết.

Bế sản dịch sau sinh là gì

Ứ sản dịch là tình trạng sản dịch không được đẩy hết ra ngoài mà ứ đọng trong tử cung

Sản dịch dễ bị phân hủy và dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế tình trạng ứ sản dịch sau sinh không được xử trí sớm sẽ bị vi khuẩn gây hại tấn công và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ứ sản dịch sau sinh có thể do một vài nguyên nhân dưới đây gây nên:

Sinh mổ

Thông thường, quá trình sinh mổ sẽ khiến sản phụ bị mất nhiều máu hơn so với sinh thường. Hơn nữa, em bé không chui qua cổ tử cung, cũng nhiều trường hợp chưa xuất hiện chuyển dạ nên tử cung co bóp kém hơn khiến cho sản dịch bị đẩy ra ngoài chậm và ít, dễ bị ứ đọng trong tử cung.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Biến chứng sau sinh

Một vài vấn đề xảy ra trong và sau sinh như thai to, đa ối, quá trình chuyển dạ kéo dài… có thể khiến sản phụ dễ bị ứ sản dịch sau sinh.

Bế sản dịch sau sinh là gì

Mất nhiều máu

Mất máu là điều hiển nhiên trong quá trình sinh dù là sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, những trường hợp mất máu quá nhiều sẽ khiến tử cung co bóp kém, thậm chí nhiều trường hợp tử cung không thể co bóp nên không đẩy được sản dịch ra ngoài, gây ứ đọng.

Chế độ hậu sản không đảm bảo

Sau sinh, nếu sản phụ nằm một chỗ lâu ngày, không vận động hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sẽ dẫn đến nhiễm trùng và làm tăng nguy cơ bị ứ sản dịch sau sinh.

Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân trên, trường hợp sức khỏe sản phụ yếu, trương lực cơ tử cung kém hay cổ tử cung bị đóng kín cũng sẽ không đẩy được sản dịch ra ngoài.

Những ngày đầu sau sinh, sản phụ sẽ bị ra một lượng sản dịch lớn, có màu đỏ tươi giống kinh nguyệt kèm theo các cục máu đông. Sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, lượng sản dịch giảm dần, loãng hơn, gồm chủ yếu là các tế bào bạch cầu và tế bào của niêm mạc tử cung.

Lượng sản dịch ngày càng ít và có thể hết sạch sau 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, một số người thời gian hết sản dịch có thể kéo dài đến hơn một tháng, nhưng tối đa sẽ là 45 ngày sau khi sinh. Đây là biểu hiện ra sản dịch bình thường.

Bế sản dịch sau sinh là gì

Ứ sản dịch sau sinh có thể khiến mẹ bị đau vùng hạ vị

Nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng ứ sản dịch sau sinh và cần đi khám ngay:

  • Sản dịch chảy rất ít dù là chỉ sau sinh có vài ngày, kèm theo tình trạng sản dịch có mùi hôi do bị nhiễm trùng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Vùng hạ vị căng tức, thỉnh thoảng bị đau.
  • Sờ ở bụng thấy có cục cứng.
  • Đau khi ấn vào đáy tử cung, cổ tử cung đóng kín.

Ứ sản dịch là tình trạng có tính nguy hiểm. Nếu không được xử trí kíp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu, chảy máu không cầm, rối loạn đông máu. Nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng có thể phải cắt bỏ toàn bộ tử cung.

Vì thế, sau sinh, chị em cần quan sát kỹ cơ thể mình, nếu có dấu hiệu bất thường phải đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xấu.

Ứ sản dịch sau sinh không thể điều trị khỏi tại nhà mà phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp hiệu quả nhất. Các phương pháp thường được áp dụng là:

Hút dịch tử cung

Bác sĩ sẽ sử dụng ống hút để hút hết sản dịch còn ứ đọng bên trong tử cung. Ống hút này phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh gây viêm nhiễm cũng như những nguy hiểm khác cho sản phụ.

Nong cổ tử cung

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để nong cổ tử cung, giúp lấy hết phần sản dịch đang ứ đọng ra ngoài. Thủ thuật này cần được thực hiện ở cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh để tránh biến chứng.

Sử dụng thuốc

Nhiều trường hợp ứ sản dịch sau sinh do tử cung co bóp kém, đóng kín nên bác sĩ sẽ chỉ định thuốc gây co bóp tử cung để đẩy sản dịch ra ngoài.

Ứ sản dịch sau sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được xử trí sớm. Vì thế, phòng ngừa ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Hãy áp dụng các biện pháp sau:

Bế sản dịch sau sinh là gì

Canh đu đủ giúp cổ tử cung co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sản phụ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín sau sinh để tránh nhiễm khuẩn. Sản dịch là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi phát triển, gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung và làm tăng nguy cơ bị ứ sản dịch.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên chọn loại băng vệ sinh đảm bảo, thấm hút tốt và thay băng thường xuyên khoảng 4h/lần để hạn chế nhiễm khuẩn.

Vận động nhẹ nhàng

Sau sinh, dù biết mẹ khá mệt mỏi và mất sức nhưng mẹ hãy cố gắng đi lại và vận động nhẹ nhàng vì nó rất tốt cho sức khỏe. Vận động không chỉ giúp cổ tử cung co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài mà còn tốt cho tiêu hóa của mẹ, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh cũng như một vài vấn đề khác.

Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt

Việc bé bú mẹ có tác dụng kích thích cổ tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Vì thế, ngay sau khi sinh, hãy cho bé bú sớm nhất có thể. Ngoài việc bé bú trực tiếp, mẹ cũng nên hút sữa theo cữ để vừa tăng co bóp tử cung vừa giúp sữa về nhiều hơn, hạn chế tắc tia sữa.

Đi tiểu thường xuyên

Việc đi tiểu sau sinh dường như là cực hình với những mẹ sinh thường vì đa số các mẹ phải rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, hãy cố gắng đi tiểu thường xuyên, đi ngay khi buồn tiểu để bang quang hoạt động bình thường trở lại. Nếu nhịn tiểu, bang quang đầy sẽ khiến tử cung co bóp khó hơn nên việc đẩy sản dịch cũng kém hiệu quả.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Sau sinh, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe và giúp sữa chất lượng hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng kích thích tử cung co bóp như canh rau ngót, đu đủ xanh, mướp đắng…

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/