Bé vừa khỏi ốm có nên tiêm phòng

_

Ở nước ta, hiện đang là mùa đông – xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các mầm bệnh [vi khuẩn, vi rút] phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp [viêm phế quản, viêm phổi], sởi, rubella, tiêu chảy, ho gà… Trong dịp lễ Tết do nhu cầu giao lưu và đi lại của người dân rất lớn cũng là cơ hội cho dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi phát triển. Bệnh có thể mắc ở tất cả những người chưa có miễn dịch với bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi [trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi]. Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là: 1] các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. 2] Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin tiêm cho trẻ và an toàn. Hiện nay các loại vắc xin tiêm chủng tại các điểm tiêm dịch vụ như vắc xin MMR phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, vắc xin 6 trong 1- Infanrix Haxe -phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B và các loại vắc xin khác không được cung cấp ổn định cho các cơ sở tiêm dịch vụ do một số nhà sản xuất thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất nhằm cải tiến chất lượng hiện hành và điều chỉnh kế hoạch sản xuất nên không thể đáp ứng ngay được nhu cầu vắc xin trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin. 3] hoặc không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm [mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm], trẻ không được giữ ấm đúng cách trong mùa đông xuân dẫn đến nhiễm bệnh làm mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ trong tháng và khi cha mẹ không cho trẻ tiêm bù lại ngay khi có thể dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 4] Một số đối tượng cần được tiêm chủng chưa được thống kê, điều tra đầy đủ dẫn đến số trẻ bị bỏ sót không được đưa vào danh sách theo dõi tiêm chủng. Để phòng bệnh cho trẻ Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh các nhân cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách, giữ gìn vệ sinh nhà ở  và đảm bảo thông thoáng; đồng thời thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ phòng bệnh theo lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bà mẹ cần lưu ý:

1. Trẻ em cần phải được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đối với trẻ hoãn tiêm cần được tiêm bù ngay trong tháng không chờ đợi sang tháng sau dẫn đến trẻ không có miễn dịch phòng bệnh và mắc bệnh sớm.  2. Trẻ em phải sử dụng vắc xin bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; cha, mẹ của trẻ và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế trong việc sử dụng vắc xin phòng bệnh bắt buộc [đây là quy định trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm]. Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. 3. Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tổ chức tiêm đầy đủ trong tháng, đảm bảo số lượng theo nhu cầu và an toàn.

4. Đặc biệt để phòng bệnh sởi cha mẹ cần chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccin phòng sởi theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ cũng cần lưu ý đưa trẻ từ 1 - 14 tuổi đi tiêm chủng vaccin phòng bệnh sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch trong Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella trên toàn quốc

.

- Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Hiện nay Bộ Y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên toàn quốc, tính đến ngày 12/02/2015 số trẻ được tiêm vắc xin  sởi-rubella là 19.039.871 trẻ an toàn.

 

“TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ LÀ HẠNH PHÚC CỦA TRẺ THƠ”

 
         

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

các mẹ có kinh nghiệm giúp e với, bé nhà e từ sau tết đến giờ ốm suốt, hết viêm phế quản phổi khỏi đc 1 tuần thì lại sốt phát ban, xong lại ốm vặt và vừa rồi mới bị chân tay miẹng, khỏi đc khoảng 1 tuần, e k biết đã được tiêm phòng chưa? vì bé nhà e bị nhỡ 2 mũi tiêm 1 cúm 1 mũi nhắc lại 5 trong 1. giờ 10 tháng rùi mà cũng chưa tiêm phòng sởi. các mẹ giúp e với, k biết làm thế nào để tưng sức đề kháng cho bé hic

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh khối lớp 7 Trường THCS Lam Sơn [quận Bình Thạnh, TP.HCM] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thời gian qua, số ca mắc COVID-19 ở nước ta liên tục tăng cao, nhiều người bị lỡ lịch tiêm vắc xin COVID-19 do thành F0. Sau khi khỏi bệnh, những người này không biết lúc nào thì đi tiêm vắc xin. Hỏi nhân viên y tế, họ bất ngờ khi nhận được câu trả lời không giống nhau: nơi thì bảo tiêm ngay, nơi bảo phải chờ 1 - 2 tháng...

"Sau khi khỏi COVID-19 được 2 ngày, tôi nhận được tin nhắn thông báo tiêm vắc xin COVID-19. Thế nhưng ra trạm y tế thì được kêu về 1 tháng sau mới tiêm. Trong khi đó, người quen tôi [ngụ địa phương khác] lại bảo ở chỗ họ cho tiêm ngay, tôi không hiểu gì cả", chị N.A. [ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội] chia sẻ.

Còn anh N.V.H. [ngụ quận Đống Đa] thắc mắc con anh vừa khỏi COVID-19, nay nhận được thông báo của trường chuẩn bị tiêm vắc xin, nên anh không rõ con anh có phải tiêm ngay không.

Chúng tôi nêu thắc mắc với một cán bộ Trạm y tế phường Quan Hoa [quận Cầu Giấy], được người này hướng dẫn: sau khi âm tính COVID-19, người dân nên theo dõi sức khỏe thêm 2 tuần để sức khỏe hồi phục, sau đó hãy tiêm vắc xin.

Còn tại Trạm y tế phường Văn Miếu [quận Đống Đa], một cán bộ nói sau khi khỏi COVID-19, khoảng 1-2 tháng sau mới được tiêm vắc xin.

Liên lạc với Trạm y tế xã Liên Bạt [huyện Ứng Hòa], cán bộ y tế giải đáp: sau khi mắc COVID-19, khi có đợt tiêm chủng sẽ được tiêm mũi 3, và mũi 3 cách mũi 2 đủ 3 tháng.

Mỗi trạm y tế hướng dẫn một kiểu, vậy F0 đã khỏi bao giờ mới được tiêm vắc xin phòng dịch?

Theo bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 [bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại].

"Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân. Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người", bà giải thích. 

"Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin", bà Hồng khuyến nghị.

Đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

"Kế hoạch sắp tới nước ta sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Với trẻ ở độ tuổi này, Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn cụ thể", bà Hồng cho hay.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Trẻ chưa tiêm vắc xin có phải cách ly khi nhập cảnh?

Hiện nay, nhiều nước chưa tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Theo quy định của Bộ Y tế, những người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 [trừ trẻ em dưới 2 tuổi] thì vẫn phải đảm bảo cách ly tại nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Cụ thể, đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.

Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên quy định này được cho là gây khó cho người nhập cảnh bởi hiện nay trẻ từ 5 - 11 tuổi chưa được tiêm vắc xin COVID-19.

Theo ông Vũ Ngọc Long - phó trưởng phòng kiểm soát dịch bệnh Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], đây là quy định được thực hiện từ tháng 12-2021 nhằm kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam.

"Hiện nay, chúng tôi đã có dự thảo xin ý kiến các đơn vị về việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh Việt Nam nhằm phù hợp với tình hình hiện tại. Cụ thể, dự thảo mới sẽ không yêu cầu người nhập cảnh cung cấp hộ chiếu vắc xin, không yêu cầu cách ly y tế.

Người nhập cảnh yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 [bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP] trong vòng 72 giờ hoặc trong vòng 24 giờ [nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2] trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi.

Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm COVID-19, chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm COVID-19 đều được tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân", ông Long thông tin.

"Khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn cho phép hệ miễn dịch phát triển mạnh hơn"

Bộ Y tế New Zealand mới đây đã công bố hướng dẫn về thời điểm tiêm vắc xin liều cơ bản hoặc mũi tăng cường đối với những trường hợp đã mắc và khỏi bệnh COVID-19.

Theo bài viết đăng ngày 11-3 trên trang tin tức stuff.co.nz của New Zealand, Bộ Y tế nước này khuyến nghị: với những người mắc COVID-19 sau khi tiêm vắc xin mũi 1, cần chờ ít nhất 4 tuần sau khi khỏi bệnh để có thể tiêm mũi thứ 2. Đây cũng là thời gian chờ tiêm được khuyến nghị với những người đã hoàn thành liều cơ bản muốn tiêm mũi tăng cường.

Trong khi đó, với những người mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi thứ 2, Bộ Y tế New Zealand khuyến nghị chờ ít nhất 3 tháng mới có thể tiêm mũi tiếp theo [mũi tăng cường].

Với những người chưa tiêm vắc xin và mắc COVID-19, Trung tâm cố vấn về tiêm chủng của New Zealand khuyến cáo thời điểm có thể tiêm vắc xin là 3 tháng sau khi khỏi bệnh.

Tiến sĩ Nikki Moreland tại Đại học Auckland cho rằng những người đã mắc và khỏi bệnh COVID-19 có khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại virus SARS-CoV-2, do đó có thể trì hoãn tiêm chủng để đảm bảo phản ứng miễn dịch tốt nhất có thể. Với biến thể Omicron, những bằng chứng hiện tại cho thấy người đã mắc và khỏi COVID-19 có thể được bảo vệ trong ít nhất một vài tháng.

Chung quan điểm trên, phó giáo sư về miễn dịch học tại Đại học Auckland, tiến sĩ Nikki Moreland, cho rằng khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn cho phép hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ hơn và đáp ứng miễn dịch tốt nhất có thể. [TTXVN]

Ai cần tiêm vắc xin mũi 4?

DƯƠNG LIỄU

Video liên quan

Chủ Đề