Bến tre là gì

Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành [gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên]. Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057' đông. Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km.

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 200C. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp [bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 bắc trở lên]. Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.

Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.

Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính [cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên], ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.

Bến Tre có dân số trung bình năm 2008 là 1.360,3 ngàn người với mật độ dân số 576 người/km2, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

Do có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã đưa phù sa chảy khắp ba dải cù lao nên tỉnh Bến Tre có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thuỷ sản. Bến Tre với hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh [qua Tiền Giang, Long An] dài 86 km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60 qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc…Hệ thống giao thông tạo điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó có đất Bến Tre. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.

Trên đôi bờ của các con sông là những cánh đồng đất đai màu mỡ, những vườn cây ăn trái sum suê, những xóm làng đông đúc dân cư, những bến sông, bến phà, chợ búa tấp nhập thuyền bè, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng lớn, trù phú và thơ mộng.

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m. Đáng chú ý có các sông rạch, kênh quan trọng sau đây: Sông Bến Tre, rạch Cái Mơn, rạch Mỏ Cày, kênh Mỏ Cày – Thom, rạch Băng Cung, rạch Ba Tri, kênh Đồng Xuân, kênh Chẹt Sậy – An Hóa.

c. Tài nguyên động vật – thực vật

Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn Cửu Long. Những cù lao lớn – cũng có nghĩa là phần lớn đất chính của Bến Tre – luôn luôn được phù sa bồi đắp và hàng năm vươn dài ra biển. Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật của miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he.

Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Dân chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.

Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.

- Về du lịch văn hóa - lịch sử

Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng. Trong đó, tiêu biểu có một số địa danh được nhiều người biết đến như:

Chùa tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Chùa được Thiền sư Long Thiền [quê ở Quảng Ngãi] dựng vào giữa thế kỷ XVIII, dưới triều Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát [1738-1765]. Vị trụ trì kế tiếp là Thiền sư Khánh Hưng, đời 36 dòng Lâm Tế đã trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XIX, tôn tạo tượng Phật và pháp khí, đúc đại hồng chung năm 1805. Chùa còn được trùng tu vào các năm 1884, 1947 và 1992. Chùa hiện nay còn giữ một số bản gỗ khắc kinh [chữ Hán], nhiều tượng cổ. Trong vườn chùa có 15 bảo tháp các ngài Bảo Chất, Quảng Giáo, Tâm Định, Chánh Hòa ...

Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày.   Chùa Tuyên Linh được xây năm Tân Dậu [1861], dưới triều Tự Đức năm thứ 14. Lúc đầu, chùa có tên là Tiên Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh , vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng. Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Chùa Tuyên Linh đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Viên Minh tọa lạc tại trung tâm thị xã Bến Tre. Chùa Viên Minh được xâ y dựng năm 1874 với diện tích 3358 m2 với kiến trúc đơn sơ nhỏ hẹp, bên trong thờ Phật và tượng Quan Thánh Đế Quân cho phù hợp với sự tín ngưỡng của người Việt và người Hoa. Trong hơn 100 năm kể từ khi thành lập, Chùa Viên Minh đã được nhân dân gìn giữ và tu bổ nhiều lần, Chùa thật sự là nơi thờ tự được nhân dân và bà con đến chiêm bái ngày một đông đảo.

+ Mộ và khu tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Di tích lịch sử Nguyễn Đình Chiểu

Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nhà thơ yêu nước tuy không sinh ra trên mảnh đất này, nhưng ông chọn nơi đây để sinh sống, dạy học, bốc thuốc trị bệnh cho dân và làm thơ trong khoảng thời gian dài cuối đời. Đây là một trong những tài nguyên nhân văn quan trọng nhất của Bến Tre.

Lăng Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng ở một nơi thật yên bình. Khu mộ của ông được xây dựng trên phần đất của một học trò cũ, hiện nay được trùng tu và đang được tiếp tục mở rộng, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Trong lăng là một vườn hoa kiểng xanh mơn mởn, phía dưới khu điện thờ trang nghiêm tôn kính. Đây còn là nơi lưu giữ bút tích, những tác phẩm văn học nổi tiếng của ông và những hình ảnh, những dòng lưu niệm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, của nhân dân trong và ngoài nước khi đến viếng. Để tưởng niệm và ghi nhớ công lao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vào ngày giỗ của ông [3-7 âm lịch] hằng năm thường có các lễ hội rất đặc sắc, thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như khách tham quan.

+ Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định:

Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định với quê hương đất nước, UBND tỉnh Bến Tre đã cho xây dựng khu lưu niệm bà Nguyễn Thị Định ngay tại quê hương bà – xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm. Nằm trong khuôn viên rộng rãi, xây dựng khang trang, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định được khách tham quan trong và ngoài tỉnh quan tâm đến viếng trước tiên trong những lần về thăm Bến Tre.

Hàng ngày, có nhiều khách tham quan trong và ngoài tỉnh, kể cả khách nước ngoài đến nơi đây để tìm hiểu, học tập tấm gương của bà - người phụ nữ dành cả cuộc đời mình cho dân, cho nước [cả chồng và con của bà đều không còn]. Bà là sự kết hợp hài hòa giữa đức tính can trường, dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng với lòng nhân ái, bao dung, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Khách đến nơi đây như được sống lại những phút giây hào hùng, rực lửa đấu tranh của phong trào Đồng Khởi năm xưa khi được nghe, được thấy những tư liệu, hiện vật về bà đang được trưng bày. Khu tưởng niệm là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng sâu sắc và hiệu quả nhất của tỉnh Bến Tre.

+ Các Đình làng ở Bến Tre:

Đình làng ở Bến Tre cũng là nơi để du khách đến tham quan. Hiện toàn tỉnh có 207 ngôi đình, nhưng nổi bật hơn cả là đình Bình Hòa [huyện Giồng Trôm], đình Phú Lễ [huyện Ba Tri]. Đây không chỉ là nơi thờ tự, mà còn là chứng tích tố cáo Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp miền Nam theo Luật 10/59. Đình Phú Tự [Thị xã] với cây bạch mai cổ thụ độc nhất vô nhị, trên 300 năm tuổi vẫn còn xanh tốt. Bến Tre còn có ngôi nhà cổ ở xã Đại Điền [huyện Thạnh Phú] có niên đại trên 100 năm, xây cất theo kiểu hình chữ nhất, trang trí bằng hoa văn chạm trổ khéo léo bởi những bàn tay nghệ nhân điêu luyện. Có đến đây mới thấy hết giá trị nghệ thuật và văn hóa của ông cha ta để lại.

Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Một số địa điểm du lịch có tiếng như:

+ Cồn Phụng [Cồn Ông Đạo Dừa]:

Cồn Phụng [Cồn Ông Đạo Dừa] thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, án ngữ ngay cửa ngõ đi vào Bến Tre qua phà Rạch Miễu, cách Thị xã Bến Tre khoảng 12km. Cồn Phụng còn có tên khác là Cù Lao Tân Vinh. Cồn Phụng có diện tích khoảng 28 ha, dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái. Với đủ loại trái ngon đặc sản của Nam bộ như: mít nghệ, saboche, bưởi, cam, xoài... và đặc biệt là nước dừa ở đây ngọt lịm không phải tỉnh nào cũng có. Tại Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500 m². Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam [1909-1990]: Sân 9 con rồng, tháp Hòa Bình [cửu trùng đài] - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời...

+ Cồn Ốc [Cồn Hưng Phong]:

Cồn Ốc là cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách thị xã Bến Tre khoảng hơn 10km, có diện tích tự nhiên 647ha. Cồn dài 83 km, rộng hơn 1km. Cồn nằm án ngữ giữa cù lao Minh và cù lao Bảo. Ban đầu, đây chỉ là một cù lao nhỏ, thấp, có nhiều ốc bám vào sống trên các loài cây ngập nước, có lẽ vì thế mà còn có tên gọi như vậy..

Cồn Ốc là quê hương của nhiều loài cây ăn trái đặc hữu như dừa núm, bưởi da xanh... với chất lượng ngon hơn hẳn các vùng khác. Ngày nay, xã Hưng Phong đang phối hợp với nhiều công ty du lịch tổ chức những chương trình tham quan dã ngoại rất hấp dẫn mang đậm chất sông nước việt vườn.

Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng vạn người đến tắm và vui chơi giải trí.

+ Sân chim Vàm Hồ - Ba Tri

Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván, mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển...

Sân chim Vàm Hồ [Ba Tri - một trong hai trung tâm du lịch lớn của Bến Tre] nằm ngay bên bờ sông. Có thể đến Ba Tri bằng hai hướng : theo đường bộ từ Mỹ Tho qua phà Rạch Miễu sang Bến Tre bọc vòng huyện Giồng Trôm đến Ba Tri, hoặc đổ bộ từ bến tàu du lịch Tiền Giang theo đường sông hướng ra biển khoảng 3 tiếng đồng hồ [nếu thuận con nước] đến Sân Chim. Sân chim rộng 17ha, trồng toàn chà là, gai. Chỉ có một con đường nhỏ, dài độ 500m dẫn vào bên trong. Muốn vào sâu hơn nữa rất khó đi. Vào khoảng 4 giờ chiều là đến hồi chim về tổ. Ngày trước, khu rừng này cũng là một căn cứ cách mạng của Bến Tre. Sân Chim nay là nơi sinh sống của họ nhà cò, vạc, cồng cộc, diệc... Sân Chim Vàm Hồ Ba Tri hiện nay chỉ mới được đầu tư cho du lịch nên còn hoàn toàn vẻ hoang sơ, nhưng chính nét hoang sơ này đang và sẽ thu hút khách du lịch trong tương lai.

+ Vườn cây ăn trái Cái Mơn:

Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách. Cái Mơn là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt. Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi. Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Lễ hội ở Bến Tre có nhiều nét độc đáo. Lễ hội dân gian đặc trưng lâu đời nhất ở Bến Tre là cúng đình. Hàng năm, Bến Tre tổ chức nhiều lễ hội truyền thống , có các lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông, lễ hội Nguyễn Đình Chiểu. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có lễ hội truyền thống văn hóa được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu [ngày 01/07] tại xã An Đức, huyện Ba Tri, với nhiều loại hình sinh hoạt phong phú, đa dạng. Lễ truyền thống cách mạng ngày 17/01 tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, làm sống lại những ngày hào hùng của người dân vùng sông nước quật khởi năm 1960. Bến Tre còn có Ngày Hội trái cây ngon mùng 5 tháng 5 âm lịch, Lễ hội Dừa vào tháng 1 hàng năm.

Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lế hội này. Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất hàng năm tổ chức ở lăng Ông xã Bình Thắng huyện Bình Đại. Lễ gồm ba phần: túc yết, nghinh ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu đại bội. Trước ngày lễ các thuyền đánh cá dù đang làm nghề ở nơi xa hay gần, đều phải tề tựu về bến. Cả hai đang đánh bắt trúng cũng phải bỏ mà về. Điều này đã trở thành quy ước bắt buộc. Tham gia vào lễ nghinh ông còn có những thuyền đánh cá ở nơi khác, tỉnh khác đang hành nghề tại biển của địa phương. Các thuyền đánh cá đều chăng đèn, kết hoa rực rỡ. Ở đầu mũi thuyền, chủ nhân có bày mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, thường là cặp vịt luộc, chiếc đầu heo, cùng với hương hoa.

- Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu:

Lễ hội Nguyễn Đình Chiểu mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 hàng năm tại cụm đền thờ, mộ nhà thơ tại xã An Đức, huyện Ba Tri với hàng ngàn người tham dự. Từ 1975 sau ngày giải phóng đến nay, chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa đã đầu tư công sức, tiền bạc để tôn tạo khu vực này thành một di tích lịch sử có giá trị mang ý nghĩa giáo dục về tinh thần yêu nước, thương dân. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là một nhà thơ có tầm cỡ của nửa sau thế kỷ XIX, mà còn là một nhà giáo, một thầy thuốc giàu tâm huyết.

Ngoài ra ở Bến Tre còn có những lễ hội hướng về truyền thống cách mạng như: lễ hội Đồng Khởi, được tổ chức ngày 17 tháng 1 hằng năm, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng thời cũng thu hút một số lượng khách đáng kể của các tỉnh thành khác cùng tham dự.

Hội Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.

3.Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Từ bao đời này, những rặng dừa xanh đã là hình ảnh đặc trưng  của  Bến Tre cũng như vị ngọt ngào của kẹo dừa Bến Tre đã làm nên thương hiệu cho vùng đất còn lắm nỗi nhọc nhằn này. Kẹo dừa Bến Tre vừa là một đặc sản ẩm thực, vừa là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Đất nước ta có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa. Các nghệ nhân ẩm thực Bến Tre đã không ngừng kế thừa nghệ thuật làm kẹo dân gian này để nâng lên thành một ngành hàng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế và quảng bá văn hóa ẩm thực Bến Tre trong và ngoài nước.

Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày. Theo các tư liệu sưu tầm được thì người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường [trước kia người ta dùng đường thùng nhưng ngày nay dùng đường cát]. Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm. Ngày nay, người Bến Tre đã cải tiến làm thêm nhiều loại kẹo dừa có kết hợp với các nguyên liệu khác làm cho kẹo dừa Bến Tre ngày càng phong phú. Người ta đã cho thêm hương vị sầu riêng, đậu phộng và thậm chí cả ca cao vào kẹo. Đây là hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng, để có thể mở rộng thị trường. Du khách đến Bến Tre thường mua kẹo về làm quà cho gia đình, người thân, bè bạn. Có thể nói kẹo dừa khá gắn bó với cuộc hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực, du lịch ở Bến Tre.

Bến Tre là xứ sở của trái dừa, với nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị… nhưng nổi tiếng nhất là trái dừa xiêm. Dừa xiêm xanh là giống cây trồng nhiều tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Người dân nơi đây đang chuyển đổi trồng dừa uống nước, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan.

Cây dừa xiêm là cây trồng không có phun hóa chất lên trái, nên trái không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giúp cho nước dừa được mệnh danh một loại nước rất tinh khiết, an toàn cho người sử dụng.

Nước uống có độ ngọt thanh, không chua, nên thường được gọi là “dừa xiêm đường”. Còn dừa xiêm thường, buồng lúc trổ có màu xanh đọt chuối non, có từ 20 trái trở xuống/buồng.

Dừa tươi làm thức uống giải khác và bồi dưỡng sức khỏe vì: Nước dừa nhiều đường Glucose, Fructose, Sucrose, giàu đạm chất, nhiều Vitamine C và B1 cũng như các khoáng chất. Nước dừa có thể dùng pha chế môi trường nuôi cấy mô, tham gia vào quá trình chế biến thức ăn hay đóng hộp giúp việc tồn trử lâu dài nâng cao được giá trị sản phẩm. Dừa xiêm nhỏ trái, da màu xanh, nước ngọt đậm đà. Hiện nay, trái dừa xiêm của Bến Tre đang rất được ưa chuộng mang lại giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống của người nông dân.

Nép mình dưới những vườn dừa xanh tươi mát rượi nằm phía bên kia chân cầu Chẹt Sậy là những xóm nhỏ bao đời qua chuyên làm nghề bánh tráng, loại bánh tráng nổi tiếng mà người ta quen gọi là bánh tráng Mỹ Lồng [nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre]. Bánh tráng Mỹ Lồng hiện có rất nhiều loại, được chế biến theo nhu cầu của người tiêu dùng khắp nơi trong và ngoài nước. Ăn chơi mà không cần nướng hay dùng để cuốn các loại cá thịt thì có bánh tráng cuốn, bánh tráng sữa. Nhưng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng...Số lượng mối lái các tỉnh về Mỹ Lồng nhận bánh rồi tỏa đi khắp nơi đang ngày càng tăng lên. Cũng nhờ bánh tráng mà đa số các hộ dân có đời sống tương đối khấm khá. Nhiều gia đình đã trở nên giàu có nhờ nhạy bén trong việc tự tìm cho mình những hướng kinh doanh mới phù hợp nhu cầu của thị trường.

Từ món ăn được chế biến thủ công truyền thống mộc mạc trong gia đình ngày giỗ chạp, lễ Tết, bánh tráng Mỹ Lồng đã được nâng lên thành hàng hóa có giá trị tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Và mỗi dịp xuân về, chiếc bánh tráng lại là thứ không thể thiếu trong mỗi nhà ở vùng quê Mỹ Lồng.

Từ Mỹ Thạnh đi tiếp về hướng Ba Tri mười cây số, gặp ngã ba có bày bán thiệt nhiều dừa, rẽ tay phải chưa đầy cây số là về đến Sơn Ðốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm. Ngôi chợ xã tuy nhỏ nhưng khang trang nằm lọt thỏm giữa rừng dừa xanh mát và những ngôi nhà mới tường xây mái ngói chứng tỏ sự hưng thịnh của Sơn Ðốc...Không ai nhớ chính xác nghề này ra đời từ khi nào, nhưng theo lời những bậc cao niên làng nghề đã có gần trăm năm tuổi. Trước kia, cứ mỗi độ tháng Chạp là những miền quê ở vùng châu thổ sông Cửu Long lại rộn ràng làm bánh phồng hoặc bánh tráng để ăn và biếu bà con trong dịp Tết Nguyên Đán. Dần dần đã hình thành nên những làng nghề truyền thống, nhưng danh tiếng nhất trong làng nghề bánh phồng vẫn là làng Sơn Đốc. Bánh phồng Sơn Đốc được tiêu thụ mạnh ở nhiều tỉnh, thành phía Nam, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán. Đặc biệt, những Việt kiều về nước thường chọn một ít bánh phồng để làm quà nơi xứ người và đưa cả con cái đến tham quan xưởng bánh như một cách giáo dục về truyền thống dân tộc.

Trong những ngày Tết hoặc giỗ chạp, cúng đình sự xuất hiện của chiếc bánh phồng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam, đặc biệt là vùng miệt vườn, sông nước Cửu Long. 

Bản Đồ hành chính Tỉnh Bến Tre

Tính đến 31/12/2008, tỉnh Bến Tre có 8 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bến Tre và các huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE 

Trong 5 năm 2006-2010, tỉnh Bến Tre đã đạt được kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế [GDP] tăng bình quân 9,47%, NQ tăng 13%;

Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 ước đạt: Khu vực I: 46,3%; Khu vực II: 18,4%; Khu vực III: 35,3% [Nghị quyết tương ứng: 42%, 29% và 29%].;

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm ước đạt 872 triệu USD, tăng bình quân 19,3%/năm; NQ 750 triệu USD;

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 38.900 tỷ đồng, NQ 41.200 tỷ đồng;

Thu NSNN trên địa bàn tăng bình quân 12,9%/năm, NQ tăng 8,28%/năm;

Giảm tỷ suất sinh bình quân mỗi năm 0,1%0, NQ giảm 0,1%0;

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 866 USD, NQ đạt trên 950 USD;

Toàn tỉnh có 26,3% trường Tiểu học, NQ 50%; 16,29% trường THCS, NQ 20% và 20% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, NQ 20%;

Có 67,1% xã được công nhận xã văn hóa, NQ 50%;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9%, NQ còn dưới 10%;

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 17%, NQ dưới 18%;

Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96,5%, NQ 95%;

Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 85%, NQ 85%.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh chịu sự tác động chung của tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống nhân nhân trên địa bàn tỉnh. Nhưng nền kinh tế tỉnh vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng kinh tế [GDP] bình quân 5 năm 2006-2010 ước đạt 9,47%/năm, tăng 0,39% so bình quân 5 năm trước. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 866 USD.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 58,4% năm 2005 giảm còn 45,3%; khu vực công nghiệp-xây dựng từ 15,9% tăng lên 18,4%; khu vực III từ 25,66% tăng lên 35,3% vào năm 2010 [NQ tương ứng đến năm 2010 là 42%, 29% và 29%].

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động khu vực nông-lâm-ngư nghiệp từ 78,56% năm 2005, giảm xuống còn 55,09%; khu vực công nghiệp-xây dựng từ 7,48% tăng lên 18,28% và dịch vụ từ 13,96% tăng lên 26,63% năm 2010.

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường. 

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện; hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vườn tiếp tục thể hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân13,3%/năm; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng bình quân 11,6%/năm; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 35,8%/năm

Hoạt động nội thương: Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm, giá cả thỉ trường có nhiều biến động, nhưng hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển khá ổn định; lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đến năm 2010 ước đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 22,4%/năm

Hoạt động xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh các năm qua tăng trưởng liên tục. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu sang 79 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có một số thị trường truyền thống như: Trung Quốc, EU, Nhật, ASEAN,… Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm ước đạt 238 triệu USD, tăng bình quân 23,5%/năm.

 Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Tổng doanh thu du lịch từ 83,27 tỷ đồng năm 2005, tăng lên 245 tỷ đồng năm 2010, tăng bình quân 24,1%/năm. Tổng lượt khách du lịch tăng từ 313.014 lượt người năm 2005 tăng lên 540.000 lượt người năm 2010; tăng bình quân là 11,5%/năm; trong đó khách quốc tế tăng bình quân là 12,8%/năm.

Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet tiếp tục phát triển nhanh, đa dạng chất lượng dịch vụ được được nâng cao, an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân.

- Đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng

Trong điều kiện có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới; bằng sự nổ lực của tỉnh đã huy động được 38.900 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đạt 93,4% kế hoạch, tăng bình quân 14,2%/năm; trong đó: vốn ngân sách nhà nước chiếm 10,6%; vốn tín dụng đầu tư chiếm 1,8%, vốn đầu tư của DNNN chiếm 0,6%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,8%, vốn đầu tư của Bộ ngành TW chiếm 15,2%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm 68,5%; vốn khác chiếm 0,5% trong tổng vốn đầu tư.

Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm 2006-2010 ước đạt 3.344 tỷ đồng, tăng bình quân 12,9%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm là 10.964 tỷ đồng, tăng bình quân 15,4%/năm; trong đó, chi đầu tư phát triển 3.001 tỷ đồng, tăng bình quân 19,9%/năm; chi thường xuyên 6.940 tỷ đồng, tăng bình quân 16,7%/năm.

Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng tiếp tục phát triển cả về số lượng, mạng lưới, qui mô và chất lượng dịch vụ; đặc biệt là tín dụng ngân hàng tăng trưởng khá, đảm bảo đầu tư đúng định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.

2. Lĩnh vực văn hoá – xã hội

Giáo dục và Đào tạo:Mạng lưới trường lớp được phát triển đều khắp, phù hợp với điều kiện của từng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên là 98%; tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn ở các cấp học mầm non 18,46%, tiểu học 59%, THCS 46,4%, THPT 9,4%.

Khoa học-công nghệ: Họat động khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất, tiếp thu khoa học và công nghệ trong nhân dân.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân: Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển.

 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, phát thanh truyền hình đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thu văn hóa của nhân dân.

Lao động-việc làm: Công tác giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Công tác giảm nghèo và chính sách xã hội:Công tác giảm nghèo được sự quan tâm của toàn xã hội, với nhiều hoạt động, giải pháp giảm nghèo hiệu quả được thực hiện như hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo bền vững tạo điều kiện để người nghèo có việc làm ổn định và nâng cao thu nhập;

Công tác quốc phòng và an ninh được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang từng bước được kiện toàn, theo hướng tinh nhuệ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống./.

Bến Tre có nghĩa là gì?

Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi Sóc Treay [xứ cá] vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này. Bến Tre cũng quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh "Xứ Dừa".

Bến Tre là người miền gì?

Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành [gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên].

Bến Tre là dân tộc gì?

Đối với tỉnh Bến Tre hiện có dân số trên 1,2 triệu người ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh [giảm 02 dân tộc so năm 2017], đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người; dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ có 2, 3 người như: ...

Bến Tre có đăng hình gì?

Thành phố Bến Tre có hình tam giác, cách Thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Mỹ Tho 15 km, cách thành phố Cần Thơ 114 km, vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp huyện Châu Thành. Phía tây giáp huyện Mỏ Cày Bắc ranh giới là sông Hàm Luông. Phía nam giáp huyện Giồng Trôm.

Chủ Đề