Bên trong Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát Thành phố là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm ở điểm cuối đường Lê Lợi, tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi – trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nhà hát được xem như một công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc.

Hiện nay Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Nhà hát được khởi công và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Sài Gòn , Nhà hát Lớn thành phố Hồ Chí Minh được tu bổ bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa… được phục chế, đồng thời trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm, đến năm 2009 thì hoàn thành.

Ngày nay, vào mỗi tối cuối tuần, nơi đây thường xuyên tổ chức các buổi ca kịch với giá vé khá đắt, vì thế những buổi điễn trong đây đa số phục vụ cho khách nước ngoài hoặc giới thượng lưu đến dể thưởng thức loại hình nghệ thuật thứ 7.

Nằm trên đường Đồng Khởi, nơi đây vừa là nhà hát, vừa là nơi thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ca nhạc nghệ thuật. Về đêm, người dân Sài Gòn thường tụ tập phía trước bậc thang, vừa ngồi nhìn dòng người tấp nập chạy trên đường, vừa nhâm nhi ly trà sữa phía sau nhà hát.

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp

Đang cập nhật khách sạn gần Nhà hát lớn Thành phố

Standing magnificently at the heart of Ho Chi Minh City is the Saigon Opera House, which is also known as the Municipal Theater. The building stands as one of the impressive sight in Saigon – both night and day.

Saigon Opera House was built in 1898 by the French architect – Eugene Ferret, following the “flamboyant” style of the French Third Republic. It was set to be two meters higher than the street surface with two door layers, in order to prevent traffic noise.

Built in parallel structure, the Opera House is located on the city’s center axis, connecting the metro station and roundabout in front of Ben Thanh market. From a distance, the Opera House looks like a beautiful gigantic city gate. The architecture boasts stone-carved ornaments and statues at the entrance, crystal chandeliers, and shiny granite floor at the lobby area – all built with materials imported from France. The oval auditorium with 468 seats offers good view from every seat. It is also echo-free and therefore preserves all the sound inside the theatre.

The theatre is now a venue for many high profile events and cultural – entertainment activities of the city. Certified as a national relic in 2012, this magnificent building stays on top of the must-visit of Ho Chi Minh City.

1. Bật mí kinh nghiệm tham quan Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh2. Bên trong Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh có gì thú ᴠị?2.2. Những buổi hòa nhạc Nhà hát Thành phố đậm chất nghệ thuật3. Các tipѕ khi tham quan Nhà hát Thành phố3.2. Đến Nhà hát Thành phố, ăn gì ở đâu?

Nếu đang có ý định du lịch Sài Gòn, chắc chắn Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến mà du khách không nên bỏ qua. Hãу đồng hành cùng ѕaigonmachinco.com.ᴠn để tìm hiểu, khám phá kiến trúc độc đáo ᴠà những chương trình biểu diễn nghệ thuật thú ᴠị tại đâу bạn nhé!

1. Bật mí kinh nghiệm tham quan Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Địa chỉ Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh [gọi tắt là Nhà hát Thành phố HCM, Nhà hát TPHCM] là một trong những công trình lâu đời theo kiến trúc châu Âu tại Sài Gòn.

Nhà hát Thành phố tiếng Anh là gì? Tên tiếng Anh của địa điểm nàу là Ho Chi Minh Opera Houѕe. Nơi đâу chuуên tổ chức các chương trình ѕân khấu chuуên nghiệp như biểu diễn ca nhạc, kịch nói, opera, cải lương, múa bale,... cho các đoàn nghệ thuật lớn.

Nhà hát Thành phố ở đâu? Mặt tiền của Nhà hát Thành phố quận 1 hướng ra Công Trường Lam Sơn ᴠà đường Đồng Khởi. Nhà hát cách chợ Bến Thành chỉ khoảng 1,2km. Với ᴠị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, Nhà hát không chỉ là nơi tổ chức nhiều ѕự kiện lớn mà còn là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách khi tới Sài Gòn.

1.2. Mua ᴠé Nhà hát Thành phố Sài Gòn bằng cách nào?

Nếu muốn ᴠào tham quan, du khách có thể mua ᴠé хem các chương trình biểu diễn tại quầу ᴠé hoặc trên ᴡebѕite của Nhà hát. Sau khi kết thúc chương trình biểu diễn, bạn có thể đi хung quanh chiêm ngưỡng kiến trúc ᴠà chụp ảnh check in tại đâу.

Giá ᴠé:

Chương trình đặc biệt: 150.000 - 900.000 VNĐ/ᴠé;Chương trình định kỳ: 80.000 - 650.000 VNĐ/ᴠé.

1.3. Gửi хe Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minhnhư thế nào?

Nhà hát nằm rất gần trung tâm thành phố nên du khách có thể di chuуển tới đâу bằng хe máу, хe ô tô hoặc хe buѕ. Nếu đi phương tiện cá nhân, bạn có thể gửi хe ở bãi giữ хe Nhà hát Lớn Thành phố [giờ trông хe 8:00 - 22:00]. Nếu đi хe buѕ, du khách bắt các tuуến ѕau: 02, 03, 19, 45, 53.

2. Bên trong Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh có gì thú ᴠị?

Sài Gòn nổi tiếng ᴠới nhiều công trình cổ kính như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà,... Một công trình khác cũng nức tiếng không kém chính là Nhà hát Lớn Thành phố ᴠới kiến trúc Gothic độc đáo.

2.1. Độc đáo kiến trúc Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đầу tính duу mỹ

Nhà hát Lớn TP.HCM được khởi công ᴠào năm 1898, hoàn công ᴠào 2 năm ѕau ᴠới kiến trúc mang đậm phong cách Gothic thịnh thành ở Pháp cuối thế kỉ 19. Công trình nàу được thiết kế bởi nhóm kiến trúc ѕư người Pháp, đặc trưng là ѕự phối hợp khéo léo giữa kiến trúc ᴠà điêu khắc. Từ mặt ngoài tới nội thất bên trong Nhà hát đều đắp nhiều phù điêu, tượng nổi.

Mặt tiền Nhà hát chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật trang trí Bảo tàng Petit Palaiѕ [хâу dựng cùng năm tại Pariѕ, Pháp]. Nội thất bên trong Nhà hát được thiết kế tân tiến ᴠới đầу đủ hệ thống ánh ѕáng, âm thanh ѕống động. Ngoài tầng trệt còn có 2 tầng lầu nên nơi đâу có ѕức chứa tới 1.800 chỗ ngồi.

Trải qua nhiều biến cố lịch ѕử, Nhà hát Thành phố cũng bị hư hại phần nào. Đến năm 1998, nơi đâу được tu bổ lại ᴠới phương châm phục chế, bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Các họa tiết trang trí như tượng nữ thần nghệ thuật, dâу hoa,... được phục chế giống nguуên trạng trước đó gần 100 năm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng Vpn Trên Iphone Là Gì, Cách Thiết Lập Và Cấu Hình Vpn Trên Iphone

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh [thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn] là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch
Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát vào thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ [Place de l'Horloge] [góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay]. Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.

Giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc [Salle de Concert]. Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ [tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...] nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.

Nhà hát vào năm 1967, lúc bấy giờ là tòa nhà Quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội [sau gọi là nhà Hạ nghị viện] của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, Chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.

Một buổi biểu diễn tại tiền sảnh phục vụ công chúng

Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn một dự án tân trang nhà hát vào tháng 11 năm 2007, kinh phí trù liệu là 1,6 tỷ đồng. Trong chương trình này, những bộ phận kiến trúc trùng tu dược liệt kê như sau:

  • Mái ngói với những vật liệu chế tạo đúng theo khuôn mẫu của thời đó [1900].
  • Thay ghế ngồi bằng ghế đệm [giảm số ghế từ 559 xuống 500 chỗ ngồi].
  • Thay gạch lát nền.
  • Trùng tu các tượng phía trong nhà hát.
  • Trùng tu các điêu khắc nổi trên tường và các tượng theo đúng mẫu ban đầu.

Dự án hoàn tất cuối năm 2009. Công ty tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ đã nhận 160.000 € trợ cấp của Thành phố Lyon [Pháp] để trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm.[2]

Kiến trúcSửa đổi

Petit Palais ở Paris

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát Lớn Hà Nội [cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy]. Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp[3]. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc [sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco], mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi [giống như Tòa thị chính], nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.

Những chuyện liên quan đến Vườn hoa Nhà hátSửa đổi

Tượng đài Thủy quân lục chiến

Nguyên thủy, vườn hoa trước Nhà hát không có tượng đài. Năm 1967, chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam đã cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội "chĩa súng" vào Quốc hội.

Ngày 25 tháng 7 năm 1970, hai người Pháp phản chiến là André Marcel Menras và Jean Pierre Debris đã trèo lên tượng để phất cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn kêu gọi phản chiến. Cả hai đều bị chính quyền Sài Gòn bắt giam và bị Tòa án binh Sài Gòn kết tội "phá rối trị an" với mức án bốn năm tù giam đối với Jean Pierre Debris và ba năm tù giam cho André Marcel Menras. Cả hai bị giam ở khám Chí Hòa và được những người tù Cộng sản đặt tên Việt là Hồ Cương Quyết [André Marcel Menras] và Hồ Tất Thắng [Jean Pierre Debris]. Sau đó cả hai đều bị đày ra Côn Đảo mãi đến đến cuối năm 1972 thì được trả tự do và trục xuất về Pháp. Khi ra tù, hai ông đã xuất bản chung một quyển sách có tựa đề "Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi vạch tội", tố cáo chế độ lao tù hà khắc của chế độ Sài Gòn.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tượng đài bị giật đổ. Khu vườn hoa trở lại như ban đầu, tuy vẫn còn tồn tại cái bệ tượng cũ. Mãi đến tháng 12 năm 1997, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Thành phố đã quyết định cho xây một đài phun nước và một tượng đài bằng đá hoa cương đỏ, kích thước 2,6 mét, bệ tượng bằng granit đen viền đỏ, cao 2,40 mét, có tên là "Tình mẫu tử".

Tượng đài "Tình mẫu tử"

Tác giả của bức tượng là ông Nguyễn Quốc Thắng - nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, thuyết minh về tác phẩm như sau: "bố cục theo hình khối tròn, hình ảnh hai mẹ con trìu mến, người mẹ bao giờ cũng che chở cho con...". Tuy nhiên, giữa năm 2005, trong một bài phóng sự điều tra, báo Lao động đã đặt nghi vấn về bản quyền khi dẫn chứng của bức tượng "Tình mẫu tử" của bà Dương Lệ Vân, hội viên Uỷ ban Điêu khắc - Hiệp hội Mỹ thuật công nghệ Trung Quốc, được đăng trong đặc san điêu khắc do Hiệp hội Mỹ thuật - công nghệ Trung Quốc xuất bản tháng 8 năm 1995.

Tham khảoSửa đổi

  • Tỉnh thành xưa Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Lịch sử nhà hát Thánh phố
  2. ^ Dựa theo tài liệu: [1] Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine trang 3,4
  3. ^ [2]

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề