Bệnh chuyển hóa là gì

Sự nguy hiểm của bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh [RLCHBS] là một loại bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là rất ít bà mẹ hiểu biết về loại bệnh này.

1. Khái niệm về bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh do thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hoặc các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ. Từ đó làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa của các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm bất thường gây ngộ độc cho tế bào, suy chức năng các cơ quan. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.

Trong thai kỳ, bé hấp thụ dinh dưỡng đã được mẹ chuyển hóa. Nhưng khi sinh ra, bé bắt đầu bú mẹ thì hệ tiêu hóa trong bé được hoạt động, các chất không được chuyển hóa hết và triệu chứng bệnh mới được thể hiện ra ngoài.

Tỷ lệ xuất hiện bệnh khoảng 1/2000 trẻ và tỷ lệ tử vong rất cao [trên 50%] chỉ vài ngày sau khi sinh. Bệnh xuất hiện trên cả bé trai và bé gái với tỷ lệ ngang nhau.

2. Các loại rối loạn chuyển hóa bẩm sinh [có 3 nhóm chính]

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chất đường.

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh đạm [axit amin].

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chất béo [axit béo].

Từ 3 nhóm chính phát sinh ra khoảng trên 500 loại bệnh khác nhau liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

3. Triệu chứng của bệnh [không rõ rệt nên rất khó chuẩn đoán]

- Trẻ lờ đờ, bỏ bú, nôn ói, hôn mê, co giật.

- Trẻ sốt, sức khỏe giảm sút, người gầy rộc, bụng chướng, nước tiểu, mồ hôi có mùi hôi bất thường.

- Trẻ bị tiêu chảy và mất nước [biểu hiện này dễ nhầm với bệnh tiêu chảy].

- Trẻ thở nhanh hoặc ngừng thở mặc dù trẻ không có tiền sử bị ngạt khi sinh.

- Rối loạn nhịp tim.

- Đối với trẻ lớn hơn mệt mỏi, ăn uống kém, có từng đợt thay đổi ý thức, mắt nhìn vô cảm...

4. Tại sao đây là bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh

Chưa nhiều bác sĩ cũng như bậc cha mẹ biết đến căn bệnh này, nên việc phát hiện bệnh rất khó, có thể nhầm lẫn với nhiễm trùng sơ sinh và một số bệnh khác.

Trẻ mắc bệnh này có thể tử vong sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa bột thông thường.

Bệnh diễn biến nhanh, bệnh nhi vẫn có khả năng tử vong dù đã phát hiện và ngăn sử dụng chất dinh dưỡng trực tiếp từ sữa.

5. Vì sao cần phải phát hiện sớm bệnh.

- Việc chẩn đoán đúng bệnh giúp tỉ lệ tử vong giảmtừ 50% xuống 14%

- Trẻ được điều trị sớm sẽ tránh được bị di chứng về sức khỏe, tâm thần, tránh được tử vong.

6. Phương pháp điều trị và phòng bệnh.

Nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh không có phương pháp điều trị triệt để. Tất cả các biện pháp điều trị đều nhằm hạn chế các dấu hiệu của bệnh. Tùy theo thể bệnh mà trẻ sơ sinh gặp phải sẽ có các cách điều trị bệnh khác nhau.

7. Cách phòng tránh

Chuẩn bị từ những ngày đầu mang thai: Khám sức khỏe tiền hôn nhân, tư vấn di truyền, tầm soát trước sinh là cần thiết.

Những nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý:

- Sản phụ liên tục có con tử vong sau sinh và một trong các bé đã được xác định là mắc bệnh chuyển hóa bẩm sinh.

- Cha hoặc mẹ mang gen bị bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

- Trong tiền sử gia đình đã từng có anh em, họ hàng bị triệu chứng tương tự và tử vong cũng ở lứa tuổi đó mà chưa rõ nguyên nhân.

Nếu gia đình nằm trong nhóm đối tượng trên thì gia đình nên thông báo với bác sĩ để được chăm sóc đặc biệt ngay từ đầu tại các đơn vị hồi sức sơ sinh và làm sàng lọc sơ sinh cho trẻ sau khi chào đời.

Ngày đăng: 02/10/2017

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

BVĐK Đức Giang: 6 tháng đầu năm thực hiện khám chữa bệnh đạt gần 70% chỉ tiêu

28/07/2022 / benhvienducgiang

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhưng 6 tháng đầu năm 2022, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã triển khai hiệu quả công tác khám chữa bệnh cho cho người dân

Khuyến cáo phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

26/07/2022 / benhvienducgiang

Bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể

Khoa Gây mê hồi sức những chiến binh thầm lặng

13/07/2022 / benhvienducgiang

Một ca phẫu thuật dù lớn nhỏ [mổ tim, cắt gan, thay khớp hay cắt ruột thừa…] muốn thành công đem lại sự an toàn cho người bệnh và sự nổi danh của Phẫu thuật viên [PTV] đều cần phải được chuẩn bị cẩn thận và giúp sức hết sức

Thư mời gia hạn thời gian cung cấp báo giá thực hiện dịch vụ tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT

13/07/2022 / benhvienducgiang

THÔNG BÁO Về việc gia hạn thời gian cung cấp báo giá thực hiện dịch vụ tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT của 10 gói thầu dịch vụ phi y tế, dịch vụ công năm 2022-2023 do phòng Hành chính quản trị Bệnh viện phụ trách Kính gửi:

Cấp cứu bệnh nhân có vết thương thấu bụng

08/07/2022 / benhvienducgiang

Bệnh nhân nữ vào viện 22h ngày 8/6/2022 với vết thương do dao đâm vùng mạn sườn trái.BN đã được các bác sĩ kịp thời cấp cứu đánh giá tổn thương sơ bộ và đưa lên phòng mổ xử trí sớm. Bệnh nhân P.T.L 1986 trú tại Long Biên, bị tai

Tin đã đăng

BVĐK Đức Giang: 6 tháng đầu năm thực hiện khám chữa bệnh đạt gần 70% chỉ tiêu

28/07/2022

Biết ơn

28/07/2022

Cấp cứu bệnh nhân có vết thương thấu bụng

08/07/2022

Video liên quan

Chủ Đề