Biến X nhận giá trị 50 khai báo nào sau đây đúng

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4: [có đáp án chi tiết] Một số kiểu dữ liệu chuẩn được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.

Bộ trắc nghiệm Tin học 11: Một số kiểu dữ liệu chuẩn

Câu 1: Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau?

VAR M, N, P: Integer; A. B: Real; C: Longint;

B. 24 byte

C. 22 byte

D. 18 byte

Câu 2: Biến x nhận giá trị nguyên trong đoạn [-300 ; 300], kiểu dữ liệu nào sau đây là phù hợp nhất để khai báo biến x?

A. Longint

B. Integer

C. Word

D. Real

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào?

A. Longint

B. integer

C. word

D. real

Câu 4: Bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến dưới đây tổng cộng bao nhiêu byte?

Var x,y: integer; c: char; ok: boolean; z: real;

A. 12

B. 14

C. 11

D. 13

Câu 5: Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?

A. Char

B. LongInt

C. Integer

D. Word

Câu 6: Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

A. Var X,,Y: byte;

B. Var X, Y: real;

C. Var X: real; Y: byte;

D. Var X: byte; Y: real;

Câu 7: Biến X nhận giá trị là 0.7. Khai báo nào sau đây là đúng?

A. var X: Boolean;

B. var X: real;

C. var X: char;

D. A và B đúng

Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

A. Byte

B. Longint

C. Word

D. Integer

Câu 9: Phạm vi giá trị của kiểu integer thuộc:

A. Từ 0 đến 255

B. Từ -215 đến 215 -1

C. Từ 0 đến 216 -1

D. Từ -231 đến 231 -1

Câu 10: Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40, và biến N có thể nhận các giá trị: 1.0 , 1.5, 2.0, 2.5 , 3.0. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?

A. Var M, N: integer;

B. Var M: Real; N: Word;

C. Var M, N: Longint;

D. Var M: Word; N: Real;

Đáp án bộ trắc nghiệm Tin 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn

Câu 1:

Trả lời:

Kiểu Interger bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 2 byte → 3 biến M, N, P cần 3 x 2= 6 byte

Kiểu Real  bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 6 byte → 2 biến A. B cần 2 x 6 = 12 byte

Kiểu Longint  bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 4 byte → 1 biến C cần 1 x 4 = 4 byte

→ Vậy cần cấp 6+ 12+ 4 = 22 byte bộ nhớ cho các biến.

Đáp án: C

Câu 2:

Trả lời:

X thuộc kiểu nguyên [byte, integer, word, longint] nằm trong đoạn [-300 ; 300], kiểu dữ liệu phù hợp nhất để khai báo biến x là kiểu integer vì kiểu này nằm trong đoạn [-32768; 32767].

Đáp án: B

Câu 3:

Trả lời:

X:=a/b; thì x phải khai báo kiểu số thực Real vì a có thể chia hết hoặc không chia hết cho b. Còn các kiểu Longint, word, integer là kiểu số nguyên nên  không được.

Đáp án: D

Câu 4:

Trả lời:

Kiểu Interger bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 2 byte → 2 biến x, y cần 2 x 2= 4 byte

Kiểu Real  bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 6 byte → 1 biến z cần 1 x 6 = 6 byte

Kiểu char bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 1 byte → 1 biến C cần 1 x 1 = 1 byte

Kiểu boolean bộ nhớ lưu trữ một giá tri là 1 byte → 1 biến ok cần 1 x 1 = 1 byte

  • Vậy cần cấp 6 + 4 + 1 + 1 = 12 byte bộ nhớ cho các biến.

Đáp án: A

Câu 5:

Trả lời:

Các số -5, 100, 15, 20 là các số nguyên → kiểu dữ liệu của x là kiểu nguyên. Trong x có giá trị -5 → chỉ có thể là kiểu integer, longint [vì chứa giá trị âm]. Vì các giá trị này có giá trị nhỏ nên kiểu dữ liệu phù hợp với biến x là integer [longint sẽ chiếm bộ nhớ lớn].

Đáp án: C

Câu 6:

Trả lời:

Các giá trị 1; 100; 150; 200 là các số nguyên→ kiểu dữ liệu của X là byte,

Các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99 là các số thực → kiểu dữ liệu của Y là real.

Đáp án: D

Câu 7:

Trả lời: Biến X nhận giá trị là 0.7 [là số thực]→ X nhận kiểu thực [real].

Đáp án: B

Câu 8:

Trả lời:

+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

+ Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

+ Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

+ Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

Đáp án: B

Câu 9:

Trả lời:

Phạm vi giá trị của kiểu integer Từ -215  [= -32768]  đến 215 -1 [=32767].

Đáp án: B

Câu 10:

Trả lời:

Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40⇒ Biến M kiểu nguyên và biến N có thể nhận các giá trị: 1.0 , 1.5, 2.0, 2.5 , 3.0 ⇒ Biến N kiểu thực.

Đáp án: D

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Trắc nghiệm Tin 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn [có đáp án] file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

45 điểm

Trần Tiến

Biến X nhận giá trị là 0.7. Khai báo nào sau đây là đúng? A. var X: Boolean; B. var X: real; C. var X: char;

D. A và B đúng

Tổng hợp câu trả lời [2]

A

Trả lời: Biến X nhận giá trị là 0.7 [là số thực]→ X nhận kiểu thực [real]. Đáp án: B

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do: A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu
  • Trong lệnh lặp For – do: [chọn phương án đúng nhất] A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối
  • Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất? A. Byte B. Longint C. Word D. Integer
  • Axit abxixic [ABA] có vai trò chủ yếu là: A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở. B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
  • Từ khóa USES dùng để: A. Khai báo tên chương trình B. Khai báo hằng C. Khai báo biến D. Khai báo thư viện
  • Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật? A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
  • Đáp án : A Giải thích : Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML viết tắt của cụm từ “Hyper Text Markup Language”
  • Viết chương trình cho phép nhập hai số vào hai biến, thực hiện đổi giá trị của hai biến cho nhau. Yêu cầu dùng chương trình con để thực hiện chức năng đổi giá trị.
  • Cho dãy các câu lệnh gán z:=3; y:=sqr[z] -3*z+abs[z]; Sau khi thực hiện dãy các câu lệnh trên thì y có giá trị là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
  • Tìm các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng n mà sau khi làm phép phân tích ra thừa số nguyên tố có nhiều nhân tử nhất.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề