Biểu hiện của bệnh thận là gì

Thận là một cặp cơ quan nằm ở phần thấp trong ổ bụng, mỗi thận nằm một bên của cột sống.

BS Hà Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết chức năng chính của bộ phận này là loại bỏ các chất độc - là sản phẩm của quá trình chuyển hóa, nước dư thừa trong máu và duy trì thăng bằng kiềm toan.

Khi bị suy giảm chức năng, thận không thể thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì độc tố và gây ra các rối loạn như: Thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu... dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, phù… thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh thận mạn tính là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường chậm

Điều đáng nói, bệnh thận mạn tính là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường chậm. Người bệnh thường chủ quan và chỉ đi khám khi thận đã tổn thương trầm trọng hoặc do các tình trạng mất bù cấp tính của thận phát tác. 

BS Hà Mạnh Hùng và BSCKII Lê Duy Lạc, Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức [TP HCM], chia sẻ 10 dấu hiệu của bệnh lý suy thận. 

- Mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất tập trung

Chất độc tích tụ trong máu có thể là nguyên nhân gây yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một biến chứng khác của suy thận là thiếu máu cũng góp phần gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. 

- Khó ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra răng có mối liên hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mạn. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây tổn thương thận một phần do ngăn cơ thể nhận đủ oxy.

Mặt khác, bệnh thận mạn gây hội chứng ngưng thở khi ngủ theo cơ chế làm hẹp đường thở, tích tụ chất độc… 

- Da khô và ngứa

Chức năng loại bỏ các chất cặn bã, độc hai ra khỏi máu của thận bị suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây phát ban, ngứa ở da.

Theo thời gian, các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể mất cân bằng dẫn đến các bệnh về da, xương.

- Đau hông lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau hông lưng, ngay phía dưới khung xương sườn [một hoặc cả hai bên], cảm giác đau có thể lan ra phía trước vùng chậu hoặc vùng hông. Cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh.

- Co rút cơ

Chuột rút chân hoặc những vị trí khác là một trong các dấu hiệu suy thận. Mất cân bằng nồng độ natri, kali,calci và các chất điện giải khác gây gián đoạn hoạt động của cơ và thần kinh.

Các bệnh lý về thận – tiết niệu ở nam giới có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể dẫn tới vô sinh nếu không điều trị kịp thời.

PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu thuộc Bệnh viện Việt Đức

- Hơi thở có mùi hôi

Khi chất thải tích tụ trong máu mà không thể thải ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng tăng ure huyết biểu hiện qua mùi hôi ở miệng.

Ngoài ra, nồng độ cao các chất độc hại trong máu có thể làm thay đổi mùi vị thức ăn đồng thời để lại vị kim loại trong miệng. Điều này cũng góp phần gây chán ăn và thiếu dinh dưỡng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận. 

- Chán ăn, có cảm giác buồn nôn, nôn

Bệnh thận có thể gây ra buồn nôn hoặc nôn mửa và cảm giác khó chịu ở dạ dày do do urê huyết gây nên tình trạng này. Điều đó làm giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí thỉnh thoảng có thể gây sụt cân.

Khó thở

Do thiếu máu, người bệnh thận mạn tính thường thở nông, khó thở.

Một nguyên nhân khác là sự tích tụ dịch trong cơ thể. Trường hợp này có thể gây khó khăn trong việc lấy hơi thở hoặc nghiêm trong hơn bạn có thể cảm thấy như sắp chết đuối khi muốn nằm xuống để nghỉ ngơi.

- Phù

Khi thận không thể loại bỏ natri tốt, các chất này tích tụ trong cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến phù bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc khuôn mặt, mi mắt và đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Protein bị rò rỉ ra ngoài theo nước tiểu có thể biểu hiện bằng bọng mắt.

- Thay đổi về đi tiểu hoặc nước tiểu

Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu đồng thời loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Vì vậy những thay đổi về tần suất đi tiểu, mùi, màu sắc và các thay đổi của nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu suy thận.

Người bị suy thận có thể tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn... 

Ngoài ra, một bệnh lý dễ gặp, dễ biến chứng và tỉ lệ tái phát cao là sỏi thận, chiếm tới 40% trong tổng số các bệnh lý sỏi tiết niệu. BSCKI Nguyễn Tuấn Đạt - Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện 108 - cho hay hầu hết sỏi tiết niệu hình thành tại thận, sau đó theo dòng nước tiểu di chuyển tới các vị trí khác tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang...

Sỏi thận hình thành âm thầm, không có dấu hiệu, nhưng khi biểu hiện sẽ gây ra tổn thương cho đường tiết niệu như tiểu máu, nhiễm khuẩn. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi hoặc đau tức vùng thắt lưng hoặc kèm theo sốt. Nếu người bệnh không điều trị sẽ gây ra những biến chứng như viêm thận, ứ nước thận và đặc biệt là suy thận.

Cảnh giác với bệnh thận ở người đái tháo đường


Những chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh của thận sẽ suy giảm nếu thận yếu, dần dần trở thành suy thận. Người bị suy thận nếu không sớm có biện pháp can thiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, trong đó có tử vong.

Thận gồm 2 quả nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo và đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chức năng lọc máu của thận được thực hiện bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp.

Tình trạng suy giảm chức năng của thận được gọi là suy thận hay tổn thương thận. Suy thận do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau gây nên.

Người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp [tổn thương thận cấp] và suy thận mạn [bệnh thận mạn].

Suy thận ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.

Ngược lại, người mắc suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Trong suy thận mạn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90% và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron [một đơn vị cấu trúc của thận] khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp
  • Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng
  • Bệnh tim mạch
  • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiếu máu
  • Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
  • Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

Nguyên nhân suy thận cấp

Có ba cơ chế chính dẫn đến suy thận cấp:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận
  • Những bệnh lý tại thận gây ra
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận

Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Mất máu do chấn thương
  • Mất nước
  • Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc
  • Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP

Nguyên nhân gây suy thận mạn

  • Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Viêm ống thận mô kẽ
  • Bệnh thận đa nang
  • Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư
  • Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận
  • Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

Suy thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau

Suy thận có triệu chứng phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, ớn lạnh
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khi đi tiểu: ban đêm đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, màu của nước tiểu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, …
  • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
  • Co giật cơ bắp và chuột rút
  • Nấc
  • Phù chân, tay, mặt, cổ
  • Ngứa dai dẳng
  • Đau ngực [nếu có tràn dịch màng tim]
  • Khó thở [nếu có phù phổi]
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau hông lưng

Đa số suy thận cấp đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó.

Nguy cơ suy thận cấp sẽ tăng lên nếu xuất hiện các yếu tố sau:

  • Tình trạng bệnh cần nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt
  • Tuổi cao
  • Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh tăng huyết áp
  • Bệnh suy tim
  • Bệnh thận khác
  • Bệnh gan

Nguy cơ suy thận mạn sẽ tăng lên nếu xuất hiện các yếu tố bao gồm:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh huyết áp tăng
  • Bệnh tim
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Có nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Chủng tộc: là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
  • Từ 65 tuổi trở lên

Đa số suy thận cấp đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó

Để phòng ngừa bệnh suy thận hãy áp dụng những phương pháp sau:

Thay đổi lối sống

  • Giữ huyết áp đúng chỉ định bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg
  • Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu
  • Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng
  • Không hút thuốc lá

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước trong một ngày, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ

Kiểm tra huyết áp

Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra độ lọc cầu thận [GFR]
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu.

Siêu âm bụng để đánh giá cấu trúc và kích thước thận.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: tùy trường hợp, theo chỉ định của bác sĩ.

Sinh thiết thận để tìm nguyên nhân gây ra bệnh thận.

Người suy thận cần tuân thủ chế độ ăn uống riêng: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh:

Tùy thuộc vào nguyên nhân có thể điều trị được một số loại suy thận. Thế nhưng, tổn thương thận sẽ tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây suy thận đã được kiểm soát tốt.

Thông thường, không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn suy thận mạn. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.

Suy thận giai đoạn cuối [khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%] được điều trị bằng cách:

  • Thẩm phân phúc mạc
  • Chạy thận nhân tạo
  • Ghép thận, người bệnh cần uống thuốc suốt đời để giúp cơ thể thích nghi với thận đã được ghép.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề