Bộ mã ASCII có thể mã hóa được bao nhiêu ký tự

BẢNG MÃ ASCII

Con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, được thể hiện qua lời nói, chữ viết. Mỗi quốc gia lại sử dụng ngôn ngữ khác nhau, có bảng chữ cái, cách phát âm và ngữ pháp khác nhau. Con người với máy tính cũng vậy, cũng cần có hệ thống ngôn ngữ riêng để giao tiếp, truyền đạt thông tin, một trong số đó là bảng mã ASCII.

Mục lục bài viết
  • Bảng mã ASCII là gì?
  • Bảng mã ASCII có từ bao giờ?
  • Bảng mã ASCII quy định như thế nào?
    • Bảng mã ASCII chuẩn
    • Bảng mã ASCII mở rộng
  • Bảng mã ASCII được sử dụng như thế nào?
  • Một số lưu ý khi sử dụng bảng mã ASCII

Bảng mã ASCII là gì?

Bảng mã ASCII là tên viết tắt của American Standard Code for Information Interchange, nghĩa là Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ. ASCII được đọc là át-xơ-ki, đây là bộ mã gồm các ký tự trong bảo chữ cái La Tinh và mã ký tự tương ứng [các con số].

Bảng mã ASCII là ngôn ngữ trao đổi giữa con người và máy tính

Bảng mã này được sử dụng để hiển thị các văn trong máy tính và các thiết bị khác như di động, máy nhắn tin, thiết bị điều khiển miễn là chúng xuất hiện văn bản. Hiểu đơn giản, bảng mã ASCII tiêu chuẩn quy ước giúp máy tính hiểu được những ký tự chữ cái bạn muốn nhập vào máy tính.

Ví dụ, nếu một người muốn biểu thị I love you với một người khác, người đó có thể nói thành tiếng, viết chữ hay tạo ghép tay tạo hình trái tim. Tuy nhiên, nếu bạn muốn máy tính hiểu bạn muốn nhập chữ I love you thì cần có bảng mã ASCII. Mỗi chữ cái khi được nhập từ bàn phím sẽ gửi đến một tín hiệu, tín hiệu này được chuyển đổi thành mã ASCII, mã này lại chuyển tiếp thành mã nhị phân để máy tính hiểu và chữ đó sẽ được hiển thị trên màn hình.

Ngoài bộ mã ASCII, còn một số bộ mã thể hiện các ngôn ngữ khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Tuy nhiên, chúng không phổ biến như bảng mã sử dụng hệ chữ cái La Tinh ASCII này. Đối với các ngôn ngữ có bảng chữ cái đặc biệt như vậy, chúng đều có phiên âm La Tinh và sử dụng bảng mã ASCII bình thường.

Bảng mã ASCII có từ bao giờ?

Bảng mã ASCII đầu tiên được công bố năm 1963 bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ - American Standards Association [ASA]. Hiện tại, bảng mã công bố năm 1963 được gọi là bảng mã ASCII tiêu chuẩn. Nó gồm 128 ký tự. Sau này, nó được mở rộng lên 256 ký tự để phù biểu thị nhiều ngôn ngữ hơn, được gọi là bảng mã ASCII mở rộng.

Bảng mã ASCII quy định như thế nào?

Bảng mã ASCII quy định tương quan giữa kiểu bit số và các ký tự/ biểu tượng trong ngôn ngữ. Nó cho phép con người giao tiếp với máy tính và các thiết bị số khác. Đồng thời cũng cho phép các thiết bị số liên lạc, trao đổi thông tin với nhau.

Bảng mã ASCII quy định các ký tự gắn với một số tương ứng

Theo đó, mã ASCII là mã 7 bit, nghĩa là nó sử dụng kiểu bit 7 số nhị phân [từ 0 đến 127] để thể hiện thông tin ký tự thay vì bit 8 số của các mã máy tính trước đó. Bạn tưởng tượng 7 bit là 7 ô trống, tương ứng mỗi ô trống là các số 0 hoặc 1. Khi bạn nhập 1 ký tự, ký tự đó được chuyển thành mã ASCII, sau đó chuyển tiếp thành mã nhị phân 0 và 1 để máy tính đọc hiểu được, cuối cùng ký tự đó được hiển thị trên màn hình.

Bảng mã ASCII chuẩn

Đây là bộ mã được công bố năm 1963, gồm 128 ký tự đơn giản nhất, gồm ký tự điều khiển, bảng chữ cái La Tinh, ký tự đặc biệt, các dấu câu Bảng mã này giúp máy tính hiểu được toàn bộ các ký tự được thể hiện bằng tiếng Anh. Bảng mã như sau:

Bảng mã truyền thống này vẫn sử dụng 7 bit để biểu thị ký tự và được sử dụng rất nhiều trên máy tính cầm tay và máy tính để bàn. Các ký tự được thể hiện trong bảng mã ASCII chuẩn bao gồm:

  • Các dấu câu và dấu kết thúc câu [!, ?, ., ,, :, ;,]

  • Các ký tự đặc biệt và các phép tính [@, #, $, %, ^, &, *, /, +, -, _, ], }, ~,]

  • Các ký tự chữ thường [a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, p, q,]

  • Các ký tự chữ in hoa [A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M,].

Bảng mã ASCII mở rộng

Theo thời gian, bảng mã ASCII được mở rộng từ 128 lên 256 ký tự để đáp ứng nhu cầu biểu thị thông tin đa dạng hơn. Bộ mã này sử dụng mã 8 bit thay vì 7 bit như bộ mã tiêu chuẩn. Bit thứ 8 được thêm vào thường là bit chẵn lẻ. Vì thế mà bảng mã ASCII mở rộng được gọi là bảng mã 8 bit.

Bảng mã ASCII mở rộng được tạo ra có thể coi là thành công của ngành công nghệ thông tin. Nhờ đó, máy tính có thể hiểu được nhiều ngôn ngữ hơn, truyền đạt được nhiều dạng thông tin hơn, sử dụng được trên phạm vi rộng hơn và phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của nhiều quốc gia hơn.

ASCII mở rộng gồm 256 ký tự, trong đó bao gồm 128 ký tự của bộ mã tiêu chuẩn, thêm 128 ký tự và dấu mới. Các dấu trong Tiếng Việt cũng được thể hiện trong bảng mã này. Nhờ đó mà bộ gõ tiếng Việt ra đời, chúng ta có thể soạn thảo văn bản bằng Tiếng Việt trên máy tính.

Bảng mã ASCII được sử dụng như thế nào?

Như đã nhắc đến ở trên, bảng mã ASCII là một bảng quy ước các chữ cái La Tinh gắn với các con số từ 0 đến 127, sau đó mở rộng lên 256. Mỗi chữ cái tương ứng với một số, mỗi lệnh/ âm thanh cũng gắn với một con số. Qua các con số này mà máy tính hiểu được chữ cái mà bạn nhập từ bàn phím. Nó là ngôn ngữ trao đổi giữa con người và máy tính và với các máy móc với nhau.

Từ bảng mã ASCII này mà các bộ gõ máy tính ra đời với đa dạng ngôn ngữ trên thế giới. Bảng mã này càng mở rộng, nó càng phù hợp với nhiều ngôn ngữ hơn. Do vậy, đây là bảng mã được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Một số lưu ý khi sử dụng bảng mã ASCII

Các ký tự từ 0 đến 32 hệ thập phân là những ký tự đặc biệt trong bảng mã ASCII, chúng không thể hiển thị trên màn hình mà chỉ được in trong DOS. Thay vào đó, các ký tự này thường thể hiện các lệnh hay âm thanh như xuống dòng, kết thúc câu, hủy bỏ, xóa, tiếng bíp Do đó, bạn đừng quá ngạc nhiên hay bối rối khi chạy lệnh lập trình mà không thấy chúng xuất hiện trên màn hình.

Bảng mã ASCII dùng trong lập trình máy tính

Ví dụ, ký tự BEL 7 [0000111] thể hiện tiếng bíp, ETX 3 [000 0011] nghĩa là lệnh kết thúc văn bản, CR 13 [000 1101] là lệnh xuống dòng/ chuyển dòng

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin cơ bản về bảng mã ASCII mà những người quan tâm đến lập trình máy tính cần biết. Dựa vào đó mà con người giao tiếp được với máy tính, hay đúng hơn là yêu cầu máy tính thực hiện các lệnh mà người đó mong muốn như soạn thảo văn bản, lưu trữ dữ liệu, gửi dữ liệu Nếu thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Video liên quan

Chủ Đề