Tư bản cố định kỳ hiệu là gì

Nội dung bài viết

  • 1 Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
    • 1.1 Tư bản bất biến & Tư bản khả biến:
    • 1.2 Tư bản cố định & Tư bản lưu động
  • 2 Căn cứ & ý nghĩa phân chia hai cặp phạm trù đó

Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Để tiến hành sản xuất, nhà Tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất & sức lao động. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.

Tư bản bất biến & Tư bản khả biến:

Tư bản bất biến [ký hiệu là c]

Bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất [nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu phụ] mà giá trị của nó được bảo tồn & chuyển nguyên vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

Tư bản khả biến [ký hiệu là v]

Bộ phận Tư bản dùng để mua sức lao động mà trong quá trình sản xuất không những nó tái sản xuất ra giá trị sức lao động mà còn sản xuất ra giá trị thặng dư.

Nghĩa là bộ phận Tư bản này có sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

Tư bản cố định & Tư bản lưu động

Tư bản cố định là bộ phận tư bản mà trong quá trình sản xuất chuyển dần giá trị làm nhiều lần vào sản phẩm mới như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản mà trong quá trình sản xuất chuyển một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm mới như nguyên liệu, nhiên liệu & tiền lương

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất & bị hao mòn dần: có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình & hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị sử dụng. Do quá trình sử dụng & sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của Tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ phải thay thế.

Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về mặt giá trị.

Hao mòn vô hình xảy ra khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá cả vì xuất hiện máy móc hiện đại hơn, công suất cao hơn những lại rẻ hơn hoặc giá trị tương đương.

Để khôi phục tư bản cố định, nhà tư bản lập quỹ khấu hao. Sau mỗi thời kỳ bán hàng hoá, họ trích ra một số tiền bằng mức độ hao mòn tư bản cố định bỏ vào quỹ khấu hao [một phần được dùng vào sửa chữa cơ bản, một phần gửi Ngân hàng chờ đến kỳ mua máy mới]

Căn cứ & ý nghĩa phân chia hai cặp phạm trù đó

Chia tư bản ra làm tư bản bất biến & tư bản khả biến là công lao vĩ đại của Mác. Sự phân chia ấy đã vạch rõ nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra.

Các nhà kinh tế học tư sản không thừa nhận sự phân chia đó, học chia tư bản thành tư bản cố định & tư bản lưu động.

Chia tư bản thành tư bản cố định & tư bản lưu động sẽ che đậy nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư.

Vì đem giá trị mua sức lao động & giá trị mua nguyên liệu, nhiên liệu đưa vào một khái niệm tư bản lưu động sẽ làm lu mờ tác dụng đặc biệt của yếu tố sức lao động trong việc tạo ra giá trị & giá trị thặng dư.

Chỉ khi nào khảo sát sự khác nhau của các bộ phận tư bản về phương hướng chuyển dịch giá trị thì Mác mới chia tư bản thành tư bản cố định & tư bản lưu động để trong quản lý sản xuất cần có các biện pháp chống hao mòn vô hình & hao mòn hữu hình, còn khi khảo sát tác dụng khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình tăng thêm giá trị thì chia thành tư bản bất biến & tư bản khả biến.

Sưu tầm & Chia sẻ kiến thức

Mọi người tham khảo & đóng góp ý kiến bổ sung nha!

Video liên quan

Chủ Đề