Bóng chuyền nữ quốc tế 2023

Trước thực trạng bóng chuyền Việt Nam đòi hỏi cần có sự thay đổi, thích ứng khi ở giải vô địch quốc gia hiện đang có số lượng đội nhiều, nhiều hơn giải hạng A, đặc biệt là ở nội dung nữ. Ngoài ra, về thời gian thi đấu vẫn chưa phù hợp, ảnh hưởng đến kế hoạch tập trung đội tuyển quốc gia tham dự các giải đấu quốc tế.

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam [VFV] đã đưa ra dự thảo hệ thống thi đấu giải bóng chuyền vô địch Quốc gia. Với mục tiêu phát triển nền bóng chuyền Việt Nam mạnh mẽ hơn trong tương lai, Liên đoàn đã đề xuất những phương án mới được áp dụng cho giải Bóng chuyền vô địch quốc gia.

Dự kiến, giải vô địch quốc gia sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn:

Trong dự thảo, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập huấn đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế, giải vô địch quốc gia sẽ chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I: từ tháng 1 đến tháng 5

- Giai đoạn II: từ tháng 10 đến tháng 12

Nhìn vào các giải đấu ở Nhật Bản, Nga, Ý hay gần với chúng ta nhất là Thái Lan, Ban Tổ chức cho các vận động viên thi đấu gói đầu 2 năm như năm học của học sinh sinh viên Việt Nam. Do đó, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có nên làm như thế này theo xu hướng chuẩn của thế giới không?

VFV cũng đã đưa ra 6 phương án tổ chức và số lượng các đội tham gia, bao gồm:

- Phương án 1: 10 đội nam và 10 đội nữ thi đấu tập trung, chia nhỏ giai đoạn thi đấu vào cuối tuần phục vụ người hâm mộ. Mỗi đội sẽ thi đấu 14 trận.

Phương án này sẽ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt [trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5]. Sau đó sẽ tính tổng điểm cả 2 vòng để xếp hạng từ 1-10. Các đội xếp hạng 9 và 10 tham dự Vòng chung kết giải hạng A cùng 6 đội nam và 6 đội nữ vượt qua vòng bảng giải hạng A trong cùng năm. Hai đội nhất, nhì Vòng chung kết giải hạng A được tham dự giải vô địch quốc gia năm sau.

Giai đoạn 2 sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở Vòng chung kết [trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12].

- Phương án 2: 10 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu tập trung

Phương án này cũng chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn 2 lượt [từ tháng 1 đến tháng 5]. Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở Vòng chung kết [tháng 10 đến tháng 12].

- Phương án 3: 10 đội nam và 10 đội nữ, thi đấu sân nhà sân khách

Giai đoạn 1 sẽ thi đấu vòng tròn lượt đi [trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 5]: 45 trận nam, 45 trận nữ [tổng 90 trận, mỗi tuần thi đấu 10 trận]. Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn lượt về: 45 trận nam, 45 trận nữ. Đối với các đội từ hạng 5 đến hạng 10 sẽ đấu 18 trận, các đội từ hạng 1 đến hạng 4 sẽ đấu 19 trận.

- Phương án 4: 8 đội nam và 8 đội nữ

Giai đoạn 1 các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt [trong khoảng tháng 1 đến tháng 5]. Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở vòng chung kết.

- Phương án 5:  8 đội nam và 8 đội nữ

Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn 1 lượt. Giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn 1 lượt và đấu chéo ở vòng chung kết.

- Phương án 6: 8 đội nam và 8 đội nữ, thi đấu sân nhà sân khách

Giai đoạn 1 thi đấu vòng tròn lượt đi, giai đoạn 2 thi đấu vòng tròn lượt về.

Trong trường hợp giảm xuống 8 đội trong tương lai thì trong 1-2 mùa giải tới số lượng các đội xuống hạng sẽ tăng lên, cùng với đó sự kịch tính và hấp dẫn sẽ được đẩy lên cao. Tuy nhiên, để có thể giảm xuống 8 đội thì VFV cần thêm thời gian giảm dần để không ảnh hưởng tới chất lượng giải đấu. 

Được biết, sau khi trao đổi lấy ý kiến, hiện tại đa số các đội bóng đang tán thành với phương án I, đó là 10 đội nam và 10 đội nữ thi đấu tập trung, chia nhỏ giai đoạn thi đấu vào cuối tuần phục vụ người hâm mộ. Đến khoảng tháng 10, VFV sẽ thống nhất phương án tổ chức giải vô địch quốc gia 2023, sau đó sẽ gửi tới các đội bóng.

Mọi chi tiết về bài viết xin liên hệ số hotline [024 3845 3256] hoặc gửi email về địa chỉ [].

Những ngày vừa qua, người hâm mộ bóng chuyền đang xôn xao trước thông tin Việt Nam trở thành chủ nhà của giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2023. Đây là lần trở lại kể từ năm 2019 của giải đấu bóng chuyền danh giá nhất châu Á này sau một thời gian gián đoạn vì COVID-19.

Những thông tin cho biết giải đấu sẽ được tổ chức nửa đầu năm 2023 với sự xuất hiện của những đội tuyển bóng chuyền nữ hàng đầu châu Á và NTĐ Bắc Ninh là địa điểm đăng cai giải đấu này.

Rộ tin Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2023

Tuy vậy, thông tin vẫn chưa được công bố chính thức từ LĐBC Châu Á hay LĐBC Việt Nam nên tất cả vẫn chưa được xác minh độ chính xác. Về thời điểm diễn ra cũng khá bất hợp lý khi thời điểm tháng 3-4 mới là giai đoạn chung kết của nhiều giải bóng chuyền quốc nội tại các quốc gia.

Hiện thông tin Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2023 vẫn là tin đồn cần được xác minh hay thông tin chính thức trong thời gian tới. Nếu thông tin này là chính xác, đây sẽ là lần thứ 3 Việt Nam đăng cai giải đấu sau 2 lần vào năm 2003 và 2009.

Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á là giải bóng chuyền nữ lớn nhất châu Á, được tổ chức vào các năm lẻ với sự tham gia của đông đảo các đội tuyển bóng chuyền nữ mạnh nhất châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam...

Đội tuyển Nhật Bản là đương kim vô địch của giải đấu

Giải đấu này được ra đời năm 1975, Trung Quốc là đội tuyển vô địch nhiều nhất với 13 lần và đội tuyển bóng chuyền nữ Nhật Bản là đương kim vô địch khi lên ngôi cao nhất giải đấu vào năm 2019. Đây là danh hiệu thứ 5 của đội bóng này.

Thành tích cao nhất của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam là vị trí thứ 5, chỉ sau 4 "chị đại" của bóng chuyền nữ châu Á. Năm 2019, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không tham dự.

Chủ Đề