Bức tranh mực tàu thời có là gì

Tranh thủy mặc [tiếng Trung giản thể:: 水墨画; phồn thể: 水墨畫; pinyin: shuǐmòhuà; tiếng Nhật: 水墨画, suiboku-ga; tiếng Hàn: 수묵화, sumukhwa] hoặc sumi-e [Japanese: 墨絵] là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. "Thủy" [水] là nước, "mặc" [墨] là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu trắng đen. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Loại hình này bắt đầu xuất hiện vào thời Đường [618-907] và tạo nên sự ấn tượng, khác biệt so với các loại hình nghệ thuật vẽ trước đó. Những đặc điểm mới của Tranh Thủy Mặc so với các loại hình nghệ thuât trước đó là chú trọng vào sắc đen hơn là pha trộn các màu sắc với nhau, tập trung mạnh vào nét vẽ và bản chất, tinh thần của vật thể, cảnh vật hơn là mô tả trực tiếp, bắt chước. Tranh thủy mặc phát triển mạnh mẽ tới đỉnh cao dưới triều nhà Tống [960-1279] tại Trung Quốc và được truyền sang Nhật Bản bởi các thiền sư thuộc Thiền Tông vào thế kỷ thứ 14.

Bức Thu cảnh của Sesshū Tōyō, họa sĩ thế kỷ 15 của Nhật Bản

Về sau, tranh thủy mặc có thể kết hợp giữa mực và màu nước, dầu và có thể có thêm ít màu sắc.

Vẽ tranh cọ là một trong bốn loại nghệ thuật [Cầm-Kì-Thi-Họa] mà các Nho sĩ, trí thức Trung Quốc thời phong kiến mong muốn đạt được. Tranh thủy mặc xuất hiện vào triều đại nhà Đường [618–907] với các nhà thi họa nổi tiếng đại biểu cho thời kỳ đầu như Vương Duy, Trương Tảo và một số họa sĩ khác.

Đến thời nhà Minh, Đổng Cơ Xương [Dong Qichang] phân loại tranh thủy mặc thành 2 trường phái khác nhau: Bắc Tông họa phái [zh:北宗画] với các nét vẽ rõ ràng, tráng lệ hơn; Nam Tông họa phái [zh: 南宗画] với các nét vẽ tự do, phóng khoáng, biểu cảm hơn.

Văn học Đông Á về mỹ thuật nhìn chung đều cho rằng, mục tiêu của tranh thủy mặc không chỉ đơn giản là minh họa, tái hiện lại vẻ bên ngoài của chủ thể mà mục đích chính là nắm bắt được cốt yếu tinh thần của chủ thể ở trong đó. Ví dụ, để vẽ một con ngựa, người ta phải hiểu tính khí của nó hơn cơ bắp, xương bên ngoài. Hay để vẽ một bông hoa, không nhất thiết phải kết hợp một cách hoàn hảo giữa các cánh hoa và màu sắc, điều cần thiết nhất là phải truyền tải được sự sống động và hương thơm của hoa. Vì tính chất này, nên sau này người ta so sánh những điểm tương đồng của tranh thủy mặc với trường phái Ấn Tượng của phương Tây. Tranh thủy mặc cũng có những tính chất tương đồng và gắn liền với Thiền Tông- vốn nhấn mạnh tính đơn sơ, tự nhiên và tự thể hiện hay tư tưởng của Đạo Giáo như:" tính tự nhiên và hài hòa với thiên nhiên". Đặc biệt là khi so sánh với Nho Giáo vốn chú trọng đến đời sống thế tục, ít thiên về tinh thần.

 

Tranh mực và màu nước của Jeong Seon, 1742

 

Một phầm của bức tranh mực và và màu trên lụa Thanh minh thượng hà đồ của họa sĩ Trương Trạch Đoan, 1085-1145

 

Tranh mực của Lương Giai [梁楷], thế kỷ 13

Tranh tuy là vẽ cảnh vật nhưng thường diễn tả tâm trạng trầm lắng, có khi buồn bã, ưu tư về cảnh đời. Chủ ý của bức tranh là bắt được cái thần khí, như vẽ bông hoa thì vẽ sao để họa được cái vẻ tươi tắn, mềm mại; vẽ đá thì gân guốc, rắn rỏi; vẽ núi non thì phải lột tả được cái hùng vĩ thâm nghiêm của núi rừng. Trên tranh thủy mặc thường đề thơ hoặc những câu danh ngôn nên có thể xem là sự kết hợp thi họa.

Thường thì tranh vẽ không có mục đích vẽ chân thực. Cảnh vật, nhất là phong cảnh thường là ước lệ, tầm nhìn là từ xa nhìn toàn cảnh, giữ lấy những điểm chính còn tiểu tiết thì bỏ trống. Nét bút chỗ đậm chỗ lợt, chỗ sáng chỗ tối, chỗ nhấn mạnh, chỗ nhẹ tay bổ sung cho trọng tâm của bức vẽ. Họa sĩ tài tình trong một nét bút có thể có đủ quang phổ đen, xám, bạc, trắng, dùng toàn phần từ đỉnh ngọn đến thân chòm bút, để làm nét to nhỏ, rậm thưa. Toàn bức tranh phải thể hiện được sự hài hòa âm dương. Tranh thủy mặc dùng hình ảnh để diễn ý. Nội dung bức tranh ẩn chứa một ý nghĩa nhân sinh hay triết học nào đó.

Cái khó trong tranh thủy mặc, khác tranh sơn dầu là mỗi nét vẽ sau khi hạ bút lên giấy thì coi là xong vì không thể xóa hoặc giậm bỏ được.

  • Vương Duy
  • Nam Tông Họa
  • Tứ gia nhà Nguyên
  • Tứ gia nhà Minh
  • Tứ Vương
  • Bát Đại Sơn Nhân
  • Ông Chiêm Thu
  • Tô Đông Pha
  • Tề Bạch Thạch
  • Ngô Tác Nhân
  • Từ Bi Hồng
  • Trương Đại Thiên
  • Trương Hán Minh
  • An Gyeon
  • Byeon Sang-byeok
  • Gang Hui-an
  • Nam Gye-u
  • Kim Hong-do
  • Shin Yun-bok
  • Owon
  • Jeong Seon
  • Josetsu
  • Sesshū Tōyō
  • Tenshō Shūbun
  • Ike no Taiga

  Phương tiện liên quan tới Inkwashs tại Wikimedia Commons

  • Bức tranh thủy mặc vĩ đại Lưu trữ 2011-07-28 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tranh thủy mặc.

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tranh_thủy_mặc&oldid=68344989”

Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi – Cách nhìn cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ dãi để đem đến cho ta một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường.

Có những hình ảnh thoạt mới nhìn thì đẹp, thậm chí lại rất đẹp, nhưng nếu nhìn kĩ bên trong, đi sâu vào bản chất của nó thì hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống nhiều khi thường “đánh lừa” ta như thế. Phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột cuộc sống để khám phá, phát hiện thì mới mong tìm ra đúng bản chất của nó. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một truyện ngắn như vậy.

Chiếc thuyền ở ngoài xa mới trông thật đẹp, và càng đẹp hơn trong mắt người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Qua nhiều Lần “phục kích”, hôm nay anh mới “chộp” được một cảnh thật ưng ý khi phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương buổi sáng: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp…”. Trước vẻ đẹp đó, anh tưởng như chính mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Dường như anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương ấy…

Nhưng anh đã lầm bởi chính “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” đã đánh lừa anh. Đó chỉ là cái đẹp của chiếc thuyền ở ngoài xa giữa trời biển mờ sương huyền ảo. Nhưng khi chiếc thuyền ấy đến gần giữa cuộc đời rần trụi gai góc thì cái đẹp ấy lập tức biến mất, và cái xấu, cái ác hiện ra ngay, khốc liệt, phũ phàng! Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phù đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như là một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau: “..lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lại nguyền rủa bằng cái giọng rên ri đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ!”. Ngay lập tức, đứa con trai bé nhỏ lao tới cứu mẹ và trận ẩu đả dữ dội diễn ra giữa hai bố con trên bãi cát… Lão đàn ông lẳng lặng bỏ về thuyền, người mẹ vừa khóc vừa lạy đứa con rồi ôm chầm lấy nó, để sau đó, thật bất ngờ, lại buông đứa trẻ ra và đi thật nhanh, đuổi theo lão đàn ông trở về thuyền. Và chiếc thuyền bỗng biến mất như trong một truyện cổ đầy quái đản đem theo cái hình ảnh đẹp đẽ của nó bồng bềnh trong sương mù buổi sáng, chỉ còn để lại cái dư vị xót xa cay đắng của tấn bi kịch gia đình nhà thuyền chài khi chồng đánh vợ không thương tiếc, cha con đánh nhau như kẻ thù. Mà đâu phải chỉ một lần “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, lão lôi vợ lên bờ để đánh [theo lời van xin của mụ để khuất mắt lũ con cái dưới thuyền] cho bõ tức, cho bõ ghét, cho thỏa cái máu vũ phu trong người lão, cho sự bạo hành của cái ác được thỏa thê. Vậy mà khi vị chánh án huyện quả quyết: “Chị không sống nối với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?”, thì thật lạ, người đàn bà bất hạnh đã chắp tay vái lia lịa: “Con lạy quý tòa…” rồi trả lời rành rọt: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” Thật không thể nào hiểu nổi vì sao mụ lại trả lời như thê? Chính câu nói này đã khiến người nghệ sĩ nhiếp ảnh [bị lão đàn ông đánh cho bị thương khi anh xông vào can thiệp vụ hắn đánh vợ ba hôm sau] phải vén lá màn bước ra bởi anh cảm thấy “gian phòng ngủ lồng lộng gió biển tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”. Anh phải bước ra để trực tiếp đối diện với người đàn bà kì lạ này, mong hiểu được cái điều uẩn khúc còn chứa chất sâu kín trong đáy lòng mụ… Và tại cái tòa án huyện nhỏ bé này, qua những điều tâm sự, giãi bày của người đàn bà, anh đã hiểu ra những điều thật lớn lao, sâu sắc của cuộc sống, con người – những điều mà nếu chỉ sống hời hợt, nhìn thoáng qua thì không thế nào hiểu nổi. Vì sao người đàn bà khốn khổ ấy vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu? Nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh đó là tình thương vô bờ đối với những đứa con: “…đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!” Thế là rõ. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản [như chính ông chánh án đã hiểu] thì chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thâu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Vả lại, trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no ”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. Những niềm hạnh phúc hiếm có ấy thật đáng quý biết bao trong cuộc đời tủi cực, bất hạnh của bà, và tác giả cũng thật tinh tế khi miêu tả “lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí cùa mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”. Cuộc sống đa diện, nhiều chiều, con người có những nỗi niềm sâu kín bên trong, làm sao có thể hiểu một cách đơn giản, dễ dãi được? Và đâu phải chỉ những con người học thức, xuất chúng, mà ngay cả người lao động bình thường như người đàn bà hàng chài này cũng như vậy.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vượt qua được cái nhìn đơn giản, dễ dãi để đem đến cho ta một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí của đời thường. Chiếc thuyền chỉ đẹp khi nó ở ngoài xa trong sương mù bồng bềnh huyền ảo, nhưng khi nó đến gần thì bên trong nó lại bộc lộ những cái thật xấu xa của cuộc sống con người; và trong cuộc sống bất hạnh của người đàn bà khốn khổ kia vẫn ánh lên những nét đẹp của người phụ nữ lao động – cho dù đó là những nét đẹp của sự âm thầm nhẫn nhục cam chịu không đáng có và không nên có của người phụ nữ trong thời đại ngày nay. Đó chính là cuộc sống thật đang diễn ra đây đó trên đất nước ta – một cuộc sống trần trụi, gai góc, nhức nhối – nhưng rất dễ bị che lấp bởi một vẻ đẹp thoáng qua bên ngoài. Và khi nhà văn đã vạch ra cái sự thật của cuộc sống đó thì cũng tức là họ đã đặt ra những câu hỏi bức xúc để góp phần thay đổi cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người.

Video liên quan

Chủ Đề