Các công thức tính nồng độ mol/lit

Video Nồng độ mol/l

Để giải bài tập hoá học có liên quan đến nồng độ mol và phần trăm của dung dịch, các bạn học sinh cần lưu ý đến các khái niệm cùng công thức tính nồng độ mol [nồng độ phần trăm của dung dịch trước và sau khi tham gia phản ứng]. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ các bạn học sinh về nội dung quan trọng này.

1. Nồng độ mol là gì?

Nồng độ mol hay còn được gọi là nồng độ phần trăm của dung dịch, từ đó ta có thể biết được số gam chất tan trong 100 gam dung dịch. Nồng độ mol cho biết mối quan hệ giữa chất tan và thể tích của dung dịch. Để tính được nồng độ mol, bạn cần quan tâm đến thể tích, khối lượng để tìm ra được kết quả chính xác.

Liên quan: nồng độ mol/l

2. Công thức tính nồng độ mol trên lít dung dịch

Công thức cơ bản tính nồng độ mol = số mol chất tan/số lít dung dịch

Ký hiệu: Cm=n/V

Trong đó: n là số mol của chất tan [đơn vị: mol]. V là thể tích dung dịch [đơn vị: lít]

Ví dụ: tìm nồng độ mol của dung dịch có chứa 0,75 mol NaCl trong 4,2 lít dung dịch.

Phân tích đề bài sẽ thấy cần có số mol và số thể tích dung dịch theo đơn vị lít được cho. Từ đó ta lấy số mol đã có chia cho số lít dung dịch hay nồng độ mol của dung dịch đó.

0,75 / 4,2 = 0,17857142 mol NaCl.

3. Cách tính nồng độ mol dựa vào khối lượng và thể tích

Ví dụ ta có đề bài như sau: Tính số mol của dung dịch khi hòa tan 3,4 g KMnO4 trong 5,2 lít nước.

Qua phân tích ta thấy, khối lượng KMnO4 đã được cho trước, cùng với 5,2 lít nước. Để tính được phân tử khối của chất tan, từ khối lượng hoặc số gam được cho từ ban đầu bắt buộc ta cần các định phân tử khối của chất tan. Phân tử khối được tính bằng cách cộng các nguyên tử khối của mỗi nguyên tố có trong đó để tạo ra dung dịch. Nếu bạn không nhớ được nguyên tử khối của từng nguyên tố, hãy sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học [được ghi rất rõ].

Theo đó, nguyên tử khối của K là 39,1g, Mn là 54,9g; O là 16g. Tổng nguyên tử khối của KMnO4 là 158,0g

Từ gam đổi sang mối sẽ có liên hệ bằng công thức 1/phân tử khối của chất tan = 3,4 *[1mol/158] = 0,0215 mol

Bạn có thể chia số mol cho số lít bằng cách lấy số mol đã tính được chia nó cho thể tích dung dịch [đơn vị tính là lít].

Ví dụ: 0,0215/ 5,2 = 0,004134615

4. Tính Nồng độ Mol từ Số mol và Mililít dung dịch

Bạn cần nắm công thức tính nồng độ mol trên lít, sau đó chuyển đổi sang mililít dung dịch.

Ví dụ: Tính nồng độ mol của một dung dịch chứa 1,2 mol CaCl2 trong 2905 mililít nước.

Qua phân tích ta sẽ thấy nồng độ mol chất tan và thể tích dung dịch được tính theo đơn vị lít. Do đó, ta cần chuyển sang thể tích tương đương là lít trước khi tính.

Số mol = 1,2 mol CaCl2 Thể tích = 2905 ml

2905 ml * [1 L / 1000 ml] = 2,905 L.

5. Những điều cần lưu ý với cách tính nồng độ mol

Khi giải bài tập hoá học có liên quan đến số mol, bạn có thể thực hiện các công thức như:

+ Tính nồng độ mol và thể tích [như đã chia sẻ ở trên]

+ Tính nồng độ mol từ khối lượng và thể tính. Luôn nhớ phải tính được số mol của chất tan trước. Sau đó, tính nồng độ mol theo công thức thông thường được áp dụng

Luôn luôn nhớ rằng, để tính được nồng độ mol của dung dịch, phải tính được số mol chất tan và xác định thể tích của dung dịch tham gia phản ứng. Sau khi biết được 2 thông số này thì bài toán coi như được giải đáp một cách vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.

6. Bài tập ôn luyện liên quan đến cách tính nồng độ mol

Ví dụ 1: Hãy tính nồng độ mol của 0,5 mol MgCl2 trong 1, 5 lít dung dịch

Giải: Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có:

Cm=0,51.5= 0,33 [mol]

Ví dụ 2: Tính nồng độ mol của một dung dịch có chứa 0,5 mol NaCl có trong 5 lít dung dịch.

Giải: Nồng độ mol sẽ được tính như sau:

Cm=0,5/5= 0,1 [mol]

Ví dụ 3: Tính nồng độ mol của dung dịch khi hòa tan 15,8g KMnO4 trong 7,2 lít nước.

Giải:

Số mol của KMnO4 là: nKMnO4 =15,8/158=0,1 [mol]

Nồng độ mol của dung dịch: Cm=0,1/7,2=0,0139

Ví dụ 4: Tính khối lượng chất tan có trong 600ml dung dịch CuSO4 có nồng độ mol là 1,5 mol/lít

Giải:

Ta có V = 600 ml = 0,6 lít

Áp dụng công thức Cm=n/V => nCuSO4 =V.Cm=0,6.1,5=0,9 [mol]

Khối lượng CuSO4: mCuSO4 = 0,9. 160=144 [gam]

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc và các em học sinh chi tiết về nồng độ mol là gì, công thức tính nồng độ mol của dung dịch. Hy vọng rằng, từ đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn và nắm, vững các kiến thức cơ bản để áp dụng vào giải bài tập nhanh chóng nhất. Những bài toán có liên quan đến nồng độ mol và cách giải của chúng thường không quá phức tạp, chỉ cần ghi nhớ các công thức đơn giản, chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc là có thể học tập tốt bộ môn này. Chúc các bạn học tập đạt kết quả cao.

Trang chủ » Hóa Học lớp 8 » Công thức tính nồng độ phần trăm [C%] và nồng độ mol [CM] của dung dịch

Bạn có biết, thế nào là nồng độ phần trăm [C%] và nồng độ mol [CM] của dung dịch? Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch là như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm cũng như công thức của các loại nồng độ này nhé!

Nồng độ phần trăm và nồng độ mol là gì?

nong-do-phan-tram-nong-do-mol-la-gi

I. Công thức tính nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch

1. Khái niệm nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch là đại lượng cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

2. Công thức tính nồng độ phần trăm

C% = mct/mdd x 100%

Trong đó:

  • mct: khối lượng của chất tan [gam]
  • mdd: khối lượng của dung dịch [gam]
  • mdung dịch = mdung môi  + mchất tan

3. Ví dụ cách tính nồng độ phần trăm [C%] của dung dịch

Ví dụ 1: Hòa tan 30 gam muối ăn NaCl và 90 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.

⇒ Khối lượng của dung dịch NaCl:

mdd = 30 + 90 = 120 [gam]

⇒ Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl:

C% = [30/120] x 100% = 25%.

Ví dụ 2: Cho dung dịch H2SO4 có nồng độ 28%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 300 gam dung dịch.

⇒ Khối lượng của H2SO4 có trong 300 gam dung dịch:

m = [28 x 300]/100 = 84 [gam]

Công thức tính nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ mol

cong-thuc-tinh-nong-do-phan-tram-va-nong-do-mol-dung-dich

II. Công thức tính nồng độ mol [CM] của dung dịch

1. Khái niệm nồng độ mol

Nồng độ mol [CM] của dung dịch là đại lượng cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

2. Công thức tính nồng độ mol

CM = n/V [đơn vị: mol/l]

Trong đó:

  • n: số mol chất tan
  • V: thể tích dung dịch [lít]
  • Đơn vị mol/l còn được viết là M.

3. Ví dụ cách tính nồng độ mol [CM] của dung dịch

Ví dụ 1: Trong 250 ml dd có hòa tan 16 g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch trên.

⇒ Số mol CuSO4 trong dung dịch là:

nCuSO4 = 16/160 = 0,1 [mol]

⇒ Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,1/0,25 = 0,4 [mol/l]

– Ví dụ 2: Trộn 1 lít dd đường 2M với 3 lít dung dịch đường 0,5M. Tính nồng độ mol của dd đường sau khi trộn vào nhau.

Ta có:

  • Số mol đường trong dd 1: n1 = 2 x 1 = 2 [mol]
  • Số mol đường trong dd 2: n2 = 0,5 x 3 = 1,5 [mol]
  • Thê tích của dd sau khi trộn: Vdd = 1 + 3 = 4 [lít]

⇒ Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn vào nhau:

CM = [2 + 1,5] / 4 = 0,875 [M]

Bài tập tính nồng độ phần trăm [C%] và nồng độ mol [CM] của dung dịch

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Bằng cách nào ta có được 200 g dung dịch BaCl2 5%?

  1. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.
  2. Hòa tan 10 g BaCl2trong 190 g nước.
  3. Hòa tan 100 g BaCl2trong 100 g nước.
  4. Hòa tan 200 g BaCl2trong 10 g nước.
  5. Hòa tan 10 g BaCl2trong 200 g nước.

Đáp án: B

Câu 2. Tính nồng độ mol [CM] của 850 ml dd có hòa tan 20 g KNO3. Chọn kết quả đúng:

  1. 0,233 M
  2. 23,3 M
  3. 2,33 M
  4. 233 M

Đáp án: A

– Hướng dẫn giải:

Ta có:

  • Số mol của KNO3 là: nKNO3 = 20/101 = 0,198 [mol]
  • Nồng độ mol của dung dịch là: CM = 0,198/0,85 = 0,233 M.

Câu 3. Tính nồng độ mol [CM] của các dung dịch sau:

a] 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch.

⇒ CM = 1/0,75 = 1,33 [M]

b] 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

⇒ CM = 0,5/1,5 = 0,333 [M]

c] 400 g CuSO4 trong 4 lí dung dịch

– Ta có, số mol CuSO4 là: nCuSO4 = 400/160 = 2,5 [mol]

⇒ CM = 2,5/4 = 0,625 [M]

d] 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

⇒ CM = 0,06/1,5 = 0,04 [M]

Câu 4. Tính số mol và số gam chất tan của các dung dịch sau:

a] 1 lít dd NaCl 0,5 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,5 x 1 = 0,5 [mol]
  • Khối lượng NaCl: mNaCl = 0,5 x 58,5 = 29,25 [g]

b] 500 ml dd KNO3 2 M

  • Số mol KNO3: nKNO3 = 2 x 0,5 = 1 [mol]
  • Khối lượng KNO3: mKNO3 = 1 x 101 = 101 [g]

c] 250 ml dd CaCl2 0,1 M

  • Số mol CaCl2: nCaCl2 = 0,1 x 0,25 = 0,025 [mol]
  • Khối lượng CaCl2: mCaCl2 = 0,025 x 111 = 2,775 [g]

d] 2 lít dd Na2SO4 0,3 M

  • Số mol Na2SO4: nNa2SO4 = 0,3 x 2 = 0,6 [mol]
  • Khối lượng Na2SO4: mNa2SO4 = 0,6 x 142 = 85,2 [g]

Câu 5. Tính nồng độ phần trăm [C%] của các dung dịch sau:

a] 20 g KCl trong 600 g dung dịch

⇒ C% = [20/600] x 100% = 3,33%

b] 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

⇒ C% = [32/2000] x 100% = 1,6%

c] 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch

⇒ C% = [75/1500] x 100% = 5%

Câu 6. Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch sau:

a] 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,9 x 2,5 = 2,25 [mol]
  • Khối lượng NaCl cần dùng là: mNaCl = 2,25 x 58,5 = 131,625 [g]

b] 50 g dd MgCl2 4%

  • Khối lượng chất tan MgCl2 cần dùng là: mMgCl2 = [4 x 50]/100 = 2 [g]

c] 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

  • Số mol MgSO4: nMgSO4 = 0,1 x 0,25 = 0,025 [mol]
  • Khối lượng MgSO4 cần dùng là: mMgSO4 = 0,025 x 120 = 3 [g]

Câu 7. Ở 25 °C, độ tan của NaCl là 36 g, của đường là 204 g. Tính nồng độ phần trăm [C%] của các dd bão hòa NaCl và đường ở dung dịch trên.

Giải:

Ta có, độ tan [S] của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Như vậy, nồng độ phần trăm của các dd bão hòa NaCl và đường là:

C% NaCl = [36/[36+100]] x 100% = 26,47%

C% đường = [204/[204+100]] x 100% = 67,11%

Video liên quan

Chủ Đề