Các dạng bài tập về Halogen lớp 10

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Bài tập về nhóm Halogen được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập về nhóm Halogen

  • A. Phương pháp & ví dụ
  • B. Bài tập trắc nghiệm

A. Phương pháp & ví dụ

Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí [đktc].

a] Xác định nguyên tố X?

b] Tính thế tích khí HX thu được khi cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc?

c] Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng?

Hướng dẫn:

PTHH: 2NaX → 2Na + X2

a, nX2 = 0,1 mol ⇒ nNaX = 2. 0,1 = 0,2 mol.

MNaX = 11,7/0,2 = 58,5 ⇒ X = 35,5 [Cl]

b, X2 + H2 → 2HX

nH2 = 0,2 mol ⇒ nHX = 2. nX2= 0,2 mol [H2 dư]

⇒ VHX = 0,2.22,4 = 4,48 l

c, Sau phản ứng có 0,2 mol khí HCl và 0,1 mol H2 dư

%HCl= 0,2/[0,2 + 0,1]= 66,67%

⇒ %H2 = 33,33%

Ví dụ 2. Nung 12,87 g NaCl với H2SO4 đặc, dư thu được bao nhiêu lít khí ở đktc và bao nhiêu gam muối Na2SO4, biết hiệu suất của phản ứng là H= 90%.

Hướng dẫn:

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + HCl

nNaCl = 12,87 / 58,5 =0,22 mol

⇒ nNa2SO4 = 0,11 mol ⇒ mNa2SO4 = 0,11 . 142 . 90% = 14,058 g.

Ví dụ 3. Cho 31,6 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được bao nhiêu lít Cl2 [ở đktc] nếu H của phản ứng là 75%.

Hướng dẫn:

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

nKMnO4 = 31,6/ 158 = 0,2 mol

nCl2 = 0,2 .5/2= 0,5 mol ⇒ VCl2 = 0,5 . 22,4 .75% = 8,4 l

Ví dụ 4. Cho 0,896 lít Cl2 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M ở to thường thu được dung dịch X. Tính CM của các chất trong dung dịch X?

Hướng dẫn:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

nCl2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

nNaOH = 0,2 mol

Theo pt ⇒ nNaCl = nNaClO = nCl2 =0,04 mol

⇒ CMNaCl = CMNaClO = 0,04/0,2 = 0,2M

nNaOHdư = 0,2 – 0,04.2 = 0,12 mol ⇒ CMNaOH = 0,12 / 0,2 = 0,6M

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 148,5 gam dung dịch NaOH 20% [ở nhiệt độ thường] tạo ra dung dịch A. Vậy dung dịch A có các chất và nồng độ % tương ứng như sau:

A. NaCl 10%; NaClO 5%

B. NaCl 7,31%; NaClO 6,81%, NaOH 6%

C. NaCl 7,19%; NaClO 9,16%, NaOH 8,42%

D. NaCl 7,31%; NaClO 9,31%, HCl 5%

Đáp án: A

Câu 2. Hidro clorua bị oxi hóa bởi MnO2 biết rằng khí clo tạo thành trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam iot từ dung dịch natri iotua. Vậy khối lượng HCl là:

A. 7,3g B. 14,6g C. 3,65g D. 8,9g

Đáp án: A

Phương trình phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

0,2 0,05 mol

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

0,05 0,05

mHCl = 0,2 × 36,5 = 7,3g

Câu 3. Nguyên tố R là phi kim thuộc phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tỷ lệ % R trong oxit cao nhất với %R trong hợp chất khí với hidro là 0,5955. Vậy R là:

A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot

Đáp án: C

Gọi công thức của R với oxi là R2Ox [x = 4, 5, 6, 7]

Suy ra công thức của R với hidro là RH8 – x


→ Rút ra được biểu thức liên hệ R và x

Sau đó biện luận ta được x = 7, R = 80 → R là Brom

Câu 4. Cho 19,05 gam hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí [đktc]. Vậy % theo khối lượng của KF và KCl là:

A. 60,20% và 39,80% B. 60,89% và 39,11%

C. 39,11% và 60, 89% D. 70% và 30%

Đáp án: B

Câu 5. Dung dịch A chứa đồng thời axit HCl và H2SO4. Để trung hòa 40 ml A cần dùng vừa hết 60 ml NaOH 1M. Cô cạn dung dịch khi trung hòa, thu được 3,76 g hỗn hợp muối khan. Vậy nồng độ mol/l của hai axit HCl và H2SO4 là:

A. 1 và 0,75 B. 0,25 và 1 C. 0,25 và 0,75 D. 1 và 0,25

Đáp án: D

Gọi a, b là nồng độ mol của HCl và H2SO4

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,04a 0,04a 0,04a

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,04b 0,08b 0,04b

Câu 6. Khi đun nóng muối kali clorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân hủy đồng thời theo hai phương trình sau đây:

2KClO3 → 2KCl + 3O2 [1]

4KClO3 → 3KClO3 + KCl [2]

Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 gam kali clorat thì thu được 33,5 gam kali clorua. Vậy phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo [1] là:

A. 80,23% B. 83,25% C. 85,1% D. 66,67%

Đáp án: D

Các phản ứng xảy ra:


Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 10: Bài tập về nhóm Halogen. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Hóa học lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Hóa 10 chương halogen

Bài tập chương Halogen: Clo và hợp chất của clo được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, hi vọng đây sẽ là liệu giảng dạy và học tập hữu ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu này bao gồm các bài tập tự luận về clo và hợp chất của clo có kèm theo đáp án. Chúc các bạn học tốt.

  • Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 21: Khái niệm về nhóm halogen
  • Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử
  • Các dạng bài tập môn Hóa học lớp 10

A. Các dạng bài tập Halogen

Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:

a. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

b. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl3 → AgCl→ Cl2→ Br2 → I2

c. KMnO4 → Cl2 → HCl → FeCl2 → AgCl → Ag

d. HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe[OH]3 → Fe2[SO4]3

e. HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag

f. MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vôi

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a]

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe[OH]3 + 3NaCl

2NaCltinhthể + H2SO4 đặcnóng → Na2SO4 + 2HCl

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2AgCl

b]

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2 → 2HCl

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

FeCl3 + 3AgNO3 → Fe[NO3]3 + 3AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

c]

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2 → 2HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe[NO3]2 + 2AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

d]

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe[OH]3 + 3NaCl

2Fe[OH]3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 6H2O

e]

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2AgCl

2AgCl → 2Ag + Cl2

f]

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + ClO3 + 3H2O

2KClO3 → 2KCl + 3O2

2KCl + H2SO4 → K2SO4 + 2HCl

MnO2 + 4HCl→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Cl2 + Ca[OH]2 → CaOCl2 + H2O

Bài 2: Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hoá học:

a. NaCl + H2SO4 → Khí [A] + [B]

b. [A] + MnO2 → Khí [C] + rắn [D] + [E]

c. [C] + NaBr → [F] + [G]

d. [F] + NaI → [H] + [I]

e. [G] + AgNO3→ [J] + [K]

f. [A] + NaOH → [G] + [E]

Bài 3: Xác định A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. MnO2 + [A] → MnCl2 + [B]↑ + [C]

b. [B] + H2 → [A]

c. [A] + [D] → FeCl2 + H2

d. [B] + [D] → FeCl3

e. [B] + [C] → [A] + HClO

Dạng 2: Nhận biết - Giải thích hiện tượng hiện tượng - Điều chế

Bài 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học:

a. KOH, KCl, K2SO4, KNO3

b. NaCl, HCl, KOH, NaNO3, HNO3, Ba[OH]2

c. HCl, NaOH, Ba[OH]2, Na2SO4

d. NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, NaOH

Bài 5: Dùng phản ứng hoá học nhận biết các dung dịch sau:

a. CaCl2, NaNO3, HCl, HNO3, NaOH

c. NH4Cl, FeCl3, MgCl2, AlCl3

b. KCl, KNO3, K2SO4, K2CO3

d. Chỉ dùng quì tím: Na2SO4, NaOH, HCl, Ba[OH]2

Bài 6: Giải thích các hiện tượng sau, viết phương trình phản ứng:

a. Cho luồng khí clo qua dung dịch kali bromua một thời gian dài.

b. Thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít tinh bột.

c. Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím.

d. Sục khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch nước brom.

e. Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo?

Bài 7:

a. Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3.

b. Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, HCl và nước Javel .

Dạng 3: Tính theo phương trình phản ứng

Bài 8: Xác định nồng độ mol của dung dịch KI biết rằng 200 ml dung dịch đó tác dụng hết với khí Cl2 thì giải phóng 76,2 g I2.

Bài 9: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

Dạng 4: Xác định tên kim loại, phi kim

Bài 10: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí [đktc].

a. Xác định nguyên tố X?

b. Tính thế tích khí HX thu được khi người ta cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc?

c. Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng?

Bài 11: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên halogen trên.

Bài 12: Cho 4,8 g một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 [đktc].

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hiđro thu được.

b. Xác định tên kim loại R.

c. Tính khối lượng muối khan thu được

Bài 13: Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 [đktc].

a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.

b. Tính giá trị V.

c. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Bài 14: Khi cho m [g] kim loại canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lít khí X2 [đktc] thì thu được 88,8g muối halogenua.

a. Viết PTPƯ dạng tổng quát.

b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.

c. Tính giá trị m.

Bài 15: Cho 10,8g kim loại hoá trị III tác dụng với clo tạo thành 53,4g muối.

a. Xác định tên kim loại.

b. Tính lượng mangan dioxit và thể tích dung dịch axit clohidric 37% [d = 1,19 g/ml] cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%.

Bài 16 : Hòa tan 16 g oxit của kim loại R hóa trị III cần dùng 109,5 g dung dịch HCl 20%. Xác định tên R.

Bài 17: Hòa tan 15,3 g oxit của kim loại M hóa trị II vào một lượng dung dịch HCl 18,25% thu được 20,8 g muối. Xác định tên M và khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

Bài 18: Hòa tan 27,6g muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2M thu được 29,8 g muối. Xác định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Bài 19: Hòa tan hoàn toàn 1,7g hỗn hợp X gồm Zn và kim loại [A] ở nhóm IIA vào dung dịch axit HCl thu được 0,672 lít khí H2 [đktc]. Mặt khác nếu hòa tan hết 1,9g [A] thì dùng không hết 200ml dd HCl 0,5M.Tìm tên A.

Để xem toàn bộ nội dung tài liệu mời các bạn ấn link TẢI VỀ.

.......................................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập chương Halogen: Clo và hợp chất của clo.Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề