Các giai đoạn phát triển của heo thịt

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản [Bộ NN&PTNT], ước tính hiện có đến 90% lượng thịt heo bán trên thị trường nội địa hằng ngày là thịt tươi [hay còn gọi là thịt nóng, thịt mới mổ]. Cùng với đó, người tiêu dùng Việt Nam thường chọn mua thịt heo qua màu sắc và hình thái bên ngoài, vì vậy muốn có lợi nhuận cao, khi sử dụng thức ăn tự trộn, nhà chăn nuôi cần lưu ý một số điểm then chốt.

Màu thịt là yếu tố quyết định giá bán thịt heo Việt Nam

Màu thịt là một yếu tố then chốt quyết định giá bán thịt heo tại Việt Nam và như vậy, quyết định lợi nhuận của người nuôi heo. Màu của sản phẩm thịt liên quan mật thiết với sắc tố cơ [myoglobin, ký hiệu Mb], là sắc tố đỏ ban đầu của thịt nguyên liệu và là nơi dự trữ oxi cho sự hô hấp tế bào cơ khi còn sống.

Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Tuân, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, sắc tố cơ bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống, loài/dòng, tính di truyền của vật nuôi,các yếu tố nội tại như các biến đổi của thịt sau khi giết mổ [đặc biệt là động học của pH và sự sụt giảm nhiệt độ thịt], sản phẩm chuyển hóa ở sắc tố cơ sau giết mổ; và bên ngoài miếng thịt như nhiệt độ, thời gian trữ,quá trình chế biến [quá trình xay nghiền, phụ liệu và phụ gia, xử lý nhiệt, các biện pháp diệt khuẩn khác], bao gói, và các điều kiện trưng bày, phân phối [tự nhiên, trong lồng kính, loại đèn thắp sáng].

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như đến chất lượng thịt về mặt cảm quan [theo Micol et al., 2010] của sắc tố cơ. Thật vậy, các chế độ dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tính chất và thành phần của cơ thịt.  

Ngoài thỏa mãn người tiêu dùng về màu sắc của thịt, nhà chăn nuôi cũng cần thoải mãn chỉ tiêu của thương lái tại Việt Nam, bởi họ chính là trung gian giữa kết nối giữa người tiêu dùng và người chăn nuôi. Theo một số thương lái lớn, uy tín tại một số “thủ phủ” chăn nuôi chính, tiêu chuẩn để heo thịt bán được giá như sau:

  • Trọng lượng quầy thịt đạt ≥ 75% so với trọng lượng hơi khi giết mổ;
  • Độ rỉ nước tối ưu là trong khoảng 2 đến 5 %;
  • Màu sắc thịt: sử dụng bảng so màu thịt của National Pork Board. Màu thịt đẹp theo nhu cầu của thị trường nằm trong khoảng điểm 3 đến 5;
  • Độ dày mỡ lưng tối ưu theo tiêu chuẩn châu Âu là dưới 1,5 cm;
  • Tăng trọng bình quân hằng ngày tiêu chuẩn cho giai đoạn heo thịt 20 – 110kg là từ 700 – 850 g/ngày.

Bảng so màu thịt của National Pork Board: Màu thịt đẹp theo nhu cầu của thị trường nằm trong khoảng điểm 3 đến 5

Sử dụng thức ăn tự trộn, nhà chăn nuôi cần lưu ý gì để có một quầy thịt heo đẹp?

Hiện nay, khi xu hướng tự trộn thức ăn được phát triển mạnh, để có một quầy heo thịt đẹp cả trong lẫn ngoài giúp bán được heo với giá tối ưu, nhà chăn nuôi nên lưu ý những vấn đề sau trong dinh dưỡng cho heo.

Tại Việt Nam, heo thịt được nuôi khoảng 5 – 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 – 105 kg. Ở thời điểm này, chất thịt heo ngon và hình thức đẹp nhất. Nếu tiếp tục nuôi kéo dài hơn sẽ không có lợi vì hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm; heo có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, quày thịt không được đẹp.

Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

Giai đoạn heo thịt được nuôi từ 60 – 105 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân, thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây ô nhiễm cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 16 – 18.5% protein thô, năng lượng  3100 – 3150 Kcal.

Giai đoạn heo thịt được nuôi từ 106 – 160 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dung. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ.  Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có Protein thô từ 13 – 15%, năng lượng 2950 – 3050 kcal.

Giới thiệu giải pháp từ Wisium

Nhằm giúp nhà chăn nuôi đạt được lợi nhuận tối đa với phương thức tự trộn thức ăn, Wisium đã nghiên cứu thành công sản phẩm giúp năng suất và chất lượng thịt ổn định. P1010, P1012 là sản phẩm premix 4% được sản xuất theo công nghệ Pháp quốc với thành phần nguyên liệu chất lượng cao, được chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Cụ thể P1010, P1012 giúp cung cấp các thành phần dinh dưỡng vi lượng cần thiết như vitamin, acid amin và khoáng cho sự phát triển của heo thịt cũng như giúp cải thiện chất lượng thịt. Sản phẩm được sản xuất dựa trên protein lý tưởng, được tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu giúp đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả kinh tế.

Theo anh Trần Văn Giang [huyện Trảng Bom – Đồng Nai], hiện đang dùng sản phẩm P1010, P1012 với công thức phối trộn của Wisium cho biết, anh đã thử nghiệm sản phẩm này cho đàn heo của gia đình và mang lại kết quả bất ngờ.

Heo nuôi thử nghiệm ban đầu là 24kg và nuôi 105 ngày đã đạt 112kg.

Kết quả khi mổ heo như sau: tỷ lệ phần cạo đạt 76,79%, màu sắc thịt: 4,5 điểm, độ rỉ nước 24 giờ sau giết mổ: Thịt vai 2,9%Thịt đùi = 3,4% và độ dày mỡ lưng là 1,2cm.

Cùng với đó heo tăng trọng bình quân hằng ngày = [112000g – 24000g] / 105 = 838,1 [g/ngày].

Một vài hình ảnh của thịt heo sau khi mổ như sau:

Độ rỉ nước 24 giờ sau giết mổ như sau:

Anh Giang cho biết :”Đàn heo của anh được thương lái trả giá cao hơn so với thị trường vì quầy thịt có màu sắc đẹp, đạt cân và dễ bán. Thời gian tới, anh Giang sẽ tiếp tục hợp tác chăn nuôi với với Wisium, bởi các với các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng cao, công thức phối trộn tối ưu và nhân viên luôn nhiệt tình giúp đỡ khách hàng”.

Giới thiệu về Wisium:

Wisium là một doanh nghiệp quốc tế hàng đầu  của Công ty Archer Daniels Midland [NYSE: ADM]. Wisium cung cấp cho các công  ty thức ăn chăn nuôi, các công ty chế biến và trại lớn một sự hợp tác chuyên tâm với sự tập trung duy nhất vào việc: nâng cao hiệu quả từ chất lượng, năng suất và lợi nhuận. Đối với bất kỳ loài vật nào, các chuyên gia của Wisium cũng mang đến giải pháp chuyên biệt, kết hợp giữa sản phẩm cao cấp và dịch vụ gia tăng.

www.wisium.com

Một số sản phẩm của Wisium đã được bán trên thị trường như Macro Premix 4% – dành cho heo, gà đẻ; Bột lăn PURlite giữ cho heo con khô và ấm, khử mùi và sát trùng chuồng trại; B-SAFE – Giải pháp thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, bảo vệ và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa của vật nuôi; T5X – giải pháp phòng chống độc tố nấm mốc toàn diện.

Ngoài ra, WISIUM đã phát triển thành công sản phẩm cám hoàn chỉnh dành cho heo con WEAN UP 1 , WEAN UP 2 sẽ được ra mắt thị trường trong thời gian tới.

WEAN UP 1 THỨC ĂN ĐẶC BIỆT DÙNG CHO HEO CON TỪ 07 NGÀY TUỔI ĐẾN 8KG.

  • Tăng thể trọng khi heo con khi cái sữa, giúp cai sữa tốt hơn.
  • Cải thiện độ đồng đều cho đàn heo.
  • Giúp heo con làm quen với thức ăn dạng khô, rắn.

WEAN UP 2 THỨC ĂN ĐẶC BIỆT DÙNG CHO HEO CON TỪ 08KG ĐẾN 15KG.

  • Tăng lượng ăn vào.
  • Chuẩn bị tốt cho đường ruột của heo con giúp cải thiện độ tăng trưởng.
  • Sản phẩm được thiết kế đáp ứng những khó khăn của môi trường chăn nuôi nội địa.

Để hiểu rõ hơn về thương hiệu Wisium và các dịch vụ mà thương hiệu này mang lại, mời quý bạn đọc tham khảo đoạn video trong link sau:

Link: //www.youtube.com/watch?v=TuBC_7zfJ6Q

1. Phối hợp khẩu phần cho heo thịt

Việc phối hợp khẩu phần ăn cho heo thịt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với đặc điểm sinh lý của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của heo thịt

- Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp

- Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố

- Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào.

2. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 - 18% protein thô [safeed-100] , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal.

* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 - 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 - 16% protein thô và 3000 - 3100 kcal.

Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.

Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.

3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Heo thịt ở nước ta thường nuôi 5 - 6 tháng có trọng lượng từ 95 - 105 kg.

4. Phân lô, phân đàn

Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.

- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con.

- Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều [độ đồng đều cao].

- Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể [xem ở phần quản lý đàn].

5. Kỹ thuật cho ăn, uống

- Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần.

- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau.

- Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.

- Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.

- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột.

- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần.

- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất.

- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1.

- Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.

- Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.

6. Vận động và tắm

Cũng như các loại heo khác, heo thịt cũng cần được vận động và tắm chải. Phương pháp này cần được tiến hành như sau: cho vận động 2 - 3 giờ/ngày.

7. Chuồng nuôi và vệ sinh

Ở điền kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.

8. Phòng bệnh cho heo

Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 - 12 tuần tuổi đối với các loại vắc - xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 - 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.

9. Quản lý đàn heo thịt

Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi và ghi chép các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả của từng giai đoạn, đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng và chăm sóc. Theo kinh nghiệm của một số nước có chăn nuôi heo tiên tiến, việc điều khiển tốc độ tăng trọng cũng như phẩm chất thịt của heo thông qua khẩu phần và tiêu chuẩn ăn đã khẳng định heo thịt cần thay đổi tiêu chuẩn ăn theo tuần tuổi và theo dõi tăng trọng theo từng kỳ. Tuy nhiên, trong chăn nuôi heo theo nông hộ việc đưa ra các công việc theo dõi ghi chép về các chỉ tiêu kinh tế rất khó do vậy cần khuyến cáo nông dân nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi, có thể 3 lần trong một chu kỳ nuôi heo thịt. Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi.

10. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải

Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 - 25% heo nái loại thải chuyển sang vổ béo để giết thịt.

- Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến heo, sau khi thiến hoạn heo phải được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi bị nhiễm trùng vết mổ.

- Tháng thứ 2 nên cho heo ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90% thức ăn tinh và có thể kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi vì loại heo này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm ngon, độ mềm thấp. Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo điều kiện cho heo ngủ nhiều và chóng béo.

11. Sử dụng các chất bổ sung để kích thích sinh trưởng cho heo thịt

- Bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo

12. Các biện pháp kỹ thuật để năn cao năng suất và phẩm chất thịt heo

- Công tác giống heo

Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại heo lai có ưu thế lai cao ở trong các giống heo ngoại và đồng thời cho lai với các giống heo nội tốt. Sau đây là một số công thức lai có năng suất cao: F2 [ĐB x MC] x LD; F2 [Y x MC] x LD; LD x Y, LD x ĐB, PiDu x LDYr cho các khu vực chăn nuôi tập trung công nghiệp hay các nông hộ có trình độ chăn nuôi cao và khả năng đầu tư thâm canh cao.

- Chế độ dinh dưỡng tốt

Để đạt được mục đích chăn nuôi heo thịt có năng suất và chất lượng cao. Người chăn nuôi nên áp dụng công thức cao đều, sử dụng khẩu phần ăn có dinh dưỡng cao nhằm mục đích tạo thịt heo có tỷ lệ nạc cao. Sử dụng kỹ thuật nuôi heo theo 2 giai đoạn.

- Thời gian nuôi ngắn

Có thể kết thúc vổ béo heo thịt vào lúc 5 - 6 tháng tuổi với trọng lượng từ 80 - 100 kg. Theo qui luật sinh trưởng phát triển của heo thịt theo các giai đoạn khác nhau, người chăn nuôi 

Nguồn tin: thietbichannuoi.com
23/07/2014

Video liên quan

Chủ Đề