Các giai đoạn trong nghiên cứu và phát triển thuốc

CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊNCỨU THUỐC VÀ ẢNHHƯỞNG CỦA FDA LÊNQUÁ TRÌNH NC & PTT5.Trần Thị Thu Hường6.Trương Thị Trúc LyĐặng NhómThị Yến Thu 4Thành Viên7.Lê Mỹ Hiền8.9.Phan Thị Ty Na10.Huỳnh Ngọc ChiTrần Thị Bảo Liên11.12.Tạ Thị HuếChâu Thị Ngọc Diễm13.Bùi Thị Hiếu14.15.Huỳnh Thị Chi16.Hồ Thị Lan Anh17.Dương Hữu Sơn18.Phạm Thị Yến Nhi19.Huỳnh Thị Mỹ Lệ2Thuật NgữFDA: (Food and Drug Administration). Thành lập1906 - White Oat, Maryland. Cơ quan chịu trách nhiệmvề thực thẩm, dược phẩm, vacine, thiết bị y tế, thú yIND: Investigational New Drug (điều tra thuốc mới)NDA: New Drug Application (ứng dụng thuốc mới)341. Khám phá thuốcCác giai đoạnnghiên cứuthuốc2. Nghiên cứu tiền lâm sàng3. Nghiên cứu lâm sàng trên người dưới sự giám sát củaFDA4. FDA đánh giá hồ sơ xin cấp phép để tiến hành sản xuấtthuốc mới5. FDA giám sát, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc sau khi đưa vàothị trườngNghiên Cứu Và Phát Triển Thuốc Mới56KHÁM PHÁ THUỐC Quátrình tìm kiếmHIỂU VỀBỆNHNGHIÊN CỨUVỀ CƠ CHẾBỆNH SINH, ĐISÂU NGUYÊNNHÂN GÂYBỆNH Ở CẤPĐỘ PHÂN TỬXÁC ĐỊNH MỤCTIÊUĐÁNH GIÁ MỤCTIÊUMỤC TIÊU LÀTÌM KIẾM MỘTĐƠN PHÂN TỬNÓI CHUNG, NHƯMỘT GEN HOẶCMỘT LOẠIPROTEIN NÀOĐÓ CÓ LIÊNQUAN ĐẾN MỘTBỆNH NHẤTĐỊNHMỤC TIÊUTIỀM NĂNG,PHẢI CHỈ RANÓ THẬT SỰLIÊN QUAN TỚIBỆNH VÀ CÓTHỂ TRỊ LIỆUBỞI MỘT LOẠITHUỐCTÌM KIẾMTHUỐCMỘT PHÂN TỬHOẶC CHẤTDẪN CÓ THỂTÁC ĐỘNGVÀO MỤCTIÊU ĐÃ ĐẶTRA ĐỂ THAYĐỔI TIẾNTRÌNH BỆNHTHỬNGHIỆMTIỀN LÂMSÀNGNGHIÊN CỨU TIỀN LÂM SÀNGIN VIVOIN VITROĐược thựchiện trên sinhvật sống hoặccơ quan sốngĐược thực hiệntrên tế bào sốngMỤC ĐÍCH• Cơ chế tác dụng củathuốc• Xác định dược độngdược lực của thuốc• Thuốc có độc tính haykhông.• Etc78NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG3 giai đoạnFDA kiểm định INDFDA kiểm tra hồ sơgốc IND• Kết quả tiền lâm sàng,• Cấu trúc, cơ chế hoạtđộng• Vị trí tác dụng• Kế hoạch thử nghiệm lâmsàngTiến hành nghiên cứulâm sàng4 PHASE9NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPHASE 1PHASE 2PHASE 3FDAPHASE 4CHẤPNHẬN20-100 người100-500người1000-5000người+1000 người10NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPhase1Tiến hành với 20-100 bệnh nhân Đánhgiá về dược lý lâm sàng Khảosát về độc tính, khoảng dung nạp thuốc,thông số dược động Mụcđích: kiểm tra về tính an toàn trên ngườicủa thuốc11NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPhase2Tiến hành trên khoảng 100-500 bệnh nhân Kiểmsoát thử nghiệm lâm sàng Cácthử nghiệm giai đoạn 2: độ an toàn, hiệulực, độc tính và tương tác thuốcMục đích: kiểm tra các tác dụng phụ ngắn hạncó thể xảy ra và rủi ro do thuốc gây ra12NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPhase3Tiến hành trên khoảng 1000-5000 bệnh nhânMở rộng thử nghiệm lâm sàngCác thử nghiệm giai đoạn 3: độ an toàn, hiệu lực, độc tính, sosánh với thuốc khác, đóng gói, bảo quảnMục đích: kiểm tra độ an toàn, tác dụng và mối quan hệ giữalợi ích và mối nguy cơ của thuốcĐây là thử nghiệm dài nhất và tốn kém nhất13NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPhase1Phase2Phase3Hồ sơ đăng ký thuốc mới (NDA)và Chấp thuận – Chấp thuận hồsơ xin cấp phép của FDA14NGHIÊN CỨU LÂM SÀNGPhase4Tiến hành sau khi thuốc được đưa vào thị trườngTiếp tục thu thập dữ liệu và báo cáo cho FDAGồm: tác dụng phụ hiếm gặp, tương tác thuốc, ADR, cảnh giácdượcFDA vẫn có thể từ chối thuốc ở giai đoạn này.Mục đích : đánh giá an toàn và hiệu quả thuốc15Ảnh hưởng của FDA lênquá trình nghiên cứu &phát triển thuốc16ẢNH HƯỞNG CỦA FDA17ẢNH HƯỞNG CỦA FDANghiên cứu lâm sàng trên người dưới sự giám sát củaFDAFDA đánh giá hồ sơ xin cấp phép để tiến hành sản xuấtthuốc mớiFDA giám sát, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc sau khiđưa vào thị trường18ẢNH HƯỞNG CỦA FDANghiên cứu lâm sàng trên người dưới sự giám sát củaFDAFDA kiểm định các thông tin trong bộ hồ sơ IND (Kết quả nghiên cứu tiền lâmsàng, Cấu trúc hóa học, cơ chế hoạt động của ứng viên thuốc,Vị trí có thể gây ra tácdụng của viên thuốc,Kế hoạch thử nghiệm lâm sàng)Chứng nhận: FDA kiểm tra toàn bộ hồ sơ gốc IND (đảm các tình nguyện viên,không gặp vấn đề không rõ lý do và nghiệm trọng)FDA có quyền quyết định đồng ý tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên người. Đồngthời, FDA cũng có những yêu cầu hoãn hoặc dừng quá trình nghiên cứu lâm sàng19ẢNH HƯỞNG CỦA FDAFDA đánh giá hồ sơ xin cấp phép để tiếnhành sản xuất thuốc mớiNộp NDA (New Drug Application) : Quá trình khám phá thuốc, Nghiên cứu tiềnlâm sàng, Thử nghiệm lâm sàngCấp phép: yêu công ty cầu cung cấp thêm thông tin và nghiên cứu trước khiquyết định cấp phép được đưa raTừ chối cấp phép: việc xem xét thuốc mới FDA xem có nên cấp phép hồ sơkhông và điều kiện như thế nào20ẢNH HƯỞNG CỦA FDAFDA giám sát, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc sau khiđưa vào thị trườngSau khi thuốc được bán ra thị trường, các dữ liệu vẫn tiếptục được thu thập và báo cáo cho FDA. Các dữ liệu baogồm: tác dụng phụ hiếm gặp, tương tác thuốc, ADR, cảnhgiác dượcSản xuất: Mỗi cơ sở sản xuất đều phải tuân thủ đúnghướng dẫn của FDA về thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)VÍ DỤZidovudine hay còn gọi là azidothymidine (AZT) là một loại dược phẩm. Vào ngày 20tháng 3 năm 1987, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận thuốcAZT, một loại thuốc điều trị có thể làm chậm tiến trình của bệnh HIV/AIDS.Trong quá trình nghiên cứu hay sử dụng thuốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những tácdụng khác của thuốc. AZT là một ví dụ cho trường hợp này. AZT là một thuốc điều trịHIV được sử dụng phổ biến. AZT được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1964 trong một dựán nghiên cứu thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên , kết quả nghiên cứu không khả quan. Dovậy, nghiên cứu về AZT bị tạm dừng trong một thời gian dài. Đến năm 1985, các nhàkhoa học Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kì (NCI) đã phát hiện AZT có khả năng ức chếvirus HIV. Một thời gian ngắn sau đó, AZT được đưa vào nghiên cứu lâm sàng trênngười. đến năm 1987, AZT được FDA chứng nhận là một thuốc điều trịHIV(Broder,2010).2122LỜI KẾTĐỂ PHÁT TRIỂN MỘTLOẠI THUỐC MỚI LÀ CẢMỘT QUÁ TRÌNH KÉO DÀINHIỀU NĂM, VÀ NHIỀURỦI RO. TUY NHIÊN TẤTCẢ CÁC QUÁ TRÌNH ĐÓ SẼGIÚP CHO CÁC NHÀNGHIÊN CỨU CÓ NHIỀUKỲ VỌNG VÀ KHÁM PHÁTHÊM NHIỀU HOẠT CHẤTMỚI TRONG TƯƠNG LAISẼ HỮU ÍCH CHO THẾGIỚI NÀY TỐT ĐẸP HƠN.Cảm Ơn thầy và các bạn chú ýtheo dõi

Các loại thuốc mới ra đời sẽ mở ra cơ hội điều trị, thay đổi cuộc sống cho hàng triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, phát triển và sản xuất thuốc mới là một quá trình vô cùng gian nan, cần nhiều thời gian nghiên cứu và có nguồn lực khổng lồ.

Mỗi năm trên thế giới có vài chục loại thuốc mới được cấp phép đưa vào sử dụng, nhưng trước đó đã có hàng chục nghìn loại thuốc ứng cử viên đã bị loại bỏ. Tìm kiếm, phát triển và sản xuất thuốc mới là một quá trình rất dài và phức tạp, mỗi thành công đều được xây dựng nên từ rất nhiều những thất bại. Trung bình, quá trình một loại thuốc mới từ khi nghiên cứu, phát triển đến khi đưa ra thị trường sẽ mất khoảng 10-15 năm và tiêu tốn hơn 1 tỷ đô la.

Việc tìm ra một loại thuốc điều trị mới đòi hỏi những nguồn lực to lớn, những ý tưởng khoa học xuất sắc, nỗ lực bền bỉ của các nhà khoa học. Thành quả sự ra đời các loại thuốc mới là vô cùng to lớn, sẽ mang lại niềm hy vọng, cơ hội điều trị, thay đổi cuộc sống cho hàng triệu bệnh nhân.

Quy trình sản xuất thuốc phải tuân thủ một trình tự nhất định. Theo cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), quá trình phát triển, sản xuất thuốc gồm 5 bước cơ bản như sau:

Trước khi khám phá ra thuốc, các nhà khoa học phải đi sâu nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh ở mức độ phân tử. Những kiến thức này là cơ sở để phát triển những hợp chất có khả năng ức chế, đảo ngược các quá trình gây bệnh. Từ hàng ngàn hợp chất tiềm năng, thông thường chỉ có một vài chất đáp ứng các tiêu chuẩn để tiến hành những nghiên cứu xa hơn. Khi các nhà nghiên cứu đã xác định một hợp chất có triển vọng phát triển, họ sẽ tiến hành các thí nghiệm để thu thập thông tin về:

  • Các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của chất đó
  • Những lợi ích tiềm năng và cơ chế hoạt động của hoạt chất
  • Liều lượng, cách dùng, các tác dụng phụ, tương tác với các thuốc khác
  • Cách hoạt chất đang nghiên cứu ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau về giới tính, chủng tộc,... như thế nào.
  • Hiệu quả của hoạt chất nghiên cứu với các loại thuốc tương tự.

Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Từ vài nghìn hoạt chất ban đầu, thông thường chỉ có một số lượng rất ít hoạt chất tiềm năng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

Các giai đoạn trong nghiên cứu và phát triển thuốc

Thuốc được sản xuất thế nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Trước khi thử nghiệm một loại thuốc trên người, các nhà nghiên cứu phải thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng nhằm tìm hiểu thuốc có tiềm năng gây ra độc tính hay không. Hai phương pháp bắt buộc thực hiện trong nghiên cứu tiền lâm sàng là: in vitro và in vivo.

In vitro là phương pháp nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là các phân tử sinh học, tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Trong khi đó, in vivo là phương pháp nghiên cứu tác động của thuốc trên các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ,...

Các nghiên cứu tiền lâm sàng sẽ cung cấp các thông tin về liều lượng và mức độ độc tính của thuốc. Dựa vào các thông tin này, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét lại hoạt chất đang nghiên cứu có nên được thử nghiệm trên người hay không.

Nghiên cứu lâm sàng là những nghiên cứu tác động của thuốc trực tiếp trên cơ thể người. Quá trình nghiên cứu lâm sàng gồm các bước:

Thiết kế nghiên cứu lâm sàng

Trước khi bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu phải xem xét lại toàn bộ các thông tin hiện có để phát triển bộ câu hỏi, mục tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu. Một số vấn đề quan trọng cần xác định là:

  • Tiêu chí lựa chọn người tham gia nghiên cứu
  • Nghiên cứu sẽ kéo dài bao lâu
  • Các biện pháp để giảm sai lệch nghiên cứu
  • Thuốc sẽ sử dụng cho tình nguyện viên với liều lượng, tần suất như thế nào?
  • Dữ liệu sẽ được thu thập và phân tích như thế nào?

Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của thuốc trước khi ra thị trường

Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thuốc thường tiến hành qua ba giai đoạn gồm:

Trình cơ quan quản lý cấp phép thử nghiệm lâm sàng

Các nhà sản xuất thuốc phải nộp hồ sơ theo quy định để xin cơ quan quản lý cấp phép thực hiện thử nghiệm lâm sàng. Các chuyên gia từ các cơ quan quản lý y tế phải kiểm tra toàn bộ thông tin từ bộ hồ sơ nghiên cứu thuốc nhằm đảm bảo các tình nguyện viên tham gia không gặp các rủi ro trong quá trình thử nghiệm. Các cơ quan quản lý có thể ra quyết định đồng ý cho các công ty được nghiên cứu lâm sàng trên người hoặc cũng có thể yêu cầu dừng, hoãn thử nghiệm nếu điều kiện nghiên cứu không đảm bảo.

Tiến hành nghiên cứu lâm sàng

Sau khi được sự cho phép từ cơ quan quản lý, nghiên cứu lâm sàng của thuốc sẽ được tiến hành và thực hiện qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thường có khoảng 20-1000 tình nguyện viên tham gia, họ là những người khỏe mạnh hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc nghiên cứu. Nghiên cứu giai đoạn 1 kéo dài khoảng vài tháng nhằm đánh giá tính an toàn và tìm liều dùng thuốc phù hợp. Ước tính khoảng 70% thuốc vượt qua giai đoạn này để thực hiện giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
  • Giai đoạn 2: Số lượng tham gia khoảng vài trăm người bị bệnh. Thời gian kéo dài từ vài tháng đến hai năm nhằm đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Ước tính khoảng 33% loại thuốc vượt được giai đoạn này.
  • Giai đoạn 3: Từ 300-3000 người bệnh tham gia. Thời gian nghiên cứu kéo dài từ 1-4 năm nhằm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh, giám sát tác dụng phụ của thuốc với số lượng cá thể lớn. Ước tính khoảng 25-30% thuốc đáp ứng tiêu chuẩn giai đoạn này để thực hiện nghiên cứu giai đoạn tiếp theo.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này sẽ có vài nghìn người bệnh tham gia nhằm đánh giá độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Giai đoạn này được thực hiện sau khi thuốc đã đưa vào thị trường. Thông tin được tập hợp từ hiệu quả sử dụng thuốc của người bệnh trong thực tế.

Trong suốt các giai đoạn nghiên cứu, các cơ quan quản lý sẽ tiến hành giám sát nhằm đảm bảo tính trung thực khách quan, cũng như sự an toàn cho người tham gia.

Các giai đoạn trong nghiên cứu và phát triển thuốc

Thử nghiệm thuốc lâm sàng là một quy trình sản xuất thuốc

Để xin cấp phép lưu hành thuốc, nhà sản xuất thuốc phải gửi bộ hồ sơ đầy đủ các dữ liệu gồm: quá trình khám phá và phát triển thuốc, các thông tin khoa học chứng minh hiệu quả và độ an toàn của thuốc qua kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và nghiên cứu lâm sàng, dạng bào chế, quy trình sản xuất, cách ghi nhãn thuốc,...

Hội đồng chuyên gia từ cơ quan quản lý sẽ thẩm định bộ hồ sơ đăng ký để quyết định có cấp phép sản xuất thuốc, lưu hành thuốc hoặc không.

Sau khi vượt qua giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng, nhà sản xuất đã có thể xin cấp phép lưu hành sản phẩm, lúc này thuốc mới chỉ được sử dụng trên một tập đối tượng khoảng vài nghìn người bệnh. Thuốc có thật sự an toàn hay không chỉ biết được sau vài năm thuốc được lưu hành trên thị trường với một tập lớn người sử dụng.

Do đó cơ quan quản lý sẽ tiếp tục theo dõi các vấn đề liên quan đến lưu hành thuốc, thu thập các báo cáo về thuốc để đưa ra những hướng dẫn kịp thời trong trường hợp thuốc xảy ra những vấn đề không mong muốn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: health.gov.au, fda.gov, pharmaceutical-journal.com

XEM THÊM: